intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình công ty quản lý tài sản giải nợ xấu tại các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích các mô hình công ty quản lý tài sản (AMC) tại một số quốc gia trên thế giới, bài viết rút ra bài học kinh nghiệm về việc chọn lựa mô hình công ty quản lý tài sản cho Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình công ty quản lý tài sản giải nợ xấu tại các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 105 – 110<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> MÔ HÌNH CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN GIẢI NỢ XẤU TẠI CÁC NƯỚC<br /> TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM<br /> Trần Thị Thanh Nga1<br /> 1<br /> ThS. Trường Đại học Tài chính Marketing Thành phố Hồ Chí Minh<br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 18/03/14<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 27/05/14<br /> Ngày chấp nhận đăng: 06/15<br /> Title:<br /> Asset management company<br /> model in solving bad debt in<br /> some foreign countries and<br /> experiences for Vietnam<br /> Từ khóa:<br /> Công ty quản lý tài sản, nợ<br /> xấu, ngân hàng, tái cấu trúc<br /> Keywords:<br /> Asset management company,<br /> bad debt, banking,<br /> restructuring<br /> <br /> ABSTRACT<br /> In the process of restructuring the system of Vietnam commercial banks, Asset<br /> Management Company (AMC) established to handle bad debt is necessary to<br /> ensure objective of economy restructuring; thereby, to contribute to stabilizing<br /> the macroeconomy, economic development orientation with reasonable structure,<br /> enhance competitiveness. From analyzing the models of asset management<br /> company in the world, the article proposes experience about selecting asset<br /> management company model in Vietnam.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Việc thành lập Công ty quản lý tài sản (AMC) để xử lý nợ xấu trong quá trình tái<br /> cấu trúc hệ thống các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (NHTM) là cần thiết<br /> nhằm đảm bảo mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế mang tính hệ thống, an toàn và<br /> bền vững từ đó góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế<br /> với cơ cấu hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở phân tích các mô<br /> hình công ty quản lý tài sản (AMC) tại một số quốc gia trên thế giới, bài viết rút<br /> ra bài học kinh nghiệm về việc chọn lựa mô hình công ty quản lý tài sản cho Việt<br /> Nam.<br /> <br /> giá trị phục hồi của các khoản nợ xấu với chi phí<br /> thấp nhất. Một AMC được thành lập với mục tiêu,<br /> nhiệm vụ rõ ràng kèm theo cấu trúc chặt chẽ sẽ là<br /> tiền đề cho hy vọng mang lại hiệu quả hoạt động<br /> cần thiết trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu. Dựa<br /> vào các nhiệm vụ ưu tiên đã được hoạch định sẵn,<br /> định chế AMC có thể hoạt động với chức năng là<br /> một công cụ thanh lý nhanh các khoản nợ xấu và<br /> các tài sản khác kèm theo hoặc gián tiếp tham gia<br /> vào hoạt động tái cấu trúc nền kinh tế.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thương mại<br /> (NHTM) Việt Nam đang trải qua thời kỳ khó<br /> khăn và nhiều thách thức. Một trong những vấn đề<br /> có tính trọng tâm hiện nay là xử lý nợ xấu của hệ<br /> thống ngân hàng Việt Nam. Hiện nay, tính đến<br /> tháng 6/2012, theo các thông tin chính thống, nợ<br /> xấu ở mức 8,6 - 10%, tức là khoảng 10 - 11%<br /> GDP của Việt Nam. Đây là con số chưa ở mức<br /> báo động nhưng tương đối đáng quan ngại. Do đó,<br /> việc tìm các giải pháp phù hợp để xử lý lượng nợ<br /> xấu trên là rất cần thiết nhằm lành mạnh hóa hoạt<br /> động của hệ thống NHTM.<br /> <br /> Bài viết tập trung phân tích cơ chế hoạt động và<br /> giải pháp xử lý của các Công ty quản lý tài sản<br /> (AMC) của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đề<br /> xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Việt Nam.<br /> <br /> Một trong những giải pháp cụ thể để đạt được<br /> hiệu quả trong việc xử lý nợ xấu của các ngân<br /> hàng chính là chuyển giao nợ xấu từ các ngân<br /> hàng sang một công ty quản lý tài sản (AMC).<br /> AMC được lập ra dưới kỳ vọng có thể tối đa hoá<br /> <br /> 2. MÔ HÌNH CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN<br /> TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA<br /> <br /> 105<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 105 – 110<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> tài trợ này là tiền mặt, còn lại tồn tại dưới dạng<br /> nhà xưởng, vật dụng và các tài sản khác sở hữu<br /> bởi các ngân hàng trước đó. Các AMC có 4<br /> phương thức để huy động vốn bao gồm: Vốn từ<br /> Bộ Tài chính, khoản vay đặc biệt từ Ngân hàng<br /> Trung ương Trung Quốc, phát hành trái phiếu có<br /> bảo lãnh của Bộ Tài chính, và vay thương mại từ<br /> các định chế tài chính khác. Trên thực tế, để thực<br /> hiện mua lại khoản nợ xấu khổng lồ kể trên, các<br /> AMC đã phải vay tới 40% từ NHTW Trung Quốc,<br /> 60% còn lại được tài trợ bằng trái phiếu của AMC<br /> phát hành cho 4 NHTM Nhà nước.<br /> <br /> 2.1 Mô hình công ty quản lý tài sản tại Trung<br /> Quốc<br /> Nguyên nhân gây ra nợ xấu là do cơ chế kinh tế<br /> kế hoạch hóa tập trung, khi hoạt động của các<br /> NHTM Nhà nước chỉ như những cơ quan hành<br /> chính, có nhiệm vụ cho vay theo chỉ định cho các<br /> công ty và dự án Nhà nước vốn làm ăn kém hiệu<br /> quả, thậm chí thua lỗ. Những khoản vay này cũng<br /> không qua quy trình phân tích tín dụng chặt chẽ<br /> nên rủi ro tín dụng là điều không tránh khỏi. Để<br /> giải quyết nợ xấu, Trung Quốc thành lập các công<br /> ty quản lý tài sản được nhà nước tài trợ (AMC).<br /> <br /> Chất lượng nợ xấu được chuyển giao có vai trò<br /> chủ đạo trong việc quyết định biện pháp và hiệu<br /> quả xử lý của AMC. Tại Trung Quốc, phần lớn nợ<br /> xấu được thu mua bởi AMC là các khoản nợ được<br /> đảm bảo chiếm khoảng hơn 22% trong đó tỷ lệ<br /> được bảo đảm bằng bất động sản chỉ chiếm 7%<br /> tổng giá trị khoản nợ xấu (Xu, 2005), thấp hơn<br /> nhiều hơn nhiều so với tỷ lệ này tại Indonesia,<br /> Malaysia, Hàn Quốc (60%), nên khả năng thanh<br /> lý tài sản để thu hồi nợ thấp.<br /> <br /> Cơ chế hoạt động: Trong giai đoạn 1999 – 2003<br /> có 4 Công ty AMC gồm Huarong, Cinda, Orient<br /> và Great Wall đã được thành lập để giải quyết các<br /> khoản nợ xấu của 4 BOE là Ngân hàng Công<br /> thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Xây<br /> dựng Trung Quốc (CCB), Bank of China (BOC)<br /> và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC).<br /> Các khoản nợ xấu được chuyển giao tại mức giá<br /> trị sổ sách trực tiếp từ 4 NHTM cho 4 AMC tương<br /> ứng và nhiệm vụ hàng đầu của 4 AMC này là phải<br /> xử lý hết các khoản nợ xấu, thông qua việc kinh<br /> doanh và quản lý nhằm tối đa hóa giá trị tài sản<br /> mua lại. Cấu trúc hoạt động của mô hình AMC tại<br /> Trung Quốc là phi tập trung để giải quyết vấn đề<br /> nợ xấu tại ngân hàng quốc doanh có quy mô lớn<br /> nhất (chiếm gần 70% thị phần nước). Một AMC<br /> tập trung với đặc điểm cho phép hợp nhất các<br /> nguồn lực sẵn có là phù hợp cho mô hình với mục<br /> tiêu chính là bán, thanh lý nợ xấu trong khi mô<br /> hình AMC phi tập trung sẽ mang lại hiệu quả hơn<br /> cho cả các nhiệm vụ tái cấu trúc doanh nghiệp<br /> (Phan Đức Huy, 2013).<br /> <br /> Định giá nợ chuyển giao: Phương pháp định giá<br /> của AMC trong việc mua nợ xấu từ ngân hàng<br /> đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với tiến độ<br /> chuyển giao nợ xấu. Nhìn chung, có hai phương<br /> pháp định giá đã được các AMC trên thế giới sử<br /> dụng: định giá theo giá trị sổ sách và định giá theo<br /> giá trị phù hợp. Tại Trung Quốc, quy định mua lại<br /> các khoản nợ xấu theo giá trị sổ sách trong khi giá<br /> trị thị trường tại thời điểm đó được ước tính chỉ<br /> khoảng 20% giá trị sổ sách đã giúp các NHTM<br /> Nhà nước lớn loại những khoản nợ xấu lớn khỏi<br /> bảng tổng kết tài sản của mình, nhưng đã gây ra<br /> những khoản thua lỗ không thể tránh khỏi đối với<br /> các AMC, và khiến các AMC mất động lực để tối<br /> đa hóa mức giá thu hồi. Vì tính không hợp lý của<br /> quy định này nên năm 2004, các AMC đã được<br /> phép mua lại nợ xấu với giá thị trường. Vào tháng<br /> 7/2004, Cinda AMC đã mua lại 278,7 tỷ USD nợ<br /> xấu với mức 50 cent cho 1 USD và cho biết khả<br /> năng thu hồi là 33 - 34 cent cho 1 USD vào cuối<br /> năm 2005. Mặc dù mức giá mua lại vẫn còn cao<br /> hơn so với khả năng thu hồi, nhưng việc này cũng<br /> phần nào là bước đi phù hợp tạo động lực gia tăng<br /> tỷ lệ thu hồi cho các AMC.<br /> <br /> Hành lang pháp lý tại quốc gia là một trong những<br /> yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến<br /> thành công hay thất bại của một AMC trong việc<br /> đạt được mục tiêu giải quyết nợ xấu. Nếu không<br /> có được một hệ thống văn bản pháp lý làm cơ sở<br /> cho các hoạt động của AMC thì bản thân AMC<br /> cũng phải đối diện với những khó khăn mà các<br /> ngân hàng đã gặp phải khi tiến hành thu hồi nợ<br /> xấu. Để có thể giải quyết triệt để nợ xấu, các<br /> AMC tại Trung Quốc được trao một số quyền đặc<br /> biệt để có thể xử lý, mua lại nợ xấu, cơ cấu lại các<br /> khoản nợ vay (có thể chia nhỏ hay gộp lại) để đầu<br /> tư sinh lợi.<br /> <br /> Bán và thanh lý nợ xấu: Sau khi xác nhận mua và<br /> nhận chuyển giao nợ xấu từ các ngân hàng, nhiệm<br /> vụ còn lại của AMC là tổ chức bán các khoản nợ<br /> xấu này theo các phương pháp khác nhau. Tuỳ<br /> theo đặc điểm của từng danh mục nợ xấu, mục<br /> <br /> Nguồn vốn cho các AMC được cung cấp bởi<br /> Chính phủ nhưng chỉ chiếm khoảng 3% giá trị nợ<br /> xấu được chuyển giao; chỉ một phần trong nguồn<br /> <br /> 106<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 105 – 110<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> tiêu và nhiệm vụ của AMC trong từng thời kỳ hay<br /> các nhân tố khác mà kỹ thuật xử lý các khoản nợ<br /> xấu này được các AMC chọn lựa.<br /> <br /> Won (18% tổng dư nợ), chiếm tới 27% GDP;<br /> trong đó, 50 nghìn tỷ Won là các khoản nợ quá<br /> hạn từ 3 đến 6 tháng, chiếm 42% tổng nợ xấu, 68<br /> nghìn tỷ Won còn lại là các khoản nợ quá hạn trên<br /> 6 tháng và có nguy cơ vỡ nợ cao.<br /> <br /> Các AMC xử lý các khoản nợ bằng cách phát<br /> hành trái phiếu (khoảng 55% giá trị nợ xấu).<br /> Phương pháp chính của mà các AMC giải quyết<br /> nợ là tập trung các khoản nợ lại, sau đó chuyển<br /> thành danh mục đầu tư, bán đấu giá, chuyển đổi<br /> thành cổ phiếu hoặc đưa chúng ra khỏi Trung<br /> Quốc bằng cách liên kết, liên doanh với nước<br /> ngoài hay các công ty chứng khoán trong nước.<br /> Trong năm 1999, Chính phủ đã chuyển tổng cộng<br /> 173 tỷ USD (chiếm khoảng 20% tổng dư nợ của<br /> các ngân hàng lớn) nợ xấu của 4 NHTM nhà nước<br /> cho 4 công ty quản lý tài sản (AMC). Cuối năm<br /> 2004, 4 AMC này chỉ thu hồi được 675 tỷ NDT,<br /> chưa đến 40% giá trị nợ xấu được chuyển giao từ<br /> năm 1999. Tỷ lệ thu hồi tiền mặt tại các AMC<br /> tính đến tháng 12/2004 đạt khoảng 20%, thấp hơn<br /> nhiều so với mức 49% của Thái Lan và mức 20 30% ước tính của Nhật Bản. Tỷ lệ thu hồi và tốc<br /> độ thu hồi của Trung Quốc thấp hơn chủ yếu là do<br /> chất lượng tài sản thấp, quy định mua lại nợ xấu<br /> theo giá trị sổ sách, và tính thiếu minh bạch tại<br /> các AMC. Các AMC được miễn kiểm toán, tham<br /> nhũng và kiểm soát nội bộ yếu kém đã gây ra<br /> nhiều hệ lụy trong quá trình mua bán tài sản.<br /> <br /> Cơ chế hoạt động: Mục tiêu chủ yếu của Công ty<br /> quản lý tài sản Hàn Quốc – Korean Asset<br /> Management Corporation (KAMCO) là giải quyết<br /> nợ xấu càng sớm càng tốt. Cấu trúc hoạt động của<br /> mô hình KAMCO là tập trung toàn bộ. Chủ sở<br /> hữu của Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc là Bộ<br /> Tài chính và Kinh tế, Ngân hàng Phát triển Hàn<br /> Quốc, và các TCTC khác, được quản lý bởi ban<br /> điều hành là các đại diện đến từ các chủ sở hữu<br /> cộng thêm đại diện từ Ủy ban Giám sát Tài chính,<br /> Công ty Bảo hiểm Tiền gửi, Hiệp hội các ngân<br /> hàng, và ba chuyên gia độc lập, hoạt động dưới sự<br /> giám sát của Ủy ban Giám sát Tài chính.<br /> Hành lang pháp lý: Hệ thống tư pháp của Hàn<br /> Quốc tương đối hiệu quả, bằng cách trao cho chủ<br /> nợ các quyền lợi rõ ràng khi tiến hành các thủ tục<br /> thu hồi nợ xấu.<br /> Nguồn vốn hoạt động của KAMCO được tài trợ<br /> trực tiếp từ Chính phủ. Trái phiếu KAMCO chiếm<br /> hơn 90% tổng nguồn tài trợ cho AMC, con số này<br /> vào khoảng 60% tại Trung Quốc và Malaysia.<br /> Trái phiếu KAMCO thông thường được phát hành<br /> trực tiếp cho các ngân hàng để đổi lấy các khoản<br /> nợ xấu phát sinh tại các ngân hàng đó. Ngoài ra,<br /> KAMCO vay được khoảng 5% - 13% tổng số vốn<br /> cần thiết, chủ yếu là tổ chức thuộc sở hữu của<br /> Chính phủ.<br /> <br /> Với một loạt các công cụ được sử dụng một cách<br /> triệt để, bốn công ty quản lý tài sản (AMC) của<br /> Trung Quốc đã góp phần đáng kể giúp hệ thống<br /> ngân hàng thoát khỏi giai đoạn khó khăn và tăng<br /> cường sức mạnh. Tuy nhiên, những khoản nợ xấu<br /> này không hề biến mất khỏi hệ thống tài chính<br /> Trung Quốc, chúng chỉ được chuyển giao từ tổ<br /> chức này sang tổ chức khác, nguy cơ tiềm ẩn gây<br /> ra cho hệ thống tài chính Trung Quốc không có<br /> nghĩa là được chấm dứt.<br /> <br /> Chất lượng nợ xấu được chuyển giao: KAMCO<br /> ưu tiên mua các khoản nợ mà có thể dễ dàng<br /> chuyển giao quyền thu nợ, các khoản nợ có thể<br /> giúp các TCTC khôi phục lại hoạt động và hình<br /> ảnh trước công chúng chiếm khoảng hơn 60%,<br /> cao hơn nhiều so với tỷ lệ này tại Indonesia,<br /> Malaysia. KAMCO không đặt ra tiêu chí lựa chọn<br /> tài sản để thu hồi nhưng tổ chức này chỉ thu mua<br /> những khoản nợ xấu với chiết khấu lớn. Tỷ lệ<br /> chiết khấu trung bình trên nợ xấu được thu mua<br /> của KAMCO khoảng 50 - 64% tùy từng thời<br /> điểm.<br /> <br /> 2.2 Mô hình công ty quản lý tài sản tại Hàn<br /> Quốc<br /> Nguyên nhân gây ra nợ xấu: trong giai đoạn từ<br /> 1980 –1998, nền kinh tế tăng trưởng quá nóng<br /> trong khi các doanh nghiệp tiến hành đầu tư dàn<br /> trải nhưng thiếu sự phân tích kỹ lưỡng giữa lợi ích<br /> và rủi ro. Tình trạng các ngân hàng ở Hàn Quốc<br /> vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để tài trợ cho các<br /> khoản vay dài hạn bằng nội tệ, hay tài trợ cho các<br /> khoản vay mới. Chính sự bất cân xứng về thời hạn<br /> và loại tiền tệ đã làm suy yếu hệ thống ngân hàng.<br /> Tháng 3/1998, tổng nợ xấu của các tổ chức tài<br /> chính (TCTC) của Hàn Quốc lên tới 118 nghìn tỷ<br /> <br /> Định giá nợ chuyển giao: Quy trình đánh giá các<br /> khoản vay được tiến hành kỹ lưỡng nhằm bảo<br /> đảm các khoản nợ mua về vừa hỗ trợ được các<br /> TCTC vừa bảo đảm được hiệu quả hoạt động của<br /> Công ty. Các khoản nợ do KAMCO mua lại được<br /> chia thành 6 nhóm: Nợ thông thường có bảo đảm<br /> 107<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 105 – 110<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> (chiếm 17,9% tổng tiền), nợ thông thường không<br /> có bảo đảm (5,8%), nợ đặc biệt có bảo đảm<br /> (32,2%), nợ đặc biệt không có bảo đảm (10,6%),<br /> nợ của tập đoàn Daewoo (32%) và nợ được gia<br /> hạn lại (1,5%) với mức giá so với giá trị khoản<br /> vay tương ứng là 67%, 11,4%, 47,4%, 29%,<br /> 35,9% và 23,1%. Khoản nợ xấu được định giá<br /> dựa trên khả năng thu hồi nợ, tài sản bảo đảm và<br /> phương pháp định giá sổ sách. Đa phần các khoản<br /> tiền được sử dụng để mua nợ từ các ngân hàng<br /> (chiếm 62,1%), công ty ủy thác đầu tư (21,1%) và<br /> công ty bảo hiểm (4,5%). Tổng cộng, KAMCO đã<br /> bỏ ra 39,7 nghìn tỷ Won, chiếm tới 36% giá trị<br /> các khoản vay, 110,1 nghìn tỷ Won để mua các<br /> khoản nợ xấu trong vòng 5 năm từ năm 1997 đến<br /> 2002.<br /> <br /> dùng suy giảm trầm trọng. Đối mặt với khủng<br /> hoảng kinh tế, Chính phủ Malaysia buộc phải lập<br /> ra 3 tổ chức để giảm nợ xấu, lành mạnh hệ thống<br /> tài chính và khôi phục lại đà tăng trưởng:<br /> Danaharta để xử lý nợ xấu, CDRC để thỏa thuận<br /> với các ngân hàng có nợ xấu, SPV để bơm vốn<br /> cho hệ thống tài chính. Trong đó Danahara là<br /> trung tâm của kế hoạch.<br /> Cơ chế hoạt động của mô hình Danaharta trong<br /> việc xử lý nợ xấu là mua đứt nợ xấu và xử lý<br /> nhanh hoặc mua lại nợ xấu và để chúng tự hồi<br /> phục.<br /> Hành lang pháp lý: Một yếu tố đóng vai trò rất<br /> quan trọng giúp cho Danaharta thành công đó là<br /> nó được sự hậu thuẫn đặc biệt từ chính phủ<br /> Malaysia. Vào tháng 8/1998, Luật Danaharta ra<br /> đời đem lại bộ khung pháp lý rất đặc biệt cho tổ<br /> chức này. Đạo luật này cho phép Danaharta<br /> những đặc quyền mà không một tổ chức tài chính<br /> nào có thể có được trong lịch sử ngành tài chính<br /> quốc gia, đó là được quyền mua lại tài sản của các<br /> tổ chức tài chính, bổ nhiệm lãnh đạo ở các tổ chức<br /> đang nợ xấu cao, có quyền tịch biên những tài sản<br /> thế chấp,… Với những ưu tiên này, Danaharta có<br /> thể vừa thực hiện cách tiếp cận mềm mỏng cũng<br /> như cứng rắn trong việc xử lý nợ xấu. Thông<br /> thường, cách tiếp cận mềm mỏng như cơ cấu lại<br /> nợ, thỏa thuận dàn xếp lại nợ được ưa thích hơn<br /> và cũng đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên<br /> trong một số trường hợp do người vay không thể<br /> duy trì khả năng trả nợ, Danaharta được phép sử<br /> dụng những đặc quyền mà Luật Danaharta đã đề<br /> ra.<br /> <br /> Bán và thanh lý nợ xấu: Sau khi mua lại,<br /> KAMCO tiến hành nhóm các khoản nợ xấu này<br /> lại để phát hành các chứng khoán có đảm bảo<br /> bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua<br /> hoặc bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá<br /> quốc tế cạnh tranh (chứng khoán hóa), cùng với<br /> việc ban hành Luật Chứng khoán có bảo đảm<br /> bằng tài sản để thúc đẩy việc bán các khoản nợ<br /> cho các công ty có chức năng chứng khoán hóa<br /> các khoản xấu và bán lại cho các nhà đầu tư.<br /> Phương pháp này có lợi thế là thu hút được nhiều<br /> nhà đầu tư hơn và giảm được chi phí quản lý của<br /> các AMC tại các doanh nghiệp. KAMCO nắm giữ<br /> các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tái tài<br /> trợ hay chuyển đổi nợ thành vốn chủ sở hữu hoặc<br /> tịch thu tài sản thế chấp của các khoản nợ có đảm<br /> bảo để bán thu hồi lại tiền… Ngoài ra, còn có các<br /> biện pháp khác như truy đòi lại chủ nợ ban đầu<br /> của khoản nợ xấu, bán khoản nợ cho các công ty<br /> quản lý tài sản, công ty tái cơ cấu doanh nghiệp để<br /> mua lại cổ phiếu của các công ty này và tiến hành<br /> tái cơ cấu lại hoạt động của công ty. Lượng nợ<br /> xấu được KAMCO mua lại tăng lên qua từng<br /> năm. Tỷ lệ nợ xấu còn lại/ tổng nợ xấu ngày càng<br /> giảm, từ 88,6% năm 1997 xuống còn 24% năm<br /> 2001, đã cho thấy vai trò rất tích cực của<br /> KAMCO trong việc mua và xử lý nợ xấu. Đến<br /> năm 2001, quá trình xử lý nợ xấu ở Hàn Quốc đã<br /> gần như được hoàn thành.<br /> <br /> Nguồn vốn hoạt động của Danaharta: Khi mới đi<br /> vào hoạt động, Chính phủ Malaysia cấp cho<br /> Danaharta 3 tỷ Ringgit làm vốn, phần còn lại sẽ<br /> phải tự đi huy động. Theo ước tính ban đầu,<br /> Danaharta cần đến 25 tỷ Ringgit để xử lý nợ xấu<br /> và chủ yếu phải dựa vào phát hành trái phiếu.<br /> Danaharta còn tiến hành phát hành trái phiếu trực<br /> tiếp cho các ngân hàng để đổi lấy các khoản nợ<br /> xấu. Loại trái phiếu được phát hành là Zerocoupon, không phải trả lãi định kỳ nhưng vẫn có<br /> thể phải trả lãi khi đáo hạn. Với các ngân hàng<br /> việc hoán đổi nợ xấu không tạo ra thu nhập với<br /> trái phiếu được Chính phủ bảo đảm sẽ làm bảng<br /> cân đối kế toán lành mạnh hơn, bên cạnh đó các<br /> chỉ số an toàn tài chính được cải thiện.<br /> <br /> 2.3 Mô hình công ty quản lý tài sản tại<br /> Malaysia<br /> Nguyên nhân gây ra nợ xấu: Khủng hoảng kinh tế<br /> Châu Á năm 1997 đã ảnh hưởng trầm trọng đến<br /> nền kinh tế các quốc gia Đông Nam Á. Khi đó,<br /> đồng Ringgit mất đến 50% giá trị, niềm tin tiêu<br /> <br /> Chất lượng nợ xấu được chuyển giao: Với tỷ lệ nợ<br /> xấu lên 11,4% vào tháng 8/1998, nhiệm vụ của<br /> <br /> 108<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 105 – 110<br /> <br /> Part B: Political Sciences, Economics and Law<br /> <br /> Danaharta là đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 10%. Tuy<br /> nhiên AMC này không thể xử lý tất cả nợ xấu<br /> đang tồn đọng, vì vậy Danaharta đặt ra mục tiêu<br /> chỉ mua những khoản nợ xấu trên 5 triệu Ringgit<br /> mới được xử lý. Điều này tương đương với<br /> khoảng từ 2.000 đến 3.000 khoản nợ xấu, một con<br /> số khả thi với năng lực xử lý của Danaharta trong<br /> thời gian 5 năm.<br /> <br /> Với những đặc điểm trên, Danaharta đã góp phần<br /> vào thành công của Chính phủ Malaysia trong<br /> việc xử lý nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu về ngưỡng an<br /> toàn. Sau khi Danaharta kết thúc hoạt động, nền<br /> kinh tế Malaysia đã tăng trưởng trở lại và ngay cả<br /> trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua,<br /> Malaysia vẫn tỏ ra vững vàng và là một điểm sáng<br /> trong bức tranh kinh tế ảm đạm.<br /> <br /> Định giá nợ chuyển giao: Về hình thức, Danaharta<br /> mua bán nợ với các tổ chức tài chính theo cơ chế<br /> thị trường. Tuy nhiên, Danaharta đã đặt ra một cơ<br /> chế xác định giá các khoản nợ một cách rõ ràng<br /> và minh bạch. Nợ có đảm bảo, giá mua được xác<br /> định dựa vào giá trị hợp lý (FV) của tài sản thế<br /> chấp. Danaharta chỉ chấp nhận các tài sản tài<br /> chính là cổ phiếu và bất động sản. Đối với nợ xấu<br /> có tài sản thế chấp là bất động sản (BĐS), FV<br /> được tính là 95% giá trị thị trường của BĐS và<br /> được xác định bởi tổ chức định giá độc lập và<br /> được cấp phép. Với cổ phiếu niêm yết, giá trị hợp<br /> lý phụ thuộc vào khối lượng nắm giữ. Khi FV cao<br /> hơn hoặc bằng với dư nợ gốc cộng nợ lãi,<br /> Danaharta mua theo giá của nợ gốc cộng nợ lãi.<br /> Còn giá trị hợp lý thấp hơn giá trị của tổng nợ gốc<br /> và lãi nhưng cao hơn hoặc bằng giá trị nợ gốc, giá<br /> mua là giá trị hợp lý. Nhưng nếu giá trị hợp lý<br /> thấp hơn giá trị nợ gốc, giá mua sẽ là giá trị nợ<br /> gốc nhưng Danaharta chỉ trả trước một khoản<br /> bằng với FV.<br /> <br /> 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT<br /> NAM VỀ VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH<br /> CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN<br /> <br /> Kịch bản<br /> <br /> FV<br /> <br /> FV < Nợ gốc<br /> <br /> Xác định nguồn vốn hoạt động của các AMC. Để<br /> hoạt động của AMC mang lại ngay được thành<br /> công nhất định, Chính phủ cần cam kết cung cấp<br /> nguồn vốn trực tiếp cho AMC thông qua ngân<br /> sách hoạt động của mình. Trong trường hợp một<br /> AMC tự phải phát hành một khoản nợ, sự bảo<br /> lãnh của Chính phủ cho khoản nợ là thật sự cần<br /> thiết để góp phần củng cố cho vị thế tài chính của<br /> AMC.<br /> <br /> Nợ gốc + Nợ lãi<br /> <br /> Nợ gốc =< FV < Nợ gốc + Nợ lãi<br /> <br /> Mục tiêu hoạt động rõ ràng. Một AMC thành lập<br /> chỉ nên tập trung vào việc thu hồi và bán nợ xấu,<br /> tránh việc sa đà vào gánh nặng tái cấu trúc các<br /> doanh nghiệp đang gặp khó khăn.<br /> <br /> Giá mua lại<br /> <br /> FV >= Nợ gốc + Nợ lãi<br /> <br /> Quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng<br /> Công ty quản lý tài sản độc lập, tự chủ. Quyết tâm<br /> của Chính phủ là điều không thể thiếu trong suốt<br /> quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Sự kiên định<br /> của Chính phủ trong việc xác định thực trạng nợ<br /> xấu trong hệ thống tài chính, tái cấu trúc và giải<br /> quyết nợ xấu chính là điểm khởi đầu mấu chốt<br /> cho thành công của bất cứ một công ty quản lý<br /> Tài sản (AMC) nào. Để hoạt động của AMC<br /> mang lại được hiệu quả, các AMC luôn cần có<br /> được sự độc lập, tự chủ cần thiết, không bị ràng<br /> buộc và đảm bảo những nội dung sau:<br /> <br /> Nợ gốc nhưng chỉ<br /> trả trước FV<br /> <br /> Đối với Nợ không có đảm bảo, giá mua được xác<br /> định bằng 10% giá trị dư nợ gốc. Các khoản siêu<br /> nợ hầu như không có khoản nợ nào được<br /> Danaharta mua lại.<br /> <br /> Xây dựng hành lang pháp lý kiên định. Sự hậu<br /> thuẫn của hệ thống pháp lý, giám sát và quản lý<br /> chặt chẽ và có tính minh bạch. Các quy định pháp<br /> lý được xây dựng theo định hướng đem lại hiệu<br /> quả cho các hoạt động của AMC, đặc biệt là các<br /> văn bản huớng dẫn cho luật phá sản và trao cho<br /> AMC các quyền lực đặc biệt trong quá trình thu<br /> hồi nợ xấu sẽ góp phần không nhỏ trong việc hậu<br /> thuẫn cho AMC thu hồi được nợ xấu nhanh chóng<br /> và đạt tỷ lệ thu hồi cao. AMC phải hoạt động dưới<br /> sự giám sát, quản lý chặt chẽ bởi hệ thống kiểm<br /> soát nội bộ và được kiểm toán bởi các đơn vị<br /> kiểm toán độc lập.<br /> <br /> Bán và thanh lý nợ xấu: Danaharta ưu tiên mua<br /> bán nợ xấu dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổ<br /> chức tài chính trên cơ sở xếp hạng các tổ chức tài<br /> chính, hạng 1 là tổ chức tài chính với tỷ lệ nợ xấu<br /> cao và nhiều khả năng phải bán nợ và hạng 4 là tổ<br /> chức có ít khả năng bán nợ xấu nhất. Thông<br /> thường, Danaharta sẽ xác định giá và gửi đề nghị<br /> đến các ngân hàng hay công ty tài chính. Sau đó,<br /> các khoản nợ xấu này được mua và nằm dưới<br /> danh mục “Nợ mua lại”. Để xử lý các khoản nợ,<br /> Danaharta sẽ mua đứt và thanh lý nhanh hoặc mua<br /> nợ xấu rồi tiền hành quản lý nợ.<br /> 109<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2