Mạng thông tin
lượt xem 40
download
Libal, bộ phần mềm giải pháp Thư viện điện tử-thư viện số được Tinh Vân nghiên cứu và phát triển từ năm 1987, là sản phẩm phàn mềm như thư viện điện tử và quản lý tích hợp nghiệp vụ thư viện thành công ở Việt Nam
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mạng thông tin
- Libol (LIBrary OnLine), bộ phần mềm giải pháp Thư viện điện tử - Thư viện số được Tinh Vân nghiên cứu và phát triển từ năm 1997, là sản phẩm phần mềm thư viện điện tử và quản lý tích hợp nghiệp vụ thư viện thành công nhất ở Việt Nam. LIBOL có những tính năng chính sau: * Hỗ trợ chuẩn biên mục MARC 21, AACR-2, ISBD; các khung phân loại thông dụng như DDC, BBK, NLM, LOC, UDC, subject headings; chuẩn ISO 2709 cho nhập/xuất dữ liệu; * Liên kết với các thư viện và tài nguyên thông tin trực tuyến trên Internet qua giao thức Z39.50 và OAI-PMH; * Mượn liên thư viện theo giao thức ISO 10161, sử dụng định dạng mã hoá dữ liệu BER/MIME; * Tích hợp với các thiết bị mã vạch, thẻ từ và RFID; các thiết bị mượn trả tự động theo chuẩn SIP 2; * Hỗ trợ đa ngữ Unicode với dữ liệu và giao diện làm việc; các bảng mã tiếng Việt như TCVN 5712, VNI ... * Công cụ xây dựng, quản lý và khai thác kho tài nguyên số; * Xuất bản các cơ sở dữ liệu hoặc thư mục trên đĩa CD; * Tìm kiếm toàn văn; * Khả năng tuỳ biến cao; * Bảo mật và phân quyền chặt chẽ; * Thống kê tra cứu đa dạng, chi tiết và trực quan phục vụ mọi nhóm đối tượng; * Vận hành hiệu quả trên những CSDL lớn hàng triệu bản ghi, Hỗ trợ hệ QT CSDL Oracle hoặc MS SQL Server; * Khai thác và trao đổi thông tin qua web, thư điện tử, GPRS (điện thoại di động) và thiết bị hỗ trợ người khiếm thị; * Tương thích với cả mô hình kho đóng và kho mở; * Hỗ trợ hệ thống thư viện nhiều kho, điểm lưu thông… Các phân hệ chức năng chính:
- * Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC: Là cổng thông tin chung cho mọi đối tượng để khai thác tài nguyên và dịch vụ thư viện theo cách riêng phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân; Là môi trường giao tiếp và trao đổi thông tin giữa bạn đọc với nhau, giữa bạn đọc và thư viện và giữa bạn đọc với các thư viện khác. * Phân hệ bổ sung: Quy trình quản lý ấn phẩm chặt chẽ và xuyên suốt kể từ lúc phát sinh nhu cầu bổ sung, đặt mua, kiểm nhận, gán số đăng ký cá biệt, xếp giá tới lưu kho và đưa ra khai thác. * Phân hệ biên mục: Công cụ mạnh, thuận tiện và mềm dẻo giúp biên mục mọi dạng tài nguyên thư viện theo các tiêu chuẩn thư mục quốc tế; Giúp trao đổi dữ liệu biên mục với các thư viện trên mạng Internet và giúp xuất bản các ấn phẩm thư mục phong phú và đa dạng. * Phân hệ ấn phẩm định kỳ: Tự động hoá và tối ưu hoá các nghiệp vụ quản lý đặc thù cho mọi dạng ấn phẩm định kỳ (báo, tạp chí, tập san...) như bổ sung, đăng ký, kiểm nhận, đóng tập, khiếu nại thiếu số và tổng hợp số có số thiếu. * Phân hệ bạn đọc: Quản lý thông tin cá nhân và phân loại bạn đọc giúp thư viện áp dụng được những chính sách phù hợp với mỗi nhóm bạn đọc và tiến hành các xử lý nghiệp vụ theo lô hoặc theo từng cá nhân. * Phân hệ lưu thông: Tự động hoá những thao tác thủ công lặp đi lặp lại trong quá trình mượn trả và tự động tính toán, áp dụng mọi chính sách lưu thông do thư viện thiết đặt. Cung cấp các số liệu thống kê về tình hình mượn trả tài liệu phong phú và chi tiết. * Phân hệ sưu tập số: Theo dõi và xử lý các yêu cầu đặt mua tài liệu điện tử qua mạng, quản lý kho tư liệu số hoá. * Phân hệ mượn liên thư viện (ILL): Quản lý những giao dịch trao đổi tư liệu với các thư viện khác theo chuẩn quốc tế dưới các vai trò là thư viện cho mượn và thư viện yêu cầu mượn. Cho phép bạn đọc của thư viện này có thể mượn sách tại các thư viện khác. * Phân hệ quản lý: Quản lý, phân quyền người dùng và theo dõi toàn bộ hoạt động của hệ thống. Tích hợp với cơ sở dữ liệu người dùng trên LDAP hoặc Microsoft AD. Cho phép tùy biến ngôn ngữ trên giao diện chương trình. Tính ưu việt của sản phẩm: * Hỗ trợ đầy đủ nhất các chuẩn nghiệp vụ Thư viện của Việt Nam cũng như của Quốc tế. * Giao diện của tất cả các phân hệ hoàn toàn trên Web, rất thuận lợi cho người dùng.
- * Được kiểm nghiệm thực tế ở rất nhiều đơn vị là cơ quan đầu ngành về hoạt động thông tin thư viện: Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Thư viện Khoa học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội... Các phân hệ, nghiệp vụ Phân hệ biên mục Cung cấp cho cán bộ thư viện một công cụ hữu hiệu và tiện lợi để tiến hành công tác biên m ục tài liệu được quản lý trong thư viện theo chuẩn MAC21 Bên cạnh các mẫu biên mục thiết kế sẵn cho các dạng t ư li ệu phong phú gồm sách, bài trích luận án, báo cáo khoa học, phim, tranh ảnh, bản đồ, băng, đĩa nh ạc, t ệp máy tính, v ật ph ẩm,... cán b ộ thư viện còn có thể dễ dàng chỉnh sửa các mẫu này hoặc xây dựng các m ẫu biên mục m ới v ới khả năng tạo trường, gán nhãn và đặt tên, định các trường con, cũng nh ư quy đ ịnh các thuộc tính l ặp, b ắt bu ộc, kiểu dữ liệu cho chúng Phân hệ bổ sung Phân hệ bổ sung giúp thư viện có thể quản lý công tác bổ sung hi ệu quả. Qua phân h ệ này, th ư viện có thể lập đơn đặt hàng, lên danh sách các ấn phẩm đặt mua hoặc theo yêu c ầu đ ộc gi ả, l ựa ch ọn nhà phát hành với các nghiệp vụ như: Lập đơn hàng, lên danh sách các ấn phẩm đặt mua - Tải dữ liệu thư mục từ nguồn bên ngoài - Danh sách chờ duyệt - Thay đổi đơn đặt - Tự động tính tổng chi phí - Khai báo các khoản chi - Báo cáo phân kho… - Phân hệ bạn đọc Là công cụ trợ giúp thư viện trong việc quản lý cộng đồng b ạn đ ọc và tiến hành các ho ạt đ ộng nghiệp vụ liên quan đến bạn đọc như cấp thẻ, in thẻ, gia hạn th ẻ, cắt hiệu l ực th ẻ Cho phép tạo những khuôn dạng thẻ đọc khác nhau, phù hợp với đặc thù c ủa t ừng th ư vi ện - Cho phép in mã vạch cho thẻ đọc - Cho phép phân loại bạn đọc và quy định các chính sách riêng bi ệt - Thống kê theo nhiều tiêu chí: độ tuổi, ngành nghề, thời gian c ấp th ẻ... - Phân hệ lưu thông Tin học hóa quá trình lưu thông ấn phẩm giữa thư viện và b ạn đ ọc cũng nh ư gi ữa các th ư vi ện với nhau. Đồng thời nó cũng giúp thư viện sử dụng hiệu quả các thông tin đ ược ghi nh ận trong quá trình mượn trả để tiến hành những thống kê đa dạng Tự động hóa tối đa trong hoạt động mượn trả giữa thư viện và bạn đọc - Tích hợp mã vạch - Tự động lên danh sách mượn quá hạn, gửi email nhắc nhở - Thống kê theo nhiều tiêu chí - Phân hệ ấn phẩm định kỳ Phân hệ ấn phẩm định kỳ cho phép quản lý các loại ấn phẩm định kỳ như báo, t ạp chí.... Phân hệ này cho phép người dùng Xác định cấp định kỳ cho một ấn ph ẩm, Đăng ký s ố m ới cho m ột ấn ph ẩm, Kiểm tra các số đã về và số còn thiếu theo thời gian.
- Lên lịch phát hành - Các cận ngày tháng - Bổ sung một kỳ (số) phát hành theo tên ấn phẩm - Bổ sung số ghép, số đặc biệt - Theo dõi bổ sung của một ấn phẩm - Dữ liệu bổ sung tổng hợp - Tổng kiểm tra bổ sung hàng năm - Phân hệ Sưu tập số Hỗ trợ công tác quản lý các dữ liệu số phục vụ cho công tác Cho phép thư viện có khả năng lưu giữ các file điện t ử với s ố l ượng lớn - Cập nhật dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng - Đảm bảo dữ liệu chính xác, tra tìm và sử dụng tài liệu điện t ử một cách hiệu quả - Quản lý tài liệu hạn chế với các mức độ mật khác nhau - Quản lý các tài khoản đặt mua tài liệu điện tử - Cho phep can bộ quan lý xử lý cac yêu câu đăt mua ân phâm điên tử cua ban đoc ́ ́ ̉ ́ ̀ ̣ ́ ̉ ̣ ̉ ̣ ̣ - Tạo các báo cáo thông kê - Phân hệ tra cứu OPAC: Là một cổng nối giúp cộng đồng bạn đọc và thư viện giao tiếp v ới nhau đ ược tiện lợi và hiệu quả Được tích hợp trên mạng Intranet/Internet - Có thể lựa chọn, tra cứu, tìm kiếm theo nhiều tiêu chí - Tạo các báo cáo thống kê về lĩnh vực mà bạn đọc quan tâm - Tạo diễn đàn cho bạn đọc chia sẻ, trao đổi thông tin, kiến th ức. - Phân hệ quản trị hệ thống: Phân hệ quản lý được sử dụng bởi người quản trị cao nh ất với kh ả năng t ạo m ới và gán quy ền cho các tài khoản truy cập vào các phân hệ khác cũng nh ư rút bớt quy ền hay h ủy các tài kho ản đang s ử dụng. cho phép người quản trị thiết đặt các tham số làm việc cho toàn b ộ h ệ th ống (đ ịa ch ỉ IP c ủa POP3 và SMTP server, địa chỉ của người phụ trách mạng) cũng nh ư b ật/t ắt các tính năng c ủa các phân hệ khác Phân hệ quản lý cung cấp cho người dùng khả năng lập các báo cáo, th ống kê v ề các ho ạt động của người dùng tại phân hệ này cũng như các phân hệ khác Nhật ký hệ thống lưu lại các thao tác trên các tính năng khác nhau c ủa ch ương trình, th ống kê các hoạt động sử dụng hệ thống. Phần mềm nguồn mở đa ngôn ngữ thư viện số Greenstone Greenstone, một bộ phần mềm dùng để xây dựng và phân phối các bộ sưu tập thư
- viện số, là sản phẩm của dự án New Zealand Digital Library của đại học Waikato, được phát triển và phân phối với sự tham gia của UNESCO và Human Info NGO. Đây là BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 01/2006 24 phần mềm mã nguồn mở được cung cấp theo thỏa thuận của GNU General Public License. Greenstone là phần mềm nguồn mở và tự do. Theo Richard Stallman, chủ tịch FSF (Free Software Foundation), Phần mềm tự do và Phần mềm nguồn mở là: – Chương trình ta có thể chạy với bất cứ mục đích nào; – Có thể chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu của mình; – Có thể chỉnh sửa và tái phân phối bản sao, có hoặc không có thu phí trên phần chỉnh sửa của mình. Phần mềm nguồn mở Greenstone có thể download để sử dụng miễn phí tại http://greenstone.org. Nếu dùng phiên bản Tiếng Việt thì phải trả phí dịch sang Tiếng Việt cho Công ty Integrated e-Solutions Việt Nam. Lệ phí này cộng với chi phí cài đặt và huấn luyện sử dụng (30 tiết) là 10.000.000 đồng. Đây là một lệ phí tượng trưng so với một phần mềm tương đối lớn với nhiều tính năng hiện đại ứng dụng công nghệ mới, đã được UNESCO mua bản quyền sử dụng trở thành phần mềm nguồn mở và tự do, được phổ biến khắp nơi trên thế giới. Greenstone là phần mềm đa ngôn ngữ. Những bộ sưu tập thông tin được tạo ra bởi Greenstone có thể chứa một số lượng lớn những tài liệu (hàng ngàn cho đến hàng triệu) với một giao diện đồng nhất. Bộ sưu tập bao gồm từ những bài báo cho đến chương trình âm nhạc. Hiện nay, Greenstone được dùng rộng rãi trong thư viện của các trường đại học trên thế giới để hình thành Thư viện số. Phần mềm Greenstone trên CD-ROM được Liên Hiệp Quốc và những cơ quan nhân đạo khác xuất bản và phân phối cho các quốc gia đang phát triển. Greenstone được dịch sang hơn 50 ngôn ngữ bao gồm: – 4 ngôn ngữ nòng cốt: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, và Nga. Ấn bản Greenstone Tiếng Pháp, Tây Ban Nha, và Nga được UNESCO bảo trì; ấn bản Tiếng Anh do Chương trình Dự án thư viện số New Zealand bảo trì. Khi chúng ta download Greenstone thì giao diện của bốn ngôn ngữ nòng cốt tự động được cài đặt; còn các ngôn ngữ khác cần có sự tham gia của người bảo trì hệ thống Greenstone. – Các ấn bản của các ngôn ngữ đã hoàn chỉnh bao gồm: Arabic, Armenian, Ba Lan, Bengali, Bồ Đào Nha (Brazil), Bồ Đào Nha (Portugal), Catalan, Croatian, Czech, Đức, Farsi, Galician, Georgian, Hà Lan, Hebrew, Hindi, Hy Lạp, Indonesian, Italian, Kannada, Kazakh, Kirghiz, Latvian, Maori, Mông Cổ, Nhật, Phần Lan, Serbian, Thái Lan, Thổ Nhỉ Kỳ, Trung Hoa (phổ thông),
- Trung Hoa (truyền thống), Ukrainian, Việt Nam. – Các ấn bản của các ngôn ngữ đang tiến hành phiên dịch bao gồm: Bislama, Blackfoot/Siksika, Bosnian, Esperanto (Quốc tế ngữ), Hungarian, Korean, Macedonian, Marathi, Nepali, Romanian, Shona, Tamil. BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 01/2006 25 Phần cẩm nang sử dụng bao gồm: “Từ giấy đến bộ sưu tập”, “Hướng dẫn sử dụng”, “Hướng dẫn cài đặt” được trình bày dưới các ngôn ngữ: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Kazakh, và Việt Nam. Các bản hướng dẫn Tiếng Việt có thể được download tại các website ở Anh, Brazil, Đài Loan, Đức, Hoa Kỳ, Ireland, Nam Phi, Nga, Nhật, Pháp, Thụy Sĩ, và Úc thông qua một địa chỉ trung gian được tìm thấy tại web site của Greenstone thế giới là http://prdownloads.sourceforge.net/greenstone/Paper-2.39-vi.pdf . Ứng dụng bộ sưu tập. 1. Xây dựng Kho tài nguyên học tập. Kho tài nguyên học tập là hình thức tiêu biểu nhất của Thư viện số trong một trường đại học. Đây là kho tài nguyên điện tử, tùy theo qui mô và chức năng của Trường đại học mà một kho tài nguyên học tập có thể trở nên rất đa dạng. Thường bao gồm: • Tài liệu đa phương tiện: Bản đồ, hình ảnh, mẫu vật, đoạn băng hình thí nghiệm, băng hình bài giảng, hội nghị khoa học, khối giáo trình (course block), vv… phục vụ như là công cụ trợ giảng, đào tạo từ xa. • Bộ sưu tập chuyên ngành phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Việc tạo lập những bộ sưu tập chuyên ngành bằng Phần mềm nguồn mở Thư viện số Greenstone để đóng góp cho Kho Tài nguyên học tập là công việc do đội ngũ giảng viên, nghiên cứu, nói chung là những người sử dụng cùng với đội ngũ nhân viên thư viện xây dựng, theo đúng tinh thần "Thư viện số là sự tương tác giữa người sử dụng với thư viện để phục vụ chính người sử dụng". Công việc này sẽ trở thành một sinh hoạt bình thường trong một trường đại học trong giai đoạn hiện nay; tuy nhiên bước khởi đầu cần phải có sự đầu tư và động viên của lãnh đạo nhà trường. Phàm là một cán bộ giảng dạy đại học hay nghiên cứu thì ai cũng tự mình sưu tầm một số tài liệu về chuyên ngành của mình, đó là sách tham khảo, photocopy những chương sách, bài báo, mẫu vật, hình ảnh minh hoạ, bản thiết kế, băng hình thí nghiệm, tập tin trên máy tính hay CD-ROM, vv…Ngày nay chúng ta đang bước vào kỹ nguyên tri thức với công nghệ kỹ thuật số có thể giúp cho công việc sưu tầm tài liệu của người cán bộ giảng dạy đại học dễ dàng và phong phú hơn. Với sự hỗ trợ của thư viện, từng cán bộ giảng dạy và nghiên cứu sử dụng phần mềm nguồn mở Greenstone để xây dựng bộ sưu tập cho chính mình rồi đóng góp vào thư viện để làm phong phú Kho tài
- nguyên học tập. 2. Tái đóng gói thông tin phục vụ Dịch vụ tham khảo. Dịch vụ tham khảo cung cấp thông tin cho người sử dụng từ mọi nguồn có trong và ngoài thư viện. Sử dụng phần mềm Greenstone để tổ chức thông tin thành những bộ sưu tập chuyên ngành theo những đề tài được yêu cầu. Những bộ sưu tập này được tái đóng gói lên CD-ROM để cung cấp cho người sử dụng. Với giao diện đồ họa thân thiện của Greenstone, người sử dụng có thể truy tìm và lướt tìm thông tin theo từ khóa, tác giả, nhan đề, đề mục và những điểm truy cập khác trên chính CD-ROM của mình. BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 01/2006 33 3. Lưu trữ và quản lý công văn. Trong việc lưu trữ và quản lý công văn, mỗi văn bản được xem như một tài liệu. Sử dụng chuẩn Dublin Core linh họat để biên mục từng tài liệu và quản lý theo cấp, đề tài, ngày, cơ quan chủ quản, người ban hành và ký công văn, vv… Người sử dụng dễ dàng truy tìm và lướt tìm Bộ sưu tập công văn cho dù lớn bao nhiêu. 4. Phục vụ công tác địa chí. Những tài liệu địa chí của địa phương bao gồm đủ mọi hình thức từ những di chỉ, mẫu vật đến công trình kiến trúc, tài liệu văn bản cỗ, vv… đều có thể số hóa; rồi biên mục trên từng tài liệu và tổ chức trong một hay nhiều bộ sưu tập theo đề tài. Thật dễ dàng trong việc lưu trữ phục vụ công tác nghiên cứu cũng như quãng bá rộng rãi phục vụ công tác du lịch. 10 phần mềm mã nguồn mở được ưa chuộng nhất Sử dụng phần mềm mã nguồn mở đang là xu thế hiện nay. Với đầy đủ những tính năng cần thiết, phần mềm mã nguồn mở cung cấp cho bạn giải pháp thay thế những phần mềm đắt tiền, và quan trọng là.... chẳng tốn xu nào. Sau đây là những phần mềm mã nguồn mở được ưa chuộng nhất hiện nay. 1. OpenOffice: thay thế cho Microsoft Office OpenOffice là một giải pháp thay thế cho Microsoft Office, với các ứng dụng chính gồm Writer (soạn thảo văn bản), Calc (bảng tính, tương tự Excel), Impress (tương tự PowerPoint), Draw (vẽ vector) và Math (soạn thảo các công thức toán học, tương tự MS Equation Editor). Ưu điểm: Với mục đích sử dụng cá nhân hoặc gia đình, OpenOffice cung cấp cho bạn đầy đủ phương tiện để viết thư, soạn tài liệu, vẽ biểu đồ, tạo slideshow và thiết kế
- những website đơn giản. Có giao diện và hoạt động tương đối giống Microsoft Office và vì phần mềm này miễn phí nên bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 300$ cho bản MS Office 2007 Basic. Nhược điểm: Microsoft Office có cả Outlook, phần mềm email rất cần thiết đối với các doanh nhân, trong khi OpenOffice không có thay thế nào cho Outlook. Ngoài ra phần mềm này cũng thiếu một số chức năng thiết kế cao cấp so với Word 2007. Kết luận: OpenOffice là sự lựa chọn hoàn hảo cho người sử dụng cho mục đích cá nhân và gia đình. Trong khi những người cần dùng Outlook cho công việc sẽ không có ứng dụng thay thế với OpenOffice. Bạn có thể download OpenOffice tại đây http://openoffice.org 2. MediaPortal: thay thế cho Microsoft Windows Media Center MediaPortal cung cấp chức năng PVR, cũng như quản lý video, hình ảnh, nhạc và nghe radio. Có rất nhiều plugin cho MediaPortal để mở rộng những tính năng, ngoài ra giao diện của chương trình cũng có thể thay đổi với nhiều skin miễn phí rất đẹp và chuyên nghiệp. Ưu điểm: Tiện lợi và rất giống với Windows Media Center. Rất tuyệt vời cho xem phim hay nghe nhạc. MediaPortal cũng có những tính năng cho người dùng cao cấp hơn. Hoàn toàn tương thích với video chất lượng cao (high definition). Nhược điểm: Vẫn còn một vài lỗi gây khó khăn cho những người không rành vi tính, do vẫn còn đang trong giai đoạn chưa chính thức. Những người không giỏi vi tính vẫn nên sử dụng Windows Media Center cho đến khi bản chính thức của Media Portal được phát hành. Kết luận: MediaPortal rất lý tưởng cho những ai không sợ nhìn vào bảng Setting của phần mềm. Nếu bạn thích đơn giản và không thích chỉnh sửa các tính năng thì hiện tại bạn vẫn nên dùng Media Center của Microsoft. Còn nếu không, hãy thử dùng MediaPortal ngay bây giờ, rất thú vị đấy. Bạn có thể download MediaPortal tại đây: http://team-mediaportal.com 3. VLC media player: thay thế cho Windows Media Player VLC là một chương trình chơi media có tính năng rất tuyệt vời, không những chơi được hầu hết các định dạng media, mà còn xem được những file từ Web và xem DVD. Hơn nữa, VLC sẽ là công cụ tuyệt vời đối với những người thường xuyên download những file video lớn, vì VLC có thể chạy những file chưa hoàn chỉnh hay bị hỏng một phần.
- Ưu điểm: VLC có thể chạy trên hệ điều hành Windows, Mac OS X, Linux hay BeOS. Chơi được gần như tất cả các định dạng media. Rất dễ sử dụng, ngay cả đối với những người không thành thạo vi tính. Nhược điểm: Không thể chép thư viện media trực tiếp sang máy nghe nhạc mp3. Không có chức năng radio. Kết luận: Phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Có rất nhiều skin giúp cho giao diện trở nên đẹp hơn, và với những tính năng siêu việt, VLC là một phần mềm thiết yếu trên mọi máy tính. Bạn có thể download VLC tại đây: http://videolan.org/vlc 4. 7-Zip: thay thế cho WinZip 7-Zip là phần mềm không chỉ hoạt động với những định dạng nén của nó, mà còn sử dụng được với định dạng phổ biến .zip, nhờ đó là một lựa chọn lý tưởng cho cả mục đích gia đình hay công việc. Nó cũng có thể unzip một số định dạng phổ biến khác như RAR, CAB và ISO. 7-Zip có thể được tích hợp và Windows Shell để dễ dàng sử dụng khi click chuột phải. Ưu điểm: Nén (zip) và bung nén (unzip) giống như WinZip và có khả năng mã hóa những file nén cần bảo mật. Nhược điểm: Không có một số tính năng cao cấp của WinZip như nén thông minh, lên lịch backup, tự động cập nhật file nén. Kết luận: Đa số người dùng hầu như không sử dụng hết những tính năng nói trên của WinZip nên 7-Zip là một lựa chọn tốt. Đơn giản, dễ sử dụng và quan trọng là ... miễn phí. Bạn có thể download 7-Zip tại đây: http://7-zip.org 5. GIMP: thay thế cho Adobe Photoshop GIMP là một phần mềm để tạo và chỉnh sửa hình ảnh kỹ thuật số. Đã xuất hiện được 12 năm và tương thích với hầu hết các định dạng ảnh như JPG, TIFF, PNG, BMP và GIF, cũng như các file Adobe Photoshop và PaintShop Pro.
- Ưu điểm: Có đầy đủ các tính năng cần thiết của một phần mềm chỉnh sửa ảnh. Rất dễ sử dụng. Nhược điểm: Không có nhược điểm nào đáng kể, ngoài việc nó không có những tính năng cao cấp và chuyên nghiệp như Photoshop CS3. Kết luận: Không nên tốn quá nhiều tiền để mua Photoshop nếu bạn chỉ dùng những tính năng cơ bản như cắt hình, thay đổi kích thước, thêm một số hiệu ứng ... vì GIMP có thể làm tốt những công việc này. Tất nhiên nếu bạn là một designer chuyên nghiệp thì Adobe Photoshop sẽ phù hợp với bạn hơn là GIMP. Bạn có thể download GIMP tại đây: http://gimp.org 6. InfraRecorder: thay thế cho Nero Burning Rom Là một phần mềm mã nguồn mở thay thế cho những phần mềm ghi CD và DVD thương mại. Ưu điểm: Có thể ghi tất cả những loại CD và DVD thông thường. Hỗ trợ tạo DVD 2 lớp và ghi từ file image ISO và BIN. Nhược điểm: Giao diện đơn giản nhưng hơi khó sử dụng đối với những người không thành thạo. Và chạy hơi chậm khi chuẩn bị ghi đĩa. Kết luận: Nếu bạn tự mình thao tác ghi CD và DVD thì InfraRecorded rất hoàn hảo, không có lỗi gì và hiệu quả tuyệt vời. Nhưng những người dùng không thành thạo sẽ thích những wizard tự động của những phần mềm như Nero Burning Rom. Bạn có thể download InfraRecorder tại đây: http://infrarecorder.sourceforge.net 7. Mozilla Firefox: thay thế cho Internet Explorer. Có lẽ không cần nói thêm về FireFox, trình duyệt Web có nhiều tính năng ưu việt so với Internet Explorer, trình duyệt có khả năng bảo mật cao nhất cũng như được ưa chuộng nhất hiện nay. Download tại đây: http://mozilla.com/firefox Và một số phần mềm mã nguồn mở được ưa chuộng khác: 8. RSSOwl: phần mềm RSS đơn giản, thay thế cho Google Reader, Bloglines. Download tại đây: http://rssowl.org
- 9. Pidgin: ứng dụng chat IM thay thế cho Yahoo Messenger, AIM, Windows Live Messenger. Có khả năng kết nối với nhiều mạng chat cùng một lúc, chạy trên tất cả các hệ điều hành phổ biến. Download tại đây: http://pidgin.im 10. Audacity: thay thế cho Adobe Audition. Audacity là phần mềm biên tập audio, một trong những phần mềm mã nguồn mở được download nhiều nhất trên thế giới. Download tại đây: http://audacity.sourceforge.net Miễn phí: download từ Internet và dùng. Mở: có mã nguồn (source code) đi kèm, do đó người dùng có thể chỉnh sửa phần mềm cho phù hợp nhu cầu. Tính cộng tác: sản phẩm mã nguồn mở sau khi được chỉnh sửa sẽ đóng góp lại cho cộng đồng. Cơ sở dữ liệu (viết tắt CSDL; tiếng Anh là database) được hiểu theo cách định nghĩa kiểu kĩ thuật thì nó là một tập hợp thông tin có cấu trúc. Tuy nhiên, thuật ngữ này thường dùng trong công nghệ thông tin và nó thường được hiểu rõ hơn dưới dạng một tập hợp liên kết các dữ liệu, thường đủ lớn để lưu trên một thiết bị lưu trữ như đĩa hay băng. Dữ liệu này được duy trì dưới dạng một tập hợp các tập tin trong hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. 2. Sau đây là một số ưu diểm mà CSDL mang lại: - Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất. Do đó đảm bảo thông tin có tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu. - Đảm bảo dữ liệu có thẻ được truy suất theo nhiều cách khác nhau - Nhiều người có thể sủ dụng một cơ sở dữ liệu. 3.Những vấn đề mà CSDL cần phải giải quyết. - Tính chủ quyền của dữ liệu. • Thể hiện ở phương diện an toàn dữ liệu. • Khả năng biểu diễn mỗi liên hệ ngữ nghĩa của dữ liệu và tính chính xác của dữ liệu. • Người khai thác cơ sở dữ liệu phải cập nhật cho CSDL những thông tin mới nhất. - Tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của người sử dung. • Do ưu điểm CSDL có thể cho nhiều người khai thác đồng thời. nên cần phải có một cơ chế bảo mật phân quyền khai thác CSDL. • Các hệ điều hành nhiều người sử dụng hay cục bộ đều cung cấp cơ chết này. - Tranh chấp dữ liệu. • Khi nhiều người cùng truy nhập CSDL với các mục đích khác nhau. Rất có t hể sẽ xảy ra hiện tượng tranh chấp dữ liệu. • Cần có cơ chết ưu tiên khi truy cập CSDL. Ví dụ: admin luôn có thể tru cập cơ sở dữ liệu. • Cấp quyền ưu tiên cho từng người khai thác. - Đảm bảo an toàn dữ liệu khi có sự cố. • Khi CSDL nhiều và được quản lý tập trung. Khả năng rủi ro mất dữ liệu rất cao. Các nguyên nhân chính là mất điện đột ngột hoặc hỏng thiết bị lưu trữ.
- Hiện tại có một số hệ điều hành đã có cơ chế tự động sao lưu ổ cúng và fix lỗi khi có • sự cố xảy ra. Tuy nhiên: cẩn tắc vô áy náy. Chúng ta nên sao lưu dự phòng cho dữ liệu đề phòng • trường hợp xấu xảy ra. Phân loại Cơ sở dữ liệu được phần làm nhiều loại khác nhau: • Cơ sở dữ liệu dạng file: dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các file có thể là text, ascii, *.dbf. Tiêu biểu cho cơ sở dữ liệu dạng file là*.mbd Foxpro • Cơ sở dữ liệu quan hệ: dữ liệu được lưu trữ trong các bảng dữ liệu gọi là các thực thể, giữa các thực thể này có mối liên hệ với nhau gọi là các quan hệ, mỗi quan hệ có các thuộc tính, trong đó có một thuộc tính là khóa chính. Các hệ quản trị hỗ trợ cơ sở dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle, MySQL... • Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: dữ liệu cũng được lưu trữ trong các bản dữ liệu nhưng các bảng có bổ sung thêm các tính năng hướng đối tượng như lưu trữ thêm các hành vi, nhằm thể hiện hành vi của đối tượng. Mỗi bảng xem như một lớp dữ liệu, một dòng dữ liệu trong bảng là một đối tượng. Các hệ quản trị có hỗ trợ cơ sở dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle, Postgres • Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc: dữ liệu được lưu dưới dạng XML, với định dạng này thông tin mô tả về đối tượng thể hiện trong các tag. Đây là cơ sở dữ liệu có nhiều ưu điểm do lưu trữ được hầu hết các loại dữ liệu khác nhau nên cơ sở dữ liệu bán cấu trúc là hướng mới trong nghiên cứu và ứng dụng. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (tiếng Anh: Database Management System - DBMS), là phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị một cơ sở dữ liệu. Cụ thể, các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm thông tin trong một cơ sở dữ liệu (CSDL). Có rất nhiều loại hệ quản trị CSDL khác nhau: từ phần mềm nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy trên một hoặc nhiều siêu máy tính. Tuy nhiên, đa số hệ quản trị CSDL trên thị trường đều có một đặc điểm chung là sử dụng ngôn ngữ truy vấn theo cấu trúc mà tiếng Anh gọi là Structured Query Language (SQL). Các hệ quản trị CSDL phổ biến được nhiều người biết đến là MySQL, Oracle, PostgreSQL, SQL Server, DB2, Infomix, v.v. Phần lớn các hệ quản trị CSDL kể trên hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Unix và MacOS ngoại trừ SQL Server của Microsoft chỉ chạy trên hệ điều hành Windows. - Ưu điểm của HQTCSDL: • Quản lý được dữ liệu dư thừa. • Đảm báo tính nhất quán cho dữ liệu. • Tạo khả năng chia sẻ dữ liệu nhiều hơn. • Cải tiến tính toàn vẹn cho sữ liệu. - Nhược điểm: • HQTCSDL tốt thì khá phức tạp. • HQTCSDL tốt thường rất lớn chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ. • Giá cả khác nhau tùy theo môi trường và chức năng. • HQTCSDL được viết tổng quát cho nhiều người dùng thì thường chậm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ôn tập mạng thông tin quốc tế
38 p | 928 | 296
-
Đề cương Mạng thông tin quốc tế
12 p | 134 | 25
-
Bài giảng Khai thác mạng thông tin máy tính - Phạm Quang Quyền
113 p | 124 | 15
-
Bài tập lớn môn cơ sở mạng thông tin
8 p | 121 | 14
-
Bài giảng Mạng thông tin quốc tế: Chương 2 - GV. Trương Minh Hòa
14 p | 91 | 14
-
Bài giảng Mạng thông tin quốc tế: Chương 3 - GV. Trương Minh Hòa
50 p | 103 | 13
-
Bài giảng Mạng thông tin quốc tế: Chương 4 - GV. Trương Minh Hòa
128 p | 105 | 13
-
Bài giảng Mạng thông tin quốc tế: Chương 1 - GV. Trương Minh Hòa
40 p | 96 | 10
-
Bài giảng Mạng thông tin quốc tế: Chương 1 - Nguyễn Anh Việt
100 p | 76 | 7
-
Bài giảng Nhập môn hệ thống thông tin - Bài 6 (tt): Internet, mạng thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin
51 p | 96 | 7
-
Bài giảng Thông tin di động: Mạng thông tin di động 3G - TS. Đỗ Trọng Tuấn
15 p | 17 | 6
-
Bài giảng Mạng thông tin quốc tế: Chương 2 - Nguyễn Anh Việt
55 p | 42 | 5
-
Giáo trình Cơ sở mạng thông tin - Nguyễn Hữu Thanh (Chủ biên)
165 p | 39 | 4
-
Về vấn đề đảm bảo an toàn mạng thông tin vô tuyến theo tiếp cận xử lý tín hiệu nhiều chiều
7 p | 8 | 4
-
Nghiên cứu ứng dụng Web GIS trong quản lý dữ liệu hạ tầng mạng thông tin quân sự
10 p | 76 | 3
-
Cơ chế bảo mật gói tin bằng IPSEC trong mạng thông tin di động 4G/LTE
6 p | 13 | 3
-
Bài giảng Mạng thông tin quang - Trương Diệu Linh (Năm 2023)
141 p | 7 | 2
-
Bài giảng Mạng thông tin quang - Trương Diệu Linh
112 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn