intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp theo định hướng xanh và bền vững tại vùng Tây Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

54
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết dựa trên phân tích vận dụng lý thuyết về mô hình du lịch bền vững và liên kết chuỗi giá trị để phát triển vai trò của nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch nông nghiệp và tour tuyến du lịch đặc trưng vùng Tây Bắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp theo định hướng xanh và bền vững tại vùng Tây Bắc

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI DU LỊCH NÔNG NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG XANH VÀ BỀN VỮNG TẠI VÙNG TÂY BẮC Trương Thị Luân, Hoàng Xuân Trọng Trường Đại học Tây Bắc Email: tronghx@utb.edu.vn Tóm tắt: Các tỉnh vùng Tây Bắc được đánh giá có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch (DL) gắn với nông nghiệp với những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, đất đai rộng lớn màu mỡ, khí hậu mát mẻ, tài nguyên DL nhân văn, có nhiều sản vật, đặc sản địa phương. Bài viết dựa trên phân tích vận dụng lý thuyết về mô hình DL bền vững và liên kết chuỗi giá trị để phát triển vai trò của nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nhằm tạo nên những sản phẩm DL nông nghiệp và tour tuyến DL đặc trưng vùng Tây Bắc. Từ khoá: du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, phát triển biền vững, vùng Tây Bắc. 1. GIỚI THIỆU Thời gian qua, chính quyền địa phương các tỉnh Tây Bắc gồm Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai đã có các cơ chế, chính sách khuyến khích và bước đầu đầu tư cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp, cộng đồng người dân cung cấp các dịch vụ DL gắn với tham quan và thưởng thức sản phẩm từ nông nghiệp. Tuy nhiên, các hoạt động DL nông nghiệp còn đang phân tán, chưa tạo nên những sản phẩm và tour tuyến DL đặc trưng vùng Tây Bắc cũng như chưa tạo nên chuỗi giá trị DL nông nghiệp có giá trị gia tăng cao thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Do đó, cần có những nghiên cứu chuyên sâu và đề xuất mô hình DL cộng đồng gắn với DL nông nghiệp theo định hướng xanh và bền vững, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường vùng Tây Bắc. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống dựa trên các kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan trực tiếp đến chủ đề như các lý thuyết về mô hình DL bền vững, chuỗi giá trị, nghiên cứu các thành phần chủ thể tham gia mô hình gồm cơ quan chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư; phân tích, đánh giá vai trò của các thành phần tham gia trong việc tạo ra giá trị gia tăng tốt nhất cung ứng sản phẩm DL nông nghiệp cho khách DL; qua phương pháp nghiên cứu các báo cáo, số liệu từ các cơ quan quản lý nhà nước để xác định quy trình phát triển và vận hành mô hình DL nhằm hướng tới phát triển xanh và bền vững. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Các thành tố của mô hình Để biến tài nguyên DL thành sản phẩm DL giá trị và nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng hiện có, mô hình DL bền vững gồm 3 thành tố chính: (a) Du khách mục tiêu: được phân đoạn, lựa chọn và định vị thị trường; (b) Các bên thực hiện cung ứng giá trị: Nhà nước, doanh nghiệp, dân cư; (c) Sản phẩm DL bền vững: được lựa chọn từ tài nguyên DL đặc trưng hấp dẫn riêng có tại bản. Mô hình trên cho thấy, xuất phát từ du khách mục tiêu là trung tâm của mô hình, các bên tham gia sẽ lựa chọn những tài nguyên DL hấp dẫn khác biệt để tạo thành sản phẩm DL bền vững thoả mãn nhu cầu của du khách. Qua từng khâu của quá trình tạo ra và cung ứng sản phẩm, giá trị của sản phẩm DL sẽ gia tăng thêm. a. Du khách mục tiêu Khác với DL đại chúng, phát triển DL cộng đồng bền vững cần cân đối sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, môi trường và văn hóa cũng như tính đến khả năng tải của điểm đến nên địa phương cần xác định những nhóm khách hàng ưu tiên để tập trung tìm hiểu rõ những nhu cầu mong muốn thực sự của họ và cung ứng sản phẩm DL bền vững phù hợp nhất, tạo ra lượng khách ổn định quanh năm.
  2. 478 Trương Thị Luân, Hoàng Xuân Trọng Tài nguyên DL - Tài nguyên DL tự nhiên - Tài nguyên DL văn hoá Các thể chế đảm bảo phát triển DL theo hướng xanh và bền vững Chính quyền địa phương * Cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng * Các ngành dịch vụ * Chính trị, an ninh * Đào tạo nguồn nhân lực * Các điểm đến DL, các sự kiện * Quảng bá điểm đến Doanh nghiệp Cộng đồng dân cư * Lưu trú * Sản phẩm lưu niệm * Vận chuyển Du khách * Các dịch vụ quy mô nhỏ * Lữ hành * Trao đổi văn hoá * Ăn uống * Phát triển làng nghề * Dịch vụ DL khác Các sản phẩm DL chủ đạo * DL cộng đồng * DL nông nghiệp * DL văn hoá, sinh thái * DL nghỉ dưỡng, thể thao (Nguồn: Nguyễn Kỳ Anh, Nguyễn Quốc Việt (2012) có hiệu chỉnh) b. Các bên thực hiện cung ứng giá trị Chính quyền địa phương: Ban hành cơ chế chính sách định hướng và thúc đẩy phát triển DL, xác định các loại hình DL phù hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công cộng, đảm bảo an ninh chính trị, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các sự kiện, quảng bá điểm đến. Doanh nghiệp: Cung cấp các dịch vụ lưu trú, vận chuyển đường bộ, đường thuỷ, dịch vụ lữ hành, ăn uống, cho thuê thuyền, cho thuê lều trại, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ DL khác. Hiệp hội DL đóng vai trò kết nối các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ DL. Cộng đồng dân cư tại địa phương: Phát triển làng nghề, cung cấp sản phẩm lưu niệm, trao đổi văn hóa, dịch vụ nghỉ homestay, hướng dẫn viên bản địa, biểu diễn văn nghệ, các sản phẩm, hàng hóa từ nông nghiệp như chăn nuôi trồng trọt cung cấp thực phẩm, dược liệu địa phương dựa trên tài nguyên và tri thức bản địa. Nhà khoa học: Nghiên cứu để xuất các mô hình DL cộng đồng bền vững, đề xuất chuỗi giá trị DL có giá trị gia tăng cao, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới và khoa học kỹ thuật vào trong từng khâu của chuỗi giá trị, tham gia nghiên cứu đánh giá hiệu quả mô hình DL cộng đồng bền vững.
  3. Mô hình du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp 479 theo định hướng xanh và bền vững tại vùng Tây Bắc Tổ chức phi Chính phủ: Hỗ trợ nghiên cứu và triển khai DL có trách nhiệm, DL cộng đồng với mục tiêu giảm đói nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và môi trường. Trong chuỗi cung ứng giá trị bền vững chính quyền tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp và người dân tham gia chuỗi áp dụng các tiêu chuẩn bền vững bông Sen Xanh, nhãn DL xanh, tiêu chí homestay,… và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn, truyền thông cho du khách những tổ chức, cá nhân đạt chuẩn. Đảm bảo trong toàn chuỗi là các tổ chức, cá nhân có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và điều kiện phục vụ du khách tốt nhất. c. Sản phẩm DL cộng đồng bền vững Sản phẩm DL bền vững là sản phẩm sử dụng tài nguyên một cách có trách nhiệm với môi trường, công bằng xã hội và mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương, để những du khách cam kết đáp ứng nhu cầu hiện tại của họ mà không làm tổn hại đến việc sử dụng tài nguyên trong tương lai. Các quyết định chủ yếu về SP: xác định các loại sản phẩm DL chủ đạo, điều chỉnh sản phẩm hiện có, đầu tư và phát triển sản phẩm mới. Địa phương cần lưu ý 3 điều để tạo một sản phẩm DL bền vững: (1) Giá trị cho bên cầu: phù hợp, thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu; (2) Giá trị mang lại cho bên cung: sử dụng tối ưu tài nguyên, tôn trọng văn hóa xã hội và lợi ích kinh tế phân phối công bằng cho các bên tham gia; (3) Giá trị sản phẩm được cấu tạo bởi: tài nguyên thiên nhiên và nhân văn hấp dẫn, tiện nghi và DV tốt, tiếp cận điểm đến thuận tiện, quản lý điểm đến tốt. 3.2. Các bước phát triển và vận hành mô hình DL cộng đồng bền vững a. Xác định cơ hội Bước đầu tiên trong vận hành mô hình DL cộng đồng bền vững là xác định các lĩnh vực nhu cầu thị trường. Giống như hầu hết các dự án DL, sự hình thành dự án DL cộng đồng nói chung bắt nguồn từ cơ hội nằm ở một trong ba lĩnh vực sau: 1. Giải quyết các hạn chế về tăng trưởng DL. Ở địa phương có nhu cầu mạnh mẽ về sản phẩm DL cộng đồng có được các cộng đồng hiện tại đáp ứng đầy đủ không? Việc xây dựng dự án DL cộng đồng có giúp đáp
  4. 480 Trương Thị Luân, Hoàng Xuân Trọng ứng nhu cầu khách hàng trong thị trường mục tiêu này không? Ví dụ về điều này có thể là một bản mở nhà khách cộng đồng hoặc homestay để phục vụ số lượng lớn khách DL mà các cơ sở cung cấp lưu trú hiện nay không đáp ứng được. 2. Lấp đầy khoảng trống trên thị trường mục tiêu. Có trải nghiệm nào về sản phẩm hay dịch vụ DL cộng đồng mà hiện nay không được cung cấp trong vùng của điểm đến không? Việc phát triển dự án DL cộng đồng này có giúp đáp ứng được nhu cầu thị trường này không? Ví dụ, có thể không ai giới thiệu trải nghiệm tour DL bản đích thực nhưng cuộc thảo luận của bạn với các nhà điều hành khách sạn gần đó cho thấy đang có nhu cầu rõ ràng. 3. Phát triển khái niệm mới. Bạn có ý tưởng gì về khái niệm DL cộng đồng mà hiện nay chưa được giới thiệu trong khu vực của bạn không? Có loại hình dự án DL cộng đồng nào hoạt động thành công ở nơi khác mà bạn có thể phát triển và từ đó tạo ra nhu cầu mới không? Ví dụ về điều này có thể là giới thiệu trọn gói mời ăn tối kết hợp biểu diễn văn nghệ cho các nhóm khách đến bản của bạn mà hiện nay chưa được ai chào mời. Một cách khác để khám phá ra các nhu cầu của khách hàng chưa được đáp ứng là phỏng vấn, điều tra khách DL hiện tại và tiềm năng. Thứ nhất, hỏi du khách đã đến DL xem họ có điểm gì hài lòng, chưa hài lòng và mong muốn kỳ vọng của họ sau chuyến đi. Thứ hai, hỏi khách hàng nếu họ đến DL tại địa phương, họ mong muốn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ DL như thế nào. Tuy nhiên, dù có thể có bất cứ lựa chọn nào trong số trên, quyết định của bạn cần phải được dựa trên sự hiểu biết thấu đáo về quy mô, bản chất và các đặc tính của thị trường khách hàng mục tiêu để đảm bảo khái niệm DL cộng đồng được chuyển tải theo cách thức đáp ứng được các mong đợi của thị trường. b. Phân tích giải pháp Để phát triển các dự án DL cộng đồng bền vững, cần phải tiến hành phân tích các đối tác. Có thể đặt ra câu hỏi: ai có thể làm cái gì? Các đối tác trong dự án DL cộng đồng có thể là bất kỳ ai mà có tiềm năng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp, hay chịu tác động của dự án DL cộng đồng không? Phân tích đối tác: Cách thức hiệu quả để xác định và đánh giá hàng loạt đối tác trong dự án DL cộng đồng, vai trò tiềm năng và trách nhiệm của từng đối tác là thực hiện bài tập “lập sơ đồ đối tác” đối với cả các đối tác trong và ngoài cộng đồng. Một khi các đối tác đã được xác định, kỹ năng tiềm năng và sự quan tâm đến DL cộng đồng đã được đánh giá, cần phải thực hiện kiểm tra xem đầu vào từ bên ngoài hay sự phối hợp giữa các đối tác khác nhau có thể diễn ra như thế nào và ở đâu và vai trò của từng đối tác có thể phát huy như thế nào và ở đâu để hỗ trợ sáng kiến DL cộng đồng. Các đối tác bên trong cộng đồng: Trong phạm vi cộng đồng, sơ đồ đối tác có thể có nhiều dạng và càng đơn giản hoặc càng chi tiết càng có lợi, ít nhất quy trình này phải xác định: tên địa điểm, chi tiết liên hệ và mối quan tâm cụ thể hay sự liên quan đến sáng kiến DL cộng đồng. Chính thời điểm này cộng đồng cũng có thể đảm bảo việc đưa vào sơ đồ đối tác các thành phần bị đặt bên lề cộng đồng (nghĩa là phụ nữ, thanh niên, người nghèo). Trong quá trình xác định (và chỉ định) vai trò, các thành viên cộng đồng phải được đặt ở vị trí mà họ phù hợp nhất tùy theo lĩnh vực kỹ năng và chuyên môn của họ chứ không chỉ đơn giản là cố gắng đưa vào tất cả mọi người (bản sơ đồ thống kê kỹ năng có thể giúp ích việc này). Ví dụ, người nghèo có trình độ giáo dục thấp và không có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp nhỏ trở thành nhà cung cấp nông sản cho bữa ăn của khách DL hoặc làm công việc nấu nướng hay cung cấp dịch vụ vận chuyển sẽ có ý nghĩa hơn là trở thành nhà cung cấp các dịch vụ DL nghỉ tại nhà (homestay). Lý do là dịch vụ này đòi hỏi các kỹ năng về các lĩnh vực như marketing, giao tiếp và tài chính - những kỹ năng mà phải mất một số thời gian để có thể học và thực hiện. Các đối tác bên ngoài: Các đối tác bên ngoài cộng đồng đặc trưng là từ khu vực tư nhân, khu vực công và các tổ chức phi lợi nhuận. Đối với phát triển DL cộng đồng, nội dung trọng tâm chính của các thành viên cộng đồng phải được các đối tác hiểu rõ, những đối tác này có thể có mối liên quan trực tiếp nhất với dự án DL cộng đồng. Các đối tác này thường bao gồm: • Chính quyền xã và huyện; • Trung tâm xúc tiến/thông tin DL; • Các nhà điều hành tour và các đại lý lữ hành hoạt động trong vùng; • Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong vùng. Các sản phẩm và nguồn lực: Sự sẵn có, loại hình và điều kiện các giá trị tự nhiên và văn hóa của cộng đồng và khu vực xung quanh có thể đóng vai trò then chốt trong việc quyết định thành công hay thất bại của dự án DL cộng đồng. Việc đánh giá các sản phẩm và nguồn lực do đó phải được thực hiện để xác định các lợi thế có thể phát triển và tiếp thị đến khách DL, và cũng xác định các sản phẩm hay nguồn lực cần bảo vệ để tránh các tác động tiềm ẩn không mong muốn của DL. Việc lựa chọn sản phẩm và nguồn lực nào để phát triển phải dựa trên những
  5. Mô hình du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp 481 theo định hướng xanh và bền vững tại vùng Tây Bắc thông tin của nghiên cứu thị trường trước đó và đặc biệt là tham vấn của các đối tác chính trong khu vực nhà nước và tư nhân. c. Huy động đối tác Một yếu tố then chốt của bất kỳ dự án DL cộng đồng thành công nào là sự hỗ trợ tích cực và tham gia của các đối tác chính (cộng đồng địa phương, chính quyền, doanh nghiệp) ngay từ khi bắt đầu quá trình lập kế hoạch. Các lợi ích có thể là tài chính, vật tư hay kỹ thuật. Tuy nhiên, nói một cách đơn giản, một trong nhưng lý do hợp tác với các đối tác là bởi vì hợp tác sẽ đạt được nhiều kết quả hơn là làm việc một mình (có thể phát triển một sản phẩm mà sẽ không thể có được nếu không có đầu vào hay sự hỗ trợ của các đối tác). Làm việc phối hợp với các đối tác khác có thể cho phép thành công hơn trong quy hoạch, quản lý, marketing, phát triển sản phẩm, đào tạo và giáo dục. Ngoài ra, không có sự hợp tác tốt đẹp của đối tác, cộng đồng sẽ khó có thể làm việc xuyên suốt các cấp từ vĩ mô đến vi mô, hoặc khó có thể kết hợp mở rộng sản phẩm với mở rộng thị trường. d. Xây dựng và triển khai Thứ nhất về Đào tạo: DL là ngành cực kỳ cạnh tranh ở Việt Nam, việc phát triển và điều hành một dự án DL cộng đồng thành công cần dựa trên kỹ năng và kiến thức tốt. Do đó, chắc chắn là những người tham gia cung ứng dịch vụ DL sẽ cần xây dựng năng lực DL và đào tạo về một loạt lĩnh vực như kiến thức về doanh nghiệp DL, quản lý tài chính, marketing,… Đề ra mục tiêu và kế hoạch thực thiện: Kế hoạch kinh doanh đã được xây dựng của dự án DL cộng đồng sẽ đưa ra cho những người đề xướng dự án các mục đích và mục tiêu dự án. Ở giai đoạn này, việc đánh giá và cập nhật kế hoạch kinh doanh xem có nên thay đổi gì không kể từ khi kế hoạch được xây dựng và tình hình thực hiện các hoạt động phát triển dự án là sáng suốt. Vì vậy, những người tham gia dự án DL cộng đồng (kể cả các đối tác tiềm năng) nên họp để đánh giá lại tầm nhìn của kế hoạch kinh doanh, các mục đích và mục tiêu cũng như thời gian kế hoạch phát triển. Các vấn đề này cần được nhất trí và ghi lại để có thể dùng dẫn dắt quá trình phát triển sản phẩm và giúp giải quyết các bất đồng có thể phát sinh. Việc cùng nhau thực hiện hoạt động này cũng sẽ giúp tạo ra tính làm chủ dự án cao hơn cho những người tham gia. Để giúp định hướng quá trình phát triển dự án DL cộng đồng, kế hoạch hành động nên được xây dựng và nêu rõ các hoạt động cần thực hiện, thời gian của các hoạt động này và ai chịu trách nhiệm. Nếu dự án DL cộng đồng do tổ chức quản lý cộng đồng (hoặc tổ công tác) thực hiện, các thành viên cần thảo luận với nhau và đi đến thống nhất chung về các hợp phần nêu trên của kế hoạch hành động. Kế hoạch hành động phải là tài liệu linh hoạt thường xuyên được đánh giá và cập nhật. Thứ hai về Điều hành: Các dự án DL cộng đồng thành công lâu dài thường không chỉ có lợi nhuận về mặt tài chính mà còn được cộng đồng nhận thấy là không quá tác động tiêu cực đến chất lượng sống của cộng đồng. Nếu các dự án DL cộng đồng phát triển quá nhanh, các tác động không mong muốn thường có thể xảy ra như phá vỡ tính riêng tư, môi trường xuống cấp, đố kỵ và va chạm trong nội bộ cộng đồng địa phương (đặc biệt nếu các dự án DL cộng đồng không bao gồm hoặc mang lại lợi ích cho tất cả mọi người), và lạm phát giá cả hàng tiêu dùng và dịch vụ. Như vậy, cần có thời gian phù hợp để đủ thời gian cho “cam kết của cộng đồng” và cho phép học tập, phát triển, tham vấn và xây dựng năng lực cho những người điều hành dự án DL cộng đồng. e. Giám sát và điều chỉnh Dự án DL cộng đồng thành công là dự án liên tục phát triển cùng với nhu cầu của khách hàng cũng như nhu cầu của cộng đồng. Tuy nhiên, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể biết chính xác phải phát triển như thế nào nếu doanh nghiệp đó không biết mình đang hoạt động tốt ở chỗ nào và chưa được ở tốt ở chỗ nào. Giám sát định kỳ, đánh giá và điều chỉnh có ý nghĩa quyết định tới thành công của dự án DL cộng đồng nhằm duy trì các tiêu chuẩn chất lượng, theo dõi các ảnh hưởng có hại của DL đến cộng đồng địa phương và đảm bảo sản phẩm phù hợp với thị trường. Vì vậy, các chỉ số đơn giản nên được thống nhất và thông báo đến cộng đồng để đánh giá và theo dõi thành công. Các chỉ số này đặc trưng gồm các lĩnh vực như hiệu quả kinh tế, các tác động môi trường, mức độ hài lòng của khách DL và phúc lợi của cộng đồng địa phương. 3.3. Đề xuất điều kiện, tiêu chí, mục tiêu mô hình du lịch bền vững a, Điều kiện chung - Có cộng đồng dân cư địa phương sinh sống hoặc liền kề với khu vực phát triển du lịch;
  6. 482 Trương Thị Luân, Hoàng Xuân Trọng - Có nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa với khả năng thu hút khách DL. Đây là điều kiện cơ bản để nguồn tài nguyên là tiền đề hay cơ sở để tổ chức các hoạt động DL; - Có cơ chế chính sách và các biện pháp khuyến khích hợp lý từ các tổ chức quản lý, các ngành liên quan để tạo ra một môi trường thuận lợi cho DL cộng đồng. - Có lượng khách đủ lớn về số lượng và đảm bảo chất lượng (khả năng thanh toán), ổn định cho vùng, từ đó đảm bảo khối lượng công ăn việc làm và thu nhập đều đặn cho cộng đồng. - Có cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ khách DL; - Mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng; - Ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng, chú trọng duy trì sự cân bằng sinh thái. - Có khả năng hình thành điểm DL và tham gia liên kết với các điểm DL khác trong huyện, trong tỉnh và trong vùng góp phần thúc đẩy phát triển DL của địa phương và của tỉnh. b) Một số tiêu chí cụ thể về mô hình DL bền vững - Có bộ máy tổ chức ban quản lý DL khu DL Sơn La, có ban quản lý DL cộng đồng mỗi bản do cộng đồng tín nhiệm và bầu, được cấp có thẩm quyền công nhận. - Có chương trình hoạt động, kinh doanh, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách DL, phát triển bền vững và đúng định hướng. - Cộng đồng dân cư tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động DL; Có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa địa phương; Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn khách hàng đến địa phương. Cộng đồng phải xây dựng được quy ước, hương ước về hoạt động DL của mình và được cấp chính quyền phê chuẩn. - Các hoạt động kinh doanh dịch vụ phải đăng ký kinh doanh và được cấp có thẩm quyền cho phép. - Khu vực, điểm có tiềm năng, tài nguyên DL phải được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh Sơn La. c) Mục tiêu mô hình DL bền vững - Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương. - Mang lại cho khách hàng những chuyến DL có chất lượng và có trách nhiệm. - Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của mọi thành viên trong xã hội về các tác động từ các hoạt động DL tới môi trường, tập quán sinh sống của cộng đồng và ngược lại. - Đảm bảo phân chia công bằng các lợi ích có được từ hoạt động phát triển DL. Đảm bảo quyền quyết định của mọi thành phần trong xã hội đối với các nguồn lực mà ngành DL và các ngành kinh tế khác cùng sử dụng để phát triển. - Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên DL một cách bền vững. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất cho mô hình DL cộng đồng tồn tại lâu dài. - DL cộng đồng có sự tham gia của các thành viên trong địa phương nên dễ dàng giúp du khách hiểu được những giá trị của cộng đồng tại điểm đến. - DL cộng đồng cung cấp những sản phẩm DL với các đặc trưng tiêu biểu về văn hóa, xã hội và môi trường của cộng đồng địa phương. 4. KẾT LUẬN Mô hình đã chỉ ra các thành tố, vai trò của các bên tham gia, quy trình các bước vận hành mô hình DL bền vững, cũng như các điều kiện, tiêu chí, mục tiêu cần đạt được. Trong đó, vai trò của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc ban hành cơ chế chính sách, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư cùng tham gia tạo dựng và cung ứng giá trị sản phẩm DL nông nghiệp cho nhóm du khách mục tiêu được ưu tiên lựa chọn. Việc vận dụng và phát triển mô hình này tại các tỉnh vùng Tây Bắc vốn có lợi thế về DL cộng đồng và nông nghiệp xanh sẽ phát huy hiệu quả kinh tế, văn hóa xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường.
  7. Mô hình du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp 483 theo định hướng xanh và bền vững tại vùng Tây Bắc TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Kỳ Anh, Nguyễn Việt Quốc (2012), Xây dựng mô hình phát triển DL bền vững thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. [2]. Vũ Trí Dũng (2011), Marketing lãnh thổ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. [3]. Đỗ Trọng Dũng (2011), Phát triển DL sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên, Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên. [4]. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001), DL bền vững, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [5]. Hoàng Xuân Trọng (2015), Đánh giá các yếu tố thành công của marketing địa phương với phát triển DL bền vững các tỉnh miền núi Việt Nam (nghiên cứu điển hình trường hợp tỉnh Sơn La”, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 88, tháng 12 năm 2015. COMMUNITY-BASED TOURISM IN ASSOCIATION WITH AGRICULTURE FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF THE NORTHWEST VIETNAM Truong Thi Luan, Hoang Xuan Trong Tay Bac University Email: tronghx@utb.edu.vn Abstract: The Northwest provinces are considered to have great potential to develop tourism in association with agriculture. There are a number of advantages regarding to natural landscapes, spacious fertile land, cool climate, humanistic tourism resourcesas well as local products and specialties. This paper is based on analyzing and applying the theory of sustainable tourism models and value chain linking to develop the role of the state, business and local people to create agricultural tourism products and typical tour routes in the Northwest. Keywords: community tourism, agricultural tourism, sustainable development, Northwest region.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2