Tài liệu Mẫu phân và cấy phân nhằm giúp sinh viên nắm được chỉ định lấy mẫu phân nắm được thời điểm, cách lấy, bảo quản và chuyên chở mẫu phân đến phòng nghiệm, nắm được kỹ thuật khảo sát và tiến hành nuôi cấy mẫu phân để tìm tác nhân gây bệnh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Mẫu phân và cấy phân
- MẪU PHÂN VÀ CẤY PHÂN
MỤC TIÊU:
1. Nắm được chỉ định lấy mẫu phân.
2. Nắm được thời điểm, cách lấy, bảo quản và chuyên ch ở m ẫu phân đ ến
phòng
nghiệm
3. Nắm được kỹ thuật khảo sát và tiến hành nuôi cấy mẫu phân để tìm tác
nhân gây bệnh.
4. Nắm được các tác nhân gây bệnh thường gặp trong phân.
1.CHỈ ĐỊNH CẤY PHÂN.
- Chỉ định cấy phân khi bệnh nhân bị tiêu chảy hay b ị các r ối lo ạn tiêu
hóa nghi do bị nhiễm trùng tiêu hóa.
2.THỜI ĐIỂM LẤY PHÂN.
- Nên lấy phân vào giai đoạn sớm của bệnh, càng sớm càng tốt.
- Lấy phân khảo sát trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh.
3.CÁCH LẤY MẪU PHÂN.
- Có thể lấy phân tươi khi bệnh nhân đã đi ngoài ra m ột cái bô s ạch (bô
khô và không chứa các chất sát trùng) tốt nhất là vùng nhầy máu, cho
vào lọ sạch; rộng miệng; nắp vặn chặt có gắn mái chèo (dùng l ọ l ấy
mẫu phân không F2M ), gởi ngay đến phòng xét nghiệm. Phân tươi phải
được cấy trong vòng không quá 2 giờ sau khi lấy mẫu.
- Có thể dùng tăm bông nhúng vào phân, vùng nhầy máu, cho vào môi
trường chuyên chở Cary- Blair (dùng cặp đũa tăm bông vô trùng/ tube
đũa Cary – Blair) rồi gởi đến phòng xét nghiệm. Môi tr ường chuyên ch ở
Cary – Blair có thể giữ mẫu phân trong hơn 48 gi ờ. Tuy nhiên, ph ải ti ến
hành cấy càng sớm càng tốt. Trong trường hợp nghi bệnh nhân b ị b ệnh
tả (do vi khuẩn tả), có thể cho tăm bông lấy phân vào ống môi tr ường
Peptone kiềm để vừa tăng sinh, vừa chuyên chở đến phòng xét nghiệm.
- Có thể lấy mẫu phân bằng tăm bông vô trùng (đã được tẩm nước muối
sinh lý vô trùng) ngoáy hậu môn trực tràng r ồi cho vào môi tr ường
chuyên chở (dùng cặp tube đũa tăm bông vô trùng/tube đũa Cary –Blair)
rồi gởi ngay đến phòng xét nghiệm.
- Có thể không dùng môi trường chuyên chở nếu tăm bông lấy phân (dùng
tăm bông vô trùng lấy mẫu) được nuôi cấy trong vòng 30 phút sau khi
lấy mẫu.
4. KHẢO SÁT ĐẠI THỂ.
- Quan sát mẫu phân và ghi nhận:
- Lỏng hay đặc? có nhầy máu không?
- Màu: trắng ,vàng ,nâu đen? Có giun sán không?
5. KHẢO SÁT VI THỂ.
Chỉ khảo sát vi thể các trường hợp sau:
- Làm phết soi tươi trong các trường hợp nghi tả.
- Làm phết nhuộm Gram trong các trường hợp nghi tả và nghi
Campylobacter jejuni.
6. NUÔI CẤY.
- Có thể cấy phong phú vào các môi trường:
+ GN broth để phong phú cả Salmonella lẫn Shigella.
+ Pepton kiềm để phong phú Vibrio.
+ Campy- thio để phong phú C. jejuni.
- Cấy ngay phân, hay cấy từ môi trường phong phú đã cấy phân vào các
hộp thạch phân lập:
+ Tối thiểu là MC và SS (hay HE).
+ Nếu có yêu cầu tìm Vibrio, cấy thêm TCBS hay MEA.
+ Nếu có yêu cấu tìm C. jejuni thì cấy thêm Campy – CAP.
+ Nếu nghi nấm , cấy thêm thạch Sabouraud.
- Các hộp thạch phân lập phải được ủ 35- 37 o C trong tủ ấm. Riêng hộp
Campy – BAP thì ủ vi hiếu khí trong nhiệt độ 42 o C, (ủ hộp thạch trong
bình ủ kỵ khí – Genbox-anaer của bio-Mérieux, dùng bao vi sinh vi hi ếu
khí – Microanaer của bio-Mérieux).
- Quan sát hộp thạch sau khi ủ qua đêm, chọn khóm vi khuẩn nghi ngờ
gây bệnh để tiến hành định danh và làm kháng sinh đồ.
- Đối với các khóm vi khuẩn nghi ngờ Salmonella hay Shigella thì có thể
làm phản ứng tụ với kháng huyết thanh đặc hiệu để định nhóm hay định
type.
7. CÁC VI KHUẨN LÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH TÌM THẤY TRONG
PHÂN.
- Các vi khuẩn gây bệnh : Salmonella, Shigella, các E. coli gây bệnh
(ETEC-Enterotoxigenic Escherichia coli; EPEC-Enteropathogenic
Escherichia coli; EIEC-Enteroinvasive Escherichia coli; EHEC-
Enterohemorrhagic Escherichia coli; EAEC-Enteroaggregative
Escherichia coli ), S. aureus (có enterotoxin) , V. cholerae và các Vibrio
khác, Campylobacter jejuni và Campylobacter khác, Yersinia
enterocolitica và các Yesinia khác, Clostridium difficile (có toxin)
- Các vi khuẩn có thể gây bệnh: Plesiomonas, Aeromonas.
- - Các vi khuẩn khác có thể gây bệnh nếu chiếm đa số do bị loạn khuẩn.