intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thập niên 2030

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này phân tích và rút ra những mô hình tăng trưởng kinh tế thành công ở các quốc gia vùng Đông Á phù hợp với điều kiện tài nguyên thiên nhiên, vốn con người, vốn kỹ nghệ và vốn tài chính của Việt Nam trong thập niên 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thập niên 2030

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN 2030 TS. Hồ Cao Việt TÓM TẮT Từ khoảng đầu thập niên 2000, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với GDP khoảng 6,5% trong 2 thập niên qua. Sự thành công này một phần do Việt Nam đã chọn một con đường riêng cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng trong tiến trình tăng trưởng kinh tế như: sự thua lỗ của những tập đoàn công nghiệp, sự thu hút đầu tư thiếu cân đối, sự chuyển dịch kinh tế kém bền vững, hiệu quả đầu tư vốn kém hiệu quả, hệ lụy gây nên do tăng trưởng rất nghiêm trọng. Với phương pháp tiếp cận những nguồn thông tin – dữ liệu thứ cấp là các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, bài viết này phân tích và rút ra những mô hình tăng trưởng kinh tế thành công ở các quốc gia vùng Đông Á phù hợp với điều kiện tài nguyên thiên nhiên, vốn con người, vốn kỹ nghệ và vốn tài chính của Việt Nam trong thập niên 2030. Từ khoá: Mô hình tăng trưởng kinh tế, Đông Á, mô hình chủ nghĩa phát triển chuyên chế, mô hình phát triển theo triết lý Nhật Bản, mô hình công nghiệp nhị nguyên. ABSTRACT ECONOMIC GROWTH MODELS OF EAST ASIAN COUNTRIES AND EXPERIENCED LESSON FOR VIETNAM TOWARS 2030 Since the early 2000s, Vietnam’s economic growth with Gross Domestic Product (GDP) has been around 6.5% over the past two decades. The achievement is partly because Vietnam has chosen a separate path for socio-economic development. However, in recent years, Vietnam is facing many serious problems in the process of economic growth such as: loss of industrial groups, unbalanced investment attraction, economic transition is not suitable, capital investment efficiency is inefficient, the consequences caused by the growth are very serious. With the approach to information sources, secondary data is the research work of scientists around the worlds, this article analyzes and draws out successful economic growth models in different countries. The East Asian region is suitable to the conditions of natural resources, human capital, industrial capital and financial capital of Vietnam in the 2030s. Keyword: Economic growth model, East Asia, authoritarian development model, Japanese philosophy model, dual industrial model. 1. MỞ ĐẦU Phát triển kinh tế các nước Đông Á như chúng ta đã biết được xem là mô hình đặc trưng, không như những vùng đang phát triển khác trên thế giới, Chính vì thế, những quốc gia Đông Á tiếp tục thúc đẩy sự tranh luận về chính sách trong chu kỳ phát triển quốc tế (Kenichi Ohno, 2003). Chiến lược phát triển có một sự khác biệt lớn giữa các quốc gia châu Á với phương Tây. Ở các nước thành viên Cộng đồng Châu Âu (European Union), thành tựu chủ yếu là giảm nghèo và chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chương trình hướng trực tiếp giúp tầng lớp nghèo trong xã hội. Chính phủ quốc gia phương Tây theo mô hình chính phủ tốt (Good governance) đáp ứng các tiêu chí: Hiệu quả (Efficiency), Sự tham gia (Participation), Tính minh bạch (Transparency), Trách nhiệm giải trình (Accountability). Trong khi đó, các quốc gia Đông Á chú trọng đến tăng trưởng định hướng theo nội dung (growth contents-oriented) (Kenichi Ohno, 2003). 79
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Việt Nam tăng trưởng kinh tế theo mô hình xã hội như Trung Quốc hiện nay và như Liên bang Xô viết trong quá khứ. Trong những thập niên qua, kinh tế Việt Nam dưới sự định hướng của hệ thống chính trị theo mô hình gọi là: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Market economic driven into socialism). Đây chính là một bản sao của mô hình “Kinh tế thị trường bản sắc Trung Quốc” (Market economic following Chinese typical model). Chính phủ Việt Nam cố gắng định hướng nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường (market-oriented economy), giá cả hàng hóa và dịch vụ được quyết định bởi quan hệ cung – cầu. Tuy nhiên, chiến lược mang tính tham vọng này đối mặt với rất nhiều vấn đề. Liệu mô hình tăng trưởng kinh tế này đang gặp phải những cản ngại thị trường và sai lầm thị trường nào ở Việt Nam? Làm thế nào để mô hình này vận hành phù hợp và đáp ứng với bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam? Việt Nam có thể vận dụng mô hình tăng trưởng nào của các nước phát triển ở châu Á, Đông Á cho thập niêm 2030? Bài viết nhằm phân tích và nêu ra một số mô hình tăng trưởng kinh tế gợi ý cho Việt Nam hướng đến thập niên 2030. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tổng quan các công trình nghiên cứu về mô hình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới, nhất là những nước tăng trưởng cao trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và vùng Đông Nam Á như Singapore, từ đó phân tích, đánh giá và đề xuất những mô hình phù hợp với điều kiện Việt Nam là phương pháp tiếp cận chính. Ngoài ra, số liệu thống kê về các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ các nguồn tin chính thức của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) được tham khảo, phân tích và hệ thống hóa. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Mô hình tăng trưởng theo hướng đầu tư và thương mại Các quốc gia theo mô hình này, nền kinh tế có xu hướng đầu tư và tăng trưởng kinh tế nhờ vào hiệu quả của quá trình đầu tư vốn, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực. Từ những năm 1960, với độ mở lớn (Degree of openness) của nền kinh tế đã thu hút một tỷ lệ đầu tư lớn ở các quốc gia gọi là Bốn con Hổ (Four Tigers) hoặc Bốn con Rồng (Four Dragons) (gồm Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hong Kong) với mức tăng trưởng bình quân 7% mỗi năm (Michael Sarel, 1996). Theo Kenichi Ohno (2003) và các nhà kinh tế Nhật, cuối nữa thế kỷ 19, phát triển kinh tế thế giới có nhiều thay đổi và không đồng nhất. Những nước đang phát triển phân cực hơn để bắt kịp (catching up) những quốc gia phát triển và thoát khỏi sự trì trệ (mired in stagnation). Hầu hết các nước Đông Á theo mô hình này. Trong cơn sốc do khủng hoảng tài chính ở châu Á trong những năm 1997-98, hầu hết các nền kinh tế Đông Á có mức tăng trưởng cao so với các nước đang phát triển khác. Những quốc gia phát triển bằng phương thức tham gia vào mạng lưới sản xuất năng động tạo ra do các doanh nghiệp tư nhân (dynamic production network created by private firms). Sự liên kết giữa hợp tác đầu tư và thương mại, một hệ thống lao động quốc tế có trật tự và cấu trúc rõ ràng được tồn tại trong vùng. Dưới hệ thống này, công nghiệp hóa có một bước tiến rõ rệt lan rộng ra các vùng địa lý và tác động sâu vào cơ cấu của nền kinh tế. Thuật ngữ Ngỗng bay (Flying geese) hàm chỉ đến nền kinh tế phát triển theo hướng Cung, đây là mô hình Asian dynamism (Kenichi Ohno, 2003). Với các nước đang phát triển ở Đông Á, phát triển kinh tế chịu sức ép cạnh tranh và quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, qua đó nâng cấp được năng lực công nghiệp từ công nghệ 80
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” thấp lên công nghệ cao. Để bắt đầu phát triển, các nước này không có lựa chọn nào khác ngoài sự tiến hành hội nhập quốc tế thông qua thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, chiến lược hội nhập của các nước đi sau như ASEAN-4 (Singapore, Malaysia, Thailand, Philippines) và các nước mới CLMV (Cambodia-Laos-Myanmar-Vietnam) nên có chiến lược hội nhập khác với các nước phát triển ban đầu như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc (Kenichi Ohno, 2003). Trong thập niên 70 trong đầu thế kỷ 21, các quốc gia dẫn đầu như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đã xuất khẩu hàng hóa. Các quốc gia theo sau đó gồm có Singapore, Malaysia, Thailand và Trung Quốc và bắt kịp rất nhanh những quốc gia dẫn đầu. Theo đó, các quốc gia chậm hơn gồm có Indonesia, Philippines và Việt Nam (Kenichi Ohno, 2003). Đầu tư trực tiếp (The foreign direct investment - FDI) từ các doanh nghiệp tư nhân của quốc gia Đông Á vào Việt Nam là một nhân tố chính góp phần thay đổi tiến trình công nghiệp hóa của Việt Nam (Hình 1). Hợp tác với Nhật Bản - là nhà kiến trúc sư chính trong mạng lưới sản xuất của các quốc gia Đôn Á. Mô hình Asian Dynamism cũng hỗ trợ cho mối quan hệ thương mại và đầu tư song phương với EU và Hoa kỳ cũng như các mạng lưới kinh doanh mở rộng với các nước Đài Loan, Hong Kong và Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Trung Quốc qua các nhà máy như công xưởng của thế giới trở thành một nhân tố quan trọng trong thập niên qua. Việt Nam bắt đầu hội nhập vào mô hình này trong những năm 2000. Nguồn: Kenichi Ohno, 2003. Hình 1.Chuyển dịch cơ cấu đầu tư từ quốc gia Đông Á. Nguồn: Bộ Kinh tế, Thương mại, Công nghiệp. Sách trắng Thương mại Quốc tế 2001. Hình 2. Kim ngạch thương mại phụ tùng và linh kiện máy móc giữa các nước (Tỷ USD/năm). 81
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa các quốc gia Nhật Bản, ASEAN-4, NIEs, Trung Quốc thay đổi đáng kể trong giai đoạn 1990-1998 thể hiện qua kim ngạch thương mại và xuất nhập khẩu các linh kiện, thiết bị, máy móc hàng hóa điện và điện tử (Hình 2). Những nhân tố được các nhà kinh tế xem là nguyên nhân của sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Á gồm (World Bank, 1993) có:  Trình độ học vấn cao.  Khả năng xúc tiến xuất khẩu.  Mức đầu tư và tiết kiệm cao.  Bình đẳng thu nhập và tăng trưởng được chia sẻ.  Mối quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp có hiệu quả.  Sự can thiệp có chọn lọc (nhắm mục tiêu và một số ngành). Để giải thích cho sự tăng trưởng nhanh GDP của các quốc gia Đông Á, Ipek và cộng sự (2014) đã đề cập đến các nhân tố sau: (a) tất cả các quốc gia chuyển dịch từ thay thế nhập khẩu sang thay thế xuất khẩu (Import substitution to export substitution) qua chính sách thu hút đầu tư FDI, tạo ra sự phát triển công nghệ (technological developments). (b) Chính phủ xúc tiến xuất khẩu bằng cách hỗ trợ các tập đoàn lớn (Big corporations) như LG, Hyundai, Samsung bằng các cơ sở hạ tầng như đường sá, điện năng, nền giáo dục tiên tiến, thu hút vốn FDI, tăng doanh thu và số lượng hàng hóa xuất khẩu. Sự thành công các nước Đông Á chính là môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và khuôn khổ pháp lý đáng tin cậy để thúc đẩy sự cạnh tranh trong nước và quốc tế. Định hướng của các quốc gia HPAEs4 là không can thiệp hoạc bóp méo giá cả. Đầu tư hơn vào giáo dục con người và y tế là vai trò quan trọng của chính phủ (John Page, 1994). Tỷ lệ đầu tư cao góp phần vào sự thành công của châu Á, nhưng không thể giải thích cho mức độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người (John Page, 1994). HPAE đã đạt mức tăng trưởng cao bằng sự đầu tư của tư nhân, kết hợp với nguồn vốn con người đang tăng nhanh, là động lực chính của tăng trưởng. Ngành nông nghiệp giảm tầm quan trọng tương đối, đã trải qua tốc độ tăng trưởng nhanh và thay đổi năng suất. Tỷ lệ tăng dân số giảm so với các nước phát triển, nhưng trình độ học vấn của lực lượng lao động được nâng lên. Hệ thống quản lý công có năng lực và hiệu quả (John Page, 1994). - Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế: trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm, có quan điểm cho rằng việc đầu tư là động cơ cho tăng trưởng. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy, hầu hết các nước Đông Á có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục nhờ được hưởng một lượng vốn đầu tư rất lớn và sự thành công trong xuất khẩu. Lập luận lý thuyết liên quan đến tỷ lệ đầu tư cao làm tăng nguồn vốn (tài chính, nhân lực, công nghệ) và tăng mạnh mức độ tăng trưởng thông qua tính quy mô của kinh tế (nhà máy có quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn, thị trường rộng hơn). Định hướng xuất khẩu làm tăng độ mở của nền kinh tế và sự tiếp cận công nghệ nước ngoài và cạnh tranh với nước ngoài, thúc đẩy tiến bộ công nghệ (Michael Sarel, 1996)5. 4 High Performance Asia Economies: Japan, Hong Kong, South of Korea, Singapore (4 Tigers), Đài Loan, Indonesia Malaysia, Thailand (New Industry Countries). 5 Michael Sarel (1996). Growth in East Asia. What We Can and What We Cannot Infer. International Monetary Fund (IMF). 82
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” - Tỷ lệ đầu tư (Invesment rates) hoặc tỷ lệ tiết kiệm (Saving rates) có mối quan hệ nhân quả với tốc độ tăng trưởng (nghĩa là tiết kiệm tạo ra tăng trưởng). Một lập luận cho rằng có mối quan hệ nhân quả đảo người (Tốc độ tăng trưởng tạo ra tỷ lệ đầu tư hoặc tiết kiệm). Carrol và Weil (1994), dựa trên cơ sở dữ liệu về tiết kiệm và đầu tư của các hộ gia đình ở nhiều quốc gia phát hiện rằng tăng trưởng càng cao tạo ra tiến kiệm, nhưng tiết kiệm không tạo ra tăng trưởng. Tỷ lệ tiết kiệm tăng là do tốc độ tăng trưởng tăng chứ không phải ngược lại (Michael Sarel, 1996). Một khảo sát về động lực đầu tư và độ mở của nền kinh tế ở các quốc gia như Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Trung Quốc và so với dữ liệu năm 1960 ở 4 quốc gia con hổ châu Á không cho thấy rõ xu hướng xuất khẩu và đầu tư là động cơ thúc đẩy tăng trưởng (Micheal Sarel, 1996). - Tuy nhiên, vấn đề quan trong trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á đó là làm thế nào để cấp tín dụng cho nhau, làm thế nào phát triển không bền vững, “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (Crony capitalism) - ảnh hưởng giữa chính phủ và doanh nhân. Các quốc gia này có các tập đoàn lớn lấy tiền của nhau, tham nhũng lớn, tiền vốn thất thoát, chủ nghĩa tư bản thân hữu dẫn đến khủng hoảng niềm tin vào nền kinh tế, trong đó có Thailand và các nước châu Á khác, từ đó tạo ra khủng hoảng tài chính, chủ nghĩa tư bản dựa trên tham nhũng, thoái vốn ra khỏi nền kinh tế của khu vực. Sản xuất và xuất khẩu giảm, dẫn đến nợ nần ngày càng chồng chất (Ipek et al., 2014). - Định hướng xuất khẩu và tiến bộ công nghệ có quan hệ với nhau như thế nào? Lập luận lý thuyết cho rằng bởi vì quốc gia có định hướng xuất khẩu, quốc gia đó sẽ tiếp cận công nghệ nước ngoài, định hướng xuất khẩu là nguyên nhân của tiến bộ công nghệ. Nhưng điều ngược lại có thể đúng, vì những tiến bộ công nghệ tạo ra định hướng cho xuất khẩu. Những ngành cải tiến công nghệ sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và tăng lượng hàng hóa xuất khẩu. Như vậy, ở các quốc gia đang phát triển, học hỏi và áp dụng công nghệ tiên tiến của nước ngoài tốt hơn sẽ có lợi thế trên thị trường thế giới và sản phẩm có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài (Micheal Sarel, 1996). Ipak et al. (2014): Ở các nước Đông Á, lực lượng thị trường tập trung vào xuất khẩu. Thị trường nhấn mạnh đến xuất khẩu và hỗ trợ của chính phủ. Các nước là thị trường thân thiện và chú trọng đến khu vực tư nhân, hợp tác lớn để nhằm sản xuất cho xuất khẩu. Chính phủ đóng vai trò quan trọng bằng cách kiểm soát các nghiệp đoàn, công đoàn, giám sát, giáo dục, luật pháp và trật tự, đẩy mạnh xây dựng và cải cách ruộng đất, cung cấp tín dụng (can thiệp vào lãnh vực ngân hàng), cấp tín dụng cho các công ty lớn. - Khảo sát độ mở của nền kinh tế (dựa trên tỷ lệ xuất khẩu – nhập khẩu trên GDP) có tính đến yếu tố quy mô địa lý của quốc gia và các biến số quan trọng trong việc xác định mức độ mở của nền kinh tế. Các nước nhỏ cần buôn bán nhiều hơn với các nước lớn có thị trường nội địa lớn. Hong Kong và Singapore có độ mở của nền kinh tế cao trong giai đoạn 1960-90. Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc có địa lý rộng lớn hơn, lại có độ mở thấp hơn trong năm 1960, cả về giá trị tuyệt đối và so sánh tương đối về quy mô lãnh thổ (Michael Sarel, 1996). - Tích tụ vốn và sự tham gia của lao động: Solow (1956) đã phân tích rằng tích tụ vốn và tăng tỷ lệ tham gia của lao động có tác động tương đối nhỏ, trong khi đó, tiến bộ công nghệ chiếm phần lớn sự tăng trưởng sản lượng trên đầu người. Theo đó, các nước Đông Á tập trung phát triển công 83
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nghệ, bắt kịp công nghệ tiên tiến của thế giới, thúc đẩy nhanh chóng công nghệ và hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh, đem lại sự thành công (Trích bởi Michael Sarel, 1996). So sánh các nguồn lực tăng trưởng kinh tế khối G56 và Four Tiger cho thấy hầu hết nguồn lực quan trọng nhất là tích tụ vốn, chiếm 48-72% mức tăng trưởng kinh tế. Trái lại, các nước G5, tiến bộ kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm 46-71% tăng trưởng (Kim và Lau, 1994). Mặc dù 4 nước Japan, Hong Kong, South of Korea, Singapore đã tích tụ vốn và tăng cường tham gia lao động với tốc độ nhanh hơn các nền kinh tế khác, nhưng chưa giải thích đầy đủ tốc độ tăng trưởng thần tốc của các quốc gia này. Tăng trưởng năng suất còn do công nghệ đổi mới. Hong Kong, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc, tốc độ tăng năng suất của các yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity) cũng nổi trội như tăng trưởng sản lượng của các quốc gia này (Michael Sarel, 1996). John Page (1994): tăng trưởng được thúc đẩy qua 3 cơ chế (Tích tụ, Phân bổ và Tăng năng suất) (Accumulation, Allocation, Productivity Growth), tăng tích tụ, cải thiện phân bổ nguồn lực và tăng năng suất. Chính sách giáo dục nhấn mạnh trên diện rộng từ tiểu học đến trung học đã đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng sản lượng. 3.2 Mô hình phát triển của các quốc gia Đông Á 3.2.1 Mô hình chủ nghĩa phát triển chuyên chế Các nước Đông Á đã vận dụng mô hình chủ nghĩa phát triển chuyên chế (Authoritarian Developmentalism Model) như một chế độ để thoát ra khỏi vòng lẫn quẩn của sự nghèo đói và bất ổn và đạt được tốc độ tăng trưởng cao7. Chủ nghĩa phát triển chuyên chế là một nhà nước mạnh và với khả năng kinh tế. (Hình 3). East Asia’s Authoritarian Developmentalism Economic growth START Developmental state New social problems (inequality, crime, pollution...) (checked) Political stability Supplementing A few decades later policies END Exit to a richer & more democratic society (examples: Korea, Taiwan) Nguồn: Kenichi Ohno, 2003. Hình 3. Mô hình chủ nghĩa phát triển chuyên chế ở các quốc gia Đông Á. Mô hình phát triển chuyên chế (Hình 3) có những nét quan trọng và cần những điều kiện tiên quyết để thực thi như sau: (a) Cần phải có một hệ thống chính trị ổn định và sự hội nhập xã hội. (b) Khởi tạo và hội nhập toàn cầu. (c) Khả năng đối đầu với những tác động tiêu cực trong quá trình tăng trưởng. 3.2.2 Mô hình triết lý phát triển của Nhật Bản Mô hình theo triết lý phát triển của Nhật Bản (Japan’s philosophy development Model): Nhật Bản hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trở thành các thành viên có năng lực trong nền kinh tế toàn cầu thông qua các cam kết dài hạn và toàn diện để giải quyết các vấn đề tăng trưởng của khu vực, tạo ra tính độc đáo cho xã hội đó và khả năng huy động các nguồn lực viện trợ từ 6Germany, France, Japan, United Kingdom & United States: G5 industrialized countries. 7Thuật ngữ ken’i shugi kaihatsu taisei (authoritarian developmentalism) được nêu bởi Watanabe (1998), còn Murakami (1998) và Suehiro (2000) gọi là kaihatsu shugi (developmentalism). Bài này theo thuật ngữ và định nghĩa của Watanabe. 84
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Nhật Bản (khoản vay bằng đồng Yên) (Kenichi Ohno, 2003). Theo chuyên gia Nhật Bản, các dự án tài trợ cho phát triển kinh tế của Việt Nam nên: (a) Tối đa hóa dòng vốn FDI mà không có chọn lọc, (b) Tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp địa phương với doanh nghiệp FDI, (c) Tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý, marketing từ các liên kết này (Kenichi Ohno, 2003). Cần có nghiên cứu về chính sách nội địa hóa, hình thành các khu công nghiệp, thuế quan hợp lý, chiến lược xúc tiến ngành công nghiệp điện tử, may mặc, xe máy, thép và phần mềm (Kenichi Ohno, 2003). Theo mô hình này, Việt Nam phải mở rộng lĩnh vực xuất khẩu càng nhanh càng tốt ngay từ bước đầu tiên thiết lập mạng lưới doanh nghiệp, đồng thời tạo ra các ngành công nghiệp phụ trợ bằng cách liên kết các ngành với nhau. Hình 4 là một mô hình với cơ chế song hành trong công nghiệp (gọi là mô hình nhị nguyên công nghiệp) trong hơn 2 thập kỷ qua (Hình 4). Industrial Dualism Domestic Sector Export Sector (Protected & weak) (Competitive under free trade) Global Production Network Materials & parts Local firms FDI assemblers (SOEs & private) (located mainly in EPZs and industrial FDI firms zones) Assembled products Missing link Source: Kenichi Ohno, 2003. Hình 4. Mô hình công nghiệp nhị nguyên (Industrial Dualism model) 3.3 Bài học cho nền kinh tế Việt Nam từ các quốc gia Đông Á 3.3.1 Xu hướng xuất khẩu và tiến bộ công nghệ theo mô hình đầu tư và phát triển (Trade & Investment model) Trong số các quốc gia CLMV (Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma), Việt Nam nổi lên trong phát triển kinh tế nhờ thu hút được nguồn vốn FDI từ các quốc gia Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc và các quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ, EU. Chính phủ Việt Nam đã quyết định chiến lược thúc đẩy đầu tư từ nước ngoài trong giai đoạn 2015-2020. Qua đó, Việt Nam hy vọng sẽ tăng trưởng nhanh hơn và vượt qua bẫy thu nhập trung bình (income trap), với GDP bình quân đầu người khoảng trên 2.000 USD trong thòi gian tới. Ngành công nghiệp Việt Nam theo mô hình trình bày trong Hình 1. Bắt đầu từ những năm đầu 1990, sau khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, hầu hết ngành công nghiệp tập trung vào ngành dệt may, giày dép và lắp ráp tivi. Chính nhờ vào điểm mạnh của các doanh nghiệp gia đình, doanh nghiệp nhỏ, với nguồn lao động dồi dào và phù hợp với ngành công nghiệp thâm dụng lao động (labor-intensive). Cuối đầu thập niên 2000, Việt Nam giảm dần tỷ trọng những ngành công nghiệp thâm dụng lao động và hội nhập vào thị trường các ngành công nghiệp công nghệ cao như sản xuất hoặc lắp ráp computer, điện thoại thông minh, và ô tô bởi vì áp lực của các nhà đầu tư nước ngoài và các quốc gia phát triển, nguồn vốn và công nghệ cao được đầu tư từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Sigapore, các nước thành viên EU vào các khu công nghiệp (VSIP, E-Towns, Khu công nghiệp ở các tỉnh thành). 85
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tiếp theo đó, Việt Nam tập trung và xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và mức đầu tư tập trung và cơ sở hạ tầng, nhất là những vùng sâu ở phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở phía Nam. Năng lực đầu tư hầu hết phụ thuộc vào nguồn vốn từ nước ngoài, chủ yếu là vốn: ODA và FDI. Chính phủ Việt Nam đã ban hành các luật và quy định nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nhiều hơn vốn đầu tư từ nước ngoài trong 3 thập niên qua. Kết quả là, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã tham gia đầu tư, chuyển dịch doanh nghiệp của họ từ các nước khác vào thị trường Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhất là vùng nông thôn, đã được đẩy mạnh từ đầu những năm 2000. Tổng sản lượng của nền kinh tế được ghi nhận gia tăng đáng kể từ dòng chảy vốn và công nghệ từ các nước vào Việt Nam và hàng hóa / dịch vụ từ vùng nông thôn ra thành thị. Tuy nhiên, những tập đoàn lớn lạm vốn từ ngân sách quốc gia, hiệu quả đầu tư thấp, tham nhũng tràn lan (Massive corruption) do quản trị kém (Non-good governance). 3.3.2 Ổn định kinh tế vĩ mô và khả năng đáp ứng hiệu quả với khủng hoảng kinh tế theo mô hình chủ nghĩa phát triển chuyên chế Nhìn vào tiến trình tăng trưởng và phát triển của Việt Nam, thấy rằng Việt Nam đang ổn định chính trị và hội nhập xã hội bởi vì các yếu tố này rất quan trọng đối với nền kinh tế và là điều kiện tiên quyết để quốc gia phát triển. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, một nền kinh tế lớn và nhà nhập khẩu lớn từ Việt Nam – đã chưa công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường (market economic). Chính vì thế, yếu tố Khởi tạo và hội nhập toàn cầu (Initiate and manage global integration), Việt Nam cần phải khẳng định rằng đang theo đuổi nền kinh tế tự do dựa trên quy luật kinh tế thị trường với sự cạnh tranh. Bộ phận tư nhân phải được phát triển. Các chiến lược phát triển thị trường tự do phải được ưu tiên. Sau chiến tranh, Việt Nam mở cửa và hội nhập thị trường toàn cầu bằng cách tham gia và hội nhập vào các khối kinh tế toàn cầu như APEC, AFTA, ASEAN, WTO. Những bài học từ sự phát triển của Trung Quốc như ô nhiễm môi trường, xung đột trong xã hội, tội phạm. Việt Nam cố gắng giảm thiểu nhằm đảm bảo điều kiện tiên quyết thứ 3 của mô hình này (Khả năng đối đầu với những tác động tiêu cực trong quá trình tăng trưởng). Việt Nam có kinh nghiệm để kiểm soát và kiềm chế lạm phát ở mức một con số, dưới 5% năm (so với tỷ lệ tăng trưởng khoảng 6,5% năm) trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, 1995-1998 cho đến nay. Cán cân ngoại thương với xuất siêu ngày càng tăng, giảm nhập siêu, tạo điều kiện tích tụ vốn cao. Lực lượng lao động được khuyến khích di cư từ vùng nông thôn ra thành thị, dân số nông thôn giảm nhanh ở mức dưới 60% tổng dân số, trong đó, lao động nông nghiệp ngày càng giảm và cơ giới hóa ngày càng phổ biến ở vùng nông thôn và hoạt động nông nghiệp (Worl Bank, 2022). 3.3.3 Mô hình phát triển kinh tế theo triết lý Nhật Bản áp dụng vào Việt Nam Mô hình theo triết lý phát triển Nhật Bản như đã biết, nước Nhật là một trong những nhà đầu tư cấp cao (High-Range) ở Việt Nam trong 2 thập niên qua vì Việt Nam là một thị trường lớn, để các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản như xe máy, xe ô tô, điện và điện tử, máy móc công nghiệp và cũng là nhà nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, thủy sản từ Việt Nam trong những năm gần đây. Cho đến năm 2017, Nhật Bản trở thành một 86
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nhà đầu tư lớn nhất, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn thứ hai vào thị trường Việt Nam. Công nghệ hiện đại của Nhật Bản đã được chuyển giao cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Sản lượng của các nhà máy, công ty Việt tăng đáng kể nhờ áp dụng các công nghệ hiện đại này. Nhật Bản đang cố gắng hỗ trợ Việt Nam gia tăng và hội nhập sâu hơn vào mạng lưới sản xuất vùng, để có thể trở thành một nhà sản xuất cạnh tranh thông qua chính sách cho vay vốn ODA. 4. KẾT LUẬN Để vận dụng mô hình theo triết lý Nhật Bản (Economic development Model as Japan’s Philosophy), mô hình chủ nghĩa phát triển chuyên chế (Authoritarian Developmentalism Model) và Mô hình công nghiệp nhị nguyên (Industrial Dualism Model) vào nền kinh tế, Việt Nam cần chuẩn bị những điều kiện cần và đủ đó là: tích tụ vốn (vật lực, nhân lực, tài chính, công nghệ), chính sách đầu tư và phát triển minh bạch, nền kinh tế theo cơ chế thị trường, ổn định và khả năng kiểm soát các vấn đề vĩ mô của nền kinh tế (lạm phát, bảo vệ môi trường, xung đột và mâu thuẩn xã hội, tỷ lệ tăng trưởng, di cư lao động từ vùng nông thôn ra thành thị, thoát khỏi bẫn thu nhập trung bình). Thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài thông qua các hình thức như FDI là một trong những chính sách hợp lý với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhằm chuẩn bị nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực chất lượng cao cho việc hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Chính sách thu hút vốn đầu tư nên tập trung các vấn đề sau: (a) Hạn chế sự chảy máu chất xám và tài nguyên thiên nhiên (đất, khoáng sản), (b) Bảo vệ môi trường tránh những ô nhiễm nghiêm trọng, (c) Tiếp nhận công nghệ cao một cách hiệu quả và nguồn nhân lực công nghệ cao người Việt, (d) Tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất nhằm tạo giá trị tăng thêm và phần thặng dư nguồn vốn cho Việt Nam (ngoài yếu tố đánh thuế vào doanh nghiệp), (e) Tạo ra nhiều thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thông qua các doanh nghiệp FDI, (f) Từng bước nắm bắt công nghệ, tự chủ nguồn lực, thâm nhập thị trường thông qua các doanh nghiệp FDI, (g) Hiệu quả quản trị công và kiểm soát tình trạng tham nhũng./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ipek Danju, Yasa Maasoglu & Nahide Maasoglu (2014), The East Asia model of economic development & developing countries. Procedia - Social & Behavior Sciences 109 (2014). pp. 1168-1173. 2. John Page (1994). The East Asian Miracle: Four Lessons for Development Policy. Chapter URL: http://www.nber.org/chapters/c11011. p. 219 - 282. 3. Kenichi Ohno (2003). The Role of Government in Promoting Industrialization under Globalization: The East Asian Experience. National Graduate Institute for Policy Studies (GRIPS). 4. Kenichi Ohno (2003), East Asian Growth and Japanese Aid Strategy, GRIPS Development Forum. 5. Kim, Jong-Il, and Lawrence J. Lau (1994), The Sources of Economic Growth of the East Asian Newly Industrialized Countries, Journal of the Japanese and International Economies, Vol. 8 (1994), pp. 235–71. 6. Michael Sarel (1996), Growth in East Asia: What we can and what we cannot infer. International Monetary Fund (IMF), Washington, D.C. Economic Issues. ISBN 1-55775-607-4. 7. Ohno, Kenichi, and Izumi Ohno, eds. (1998), Japanese Views on Economic Development: Diverse Paths to the Market, Routledge. 87
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 8. World Bank (1993). The East Asian Miracle: Economic Growth and Public Policy, Oxford University Press. 9. World Bank (2022). Đương đầu bão tố: Tổng quan. Báo cáo cập nhật tình hình Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Tháng 4/2022. --- Thông tin tác giả: - Tên tác giả: TS. Hồ Cao Việt. - Học vị: Tiến sĩ Kinh tế, Giảng viên cơ hữu, Nghiên cứu viên chính. - Tổ chức công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Văn Hiến. - Số điện thoại: 0908442120 - Email: hocaoviet2000@yahoo.com - Địa chỉ: Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Văn Hiến. - Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu: Kinh tế phát triển, Kinh tế nông nghiệp, Chuỗi giá trị, Phát triển bền vững, Tích tụ vốn, Tăng trưởng kinh tế. 88
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2