intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Miến - thực phẩm nguy hiểm với người mắc bệnh tiểu đường

Chia sẻ: Mucnuong Sate | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

93
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với hàm lượng đường trong miến lên đến 95%, bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có thể gặp tai biến nguy hiểm khi glucoza tăng cao. Nhiều bệnh nhân phải vào cấp cứu chỉ vì quá kiêng khem, lựa chọn các thực phẩm có năng lượng thấp như miến, khoai... để ăn dẫn tới tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột. Miến không làm giảm đường huyết, mà có chỉ số đường huyết đạt 95% (nếu ăn đường hoặc bánh mì trắng, sau 2h chỉ số đường huyết trong máu là 100% thì ở miến là 95%)....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Miến - thực phẩm nguy hiểm với người mắc bệnh tiểu đường

  1. Miến - thực phẩm nguy hiểm với người mắc bệnh tiểu đường
  2. Với hàm lượng đường trong miến lên đến 95%, bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) có thể gặp tai biến nguy hiểm khi glucoza tăng cao. PGS.TS Đỗ Trung Quân, phó chủ tịch Hội Nội tiết đái tháo đường Việt Nam, trưởng phòng Khám theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiều người ĐTĐ không hiểu biết nên đã có những sai lầm trong ăn uống. Nhiều bệnh nhân phải vào cấp cứu chỉ vì quá kiêng khem, lựa chọn các thực phẩm có năng lượng thấp như miến, khoai... để ăn dẫn tới tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột. Miến không làm giảm đường huyết, mà có chỉ số đường huyết đạt 95% (nếu ăn đường hoặc bánh mì trắng, sau 2h chỉ số đường huyết trong máu là 100% thì ở miến là 95%). Khoai cũng là loại có chỉ số đường huyết cao. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hơn 73% bệnh nhân ĐTĐ ở nước ta không tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý vì chưa hiểu thấu đáo kiến thức dinh dưỡng.
  3. Bệnh nhân ĐTĐ không cần thiết phải kiêng khem quá mà vẫn có thể sử dụng các thực phẩm phổ biến, đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường và đủ vi chất, song vẫn đảm bảo kiểm soát được lượng đường trong máu. Nguyên tắc ăn uống của người bị tiểu đường là phải cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng nhằm đảm bảo cuộc sống bình thường (3 bữa chính + từ 1 - 3 bữa phụ), duy trì trọng lượng cơ thể ở mức vừa đủ. Người gầy quá thì phải tăng cân và người béo nên giảm cân và bỏ dần thói quen ăn ngọt, xào, rán quá béo, rượu (nếu nghiện). Năng lượng khẩu phần trung bình trong một ngày được tính theo trọng lượng cơ thể. Nếu nằm điều trị tại giường, chỉ cần 25kcal/kg/ngày và hoạt động nhẹ tại nhà thì chỉ cần 30kcal/kg/ngày. Trong đó: chất đạm (protit) khoảng từ 15 - 20%; Chất béo (lipit) từ 20 - 30% và chất bột đường (gluxit) chiếm từ 50 - 65%; Chất xơ 40g và muối 1g/1.000kcal.
  4. Không nên ăn những thực phẩm có nhiều cholesterol đặc biệt là phủ tạng động vật, vì loại thực phẩm này có thể gây nên tình trạng rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, hay nhồi máu cơ tim. Tốt nhất nên ăn các loại rau xanh, hoa quả nguyên miếng, các loại bánh mỳ không trộn phụ gia, gạo và các chế phẩm như mì, bún, tấm, sữa không đường, sữa chua, pho mát không bơ, các loại thịt nạc: bò, bê, gà, chim, các loại cá (cá béo bỏ phần mỡ).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2