intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chấn thương sọ não (Phần 1)

Chia sẻ: Traitim Muathu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

688
lượt xem
185
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chấn thương sọ não (Phần 1) Chấn thương sọ não là gì ? Sọ não là một hộp xương được cấu tạo từ nhiều xương, bên trong có chứa chất não(chất não bao gồm mô não, mạch máu, dịch não tuỷ ). Ngay dưới lớp xương sọ là màng cứng, một lớp mỏng sát bề mặt não là màng mềm. Giữa màng nhện và màng mềm tạo nên khoang dưới nhện, khoang này có chứa dịch não tuỷ. Chức năng của dịch não tuỷ là bảo vệ não, có vai trò như dịch đệm và dinh dưỡng cho não. Kích thước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chấn thương sọ não (Phần 1)

  1. Chấn thương sọ não (Phần 1) Chấn thương sọ não là gì ? Sọ não là một hộp xương được cấu tạo từ nhiều xương, bên trong có chứa chất não(chất não bao gồm mô não, mạch máu, dịch não tuỷ ). Ngay dưới lớp xương sọ là màng cứng, một lớp mỏng sát bề mặt não là màng mềm. Giữa màng nhện và màng mềm tạo nên khoang dưới nhện, khoang này có chứa dịch não tuỷ. Chức năng của dịch não tuỷ là bảo vệ não, có vai trò như dịch đệm và dinh dưỡng cho não. Kích thước hộp sọ khác nhau ở trẻ em và người lớn.
  2. Ở trẻ nhủ nhi các khớp hàn sọ chưa đóng kín tạo nên những thóp ở phía trước (dân gian gọi là mỏ ác ) rất mềm, sờ tay cảm giác mạch máu đập bên dưới. Phía sau là thóp sau. Thóp trước đóng chậm hơn thóp sau. Thóp trước thường đóng kín lại sau 12- 18 tháng, còn thóp sau đóng sớm hơn, vào khoảng tháng thứ 3 sau sinh. Bất cứ lực tác động trực tiếp hay gián tiếp nào làm tổn thương xương sọ và/hoặc mô não bên trong đều được xem là chấn thương sọ não. Chấn thương đầu là gì ? Chấn thương đầu cũng là cách nói khác của chấn thương sọ não, nhưng hàm ý mức độ chấn thương nhẹ hơn, thường không có tổn thương sọ và mô não bên trong mà chỉ có bị bên ngoài da như: sưng bầm ở da đầu, rách da đầu chảy máu. Trong chấn thương đầu thường người bệnh tỉnh táo. Tuy nhiên, trong chấn thương đầu có thể diễn biến nặng lên, lúc này lại gọi là chấn thương sọ não Nguyên nhân nào gây ra chấn thương sọ não ? • Các nguyên nhân thường gặp của chấn thương sọ não là : • Tai nạn giao thông: đây là nguyên nhân hàng đầu gây chết người do chấn thương sọ não. Theo Ủy ban • An toàn Giao thông Quốc Gia Việt Nam, mỗi năm có khoảng 13.000 người chết vì tai nạn giao thông ( trung bình mỗi ngày có khoảng 35 người chết ), trong đó đa phần là do chấn thương sọ não. Tai nạn do xe gắn máy gây ra chiếm đa số, kế đến là xe ô tô.
  3. • Do té cao: sập dàn giáo( gặp trong tai nạn lao động), té do leo cây, nhảy hoặc té lầu. • Do trợt té : thường gặp khi sàn nhà trơn trượt, té ngữa đập đầu xuống đất. Do đó, bạn cần phải lưu ý khi đi lại lúc sàn nhà còn chưa khô ! Hãy cảnh giác ! • Do ấu đả : đánh bằng tay ( võ sĩ quyền anh ), đánh bằng hung khí như :búa, gậy gộc, cục đá. • Do vật nặng rơi trúng đầu hoặc đánh vào đầu :gặp trong trường hợp bị trái dừa( hay bất cứ vật gì khác ) rơi trúng vào đầu, thợ đào giếng bị thùng đất vét giếng rơi vào đầu. Hoặc ở những người công nhân làm ngoài công trường bị máng cạp của xáng múc đánh vào đầu... Chấn thương có chảy máu và không chảy máu thì cái nào nặng hơn ? Ðể đánh giá độ nặng của chấn thương sọ não không thể dựa vào chảy máu nhiều hay ít, mà tuỳ thuộc vào việc tri giác bệnh nhân có tỉnh táo và có tổn thương mô não bên trong hay không và các chấn thương phối hợp khác( nếu có). Vì có những trường hợp sau tai nạn, mặc dù bề ngoài chảy máu rất nhiều ở đầu nhưng chỉ bị rách da đầu đơn thuần, thì không nguy hiểm. Ngược lại, có những trường hợp sau chấn thương, nạn nhân không thấy có chút máu nào chảy ra ở đầu cả, bề ngoài có vẽ " sạch sẽ" nhưng kỳ thực lại rất nặng. Biểu hiện là sau khi tai nạn người bệnh mê man, khi chụp CT Scan Bác sĩ phát hiện có tổn thương ở hộp sọ và/ hoặc ở não .
  4. Vì vậy, chúng ta không thể dựa vào lượng máu chảy ở đầu nhiều hay ít để đánh giá tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh. Ðể trả lời câu hỏi này, bác sĩ khám người bệnh cẩn thận đánh giá tri giác, theo dõi người bệnh, chụp CT Scan mới quyết định được. Chấn thương sọ não biểu hiện như thế nào ? Triệu chứng của chấn thương sọ não rất thay đổi từ nhẹ đến nặng, sau tai nạn người bệnh thường bất tỉnh và không nhớ những gì đã xảy ra trước đó. Các triệu chứng có thể là: quên, đau đầu dữ dội, nôn ói, nói không chính xác hoặc nói những câu không liên quan, lừ đừ, ngủ gà (tức người bệnh nhắm mắt ngủ, lay gọi thì người bệnh mở mắt, xong lại nhắm thiếp đi), vật vã, kích động la hét . Chấn thương sọ não có thể biểu hiện triệu chứng lập tức ngay sau tai nạn. Ngoài triệu chứng chảy máu, sưng ở đầu, thường bất tỉnh lâu hay mau tuỳ theo mức độ tổn thương ở não. Ðặc biệt lưu ý, sau khi chấn thương mà có chất dịch trắng trong chảy ra ở lổ tai, mũi chứng tỏ là chấn thương sọ não làm tổn thương, thoát dịch não tuỷ ra ngoài ( đây là một chất dịch giúp bảo vệ và nuôi dưỡng mô não ). Triệu chứng nặng khác của chấn thương sọ não là : người bệnh hôn mê, chảy máu mũi, miệng, máu lổ tai, sưng bầm hai hốc mắt ( giống như đeo kính râm). Ngoài ra, chấn thương sọ não cũng có thể không biểu hiện triệu chứng ngay lập tức mà phải mất hàng tháng sau tai nạn mới biểu hiện. Ðó gọi các triệu chứng chấn thương sọ não muộn. Thường sau khi chấn thương người bệnh không có triệu chứng gì cả, thậm chí triệu chứng rất nhẹ và không đáng kể, người bệnh không quan tâm, bỏ qua không đi khám bệnh. Trong trường hợp này nếu đi khám bác sĩ cũng không thấy bất thường gì ( kể cả chụp CT Scan cũng không thấy tổn thương). Sau tai nạn vài tuần
  5. cho đến hàng tháng người bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau đầu ngày càng tăng, uống thuốc giảm đau cũng không đỡ. Có người than yếu, đi lại không vững, nhìn mờ, tê nữa người, hay quên, nói ngọng hoặc lên cơn co giật. Ðó là những lý do khiến người bệnh đến bệnh viện. Lúc này bác sĩ khám bệnh và cho chụp CTScan não phát hiện ra trong não người bệnh có tụ máu.( gọi là máu tụ mãn tính hoặc bán cấp tuỳ theo thời điểm xuất hiện) . Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ bàn bạc với người bệnh ( hoặc thân nhân người bệnh ) và giải thích với họ cách giải quyết vấn đề là mỗ để lấy khối máu tụ trong não. Sau khi mỗ vài ngày, người bệnh sẽ cảm thấy khoẻ hơn. Triệu chứng của chấn thương sọ não Chấn thương sọ não có thể gây ra bất kỳ rối loạn chức năng nào của não như: ngủ gà, mất tập trung, thờ ơ, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, kích động, mất sáng suốt, đa cảm, rối loạn giấc ngủ, giảm khoái cảm (tình dục), vụng về và chậm hiểu. Việc phân loại tổn thương não thật sự với những tác động của đau đầu migraine, đau nhức mình mẩy, thuốc, trầm cảm, nỗi ám ảnh kinh doanh thua lỗ, tình trạng công việc, mất địa vị trong xã hội, trong gia đình và những tranh chấp luật pháp đều rất khó khăn. Có thể đo lường được mức độ của mất chức năng thần kinh thông qua kiểm tra về thần kinh-tâm thần. Các nhà chuyên khoa về thần kinh-tâm thần học dùng phương pháp trên để khu trú sự mất chức năng về một vùng chuyên biệt của não. Một ví dụ là thuỳ trán đóng vai trò thiết yếu trong các vấn đề về nhu cầu, tình cảm, tính cách, khả năng nhận thức, các hành vi giao tiếp, khả năng chú ý, lo xa và ức chế các hành vi không phù hợp. Khả năng lập kế hoạch cũng như thực hiện các kế hoạch đó được gọi là chức năng hoạch định. Tổn thương thuỳ trán thường đi kèm với tổn thương hành khứu nằm dưới nó. Bệnh nhân có thể có biểu hiện giảm hoặc thay đổi khả năng khứu
  6. giác. Một nghiên cứu gần đây(của Varney 1993)cho thấy 92% bệnh nhân tổn thương não bị mất khứu giác đều gặp những rắc rối trong nghề nghiệp, cho dù kiểm tra tâm thần thần kinh thì tương đối bình thường. Những tác động do chấn thương não trên bệnh nhân có thể tương đương hoặc thậm chí ảnh hưởng nặng hơn đối với gia đình họ. Những tổn thương não đã được xem là những yếu tố gây stress mạnh trong gia đình cũng như những người quen biết. Nhìn chung, các triệu chứng của tổn thương não do chấn thương đều giảm dần theo thời gian khi não lành lặn nhưng đôi khi, chúng trở nặng do bệnh nhân không thể thích nghi với tình trạng chấn thương. Vì lí do này cũng như một số căn nguyên khác mà việc các rối loạn tâm lý bùng phát hay trầm trọng hơn sau chấn thương không phải là hiếm. Bảng liệt kê các triệu chứng. Rất nhiều các triệu chứng có thể xảy ra sau chấn thương sọ não. Phần lớn, chúng phụ thuộc vào vị trí não bị tổn thương. Dưới đây là bảng liệt kê các triệu chứng thực thể có thể gặp sau chấn thương một vùng chuyên biệt trên não: Thuỳ trán Mất các cử động giản đơn của nhiều vùng trên cơ thể(liệt). Không thể bố trí thực hiện nhiều động tác phức tạp để hoàn thành các công việc đòi hỏi nhiều giai đoạn như pha cafê chẳng hạn. Mất khả năng tự giao tiếp với người khác.
  7. Không thể suy nghĩ một cách linh động. Bảo thủ. Mất tập trung. Cảm xúc thất thường. Thay đổi hành vi xã hội. Thay đổi tính cách. Giải quyết vấn đề khó khăn. Mất khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Thùy đỉnh:nằm ở đỉnh đầu, phía sau Mất khả năng tập trung cùng lúc hơn một vấn đề. Mất khả năng nhận tên một vật. Mất khả năng nhận biết kí tự. Khó đọc. Khó khăn trong học vẽ. Khó dịnh hướng bên phải, bên trái. Khó khăn trong học toán.
  8. Không nhận biết được các bộ phận trên cơ thể và/hoặc không gian xung quanh do đó khả năng tự chăm sóc kém Mất khả năng nhìn tập trung vào một điểm. Phối hợp tay và mắt khó khăn. Thuỳ chẩm:nằm ở phía sau Mù Mất khả năng nhận biết vật thể trong không gian ba chiều. Nhận diện màu sắc khó khăn. Xuất hiện ảo giác. Mù chữ-không thể nhận biết được các kí tự Khó khăn trong nhận biết bản vẽ. Mất khả năng nhận biết một vật thể chuyển động. Khó đọc, khó viết. Thùy thái dương:nằm ở hai bên đầu, trên vành tai. Khó khăn trong nhận biết khuôn mặt. Khó khăn trong nhận biết lời nói. Không thể tập trung.
  9. Khó khăn trong việc nhận biết và miêu tả một vật thể. Mất trí nhớ ngắn hạn. Trí nhớ dài hạn bị ảnh hưởng. Hành vi tính dục bị gia tăng hoặc giảm xuống. Không thể phân loại đồ vật. Tổn thương thuỳ thái dương bên phải có thể gây nói liên tục. Gia tăng hành vi kích động. Thân não: Giảm chức năng hô hấp. Ăn uống khó. Khả năng gia nhập và thích nghi môi trường kém. Có vấn đề về thăng bằng và di chuyển. Choáng váng và buồn nôn. Khó ngủ. Tiểu não: nằm ở đáy hộp sọ Mất khả năng phối hợp vận động. Đi không được.
  10. Cầm nắm không được. Rung cơ. Choáng váng Líu lưỡi. Không thể di chuyển nhanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1