intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mạch Chẩn (Phần 1)

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

140
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. ĐẠI CƯƠNG: - Xem mạch để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh. - Mạch là 1 thực thể của âm dương là gợn sóng của khí huyết. - Muốn chẩn mạch, phải dùng trực giác và lý trí phối hợp để nhận định thể và trạng của mạch. - Thể và trạng của mạch gồm : a) Vị trí : nông sâu b) Cường độ : mạnh yếu. c) Tốc độ : Nhanh chậm. d) Nhịp độ : đều và không đều. e) Thể tích : lớn nhỏ. f) Hình thái :...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mạch Chẩn (Phần 1)

  1. Mạch Chẩn (Phần 1) I. ĐẠI CƯƠNG: - Xem mạch để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh. - Mạch là 1 thực thể của âm dương là gợn sóng của khí huyết. - Muốn chẩn mạch, phải dùng trực giác và lý trí phối hợp để nhận định thể và trạng của mạch. - Thể và trạng của mạch gồm : a) Vị trí : nông sâu b) Cường độ : mạnh yếu. c) Tốc độ : Nhanh chậm. d) Nhịp độ : đều và không đều.
  2. e) Thể tích : lớn nhỏ. f) Hình thái : tròn dẹp. 2.- Nơi Xem Mạch Tại động mạch quay ở tay, động mạch ở đùi, động mạch chày sau, động mạch mu chân, động mạch Thái dương nhưng vị trí thường dùng nhất là động mạch tay quay, ở Thốn khẩu. Mạch được chia làm 3 bộ : Thốn - Quan - Xích. Độ dài từ ngấn khớp cánh tay đến bộ "Quan" là 1 Xích tức là 1 thước ta. Độ dài từ bộ "Quan" đến ngấn ngoài cổ tay là 1 Thốn, tức 1 tấc ta. Bộ Quan tương đương với mỏm chẩm xương trụ kéo ngang, bộ Thốn ở trên và bộ Xích ở dưới bộ Quan. Mạch được chia ra như sau : BỘ TAY TRÁI TAY PHẢI (KHÍ) MẠCH (HUYẾT)
  3. THỐN Tâm - Tiểu Phế - Đại trường trường QUAN Can - Đởm Tỳ - Vị XÍCH Thận âm - Bàng Thận dương (Mệnh môn) - quang Tam tiêu - Cách Xem Mạch Để người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, người bệnh để ngửa cổ tay và bàn tay, thầy thuốc dùng 3 ngón tay đặt vào 3 bộ vị : Thốn, Quan, Xích. Đầu ngón tay giữa đặt lên trên động mạch tay quay ở cổ tay người bệnh, tại vị trí phía trong lồi xương quay, đó là bộ Quan, đặt tiếp lên động mạch quay 2 đầu ngón tay kề ngay bên ngón giữa. 1 đầu ngón tay tại vị trí ở ngay trên bộ Quan nhìn về phía lòng bàn tay gọi là bộ Thốn, ngón tay khác đặt tại vị trí ở bên dưới bộ Quan, nhìn về phía khuỷ tay, gọi là bộ Xích. Ở trẻ nhỏ dưới 7-8 tuổi, chỉ cần dùng 1 ngón tay, đè lên động mạch của 3 bộ mạch rồi lăn qua, lăn lại để xem mạch cũng được.
  4. Tay phải của thầy thuốc thì xem tay trái người bệnh và ngược lại, tay trái thầy thuốc xem tay phải người bệnh. Tùy theo hình thể người bệnh mà đặt các ngón tay vào các bộ vị cho thích hợp : người cao, béo đặt các ngón tay khít vào nhau. Nơi người ốm, lùn, các ngón tay thầy thuốc đặt thưa. Sau đó, ấn nhẹ, ấn trung bình hoặc ấn mạnh để tìm hiểu sự rối loạn bệnh lý, biểu hiện qua mạch mà chẩn đoán. Người bệnh nên nghỉ ngơi 10-15 phút trước khi xem mạch, nằm hay ngồi thoải mái, xem mạch vào buổi sáng sớm, lúc mạch chưa bị thay đổi thì tốt nhất, tuy nhiên không nên câu nệ, tiện lúc nào, xem lúc đó cũng được. Xem mạch có 2 loại : xem chung cả 3 bộ (tổng khám), để nhận định tình hình chung (thường được dùng nhất) và xem riêng từng bộ phận (đơn khám) để đánh giá riêng từng cơ quan tạng phủ). 4.- Xem Mạch Nam Tả Nữ Hữu Theo cách phân chia âm, dương, bên trái, người nam thuộc dương, bên phải người nữ, thuộc âm. Vì thế nam nên xem bên trái trước còn nữ nên xem bên phải trước và trái sau.
  5. Xem mạch người nam, tay trái, mạch ở tay phải mạnh hơn trái là dương nhiều hơn âm, là thuận. Ngược lại, tay phải mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương, không thuận tức là người nam đó bị dương suy âm thịnh. Xem mạch người nữ, tay phải mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương, là thuận. Ngược lại, tay trái mạnh hơn tay phải là dương nhiều hơn âm, không thuận, tức là người nữ đó bị âm suy, dương thịnh. Như vậy, việc xem Nam tả Nữ hữu, chủ yếu chỉ để xem âm dương thuận hay nghịch đối với người đó, chứ không nhất thiết phải theo đúng quy củ, mà tiện như thế nào, thì xem thế ấy. Điều chủ yếu trong câu "Nam tả Nữ hữu" là chú ý vào 2 bộ Xích của cả Nam lẫn Nữ. - "Nam dĩ tả xích nhị tàng tinh hoặc Nam dĩ tả xích vi tinh phủ" (Nam tàng trữ tinh khí ở bộ Xích tay trái). Xem mạch người nam, nếu bộ Xích tay trái hòa hoãn, có lực thì biết người ấy tinh khí dư dật, khỏe mạnh. Nếu bộ xích tay trái Trầm, Vi, vô lực thì không khỏe. - "Nữ dĩ hữu xích nhi hộ bào hoặc nữ dĩ hữu xích vi huyết hải" (Nữ buộc dây bào thai và chứa huyết ở bộ xích tay phải). Xem mạch người nữ, nếu bộ xích tay phải hòa hoãn, có lực thì biết tử cung và huyết của họ tốt. Nếu bộ xích tay phải Trầm, Vi, vô lực thì không khỏe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2