Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC CHUYỂN ĐỘNG<br />
CỦA PHƯƠNG TIỆN NGẦM<br />
Phạm Văn Phúc1*, Trần Đức Thuận2, Nguyễn Quang Vịnh2<br />
Tóm tắt: Nghiên cứu xây dựng các phương trình mô tả động học theo từng<br />
chủng loại của phương tiện ngầm một cách chính xác là cơ sở để xây dựng các<br />
thuật toán điều khiển đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở nghiên cứu các đặc tính thủy<br />
động học chung cho một lớp các đối tượng hoạt động dưới nước, các tác giả đã<br />
phát triển và xây dựng phương trình chuyển động trong mặt phẳng đứng và mặt<br />
phẳng ngang của phương tiện ngầm tự hành trong hệ tọa độ 6 bậc tự do.<br />
Từ khóa: Phương tiện ngầm; Mô hình động học; Thủy động học.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phương tiện ngầm (UV) hoạt động dưới nước cần phải đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất<br />
lượng về động lực học, đó là tính điều khiển được theo độ sâu và theo hướng, là tính ổn<br />
định chuyển động khi chịu tác động từ bên ngoài, là khả năng lưu giữ các tham số quỹ đạo<br />
cho trước. Đặc tính động học chung cho các loại phương tiện hoạt động dưới nước đã<br />
được nhiều tác giả trên thế giới trình bày khái quát và có xét đến sự tác động của các loại<br />
nhiễu loạn bên ngoài [2],[3]. Tuy nhiên mô hình đối tượng trong các công trình này là mô<br />
hình tổng quan, chưa sát với các đặc tính động học của các loại phương tiện ngầm hiện có<br />
trong biên chế của Hải Quân Việt Nam.<br />
Trong [1], từ mô hình động học chung của UV, các tác giả đã phát triển cho mô hình<br />
động học của một dạng ngư lôi thiết kế của Nga có hai chân vịt đồng trục quay ngược<br />
chiều. Trên cơ sở tài liệu [1,2,3,4], chúng tôi đã phát triển mô hình động học chuyển động<br />
trong các mặt phẳng cho một dạng phương tiện ngầm tự hành điều khiển bằng bánh lái, tốc<br />
độ nhỏ, hoạt động trong một giới hạn nhất định có xét đến sự ảnh hưởng của dòng chảy<br />
đại dương trong hệ tọa độ 6 bậc tự do.<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Phương trình chuyển động tổng quát của phương tiện ngầm<br />
Chuyển động của UV được miêu tả trong 2 hệ tọa độ, đó là hệ tọa độ gắn liền trái đất<br />
0xyz , hệ tọa độ gắn liền UV AXYZ . Theo đó vị trí của UV được xác định bởi điểm quy<br />
chiếu A và hướng quay của UV được xác định bởi 3 góc Roll – Pitch – Yaw.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Các hệ tọa độ xác định vị trí của phương tiện ngầm.<br />
Vị trí của UV được xác định bởi véc tơ định vị:<br />
T<br />
1T 2T (1)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14 P. V. Phúc, T. Đ. Thuận, N. Q. Vịnh, “Mô hình động học … của phương tiện ngầm.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
trong đó, 1 là véc tơ xác định vị trí điểm quy chiếu của hệ động trong hệ quy chiếu gắn<br />
T<br />
liền trái đất, 1 x y z R 3 ; 2 là véc tơ xác định hướng của UV,<br />
T<br />
2 R 3 . Gọi v1T v2T là véc tơ vận tốc suy rộng của UV trong hệ tọa<br />
T<br />
độ gắn liền với UV, trong đó: v1 u v w là véc tơ vận tốc chuyển động của tâm<br />
T<br />
khối, véc tơ vận tốc góc của UV là v2 p q r .<br />
Đạo hàm theo thời gian véc tơ định vị trong hệ tọa độ gắn liền trái đất ta có mối quan<br />
hệ giữa và véc tơ vận tốc như sau[2]:<br />
<br />
J ( ) ; J ( ) diag J 1 ( ) J 2 ( ) (2)<br />
<br />
trong đó:<br />
<br />
c c s c c s s s s c c s <br />
J 1 (2 ) s c c c s s s c s s s c <br />
s c s c c <br />
<br />
<br />
1 s t c t <br />
J 2 (2 ) 0 c s <br />
0 s / c c / c <br />
Áp dụng phương trình Newton – Euler ta nhận được phương trình chuyển động của UV<br />
dưới nước có dạng như sau:<br />
M UV CUV ( ) (3)<br />
trong đó, M UV là ma trận quán tính của UV, và được xác định như sau:<br />
<br />
<br />
m 0 0 0 mzG myG <br />
0 m 0 mzG 0 mxG <br />
<br />
M 11 M 12 0 0 m myG mxG 0 <br />
M UV (4)<br />
M 21 M 22 0 mzG mxG I xx I xy I xz <br />
mzG 0 myG I yx I yy I yz <br />
<br />
myG mxG 0 I zx I zy I zz <br />
T<br />
trong đó, rG xG yG zG là véc tơ vị trí khối tâm của UV trong hệ tọa độ gắn liền với<br />
UV; I xx , I yy , I zz là momen quán tính theo các trục xx, yy, zz ;<br />
I xy , I xz , I yx , I yz , I zx , I zy là mô men quán tính theo các trục tương ứng; m là khối lượng<br />
của UV.<br />
CUV ( ) chứa các lực Coriolis và lực hướng tâm ,ma trận CUV ( ) có dạng:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 15<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
0 0 0 0 mw m <br />
0 0 0 mw 0 mu <br />
<br />
0 0 0 mv mu 0 <br />
CUV ( ) (5)<br />
0 mw mw 0 I zz r I q<br />
yy <br />
mw 0 mu I zz r 0 I xx p <br />
<br />
mv mu 0 I yy q I xx p 0 <br />
bao gồm tất cả các ngoại lực tác dụng lên UV như lực đẩy do động cơ đẩy tạo ra, lực<br />
thủy động, lực thủy tỉnh, lực của các bánh lái, tác động của dòng chảy.<br />
Ta có biểu thức sau:<br />
phu td g ( ) bl (6)<br />
Lực phụ phu : khi UV chuyển động trong nước, các phần tử nước bao quanh UV cũng<br />
bị tăng tốc do đó nó tạo ra một lực tác dựng lại UV, lực này tỉ lệ với gia tốc của UV và<br />
được tính theo công thức sau:<br />
phu M phu C phu ( ) (7)<br />
trong đó M phu là ma trận khối lượng quán tính phụ, các phần tử của nó phụ thuộc vào<br />
hình dáng và kích thước của UV; Ma trận C phu ( ) được tính toán từ ma trận M phu và véc<br />
tơ tương tự như khi tính ma trận CUV ( ).<br />
Lực thủy động td : thường được tính toán tỉ lệ bậc một và bậc hai đối với vận tốc của<br />
UV. Phương pháp thường được dùng để mô tả lực cản này là tính lực cản riêng của từng<br />
chuyển động theo các trục. Việc tính toàn phần lớn đều được xác định bằng thực nghiệm<br />
theo công thức sau:<br />
td D ( ) (8)<br />
trong đó D ( ) là ma trận cản xác định dương và được xác định như sau [1]:<br />
X u|u| | u | X uv u X v|v| | v | X uwu X w|w| | w | 0 0 0<br />
0 Yuvd u Yv|v| | v | Yuvl u 0 0 0 0 <br />
<br />
0 0 Zuwd u Z w|w| | w | Z uwl u 0 0 0<br />
D( ) (9)<br />
0 0 0 0 0 0<br />
<br />
0 0 M uwl u 0 0 0<br />
0 Nuvl u 0 0 0 0 <br />
<br />
Lực thủy tĩnh g ( ) : lực này do trọng lượng gây ra và đặt tại tâm của UV và lực đẩy<br />
Aschimet đặt tại tâm nỗi của UV.<br />
T T<br />
trọng lượng của UV: P 0 0 G 0 0 mg <br />
T<br />
lực đẩy Aschimet: FA 0 0 gV với là trọng lượng riêng của nước, g là<br />
gia tốc trọng trường, V là thể tích nước mà UV chiếm chỗ.<br />
Trong hệ tọa độ gắn liền với UV, lực thủy tĩnh được tính theo công thức sau:<br />
f c ( ) f n ( ) <br />
g ( ) (10)<br />
rn f c ( ) rn f n ( ) <br />
<br />
<br />
16 P. V. Phúc, T. Đ. Thuận, N. Q. Vịnh, “Mô hình động học … của phương tiện ngầm.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
0 0 <br />
1 1<br />
trong đó: f c ( 2 ) J ( 2 ) 0 ; f n ( 2 ) J1 ( 2 )<br />
0 .<br />
1 <br />
mg gV <br />
Lực nâng của bánh lái bl , được tính bằng thực nghiệm và tính theo công thức sau:<br />
1<br />
bl C L bl S bl e u 2 L ( ) (11)<br />
2<br />
trong đó, CL bl là tốc độ thay đổi hệ số lực nâng và Sbl là diện tích bề mặt của bánh lái.<br />
e (rad ) là góc ảnh hưởng của bánh lái. Lực, mô men bánh lái được viết dưới dạng ma<br />
trận như sau:<br />
X uul u 0 0 X upl u 0 0 <br />
<br />
0 Yuvh u 0 0 0 Yurh u <br />
0 0 Z uws u 0 Z uqs u 0 <br />
L ( ) (12)<br />
K uu u 0 0 K upl u 0 0 <br />
l <br />
0 0 M uws u 0 M uqs u 0 <br />
<br />
0 N uvh u 0 0 0 N urh u <br />
Lực đẩy của UV: mỗi động cơ đẩy của UV khi quay sẽ tạo ra lực đẩy ui , như vậy khi<br />
có p động cơ đẩy thì sẽ có véc tơ chứa các lực này:<br />
T<br />
u u1 u2 ... u p (13)<br />
Khi đó lực đẩy của UV được tính theo công thức sau:<br />
Bu (14)<br />
6 xp<br />
trong đó, B R là ma trận hằng số, được dùng để tính lực đẩy cho từng hệ động cơ đẩy.<br />
Tổng hợp các ngoại lực và mô men ngoại lực tác động lên UV là [1]:<br />
Xext X HS Xuu u2l Xuuuu Xuu Xuvuv Xuwuw Xv|v|v | v | Xvr vr <br />
l<br />
<br />
<br />
X ww<br />
| | w | w | Xupup X wq wq X qq qq X rr rr X pl<br />
<br />
Yext YHS Yuuh u h Yurur Yuvuv Yv|v|v | v | Yvv Ywp wp Ypq pq Yr r<br />
2<br />
<br />
2 (15)<br />
Zext ZHS Zuus u s Zuwuw Zuquq Zvpvp Zw|w|w | w | Zw w Zq q Zrprp<br />
<br />
Kext KHS Kuuuu K p p Kuul u l Kup<br />
2<br />
<br />
<br />
Mext MHS Muus u s Muwuw Muquq Mvpvp Mw w Mq q Mrprp<br />
2<br />
<br />
<br />
N N N u2 N ur N uv N v N wp N pq N r<br />
ext HS uuh h ur uv v wp pq r<br />
<br />
Thế các lực trên vào phương trình (3) ta thu được phương trình vi phân chuyển động<br />
của UV như sau:<br />
M C ( ) D ( ) L( ) g( ) Bu (16)<br />
trong đó: M M UV M phu ; C ( ) CUV ( ) C phu ( )<br />
Từ (2), (6), (9), (12), (15), (16) phương trình chuyển động tổng quát của UV trong hệ<br />
tọa độ 6 bậc tự do có thể được viết dưới dạng sau [1]:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 17<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
(m Xu )u Xuuuu ( Xv|v| | v | Xuvu)v ( Xuwu X|w|w | w |)w Xupup ( Xwq w <br />
<br />
Xqqq mw)q ( Xvr v Xrr r mv)r X pl Xuu u2l<br />
l<br />
<br />
2<br />
(m Yv )v Yrr (Yv|v| | v | Yuvu0 )v mpw Ywp wp Ypq pq (Yuru mu)r Yuu u h<br />
h<br />
<br />
(m Z )w Z q mqu (Z | w | Z u)w (Z v Z r mv) p Z uq Z u2<br />
w q |w|w uw vp rp uq uu s<br />
s<br />
<br />
2<br />
(Ixx Kp ) p Kuuuu Kupup (I yy Izz )qr z f B cos sin Kuu u l<br />
l<br />
(17)<br />
M w (I M )q M uw (M v M r) p (I I )rp M uq <br />
w yy q uw vp rp zz xx uq<br />
<br />
z f Bsin xf B cos cos Muu u s 2<br />
s<br />
<br />
<br />
Nvv (Izz Nr )r Nuvuv Nwp wp (I xx I yy ) pq Npq pq Nurur xf B cos sin<br />
<br />
h<br />
Nuu u2h<br />
x u cos cos v(cos sin sin sin cos) w(cos sin cos sin sin)<br />
y u sin cos v(sin sin sin cos cos) w(sin sin cos cos sin)<br />
<br />
z u sin v(cos sin) wcos cos<br />
(18)<br />
p q tan sin r tan cos <br />
q cos r sin<br />
<br />
q sin sec r cos sec<br />
2.2. Phương trình chuyển động của phương tiện ngầm trong các mặt phẳng<br />
Giả thiết rằng môi trường nước mà phương tiện ngầm chuyển động là lý tưởng, các trục<br />
quán tính được làm trùng với các trục đối xứng của nó. Dòng chảy ổn định và các số gia<br />
góc của các tham số động hình học nhỏ nên có thể tuyến tính hóa các đặc trưng thủy động<br />
lực học của phương tiện ngầm.<br />
Phương trình chuyển động của phương tiện ngầm trong hệ tọa độ 6 bậc tự do là hệ<br />
nhiều đầu vào nhiều đầu ra với nhiều tham số cần phải tính toán bằng thực nghiệm, vì thế<br />
việc xây dựng bộ điều khiển trong trường hợp này là rất khó khăn. Chuyển động của<br />
phương tiện ngầm trong nước được xem là 2 chuyển động độc lập nhau, đó là chuyển động<br />
theo góc hướng trong mặt phẳng ngang và chuyển động theo góc chúc góc trong mặt phẳng<br />
đứng. Trong thực tế cả 2 chuyển động này liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau, tuy nhiên nếu<br />
hạn chế số bậc tự do để đơn giản hóa các phương trình chuyển động trong các mặt phẳng<br />
mà không làm mất đi các đặc tính động học tổng quát của phương tiện ngầm, từ đó cho<br />
phép xây dựng các bộ điều khiển theo từng mặt phẳng.<br />
2.2.1. Phương trình chuyển động trong mặt phẳng ngang<br />
Dựa vào những đặc điểm trên cũng như giã thiết rằng chuyển động của phương tiện<br />
ngầm theo Cren là không điều khiển, vận tốc chuyển động theo trục dọc là không đổi<br />
u u0 , góc hướng nhỏ, các thông số ban đầu 0 r0 0 . Khi này có thể xem r ,<br />
góc nghiêng luôn được ổn định xung quanh điểm không (khi đó mới phân chia chuyển<br />
động tổng quát của UV thành chuyển động trong mặt phẳng ngang và chuyển động trong<br />
mặt phẳng đứng), khi đó sin 0; cos 1, vận tốc dài và vận tốc góc của UV trong hệ<br />
T<br />
tọa độ gắn liền được biểu diễn dưới dạng [3]: (u, v, 0, 0, 0, r ) .<br />
Với các điều kiện trên, khi hạn chế số bậc tự do, từ (17), (18) chuyển động của AUV<br />
trong mặt phẳng ngang được mô tả bởi hệ phương trình sau:<br />
<br />
<br />
18 P. V. Phúc, T. Đ. Thuận, N. Q. Vịnh, “Mô hình động học … của phương tiện ngầm.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2<br />
mYv Yr 0 v Y|v|v | vtd | Yuvutd mutd Yurutd 0 vtd Yuuh utd <br />
N I N 0 r N u N u 0 r N u2 <br />
v zz r uv td ur td uuh td h (19)<br />
0 0 <br />
1 0 1 0 0 <br />
<br />
2.2.2. Phương trình chuyển động trong mặt phẳng đứng<br />
Giả thiết UV chuyển động không trượt nghĩa là lực bên Y 0 , tất cả các lực, mô men<br />
được biểu diễn trong mặt phẳng đứng, độ nghiêng bên bằng không, vận tốc chuyển động<br />
thẳng của UV không đổi u u0 , các thông số ban đầu 0 q0 0 . Khi đó q , trong<br />
mặt phẳng đứng véc tơ vận tốc của AUV được viết lại (u , 0, w, 0, q , 0)T [3].<br />
Với các điều kiện trên, tương tự như trong mặt phẳng ngang, từ (17), (18) chuyển<br />
động của AUV trong mặt phẳng đứng khi có xét đến ảnh hưởng của dòng chảy đại<br />
dương được mô tả bởi hệ phương trình:<br />
2<br />
mZw Zq 0 0w Z|ww| | wtd | Zuwutd Zuqutd 0 0wtd Zuus utd <br />
M I M <br />
w yy q 0 0 q Muwutd Muqutd 0 0 q Muus utd2 <br />
s (20)<br />
0 0 1 0 0 1 0 0 0 <br />
<br />
0 0 0 1 z 0 0 0 0 z 0 <br />
<br />
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
Với những phân tích trên, nhóm tác giả sử dụng phần mềm MATLB/SIMULINK mô<br />
phỏng chuyển động của PTN trong mặt phẳng đứng (hình 2). Với dữ liệu đầu vào là một<br />
chủng loại UV [1] có quỹ đạo dự kiến và phương pháp điều khiển kinh điển PD, kết quả<br />
nhận được (hình 3) cho thấy với nhiều tham số và kịch bản mô phỏng khác nhau, dưới tác<br />
động của dòng chãy đại dương nhưng quỹ đạo của PTN vẫn bám sát quỹ đạo dự kiến, điều<br />
này khẳng định được tính đúng đắn của mô hình động học của UV.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ mô phỏng trạng thái của UV trong mặt phẳng đứng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Quỹ đạo tham chiếu và quỹ đạo của UV trong mặt phẳng đứng.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 58, 12 - 2018 19<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Chuyển động của phương tiện ngầm mà bài báo đề cập bao gồm 3 chuyển động tịnh<br />
tiến và 3 chuyển động quay trong hệ tọa độ 6 bậc tự do. Phương trình động lực học chuyển<br />
động dưới tác động của các lực và mô men được biểu diễn dưới dạng các phương trình vi<br />
phân.Trên cơ sở hệ phương trình mô tả chuyển động của phương tiện ngầm có vây, với giả<br />
thiết là sự thay đổi các tham số động học góc là nhỏ, các tác giả đã tuyến tính hóa các đặc<br />
trưng thủy động để xây dựng các hệ phương trình chuyển động của phương tiện ngầm theo<br />
hai mặt phẳng nhưng vẫn đảm bảo được các đặc trưng động học cơ bản. Các hệ phương<br />
trình mô tả chuyển động trong hai mặt phẳng mà nhóm tác giả xây dựng là cơ sở để mô<br />
phỏng khi xây dựng bài toán dẫn đường và điều khiển trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo<br />
các loại phương tiện ngầm.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Trần Đức Thuận, Nguyễn Quang Vịnh, Trương Duy Trung, “ Mô hình động học<br />
chuyển động của Ngư lôi”. Tạp chí nghiên cứu KH-CNQS, Số 25, T6-2013, tr.7-16.<br />
[2]. Conte G. and Serrani A., “Modeling and simulation of underwater vehicles,”<br />
Proceedings of the 1996 IEEE International Symposium on Computer-Aided Control<br />
System Design, pp. 62-67, Dearborn, Michigan, September 1996.<br />
[3]. Xiao Liang., “Modeling and Computer Simulation for Autonomous Underwater<br />
Vehicles with Fins” journal of computers, vol. 8, no. 4, pp 1058-1064, 2013.<br />
[4]. Nahon M., “A Simplified Dynamics Model for Autonomous Underwater Vehicles,”<br />
Journal of Ocean Technology, vol. 1, no. 1, pp. 57-68, 2006.<br />
ABSTRACT<br />
A DYNAMICS MODEL OF UNDERWATER VEHICLE<br />
Studying the construction of dynamic equations describing the dynamics of<br />
different types of underwater vehicles is the basis for the development of efficient<br />
control algorithms. Based on the study of general hydrodynamic characteristics for<br />
a class of underwater subjects, the authors have developed and constructed a<br />
general equation for motion in the vertical plane and the horizontal plane of the<br />
underwater vehicle in coordinate system of 6 degrees of freedom.<br />
Keywords: Underwater vehicles; Dynamics models; Hydro dynamics.<br />
<br />
Nhận bài ngày 16 tháng 08 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 11 tháng 10 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 11 tháng 12 năm 2018<br />
<br />
Địa chỉ: 1 Trường Cao đẳng Kỹ thuật hải quân;<br />
2<br />
Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.<br />
*<br />
Email: phucanhquansg@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20 P. V. Phúc, T. Đ. Thuận, N. Q. Vịnh, “Mô hình động học … của phương tiện ngầm.”<br />