intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình nhà nước phát triển: Một nghiên cứu tổng quan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của nghiên cứu các vấn đề tổng quan về mô hình nhà nước phát triển, do vậy tác giả đã tiến hành rà soát, xem xét các tài liệu khoa học đáng tin cậy có liên quan đến nội dung nghiên cứu, kết quả thu về được 24 tài liệu đáng tin cậy và mang tính khoa học, từ đó phân tích các vấn đề chung về khái niệm nhà nước phát triển , mô hình nhà nước phát triển ở các quốc gia và ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả thảo luận một số vấn đề đối với việc xây dựng nhà nước phát triển trong bối cảnh thế kỷ 21.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình nhà nước phát triển: Một nghiên cứu tổng quan

  1. MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC PHÁT TRIỂN: MỘT NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN Võ Thị Cẩm Tú 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Liên hệ email: tuvtc@tdmu.edu.vn. TÓM TẮT Mục tiêu chính của nghiên cứu các vấn đề tổng quan về mô hình nhà nước phát triển, do vậy tác giả đã tiến hành rà soát, xem xét các tài liệu khoa học đáng tin cậy có liên quan đến nội dung nghiên cứu, kết quả thu về được 24 tài liệu đáng tin cậy và mang tính khoa học, từ đó phân tích các vấn đề chung về khái niệm nhà nước phát triển , mô hình nhà nước phát triển ở các quốc gia và ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả thảo luận một số vấn đề đối với việc xây dựng nhà nước phát triển trong bối cảnh thế kỷ 21. Từ khóa: “Chính phủ phát triển, “Mô hình Chính phủ phát triển”; “Mô hình nhà nước phát triển”, “Nhà nước phát triển”. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm nhà nước phát triển (Developmental State) đầu tiên được đưa ra từ nghiên cứu một nước tư bản chủ nghĩa là Nhật Bản, mặc dù Nhà nước Nhật Bản được gọi là nhà nước phát triển - NNPT, nhưng về bản chất vẫn là nhà nước tư sản - nhà nước dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu. Tuy nhiên, đến nay khái niệm NNPT không còn là khái niệm độc quyền của chủ nghĩa tư bản nữa mà đã sử dụng rộng rãi trong những quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa (Đinh Văn Thụy, 2017). Johnson lần đầu tiên đề xuất khái niệm NNPT, sử dụng thuật ngữ này để mô tả các chính sách can thiệp mạnh mẽ do Nhật Bản thực hiện nhằm dẫn đến công nghiệp hóa nhanh chóng, bền vững và phát triển kinh tế lâu dài. Thuật ngữ này đã trở thành cách viết tắt cho sự trỗi dậy thành công của các quốc gia công nghiệp hóa mới (NIC) ở Đông Á, hay còn gọi là “Những con hổ châu Á” – Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Trong giai đoạn bắt đầu từ Thế chiến thứ hai và tiếp tục cho đến những năm 1980, các chiến lược phát triển của họ được định hình bởi một hệ tư tưởng chính trị ưu tiên nâng cao mức thu nhập và duy trì tăng trưởng công nghiệp (hay 'chủ nghĩa GNP'). Mô hình này khẳng định nhà nước là chìa khóa cho quá trình phát triển, có khả năng và ý định giải quyết các thất bại thị trường, khan hiếm vốn và thiếu sự phối hợp giữa chính phủ và giới tinh hoa công nghiệp (Jewellord Nem Singh và Jesse Salah Ovadia, 2018). Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc, Philippines và Indonesia đều được xếp vào nhóm các quốc gia đang phát triển. Khi so sánh tốc độ tăng trưởng của họ với nhiều nền kinh tế phương Tây, kết quả thật đáng kinh ngạc. Hoa Kỳ phải mất khoảng 50 năm để tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế của mình trong thời kỳ nền kinh tế cất cánh vào cuối thế kỷ 19 và người ta ước tính rằng Vương quốc Anh phải mất khoảng 60 năm để làm được điều tương tự. Một số nước Đông và Đông Nam Á ngày nay đã tăng gấp đôi nền kinh tế của mình sau mỗi 10 năm. Nhà nước Phát triển là một phần không thể thiếu trong các hành động của chính phủ nhằm giảm nghèo. Trung Quốc đã giúp 600 triệu người thoát nghèo trong 30 năm qua hầu như chỉ nhờ hình thức lập kế hoạch kinh tế ở cấp nhà nước này. Sự tiến bộ trong các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc phần lớn là nhờ hình thức quản trị này (United Nations, 2014) Đầu những năm 2000, có thể thấy rõ sự tiến bộ đáng chú ý ở Argentina, Brazil, Ethiopia, Rwanda và Trung Quốc – tất cả đều là những ví dụ mới hơn về tư duy theo chủ nghĩa phát triển với những thành công khác nhau. Chiến lược tăng trưởng của Argentina, Brazil, Ethiopia, Rwanda và Trung Quốc liên quan đến việc tập trung quản lý tiền thuê, tăng cường mối quan hệ chính trị giữa chính phủ và các nhà tư bản trong nước, đồng thời điều chỉnh chính sách công nghiệp và tài chính do nhà nước hậu thuẫn để tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới (Jewellord Nem Singh và Jesse Salah Ovadia, 2018) . 357
  2. Có thể thấy, NNPT không phải là một kiểu nhà nước mà là một mô hình nhà nước, bởi mô hình nhà nước đó đã đưa ra cách thức tổ chức và thực thi quyền lực tương đối mới, đặc biệt là trong việc can dự vào thị trường (Đinh Văn Thụy, 2017).Cách thức nhà nước rút một phần khỏi nền kinh tế sau cuộc cách mạng công nghiệp, nhưng nhà nước phát triển vẫn tiếp tục có vai trò quan trọng vai trò định hướng chính sách công nghiệp và thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô tích cực (Luiz Carlos Bresser-Pereira, 2019). Tuy nhiên, nếu coi mô hình NNPT là đồng nhất và là kế hoạch chi tiết cho sự phát triển sẽ là một sai lầm. Thật vậy, Evans lập luận mạnh mẽ về sự cần thiết phải xây dựng các nhà nước thực dụng, linh hoạt có thể ứng phó với những thách thức mới và thay đổi bối cảnh quốc tế, đồng thời tránh việc cắt xén thể chế và một kích thước phù hợp với mọi cách tiếp cận chính sách phát triển (Jewellord Nem Singh và Jesse Salah Ovadia, 2018). Như vậy trong bối cảnh hiện nay, cần nhìn nhận lại khái niệm cũng như cách tiếp cận về mô hình nhà nước phát triển, đồng thời tiếp tục suy nghĩ và phân tích các loại và hình thức NNPT đang diễn ra tồn tại trên thế giới, cách thức nhà nước đó vận hành thành công là cần thiết. Từ những lý giải trên, dựa trên các nghiên cứu và tài liệu sẵn có, chúng tôi sử dụng các phương pháp tiếp cận tài liệu có hệ thống để khám phá các tài liệu có sẵn bằng cách xác định các lý thuyết nổi bật; phân bố địa lý của các bài báo đã xuất bản; và nghiên cứu cần thiết mô hình của một số quốc gia, khái quát các mô hình này và đưa ra các hướng nghiên cứu trong tương lai về NNPT. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dựa trên mục đích của nghiên cứu, tác giả tiến hành rà soát và xem xét tài liệu khoa học (gồm các bài báo khoa học, sách, luận văn và báo cáo hội thảo) bằng tiếng Anh và tiếng Việt, sau đó tác giả tiến hành điều chỉnh mô hình PRISMA (Page et al. 2021) với các kết quả được tìm thấy có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Bộ sưu tập cốt lõi Web of Science (WoS) đã được chọn để lấy mẫu của tác giả từ năm 2014 đến cuối năm 2023. Từ khóa tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu Web of Science, Google Scholar, Research Gate được phân thành hai loại. Danh mục đầu tiên là “nhà nước phát triển" hoặc “chính phủ phát triển. Trong danh mục tìm kiếm này, tác giả đã tiếp cận ra 230 bài viết. Danh mục tìm kiếm thứ hai là "mô hình chính phủ phát triển" hoặc “mô hình nhà nước phát triển, tác giả tiếp cận 80 bài viết. Sau khi sàng lọc các tiêu đề, tóm tắt và nội dung, tác giả sử dụng 24 bài viết phù hợp với mục đích nghiên cứu cho phân tích này. 2.1. Phân bố về thời gian Có thể thấy, mô hình nhà nước phát triển đã được quan tâm và nghiên cứu từ đầu những năm 1980. Tuy nhiên tác giả chọn khoảng thời gian lấy mẫu từ 2014 đến cuối năm 2023 để đánh giá các bài viết mang tính mới trong cách tiếp cận về nhà nước phát triển. Kết quả cho thấy số lượng các bài viết tập trung khá nhiều vào giai đoạn từ năm 2017 – 2019. Kết quả thời gian ra đời các bài viết từ WoS được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 1. Số lượng bài viết tác giả thu thập theo từng năm (từ năm 2014-2023) Số lượng bài viết 8 7 6 5 4 3 2 1 0 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 358
  3. 2.2. Phân bố về khu vực Nghiên cứu của tác giả được tiến hành rà soát và xem xét tài liệu khoa học bằng tiếng Anh và tiếng Việt, do vậy tác giả tiếp cận về khu vực bao gồm các nghiên cứu trong nước và quốc tế. Riêng các bài viết quốc tế tác giả có phân theo châu, kết quả thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2. Số lượng bài viết tác giả thu thập theo khu vực trong và ngoài nước Phân bố về khu vực Số lượng Các bài viết trong nước 11 Châu Á 4 Châu Âu 5 Các bài viết quốc tế Châu Mỹ 2 Châu Phi 2 2.3. Các phương pháp được áp dụng Các phương pháp được xem xét trong các bài viết của WoS khi nghiên cứu về NNPT chủ yếu là các phương pháp sau: Phương pháp tiếp cận có hệ thống các nguồn thư mục, nhằm tiến hành một Nghiên cứu hiện đại nhất về Lý thuyết và khái niệm về NNPT (Isaias Albertin De Moraes, 2023)[1]; Phương pháp quan sát thực nghiệm (Giulio Regeni và Georgeta Vidican Auktor, 2017)[2]; Phân tích theo ngành/lĩnh vực cụ thể, từng quốc gia và tập trung vào chính sách để làm nổi bật các đặc điểm, triển vọng và thách thức đối với các quốc gia đang phát triển trong thế kỷ XXI (Jewellord Nem Singh và Jesse Salah Ovadia, 2018)[3]. Các bài viết có trình bày phương pháp nghiên cứu là các bài viết ở Châu Âu [2][3] và Châu Mỹ [1]. 2.4. Các lý thuyết nền đã được áp dụng Các tác giả đã sử dụng nhiều lý thuyết khác nhau để nghiên cứu về vấn đề mà họ quan tâm và phù hợp với bối cảnh của NNPT, tuy nhiên có thể tổng kết các lý thuyết phổ biến mà các tác giả đã sử dụng, bao gồm: Lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế (Isaias Albertin De Moraes, 2023); Lý thuyết kinh tế của Keynes (Nguyễn Hoàng Anh; 2018); Lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp (Luiz Carlos Bresser-Pereira; 2019); Lý thuyết hiện đại hóa; Lý thuyết phụ thuộc; Lý thuyết về hệ thống thế giới (Lionel Effiom and Peter Ubi; 2019); đặc biệt các tác giả sử dụng học thuyết của Chalmers Ashby Johnson (1982), và gọi tên chung là lý thuyết nhà nước phát triển (Lionel Effiom and Peter Ubi; 2019); Ha Joon Chang (2021). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái niệm nhà nước phát triển Khái niệm Nhà nước kiến tạo phát triển được học giả Chalmers Ashby Johnson (1982) đưa ra lần đầu năm 1982 khi nghiên cứu về Nhật Bản, với nội dung là “một mô hình quản lý trong đó nhà nước đề ra các chính sách mang tính định hướng phát triển, tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô”. Đến năm 2005, Richard Boyd và Tak-Wing Ngo (2005) cho rằng nhà nước kiến tạo phát triển là mô hình nhà nước kết hợp được ưu điểm, đồng thời khắc phục được nhược điểm của cả hai mô hình nhà nước điều chỉnh và nhà nước kế hoạch hóa tập trung, nhấn mạnh vai trò kiến tạo phát triển thông qua lựa chọn chính sách công một cách duy lý và có kế hoạch, việc lựa chọn và thực hiện những chính sách phát triển này do một bộ máy chức nghiệp độc lập, chuyên nghiệp thực hiện. Các tác giả trong giai đoạn này cũng nhấn mạnh đến sự thay đổi trong kinh tế, cho rằng “Nhà nước phát triển cung cấp một ví dụ kinh điển về cách các thể chế tạo ra sự khác biệt trong thay đổi kinh tế, vì đây là một trong những thể chế đã định hình lại một cách đáng kể nhất quỹ đạo tăng trưởng kinh tế tương đối của quốc gia vào cuối thế kỷ XX” (Chang Evans, 2005) Tuy nhiên từ năm 2010 khái niệm trên có nhiều hạn chế, khái niệm NNPT đã không còn được ưa chuộng trong chính sách phát triển là sự tự lựa chọn của các trường hợp thành công, điều đó có nghĩa là các trường hợp thất bại có xu hướng không được đánh giá đầy đủ (Fine và cộng sự, 2013). 359
  4. Một yếu tố hạn chế khác, được giải thích bởi Whitfield, Therkildsen, Buur & Kjaer (2015) cho rằng hầu hết các nghiên cứu đều quan tâm đến việc thiết lập rằng nhà nước có vai trò trong quá trình công nghiệp hóa muộn, thay vì tập trung vào động lực chính trị làm cho sự can thiệp của nhà nước có thể thực hiện được và thành công. Như vậy, bất chấp tập trung vào sự gắn kết và quyền tự chủ của nhà nước, nền chính trị của nhà nước can thiệp được hiểu khá hẹp. Từ những bất cập này, các nghiên cứu từ năm 2016 trở về đây cho rằng NNPT cần được nhìn nhận một cách khái quát hơn, không chỉ trong việc tăng trưởng kinh tế mà còn gắn với phát triển xã hội: “Nhà nước phát triển là nhà nước trong đó chính phủ tham gia sâu sắc vào việc lập kế hoạch kinh tế vĩ mô và vi mô nhằm phát triển nền kinh tế”, cộng thêm “trong khi cố gắng triển khai các nguồn lực của mình để phát triển cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân” (United Nations, 2014); “Một nhà nước phát triển cố gắng cân bằng tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nó sử dụng các nguồn lực của nhà nước và ảnh hưởng của nhà nước để đẩy lùi tình trạng nghèo đói và mở rộng các cơ hội kinh tế” (Education and Tranning Unit, 2016) . NNPT có hai khía cạnh: kinh tế và chính trị-xã hội. Ở cấp độ kinh tế, NNPT thực hiện sự can thiệp thực chất và có ý thức vào nền kinh tế theo cách gần như cách mạng, mong muốn phát triển kinh tế một cách bền vững, toàn diện và sáng tạo. Chủ nghĩa can thiệp kinh tế, đối với Nhà nước phát triển, có một dự án được vạch ra - đặc biệt là về chính sách công nghiệp và sự phức tạp trong sản xuất. Nó thông qua kế hoạch hợp lý của nền kinh tế - đòi hỏi các ngân hàng phát triển, các tổ chức phát triển Nhà nước và một cơ quan thí điểm. Nó điều phối khu vực phi cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng sự mở cửa có chọn lọc của thị trường, thiết lập các kích thích và quan tâm đến năm mức giá kinh tế vĩ mô (tỷ lệ lợi nhuận, lãi suất, tỷ lệ tiền lương, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái) (Isaias Albertin De Moraes; 2023). Nhà nước này không đứng ngoài thị trường nhưng cũng không làm thay thị trường, mà chủ động can dự vào thị trường ở mức độ hợp lý để thúc đẩy phát triển và hiện thực hóa các mục tiêu đề ra (Đinh Văn Thụy, 2017). Ở cấp độ chính trị - xã hội, Nhà nước Phát triển xuất hiện từ sự lãnh đạo chính trị nhằm mục đích lãnh đạo, hoạch định cơ cấu và cải cách các thể chế nhằm tạo ra các tác nhân kết nối và phương tiện tổ chức ở cấp quốc gia và quốc tế nhằm thúc đẩy những thay đổi theo hướng phát triển kinh tế mà không cần những xung đột căn bản. Nhà nước Phát triển phải duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo. Nó phải dân chủ hóa việc tiếp cận vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn xã hội. Hành động trong nước mang tính can thiệp-tiên phong hơn trong khi hành động quốc tế mang tính chất cải cách hậu cần. Những hành động này có phạm vi thành lập các hội đồng và hiệp hội phát triển - với mạng lưới kết nối dày đặc - chịu trách nhiệm thúc đẩy sự liên minh của các tầng lớp xã hội phát triển, giám sát các cơ chế có đi có lại, đồng thời cho phép sự tham gia của một số thành phần xã hội trong việc xây dựng, phân phối và đánh giá cao các giá trị xã hội. chính sách và đầu tư công, đảm bảo hỗ trợ chính trị và xã hội ở cấp quốc gia và quốc tế. Nhà nước Phát triển phải dựa vào một bộ máy quan liêu hoặc nhóm kỹ thuật chuyên ngành có nội dung trọng dụng nhân tài được tập trung hóa hoặc có cơ cấu trong một mạng lưới - gắn liền với các tầng lớp xã hội nhưng có quyền tự chủ (tự chủ gắn liền) - áp dụng ngân sách tổng hợp dành cho các khoản đầu tư có thẩm quyền để mở rộng tiềm năng và năng lực của các tầng lớp xã hội năng suất, chịu trách nhiệm duy trì thu nhập cao hơn trong tương lai (Isaias Albertin De Moraes; 2023). Bên cạnh đó, thành phần tự chủ của mô hình NNPT Đông Á mà Nhật Bản tiêu biểu đạt được là nhờ nhà nước áp đặt ý chí của mình lên người dân hoặc thông qua việc thực thi thái độ độc tài mềm mỏng (Wade, 1990; Johnson, 1982), Evans (1995); Weiss (1998) nhấn mạnh các khái niệm động lực hợp tác về sự gắn kết và sự phụ thuộc lẫn nhau được quản lý tương ứng như là cơ sở thay thế cho quyền tự chủ của NNPT. Nhưng Edigheji (2005) chỉ trích những khuôn khổ này với lý do chúng chỉ xác định một liên minh của giới tinh hoa, bao gồm một bên là chính phủ và một bên là doanh nhân, do đó tước quyền tham gia của một bộ phận xã hội rộng lớn hơn vào quá trình phát triển. Do đó, Edigheji khẳng định và thúc đẩy khuôn khổ NNPT dân chủ (Robinson và White, 1998), dựa trên việc xây dựng sự đồng thuận, sự tham gia, quyền tự chủ và sự gắn kết. Điều này trái ngược với mô hình Đông Á (Nhật Bản, Trung Quốc), nơi đạt được sự phát triển mà phải trả giá bằng quyền tự do dân sự, bởi vì Nhà nước áp đặt ý chí của mình lên người dân và thường bị coi là đàn áp và không khoan dung (Lionel Effiom and Peter Ubi, 2019). 360
  5. Trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp cận khái niệm về nhà nước kiến tạo phát triển cần mở rộng hơn, là “một nhà nước có cam kết trách nhiệm và có uy tín với sự phát triển, trong đó uy tín của nhà nước là từ mong đợi của công dân và các bên liên quan khác, vì nhà nước có thể thực hiện các cam kết và trách nhiệm đối với phát triển (David Levi-Faur, 2012). Nhà nước Phát triển cần phải có các cấu trúc phát triển (năng lực nhà nước) và sử dụng chúng để thực hiện các vai trò phát triển (Vũ; 2007). Cụ thể hơn, Nhà nước cần có năng lực chiến lược, tổ chức và kỹ thuật để thực hiện vai trò phát triển của mình. Tất cả những nhiệm vụ này đòi hỏi phải nhấn mạnh hơn vào năng lực con người của nhà nước để thực hiện công việc của mình (Education and Tranning Unit, 2016). Ở Việt Nam, với mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước, quan điểm về Nhà nước kiến tạo phát triển về thực chất đã được hình thành trong nhiều chính sách. Tuy nhiên, bản chất, nội dung của khái niệm “Chính phủ kiến tạo” chưa được làm rõ. Đến năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức tuyên bố mục tiêu xây dựng một Chính phủ kiến tạo và phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân. Đặc biệt, thuật ngữ “Chính phủ kiến tạo” xuất hiện chính thức trong văn bản của Nhà nước ta là trong Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/12/2016 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Theo đó, Nghị quyết chỉ rõ: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân, nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân” (Nguyễn Thanh Quý, 2023). Hiện nay, có nhiều bài viết khác nhau viết về chính phủ kiến tạo phát triển, do đó có thể định hình nội hàm của khái niệm Chính phủ kiến tạo phát triển mà Việt Nam đang xây dựng như sau: Bảng 3. Thống kê các quan niệm về chính phủ kiến tạo phát triển Việt Nam TT Quan niệm về chính phủ kiến tạo phát triển Tác giả Việt Nam 1 Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp Phan Hải Hồ (2019) Ngô Thị Mai Diên (2018) 2 Là Chính phủ hành động, nói đi đôi với làm, đề cao trách nhiệm Phan Hải Hồ,(2019) cá nhân 3 Xây dựng phúc lợi xã hội phải tốt Phan Hải Hồ (2019) Ngô Thị Mai Diên (2018) 4 Có năng lực (dự báo xu hướng vận động, nuôi dưỡng, dẫn dắt, định Ngô Thị Mai Diên (2018) hướng, thúc đẩy sự phát triển) và chủ động trong thiết kế chính Đỗ Thị Kim Tiên (2018) sách và pháp luật Nguyễn Trọng Bình (2020) 5 Hoạt động trên tinh thần xây dựng, tạo ra một môi trường cho mọi Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn chủ thể có cơ hội tìm kiếm và thực hiện mưu cầu hạnh phúc của Đăng Duy (2017) mình mà không trực tiếp làm tất cả mọi việc cho người dân 3.2. Khái quát một số mô hình nhà nước phát triển Từ nguồn WoS mà tác giả tiếp cận, có thể khái quát một số đặc trưng trong mô hình NNPT ở các quốc gia điển hình trên thế giới, thể hiện ở Bảng sau: Bảng 4. Thống kê các đặc trưng của các mô hình nhà nước phát triển Stt Mô hình Đặc trưng Tác giả NNPT 1 Các quốc 1/ Chuyển đổi nhà nước thông qua việc tạo ra một bộ máy quan liêu Jewellord Nem gia Đông chuyên nghiệp hóa, trọng dụng nhân tài cùng với một nhóm các nhà Singh và Jesse Á quản trị khá tách biệt, về tổng thể tạo nên sự phát triển lịch sử về năng Salah Ovadia lực nhà nước (2018) 2/ Ủng hộ doanh nghiệp định hướng trong hoạch định chính sách tạo ra một liên minh cùng có lợi giữa các quốc gia và doanh nghiệp lớn, 3/ Sự hiện diện của những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, sau đó tạo ra một điều kiện cơ cấu trong đó giới tinh hoa quốc gia phải đối phó với 'sự dễ bị tổn thương mang tính hệ thống' của họ và do đó tập trung vào phát triển kinh tế như là nguồn chính cho tính hợp pháp chính trị của họ 2 Nhật Bản 1/Ưu tiên phát triển kinh tế của nhà nước là mục tiêu quốc gia; Haoyu Zhai (2016) 361
  6. 2/Bộ máy quan liêu kinh tế có năng lực và tự chủ của nó được minh họa bởi các bộ; 3/ Tạo điều kiện thuận lợi hiệu quả cho sự phát triển kinh tế thông qua các biện pháp can thiệp có mục tiêu vào nền kinh tế. 3 Trung Mô hình Trung Quốc bao gồm một chế độ độc tài nhằm hướng dẫn Katelyn DeNap Quốc phát triển kinh tế, hạn chế khả năng tiếp cận quá trình hoạch định chính (2017) sách và ngăn chặn sự hình thành các nhóm lợi ích, chẳng hạn như liên đoàn lao động, vốn có thể làm xao lãng ưu tiên tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên hiện nay Chính phủ Trung Quốc đã coi trọng các hợp đồng công - tư trong đầu tư phát triển hạ tầng 4 Brazil và Sử dụng sự phát triển theo ngành cụ thể thông qua chính sách nội dung Jewellord Nem Argentina địa phương, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng theo phong cách Keynes và xây Singh và Jesse dựng các mối liên kết liên ngành, trong việc duy trì công nghiệp hóa Salah Ovadia khi giới tinh hoa chính sách xác định các nguồn tăng trưởng và cảm (2018) hứng mới cho việc hoạch định chính sách công nghiệp. 5 Mauritius NNPT Mauritius mang tính dân chủ xã hội hơn là độc tài; nó tập trung Courtney Lindsay nhiều vào phúc lợi xã hội cũng như vào khả năng cạnh tranh và năng (2018) suất; và nó không bao giờ đã sử dụng 'các chính sách công nghiệp khắc nghiệt làm bóp méo thị trường, ưu tiên trợ cấp và khuyến khích. 6 Việt Nam 1/ Chính phủ lấy người dân làm trung tâm Nguyễn Trọng 2/ Chính phủ không can thiệp sâu vào đời sống kinh tế - xã hội của Bình (2020) người dân và doanh nghiệp, chuyển từ vai trò quản lý, điều hành sang Đỗ Văn Thắng vai trò kiến tạo phát triển; (2017) 3/ Chính phủ công khai, minh bạch thông tin Nguyễn Thanh Quý 4/ Chính phủ coi trọng pháp quyền (2023) 5/ Chính phủ hiệu quả Nguyễn Thị Tố 6/ Chính phủ liêm chính, có tính trách nhiệm Quyên (2019) 7/ Chính phủ có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu Nguyễn Thị Thu Hòa và Vũ Thị Loan (2018) 3.3. Thảo luận Một là, việc sử dụng khái niệm NNPT trong nghiên cứu học thuật và chính sách công vẫn là một công cụ phân tích lý thuyết cơ bản vào đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên, khái niệm Nhà nước phát triển - được các học giả đưa ra trong những năm 1980 và 1990 - đã lỗi thời như một công cụ nghiên cứu phân tích lý thuyết. Với sự mở rộng và tăng cường của Cuộc cách mạng công nghệ-khoa học-thông tin, do đó, toàn cầu hóa, khái niệm Nhà nước phát triển vẫn còn cơ bản, nhưng nó đã trở nên phức tạp, rắc rối, tổng hợp và năng động hơn (Visitante do Centro de Engenharia,2023) Hai là, không có một mô hình NNPT nào có thể áp dụng cho tất cả mọi quốc gia, nhưng việc nghiên cứu các mô hình trên cơ sở các lý thuyết nền tảng có thể lý giải vì sao các quốc gia đạt được sự phát triển trong quá khứ, đúc kết kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Ba là, các quốc gia phát triển của thế kỷ 21 đối diện với các thách thức như: biến đổi khí hậu và môi trường suy thoái; cơ cấu phi công nghiệp hóa ảnh hưởng đến thế giới đang phát triển; và đã thay đổi không gian chính sách bên trong quốc gia nào có thể hoạt động do sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng (Giulio Regeni và Georgeta Vidican Auktor, 2017), … đòi hỏi cần có mô hình NNPT năng động hơn, phù hợp hơn. Bốn là, trên khắp thế giới với các quốc gia khác nhau lịch sử, hệ tư tưởng và các nguồn lực luôn luôn và nhất thiết phải hướng nội và hướng ngoại để tìm kiếm sự kết hợp thú vị của các yếu tố phù hợp với họ và mang lại sự phát triển có ý nghĩa (Matthew L. Bishop và cộng sự 2018). 4. KẾT LUẬN Trong tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến mô hình NNPT, tác giả đã tổng hợp tài liệu từ các nguồn tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt, xây dựng khung phân tích bao gồm khái niệm NNPT, một số mô hình NNPT ở các quốc gia điển hình và thảo luận một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng NNPT hiện nay. Với mục đích nghiên cứu, các bài viết được lấy từ bộ sưu tập WoS cốt lõi, không có cơ sở dữ liệu như Scopus, PubMed và các bài viết hội thảo chưa được xem xét, đó cũng là hạn chế trong nghiên cứu này. 362
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh. N.H (2018), Chính phủ kiến tạo phát triển và một số liên hệ với Việt Nam; 2. Bình N.T (2020), Xây dựng Chính phủ kiến tạo ở Việt Nam hiện nay – tiếp cận từ lý luận quản trị tốt, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 08 (408), tháng 4/2020; 3. BMI (2021), The PRISMA 2020 statement: an updated guideline for reporting systematic reviews, 4. Chalmers Johnson (1982), MITI and the japanese miracle, Stanford University Press, CA. 5. David Levi-Faur, “States Making & Market Building for the Global South: The Developmental State vs. The Regulatory State?” Jerusalem Papers in Regulation & Governance, Working Paper No.44, July 2012 6. Diên N.T.M(2018) Chính phủ kiến tạo: Kinh nghiệm của Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến. 7. Dung N.Đ, Duy N.Đ (2017), Chính phủ kiến tạo và những thử thách, Tạp chí Tổ chức nhà nước; 8. Education and Tranning Unit (ETU): “The Developmental State”; 9. Giulio Regeni; Georgeta Vidican Auktor (2017), The developmental state in the 21st century: calling for a new social contract, German Development Institute 10. Ha Joon Chang (2021), Different Models of Developmental State, Biznomics Magazine 13/7/2021 11. Jewellord Nem Singh và Jesse Salah Ovadia (2018), The theory and practice of building developmental states in the Global South, Taylor and Francis Online; 12. Hòa N.T.T; Loan V.T (2018), Mô hình chính phủ kiến tạo - cách tiếp cận từ thế giới đến Việt Nam, 13. Jewellord Nem Singh và Jesse Salah Ovadia (2018), The theory and practice of building developmental states in the Global South, Taylor and Francis Online 14. Isaias Albertin De Moraes (2023), The concept of Developmental State revisited, Brazilian Journal of Political Economy 43 15. Katelyn DeNap (2017), China and the Developmental State Model, China Business Review 16. Lionel Effiom and Peter Ubi (2019), Governance, incentive systems, and institutions: Is A Nigerian 17. Developmental State Achievable?, The Nigerian journal of economic and social studies 18. Luiz Carlos Bresser-Pereira (2019), Models of the developmental state, Cepal Review No.128 19. Matthew L. Bishop và cộng sự (2018), Revisiting the developmental State, Sheffield Political Economy Research Institute SPERI Paper No. 43 20. Peter B. Evans (1995), Embedded autonomy: States and industrial transformation, Princeton University Press, Princeton. 21. Phương N.M; Mai. N.T.N(2018), Kinh nghiệm xây dựng chính phủ kiến tạo của Singapore, Tạp chí Lý luận chính trị số 05/2018 22. Phú N.M(2021), Developmental government for sustainable development and international integration in Vietnam, E3S Web of Conferences 258, 05009 (2021) 23. Quý N.T(2023), Xây dựng chính phủ kiến tạo, tạo động lực tăng trưởng bền vững tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính online; 24. Thắng N.T(2019), Triết lý xây dựng Chính phủ kiến tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Quản lý nhà nước; 25. Thụy Đ.V (2017), Nhà nước kiến tạo phát triển - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Lý luận Chính trị số 9-2017; 26. Tiên Đ.T.K (2018), Chính phủ kiến tạo và phát triển ở Việt Nam - những vấn đề đặt ra, Tạp chí Thanh tra Online, 27. Uyên. N.T.T (2019), Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước 28. United Nations (2016) Economic and Social Commission for Western Asia, A Beginner's Guide to the Developmental State; 29. Vu.T. (2007), State Formation and the Origins of Developmental States in South Korea and Indonesia. Studies in Comparative International Development, 41(4), pp. 27-56. 30. Wade, Robert H. (1990). Governing the market: economic theory and the role of government in East Asian industrialization. Princeton: Princeton University Press. 363
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2