intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MẮT HỘT

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

93
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại cương - Là bệnh kết mạc viêm tiến triển mạn tính. - Tỉ lệ mắc bệnh cao, đặc biệt là ở nông thôn và miền biểu (50-70%). - Lây lan mạnh do tập quán vệ sinh ở gia đình, vườn trẻ. - Là một trong số bốn bệnh nằm trong chương trình phòng chống bệnh mù lòa có thể tránh được của Tổ Chức Y Tế Thế Giới là Khô Mắt (Xeropthalmia), Mắt Hột (Trachoma), Mù Sông (Onchocerese) và Đục Nhân Mắt (Cataract). - Là một trong các bệnh xã hội được Bộ y tế Việt Nam quan...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MẮT HỘT

  1. BỆNH HỌC THỰC HÀNH MẮT HỘT Đại cương - Là bệnh kết mạc viêm tiến triển mạn tính. - Tỉ lệ mắc bệnh cao, đặc biệt là ở nông thôn và miền biểu (50-70%). - Lây lan mạnh do tập quán vệ sinh ở gia đình, vườn trẻ. - Là một trong số bốn bệnh nằm trong chương trình phòng chống bệnh mù lòa có thể tránh được của Tổ Chức Y Tế Thế Giới là Khô Mắt (Xeropthalmia), Mắt Hột (Trachoma), Mù Sông (Onchocerese) và Đục Nhân Mắt (Cataract). - Là một trong các bệnh xã hội được Bộ y tế Việt Nam quan tâm giải quyết: Phong (cùi), Sốt rét, Lao phổ i và Mắt hột. - Thuộc loại Phong Túc, Tiêu Sang của Đông Y.
  2. Theo Đông y, Phong Túc là những hột tròn rất nhỏ tụ lại ở mé trong hai mi mắt, sắc vàng và mềm. Nếu sắc đỏ mà cứng là chứng Tiêu Sang. Chứng Thời kỳ ủ bệnh lâu 5-14 ngày, thường ở hai mắ t, bắt đầu một cách lặng lẽ, ít khi gặp ở thể cấp tính. Trên lâm sàng bệnh diễn biến qua bốn giai đoạn: + Giai đoạn I: Các hiện tượng viêm tăng, thấm lậu tỏa lan cả hai kết mạc, chủ yếu ở phía trên và sụn, xuất hiện hột nhỏ hoặc hột phát triển mầu xám đục, nằm lộn xộn, có dấu hiệu đầu tiên ở tổn thương giác mạc ở viền, rìa và màng máu, chưa có sẹo. + Giai đoạn II: Thấy rõ sự thẩm lậu và các hột bắt đầu có loạn dưỡng. Các hột và mắt xuất hiện sẹo. + Giai đoạn III: Nhiều sẹo nhỏ xuất hiện trên kết mạc nhưng vẫn còn các hột và thẩm lậu. Ba giai đoạn này là thờ i kỳ hoạt tính của bệnh mắt hột. + Giai đoạn IV: Sẹo lan khắp niêm mạc b ị tổn thương, không có hiện tượng viêm kết mạc và giác mạc.
  3. Nguyên nhân Theo YHHĐ do: + Vi sinh vật tên là Clomidia Trochomatit (Báo Sức Khỏe 433). Do Chlamydiae Trachomatis (Bài Giảng Mắt Tai Mũi Họng – Đạ i Học Y Hà Nội). + Lây lan do truyền chất tiết từ kết mạc có bệnh sang kết mạc lành bằng tay hoặc qua nh ững đồ dùng có dính chất tiết như khăn rửa mặt… Một tác nhân khá quan trọng khác là ruồi, ruồi đậu vào các dịch tiết ở mắt bệ nh rồi truyền sang mắt lành. Theo Đông Y: + Do vệ s inh ở mắt kém, ngoạ i cảm phong nhiệt độc kèm Tỳ Vị tích nhiệt, nộ i nhiệt hợp với độc ủng trệ ở kinh lạc làm cho khí huyết không điều hòa gây nên bệnh. + Theo Hải Thượng Lãn Ông trong ‘Ấu Ấu Tu Tri’: do Can có hỏa, thấp, nhiệt bốc lên, Tỳ thổ suy kém không thể đưa thanh khí lên được gây nên bệnh. Biến chứng
  4. - Nếu không có biến chứng, bệnh mắt hột có thể khỏi tự nhiên, để lại ít sẹo và không có biến chứng gì khác. - Bệnh mắt hột nặng và kéo dài sẽ gây biến chứng: lông quặ m, giác mạc loét, lệ đạo tắc, mi mắt loét, thị lực giảm, mắt khô dẫn đến mù mắt. Điều tr ị + Tổ Chức Chống Mù Lòa Y Tế Thế Giới đưa ra phác đồ điều trị vừa đơn giản vừa có hiệu quả như sau: Ban ngày, tra 2 - 3 lần thuốc nhỏ mắt thuộc loại (Sulfamethonin – Piriotin 0,5%, Sulfaxilum 20%), tra như vậy hàng tháng và cứ mỗi tháng lại tra thêm mỡ Terracycline 2% liền 6 buổi tối. Hết tháng, nên kiểm tra lại nếu hết thì thôi, nếu chưa hết, tiếp tục tr ị theo phác đồ trên (Báo ‘Sức Khỏe’ số 433). Thuốc Bôi: Hùng Đởm Cao (38). Phòng bệnh mắt hột: + Cơ chế về th ực bào cho thấy: khi mắt bị viêm kết mạc do vi khuẩn, các đại thực bào được huy động đến bao vây lấ y vi khuẩn đó, các thực bào lại ôm luôn các vi sinh vật Cladimia mắt hột vào sâu. Vì vậ y, phòng trị tốt bệnh kết mạc viêm cũng góp phần tích cực vào việc phòng bệnh mắt hột.
  5. + Không dùng chung khăn mặt. + Nên r ửa mặt thường xuyên bằng xà bông cũng mang lạ i hiệu quả chống được các vi khuẩn làm hại mắt. Biện Chứng Luận Trị Theo Đông Y 1- Do Phong Nhiệt ở Mi mắt Chứng: Mắt hơi ngứa, khô, có ít ghèn, hơi dính. Lật phía trong mi mắt thấy có hột nhỏ mầu hồng. Điều tr ị: Sơ phong, thanh nhiệt. Dùng bài Ngân Kiều Tán Gia Giảm. Gia giảm: + Ngứa: thêm Phòng phong, Bạch ch ỉ để tăng cường tác dụng khứ phong. + Mắt đỏ: thêm Xích thược để thanh huyết nhiệt, kh ứ ứ. Hoặc bài Trừ Phong Thanh Tỳ Ẩm. 2- Huyết nhiệt ủng trệ
  6. Chứng: Mi mắt sưng cứng, mi mắt trong có nhiều hột mọc thành đám hoặc thành phiến, chảy nước mắt, nhiều ghèn, dính, ngứa như kim đâm, chói mắt. Điều tr ị: Sơ phong, thanh nhiệt, lương huyết, tán ứ. Dùng bài Quy Thược Hồng Hoa Tán (76) Gia Giảm. (Trong đó Phòng phong, Bạch chỉ để sơ phong; Liên kiều Sinh đ ịa, Đại hoàng, Chi tử, Hoàng liên để thanh nhiệt; Đương quy, Xích thược, Hồng hoa để hoạt huyết, tán ứ; Cam thảo thanh nhiệt, hòa trung). Tra Cứu Bài Thuốc NGÂN KIỀU TÁN GIA GIẢM (Ôn Bệnh Điều Biện): Ngân hoa, Liên kiều, Cát cánh, Bạc hà, Trúc diệp, Cam thảo, Kinh giới, Đạm đậu xị, Ngưu bàng tử, Lô căn. Sắc uống. TD: Trị mắt có màng (hoa ế bạch hãm), mắt hột. TRỪ P HONG THANH T Ỳ ẨM (Thẩm Thị Dao Hàm): Cát cánh, Đại hoàng, Hoàng cầ m, Hoàng liên, Huyền sâm, Kinh giớ i huệ, Liên kiề u, Phòng phong, Quảng bì, Sinh đ ịa, Tri mẫu. Lượng bằng nhau. Sắc với 400ml nước còn 300ml, bỏ bã, uống xa bữa ăn.
  7. TD: Trị mắt hột.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2