intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MAKETING VÀ DOANH NGHIỆP

Chia sẻ: Thanh Vien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của Marketing trong kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn quan điểm cho rằng marketing chỉ là quảng cáo và khuyến mãi, do đó trong quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp, những nhà quản trị cấp cao thường đặt chỉ tiêu sử dụng ngân sách cho phòng marketing mà không đặt chỉ tiêu lợi nhuận cho bộ phận này. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MAKETING VÀ DOANH NGHIỆP

  1. MAKETING VÀ DOANH NGHIỆP Phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của Marketing trong kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn quan điểm cho rằng marketing chỉ là quảng cáo và khuyến mãi, do đó trong quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp, những nhà quản trị cấp cao thường đặt chỉ tiêu sử dụng ngân sách cho phòng marketing mà không đặt chỉ tiêu lợi nhuận cho bộ phận này. Điều này vô tình tạo ra mâu thuẫn giữa bộ phần marketing với các bộ phận khác trong doanh nghiệp, đặc biệt là sự mâu thuẫn giữa bộ phận marketing và bộ phận bán hàng. Theo quan điểm marketing hiện đại, marketing đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định trong bất kỳ kinh doanh nào, marketing sẽ chỉ cho doanh nghiệp biết nên bán sản phẩm gì, với giá bao nhiêu, bán ở đâu và làm sao để khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp mình. Và có thể nói đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, đóng vai trò trung tâm chi phối tất cả các hoạt động khác
  2. trong doanh nghiệp từ sản xuất, kế toán đến hành chính, nhân sự và bán hàng. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam thì phòng marketing chỉ được xem như một phòng thực hiện chức năng truyền thông, quảng cáo, còn những chức năng khác thì do các bộ phận khác thực hiện, ví dụ như sản phẩm thì do bộ phận R&D và bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm, định giá thì do bộ phận tài chính – kế toán phối hợp với sản xuất quyết định, phân phối thì do bộ phận bán hàng phụ trách. Như vậy tất cả các hoạt động sẽ mang tính rời rạc, thiếu sự kết hợp với nhau, đôi khi không tạo ra sự thống nhất về chiến lược. Theo quan điểm marketing hiện đại, nếu một công ty có bộ phận marketing riêng nhưng không thực hiện đầy đủ chức năng của marketing thì chưa phải là một công ty có quan điểm marketing hiện đại. Quan
  3. điểm marketing hiện đại cho rằng nhiệm vụ của marketing là nhiệm vụ của toàn công ty, do bộ phận marketing đóng vai trò chủ đạo, chi phối tất cả các hoạt động trong công ty. Tuy nhiên, muốn làm được điều này thì đòi hỏi phải có sự thông hiểu và nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của marketing đối với nhà quản trị cấp cao của doanh nghiệp. Vì nếu lãnh đạo doanh nghiệp không thấy được vai trò của marketing trong kinh doanh thì dù có tuyển vào giám đốc marketing giỏi với mức lương rất cao cũng không phát huy được hiệu quả. Ví dụ, trong công tác định giá nếu chỉ giao cho bộ phận tài chính – kế toán chịu trách nhiệm thì sẽ gặp nhiều khó khăn do bộ phận này không có đầy đủ thông tin về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Như vậy nếu chỉ căn cứ vào chi phí để định giá thì trong nhiều trường hợp sản phẩm khi tung ra thị trường sẽ không được người tiêu dùng chấp nhận và không cạnh tranh được với các đối thủ. Theo thống kê mới nhất, đến hết năm 2010, cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chiếm tới 98% số lượng
  4. doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỉ đồng (tương đương 121 tỉ USD). Điều này cho thấy một thực tế là quy mô và nguồn lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Do đó, ít nhiều ảnh hưởng đến công tác quản lý và điều hành của doanh nghiệp. Trong môi trường kinh doanh hiện đại, một công ty muốn tồn tại và phát triển vấn đề mấu chốt là phải xác định xem năng lực lõi của mình là gì, và với năng lực đó mình có khả năng đáp ứng được nhu cầu nào của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu nào, đừng nên cố gắng đưa ra thị trường một sản phẩm có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đáp ứng nhu cầu không có nghĩa là chỉ đáp ứng nhu cầu về sản phẩm và còn phải đáp ứng nhu cầu về giá cả (chi phí mà khách hàng bỏ ra), địa điểm bán hàng và cả về công tác truyền thông và dịch vụ hậu mãi. Nếu muốn làm được điều đó đòi hỏi lãnh đạo các doanh nghiệp phải nhận thức đầy đủ về vai trò của marketing và đặt đúng vị trí của marketing trong doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2