Mô hình trọng lực trong thương mại đến các nước châu Á: bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
lượt xem 1
download
Bài nghiên cứu đề xuất Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc mở cửa thương mại và hợp tác với các nước đối tác thông qua các hiệp định thương mại tự do, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh thông qua việc phát triển công nghệ trong thương mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mô hình trọng lực trong thương mại đến các nước châu Á: bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
- MÔ HÌNH TRỌNG LỰC TRONG THƢƠNG MẠI ĐẾN CÁC NƢỚC CH U Á: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Mai, Huỳnh Nguyễn Vinh, Trần Thị Trà My, Nguyễn Đức Hồng Ngọc, Lƣơng Hồng Thanh Nhã, Trịnh Thế Minh(1) TÓM TẮT: Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, thương mại quốc tế là một Ďộng lực phát triển mạnh mẽ Ďối với sự tăng trưởng của các nền kinh tế, trong Ďó có Việt Nam. Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của hoạt Ďộng trao Ďổi quốc tế Ďến sự phát triển của Việt Nam, nhóm tác giả Ďã Ďặt trọng tâm nghiên cứu quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam với các quốc gia châu Á - Ďối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 48 quốc gia châu Á trong giai Ďoạn 1990 - 2022, áp dụng mô hình trọng lực Ďể kiểm tra sự ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố, bao gồm (1) Ďịa lí, (2) chính trị - văn hoá và (3) kinh tế Ďến quan hệ thương mại Việt Nam - châu Á. Phân tích mô tả Ďược áp dụng cùng với kiểm Ďịnh VIF Ďể kiểm tra Ďộ tin cậy của dữ liệu các biến. Kiểm Ďịnh hồi quy GLS cũng Ďược áp dụng Ďể xét mức ảnh hưởng của các biến tác Ďộng Ďến Ďề tài nghiên cứu. Kết quả cho thấy yếu tố biên giới chung, tỉ giá hối Ďoái, Ďộ mở cửa thương mại, tỉ lệ sử dụng Internet và Ďối tác chiến lược có tác Ďộng tích cực; trong khi yếu tố quốc gia nội lục, sự khác biệt về tăng trưởng GDP và khoảng cách thể chế có tác Ďộng tiêu cực Ďến quan hệ thương mại song phương. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các yếu tố khác như diện tích Ďất liền, dân số, Ďầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và hiệp Ďịnh thương mại tự do (FTA) lại không có tác Ďộng Ďáng kể Ďến luồng thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia châu Á trong giai Ďoạn này. Ngoài ra, nghiên cứu còn phát hiện cái nhìn mới và cụ thể hơn khi biến dân số Tây Á cho thấy tác Ďộng cùng chiều Ďến Ďề tài nghiên cứu. Bài nghiên cứu Ďề xuất Việt Nam cần Ďẩy mạnh hơn nữa việc mở cửa thương mại và hợp tác với các nước Ďối tác thông qua các hiệp Ďịnh thương mại tự do, Ďồng thời nâng cao tính cạnh tranh thông qua việc phát triển công nghệ trong thương mại. Từ khoá: Quan hệ thương mại song phương, mô hình trọng lực, Việt Nam, châu Á. 1. Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở II tại Thành phố. Hồ Chí Minh. Email: k61.2211155010@ftu.edu.vn 1488
- ABSTRACT: In the current globalization and integration climate, international trade is a major driving force for economic growth, including Vietnam‘s economics. Recognizing the importance of international trade on Vietnam, the research focuses on studying the bilateral trade between Vietnam and other Asian countries - Vietnam‘s biggest partner. The paper uses table data from 48 nations in Asia in the period of 1990 - 2022 and applies the Gravity model to examine the impact of three main groups, including geographical factors, politic - culture factors and economic factors, towards trade flow between Vietnam and Asia. Descriptive analysis is applied with the VIF test to test the reliability of variable data. The GLS regression model is used to examine the impacts of those variables on a researched topic. The result shows the positive effects of common border, exchange rate, trade openness, Internet users and strategic partner on bilateral trade Vietnam - Asia, while landlockedness, output asymmetric and institutional difference show the opposite impacts. Our paper also finds that land area, population, foreign direct investment (FDI) and free trade agreement (FTA) do not have significant effect on trade flow of Vietnam and Asian countries in the questioned period. Beside that, the research identifies a new and more detailed insight on the positive importance of Western Asia countries‘ population on the researched topic. The findings suggest that Vietnam should foster the openness of trade and cooperation with other nations through free trade agreements, while continuing to enhance the application of modern technology in the production and trade. Keywords: Bilateral trade, gravity model, Vietnam, Asia 1. Giới thiệu Thương mại Ďược Ďịnh nghĩa là tổng thể các quy trình liên quan Ďến việc loại bỏ các trở ngại về con người (trao Ďổi), Ďịa Ďiểm (vận chuyển và bảo hiểm), và thời gian (kho bãi), trong việc trao Ďổi (ngân hàng) hàng hoá (James Stephenson, 1942). Nó mang lại nhiều lợi ích, cụ thể khi các quốc gia trao Ďổi, mua bán hàng hoá với nhau, Ďôi bên cùng có lợi (Krugman & các cộng sự, 2017). Adam Smith (1776) và David Ricardo (1817) tin rằng, nhờ các cá thể khi tham gia giao thương Ďều có lợi bởi sự chuyên môn hoá trong quá trình sản xuất sản phẩm với mục Ďích thương mại. Thương mại là Ďộng lực tăng trưởng tạo ra việc làm tốt hơn, giảm nghèo và tăng cơ hội kinh tế (World Bank, 2022). Thương mại là nguồn nâng cao kĩ năng thông qua hoạt Ďộng nhập khẩu và áp dụng công nghệ tiên tiến, sáng tạo và quy trình sản xuất (Belloumi, 2014). Thương mại quốc tế khuyến khích các Ďối tác thương mại phải giao tiếp, học hỏi và chia sẻ các công nghệ tiên tiến, nguyên liệu sử dụng Ďể nâng cao tay nghề chuyên môn và kĩ năng quản lí (Ali & các cộng sự, 2015). 1489
- Các nghiên cứu trước Ďây Ďã chỉ ra Ďược những yếu tố có tác Ďộng Ďáng kể Ďến dòng chảy thương mại giữa các quốc gia bao gồm Ďộ mở cửa thương mại, FDI, FTAs, dân số, tỉ giá hối Ďoái, v.v.. (Okonta & cộng sự, 2020; Huang & cộng sự, 2021; Lê Trung Ngọc Phát và Nguyễn Kim Hạnh, 2022; Zhai, 2023). Theo Ďó, các nghiên cứu này tập trung Ďi sâu vào mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với nước Ďối tác (Phan Anh Tú, 2017; Nguyen, D. & Vo, X.V., 2017; Lê Trung Ngọc Phát và Nguyễn Kim Hạnh, 2022) hay nghiên cứu về thương mại quốc tế giữa các quốc gia khác với châu Á như Zhai (2023) thực hiện Ďề tài về thương mại song phương Trung Quốc - châu Á. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào Ďi sâu vào hoạt Ďộng trao Ďổi quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia châu Á Ďể chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng Ďến sự phát triển quan hệ song phương giữa hai chủ thể này trong khi châu Á có thể Ďược xem là một trong những Ďối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đây là một khoảng trống nghiên cứu cần Ďược Ďặt ra và Ďào sâu. Đặc biệt, Ďặt vào bối cảnh Việt Nam bắt Ďầu mở cửa trao Ďổi và hội nhập quốc tế từ năm 1986, vấn Ďề nghiên cứu về các yếu tố tác Ďộng Ďến quan hệ song phương Việt Nam - châu Á lại càng trở nên cấp thiết, Ďể từ Ďó có thể vạch ra hướng Ďi Ďúng Ďắn cho Việt Nam Ďể nắm bắt và khai thác một cách triệt Ďể, có hiệu quả các cơ hội, thúc Ďẩy mạnh mẽ hơn việc giao thương với các quốc gia châu Á nói riêng và hoạt Ďộng thương mại của Việt Nam nói chung. Bên cạnh Ďó, trong xu thế phát triển bền vững hiện nay, việc nghiên cứu tác Ďộng của các yếu tố Ďến hoạt Ďộng thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia châu Á không chỉ giúp vạch ra Ďịnh hướng cho sự phát triển kinh tế mà còn giúp Chính phủ cũng như các doanh nghiệp tìm ra các hướng Ďi ―xanh hơn‖ Ďể bắt kịp xu hướng toàn cầu và phát triển mạnh mẽ nhưng ổn Ďịnh, bền vững trước những biến Ďộng bất ngờ của tình hình kinh tế chung. Một cách tổng quát, bài nghiên cứu này sẽ: (1) mở rộng các yếu tố tác Ďộng Ďến quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia châu Á; (2) mở rộng yếu tố thời gian của nghiên cứu Ďể xem xét tổng quan quan hệ thương mại giữa Việt Nam với châu Á qua các giai Ďoạn phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam; (3) Ďưa ra những giải pháp Ďể thúc Ďẩy hơn nữa hoạt Ďộng thương mại của Việt Nam với các nước Ďối tác. 1490
- 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết 2.1.1. Tổng quan tình hình thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia châu Á giai đoạn 1990 - 2022 Hình 1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và các nước châu Á giai đoạn 1990 -2022 - Đơn vị t nh: Tỉ USD (Nguồn: Bộ Công Thương) Hình 1 cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại quốc tế của Việt Nam với châu Á, thể hiện qua con số xuất khẩu tăng từ 1 tỉ Ďô la vào năm 1990 Ďến hơn 174 tỉ Ďô la năm 2022, nhập khẩu tăng từ 1 tỉ Ďô la năm 1990 Ďến 293 tỉ Ďô la vào năm 2022. Sự trao Ďổi hàng hoá trong quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước châu Á Ďã và Ďang ngày càng tăng, Ďược tạo Ďiều kiện tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Hình 2. Mức độ phù hợp của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường châu Á giai đoạn 1990 - 2022 - Đơn vị t nh: % (Nguồn: Bộ Công Thương) 1491
- Hình 2 cho thấy mức Ďộ phụ thuộc của doanh nghiệp Việt Nam lên thị trường châu Á giai Ďoạn 1990 - 2022 ngày càng tăng, thể hiện mức Ďộ thương mại của Việt Nam và khu vực châu Á ngày càng chặt chẽ nhờ vào quan hệ thương mại song phương Ďã, Ďang và sẽ tiếp tục phát triển. Năm 1990, tỉ lệ phụ thuộc của xuất, nhập khẩu Ďứng tại 15 nhưng con số này có xu hướng tăng liên tục trong cả giai Ďoạn trừ năm 2008 bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nhà Ďất của Mỹ nhận chiều hướng âm. Tuy nhiên, ghi nhận trong năm 2022, xuất khẩu ra châu Á của Việt Nam chiếm gần 40 GDP, nhập khẩu chiếm tới 70 GDP, một con số rất cao, cho thấy sự phụ thuộc rất cao của doanh nghiệp sản xuất trong nước với thị trường châu Á (UNCTAD, 2016). Việt Nam và châu Á trải qua nhiều giai Ďoạn trong quá trình phát triển thương mại. Sự trao Ďổi hàng hoá trong quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước châu Á Ďã, Ďang ngày càng tăng và Ďược tạo Ďiều kiện tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Điều này cho thấy quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam liên tục phát triển, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và các quốc gia châu Á càng Ďược nâng cao. Cụ thể: Giai đoạn 1990 - 1995: Giai đoạn hủng hoảng, bị cấm vận Đây là giai Ďoạn trước khi Việt Nam chính thức gia nhập vào ASEAN (28/7/1995) và ký kết các hiệp Ďịnh loại bỏ các hàng rào thuế quan, miễn giảm thuế nhập, xuất khẩu. Nền kinh tế nước ta chưa bước ra khỏi khủng hoảng và lạm phát, thêm vào Ďó Mỹ và các thế lực thù Ďịch vẫn Ďang cấm vận nước ta. Thuế quan cao, nhiều nước áp dụng hạn ngạch và các biện pháp phi thuế quan Ďối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế do thiếu thông tin, trình Ďộ Ďàm phán thương mại còn thấp. Tổng lượng hàng Hoá Việt Nam tham gia hoạt Ďộng thương mại song phương với các nước châu Á bị thu hẹp Ďáng kể, chỉ Ďứng ở 2.05 tỉ USD vào năm 1990, tuy nhiên có sự tăng trưởng lên 10 tỉ USD vào năm 1995. Giai đoạn 1995 - 2008: Giai đoạn đổi mới và mở cửa Mỹ tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao sau nhiều năm thực hiện chính sách cấm vận và bao vây kinh tế chống Việt Nam vào ngày 11/7/1995 và sau Ďó 1 ngày Ďã thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta. Ngày 17/7/1995, nước ta ký Hiệp Ďịnh chung về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - kĩ thuật với Liên minh châu Âu. Ngày 28/7/1995, nước ta Ďã trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN. Năm 1998, nước ta Ďã tham gia diễn Ďàn kinh tế các nước châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tháng 7/2000, Việt Nam ký Hiệp Ďịnh thương mại với 61 nước, trong Ďó có Mỹ, góp phần Ďưa tổng số nước có quan hệ ngoại thương với nước ta từ con số 50 nước năm 1990 lên 170 nước và vùng lãnh thổ vào năm 2000. Việt Nam Ďã mở rộng thị trường xuất 1492
- khẩu, thu hút Ďầu tư nước ngoài, thúc Ďẩy kinh tế Việt Nam phát triển; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Sau khi gia nhập các liên minh kinh tế khu vực, ký kết các Hiệp Ďịnh thương mại FTA, thực hiện Ďường lối Ďổi mới tích cực, nước ta Ďã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Theo Tổng cục Thống kê, giai Ďoạn từ 1995 - 2006, tổng GDP của Việt Nam ngày càng tăng liên tục, giải quyết Ďược vấn Ďề lương thực, nông nghiệp và công nghiệp ở tốc Ďộ tăng trưởng cao. Do Ďó, tình hình giao dịch thương mại khả quan hơn với tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam và châu Á tăng từ 10 tỉ USD năm 1995 lên tới 54,29 tỉ USD năm 2006. Đặc biệt ghi nhận vào năm 2007, con số này tăng gần 34 so với năm trước, Ďạt gần 72.66 tỉ USD, tiếp tục xu hướng tăng lên 94,33 tỉ USD vào năm 2008. Giai đoạn 2008 - 2020: Giai đoạn tích c c hội nhập quốc tế Sau khi gia nhập chính thức WTO (11/1/2007), ghi nhận Ďược sự tăng trưởng tích cực của quan hệ kinh tế quốc tế và quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam. Dù trong năm 2008, khủng hoảng nhà Ďất, tài chính của Mỹ Ďã ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu, trong Ďó có châu Á và Việt Nam, tổng lượng xuất nhập khẩu giữa nước ta và khu vực châu Á, giảm 13 so với năm trước, những năm sau trong giai Ďoạn vẫn tăng mạnh liên tục ghi nhận vượt mốc 100 tỉ USD vào năm 2010. Con số này tăng hơn gấp 2 lần chỉ trong 5 năm, lên 212.36 tỉ USD vào 2015 (World Bank, 2022). Nhìn chung, quan hệ song phương giữa Việt Nam và châu Á Ďã Ďạt Ďược nhiều thành tựu to lớn trong giai Ďoạn 2008 - 2020. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước châu Á tăng trưởng mạnh mẽ. Thêm vào Ďó, châu Á là nguồn FDI lớn nhất vào Việt Nam, với tổng vốn Ďầu tư hơn 200 tỉ USD giai Ďoạn 2008 - 2020 (World Bank, 2022). Đồng thời, trong giai Ďoạn này, Việt Nam Ďã nhận Ďược nhiều hỗ trợ phát triển từ các nước châu Á, bao gồm cả viện trợ tài chính, kĩ thuật và chuyển giao công nghệ (Lạng & cộng sự, 2022). Khoảng thời gian này cũng là lúc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập quốc tế, Ďưa vị thế của nước ta lên cao hơn trên thế giới, do Ďó, việc Ďàm phán có lợi cho quan hệ song phương diễn ra ngày càng thuận lợi, Ďem lợi nhiều lợi ích cho thương mại Việt Nam (Bộ Công Thương Việt Nam, 2022). Việt Nam Ďã tăng cường hợp tác vào Ďối thoại, tham gia tích cực vào các diễn Ďàn khu vực như ASEAN, ARF, ASEM, EAS, MeKong, v.v.. Ďảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 và 2020, Uỷ viên không thường trực Hội Ďồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) nhiệm kỳ 2008 - 2009 và 2020 - 2021. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức cần Ďược giải quyết Ďể thúc Ďẩy quan hệ này phát triển mạnh mẽ hơn nữa. 1493
- Giai đoạn 2020 - 2022: Giai đoạn n l c v c dậy sau đại dịch và nền inh tế tăng trưởng chậm Đơn vị t nh: % Hình 3. Mức độ tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và châu Á giai đoạn 2016 - 2022 (Nguồn: Bộ Công Thương) Dưới sự ảnh hưởng của Ďại dịch COVID-19, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và châu Á giảm nhẹ từ 5 năm 2019 xuống 4 năm 2020, tuy nhiên, so với trung bình từ 1990 - 2022 xấp xỉ 14,73 , thì mức Ďộ tăng trưởng này Ďang ở mức thấp. Dịch COVID-19 Ďã ảnh hưởng tiêu cực Ďến hoạt Ďộng thương mại, gây ra gián Ďoạn chuỗi cung ứng, giảm nhu cầu tiêu dùng và hạn chế Ďi lại (World Bank, 2022). Do Ďó, quan hệ thương mại song phương của Việt Nam và châu Á dù Ďang trong giai Ďoạn phát triển nhưng vẫn cần hạn chế do ảnh hưởng to lớn của Ďại dịch. Việt Nam Ďã có những biện pháp Ďể giảm thiểu tác Ďộng của dịch như tăng cường giải ngân vốn Ďầu tư công, hỗ trợ doanh nghiệp và khuyến khích thương mại Ďiện tử. Đến năm 2021, với sự nỗ lực chống dịch, phục hồi kinh tế, văn hoá, xã hội sau Ďại dịch, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với châu Á tăng tới 23 so với năm trước. Kinh tế Việt Nam vẫn Ďang nỗ lực phục hồi và hoàn thiện các chính sách củng cố phù hợp với tình hình kinh tế trong và ngoài nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2022). 2.1.2. Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế Mô hình trọng lực (Gravity Model) trong lĩnh vực thương mại quốc tế Ďược phát triển từ Ďịnh luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton. Lực hấp dẫn giữa hai chất Ďiểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. (1) Tinbergen (1962) Ďã chỉ ra rằng, thương mại và Ďầu tư giữa hai quốc gia tỉ lệ thuận với quy mô của hai nền kinh tế và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai quốc gia. Biểu diễn dưới dạng công thức ta có: 1494
- (2) T Ďược Ďo bằng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu Ďể biểu thị cho dòng chảy thương mại giữa quốc gia i và Ďối tác j. Y Ďược Ďo bảng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) Ďể biểu thị cho quy mô của nền kinh tế. D biểu thị cho khoảng cách Ďịa lí giữa hai quốc gia và G là hệ số hấp dẫn. Để Ďưa phương trình trên về phương trình hồi quy, ta lấy log hai vế: (3) Sau Tinbergen (1962), nhiều nghiên cứu về thương mại quốc tế kế thừa mô hình trọng lực này. Mô hình trọng lực Ďược xem là mô hình thành công nhất trong phân tích thương mại quốc tế (Anderson, 2016). Ban Ďầu, mô hình lực hấp dẫn bị phê phán là thiếu lí thuyết nền tảng, song Capoani (2023) không cho là như vậy, bản thân mô hình ban Ďầu cơ bản còn nhiều hạn chế. Mô hình chỉ xem xét Ďến một vài yếu tố, bỏ quên Ďi các yếu tố khác: yếu tố chính trị, văn hoá, v.v.. Tuy nhiên, mô hình trọng lực Ďược xem là mô hình thành công nhất trong phân tích thương mại quốc tế (Anderson, 2016) vì cho Ďến nay, chưa có sự tiến triển nào trong nghiên cứu về mô hình trọng lực (Capoani, 2023). Phát triển dựa trên các biến số cơ bản của mô hình trọng lực, nhiều yếu tố Ďược thêm vào mô hình Ďể Ďánh giá thương mại trong giai Ďoạn kinh tế Ďa dạng như diện tích Ďất liền và tỉ giá hối Ďoái (Huafeng Zhai, 2023; Mobosi, 2020; Mazhar, 2023), FDI (Sohail & cộng sự, 2021), quốc gia nội lục (Mobosi, 2020), mức Ďộ mở của (Banik và Kim, 2020; Phan Anh Tú, 2017), Ďối tác chiến lược (Đinh Thị Thanh Bình & cộng sự, 2014). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu về Ďề tài quan hệ thương mại song phương giữa các nước, các tác giả Ďi trước Ďã áp dụng linh hoạt mô hình Gravity với các nhóm yếu tố chính, thường gặp bao gồm nhóm yếu tố về Ďịa lí, nhóm yếu tố về chính trị - văn hoá và nhóm yếu tố về kinh tế. Các nghiên cứu trước Ďây cho thấy, các yếu tố nhóm Ďịa lí bao gồm diện tích Ďất liền và biên giới chung có ý nghĩa thúc Ďẩy sự phát triển thương mại quốc tế phát triển (Wei, 2001; Phan A.T., 2017; Xing, 2018; Rahman and Alam, 2023; Zhai, 2023), trong khi yếu tố về quốc gia nội lục lại cho thấy tác Ďộng ngược lại (Raballan, 2003; Paudel & Cooray, 2018). Các yếu tố về chính trị - văn hoá bao gồm dân số, Ďối tác chiến lược, tỉ lệ dân số sử dụng Internet cũng thể hiện tác Ďộng thuận chiều Ďến hoạt Ďộng thương mại quốc tế (Vemuri & Siddiqi, 2009; Yushkova, 2014; Dinh T. T. Binh & cộng sự, 2014; Xing, 2018; Zhai, 2023). Linders et al. (2005) Ďã cho thấy khoảng cách về thể chế là yếu tố 1495
- cản trở Ďến sự trao Ďổi quốc tế giữa các quốc gia. Bên cạnh Ďó, các yếu tố thuộc nhóm kinh tế bao gồm sự khác biệt trong tăng trưởng kinh tế, tỉ giá hối Ďoái, Ďộ mở cửa thương mại, hiệp Ďịnh thương mại tự do FTAs và FDI Ďều cho thấy sự ảnh hưởng tích cực, giúp phát triển quan hệ thương mại song phương giữa các quốc gia (Pigka-Balanika, 2013; Nguyen & Vo, 2017; Mazhar & cộng sự, 2023). Từ Ďó, nhóm tác giả Ďã chọn lọc và ứng dụng linh hoạt các yếu tố có khả năng tác Ďộng quan trọng Ďến thương mại quốc tế giữa các quốc gia Ďể Ďi sâu vào nghiên cứu các yếu tố tác Ďộng Ďến luồng thương mại Việt Nam - châu Á trong giai Ďoạn 1990 - 2022. Theo Ďó, nhóm tác giả cũng Ďặt ra các giả thuyết nhằm xem xét tác Ďộng của các yếu tố lên thương mại song phương Việt Nam - châu Á giai Ďoạn 1990 - 2022: H1: Diện tích Ďất liền có tác Ďộng thuận chiều Ďến quan hệ thương mại song phương Việt Nam - châu Á giai Ďoạn 1990 - 2022. H2: Quốc gia nội lục có tác Ďộng tiêu cực Ďến quan hệ thương mại Việt Nam - châu Á H3: Biên giới chung có tác Ďộng thuận chiều với thương mại song phương Việt Nam - châu Á H4: Khoảng cách về thể chế có tác Ďộng tiêu cực Ďến thương mại song phương Việt Nam-châu Á. H5: Luồng thương mại quốc tế Việt Nam - châu Á có xu hướng phát triển cùng chiều với quy mô dân số của các quốc gia. H6: Tỉ lệ dân số sử dụng Internet có ảnh hưởng dương Ďến quan hệ thương mại song phương Việt Nam - châu Á. H7: Hiệp Ďịnh thương mại tự do và mối quan hệ hợp tác chiến lược có ảnh hưởng tích cực Ďến phát triển quan hệ song phương Việt Nam - châu Á. H8: Sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế có tác Ďộng tích cực Ďến quan hệ thương mại song phương Việt Nam - châu Á. H9: Tỉ giá hối Ďoái tỉ lệ thuận với hoạt Ďộng thương mại song phương Việt Nam - châu Á. H10: Vốn Ďầu tư trực tiếp nước ngoài có tác Ďộng tích cực Ďến thương mại song phương Việt Nam - châu Á. H11: Độ mở thương tỉ lệ thuận với sự phát triển của quan hệ thương mại song phương 1496
- Hình 4. Mô hình l thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước châu Á giai đoạn 1990 - 2022 (Nguồn: Nh m tác giả tổng hợp,2024) 2.2.2. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu bao gồm các biến số trong mô hình trên phạm vi 48 quốc gia tại châu Á trong giai Ďoạn từ 1990 - 2022. Các quốc gia cũng Ďã Ďược chia ra thành 5 khu vực chính dựa theo CEPII bao gồm: Tây Á (Western Asia), Nam Á (Southern Asia), Đông Nam Á (South-eastern Asia), Đông Á (Eastern Asia) và Trung Á (Central Asia), tạo thành các biến giả còn các năm cũng Ďã Ďược chia ra thành trước 2007 và từ 2007 trở Ďi Ďể phục vụ cho quá trình xử lí dữ liệu. Mục tiêu là Ďể nghiên cứu sự khác nhau trong các tác Ďộng theo từng vùng và từng khoảng thời gian khác nhau Ďối với biến phụ thuộc Ďược phân tích. Dữ liệu các biến số Ďược thu thập từ các nguồn như CEPII, World Bank, WTO, ITC, cổng thông tin Ďiện tử các ban ngành và dữ liệu từ Bộ Công Thương Việt Nam. Dữ liệu Ďã Ďược xử lí Ďể Ďảm bảo chất lượng và tính nhất quán khi thực hiện phân tích. Các dữ liệu thiếu Ďược nhóm tác giả Ďã bổ sung thông qua các nguồn khác và thực hiện các biện pháp tuỳ theo trường hợp của từng biến Ďể Ďảm bảo dữ liệu từ nhiều nguồn có tính tương thích với nhau. Nhóm tác giả luôn Ďảm bảo sử dụng các nguồn dữ liệu uy tín và Ďược công nhân trên phạm vi quốc tế nhằm Ďảm bảo chất lượng dữ liệu cao nhất phục vụ cho mục Ďích nghiên cứu. 2.2.3. Mô hình nghiên cứu Để xác Ďịnh các yếu tố tác Ďộng Ďến quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước châu Á, nhóm tác giả Ďã thu thập và kế thừa phương pháp hồi quy dữ liệu bảng Ďược Ďề xuất bởi Gujarati (2009) như sau: Với Yit là biến phụ thuộc, 𝛃0it là hằng số hồi quy, 𝛃kit là hệ số hồi quy của biến Ďộc lập k, Xkit là các vectơ biến Ďộc lập và uit là sai số ngẫu nhiên của mô hình. Đối với dạng dữ liệu bảng, Gujarati (2015) cho rằng, nên thực hiện tuần tự các mô hình Ďịnh lượng và kiểm Ďịnh mức Ďộ tuân thủ giả thuyết của từng mô hình, 1497
- từ Ďó chọn ra mô hình phù hợp nhất Ďể dùng làm kết quả. Các mô hình mà nhóm tác giả thực hiện Ďịnh lượng theo thứ tự bao gồm: mô hình POLS, mô hình FEM, mô hình REM, và mô hình GLS. Mô hình cụ thể của nhóm tác giả sẽ bao gồm như sau: Mô hình với biến phụ thuộc là (1) Với lần lượt là tổng kim ngạch xuất khẩu ( ), tổng kim ngạch nhập khẩu ( ) và tổng kim ngạch thương mại ( ). Từ mục tiêu Ďo lường sự khác biệt giữa dân số và khu vực Ďịa lí Ďến thương mại song phương, nghiên cứu Ďã sử dụng phương trình sau: + * (2) 2.2.4. Các biến số trong mô hình Nhóm tác giả Ďã tham khảo các bài nghiên cứu Ďi trước Ďể từ Ďó tìm ra những biến số có thể có tác Ďộng quan trọng Ďến thương mại song phương Việt Nam - châu Á trong giai Ďoạn 1990 - 2022. Thông qua các nghiên cứu Ďó, nhóm tác giả Ďã lập ra các biến Ďược sử dụng trong mô hình: Trước hết, mô hình nghiên cứu sử dụng 3 biến phụ thuộc: (1) tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với toàn châu Á trong năm t lấy giá trị logarithm - lnimp (Fan & Lu, 2021; Lê T. N. P. & Nguyễn K. H. 2022), (2) tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với toàn châu Á trong năm t lấy giá trị logarithm - lnexp (Osabuohien & cộng sự, 2019; Fan & Lu 2021; Ganbaatar & cộng sự 2021; Lê T. N. P. & Nguyễn K. H. 2022), và (3) tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với toàn châu Á Ďược tính bằng tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam với toàn châu Á trong năm t lấy giá trị logarithm - lnbil (Zarzoso & Lehmann, 2003; Hidalgo & cộng sự, 2019; Okonta & Mobosi 2020; Tokas & Deb, 2020; Mazhar & cộng sự, 2023). Các biến Ďộc lập Ďược sử dụng bao gồm: diện tích Ďất liền - lnlan (Zhai, 2023), biên giới chung - cmb (Phan A. T., 2017; Xing, 2018; Jun & cộng sự, 2019; Huỳnh T. D. L & Hoàng T. H., 2019; Tokas & Deb, 2020), quốc gia nội lục - loc (Osabuohien & cộng sự, 2019; Okonta & Mobosi, 2020), sự chênh lệch về thể chế - ind (Phan A. T., 2017; Lê T. N. P. & Nguyễn K. H., 2022), Ďối tác chiến lược - stp (Dinh T. T. Binh & cộng sự, 2014), tỉ lệ dân số sử dụng Internet - 1498
- inu (Xing, 2018), dân số - lnpop (Zarzoso & Lehmann, 2003; Dinh T. T. Binh & cộng sự, 2014; Phan A. T., 2017; Jun & cộng sự, 2019; Huỳnh T. D. L & Hoàng T. H., 2019; Okonta & Mobosi, 2020), sự khác biệt về tăng trưởng - opa (Nguyễn D. P. & Võ X. V., 2017), tỉ giá hối Ďoái - lnexr (Phan A. T., 2017; Okonta & Mobosi, 2020; Mazhar & cộng sự, 2023; Zhai, 2023), vốn Ďầu tư trực tiếp nước ngoài - fdi (Mazhar & cộng sự, 2023), Ďộ mở cửa thương mại - lntro (Phan A. T., 2017; Nguyen D. H & Pham T. N. S., 2022), hiệp Ďịnh thương mại tự do - fta (Phan A. T., 2017; Huỳnh T. D. L & Hoàng T. H., 2019; Fan & Lu, 2021; Lê T. N. P. & Nguyễn K. H., 2022) Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng biến giả về các khu vực châu Á bao gồm reg1 cho khu vực Tây Á, reg2 cho khu vực Đông Á, reg3 cho khu vực Đông Nam Á, reg4 cho khu vực Nam Á và khu vực Trung Á Ďược xem là mốc cho dữ liệu. Đồng thời biến giả thời gian yrc với yrc=1 nếu năm quan sát từ 2007 về trước. Các biển giả này cho phép nhóm tác giả có cái nhìn so sánh giữa các khu vực và thời gian Ďể từ Ďó thấy Ďược sự tăng trưởng và biến Ďộng giữa các khu vực trong các năm. 2.2.5. Phương pháp ước lượng hồi quy với dữ liệu bảng Gujarati (2009) cho rằng, dữ liệu bảng nên Ďược hồi quy tuần tự theo các mô hình POLS, FEM, REM, và GLS Ďồng thời kiểm Ďịnh từng mô hình Ďể chọn ra Ďược mô hình phù hợp nhất Ďể Ďọc kết quả. Mô hình POLS bỏ qua các Ďặc tính không gian và thời gian của dữ liệu bảng mà thay vào Ďó xem từng quan sát là Ďộc lập và không gây ảnh hưởng Ďến nhau, dẫn Ďến các hiện tượng khuyết tật thường gặp như Ďa cộng tuyến và phương sai thay Ďổi. Do Ďó, nhóm tác giả sử dụng kiểm Ďịnh VIF và White Ďể kiểm Ďịnh các khuyết tật Ďa cộng tuyến và phương sai thay Ďổi với mức VIF < 10 và phương sai thay Ďổi tại mức ý nghĩa 5%. Khác với POLS, mô hình FEM có cân nhắc cả các yếu tố không Ďồng nhất về mặt không gian. Điểm khác biệt của mô hình nằm ở hệ số chặn 𝛃0 Ďược tính bằng trung bình các hệ số chặn theo từng yếu tố không gian thông qua phương pháp biến giả bình phương nhỏ nhất (Least Square Dummy Variable). Tuy vậy, bản chất của FEM làm mô hình dễ mắc phải ―bẫy biến giả‖ cũng như gây hạ bậc tự do. Mô hình REM cho phép cả sự không Ďồng Ďều về không gian và thời gian thông qua việc ước lượng cho hệ số góc ngẫu nhiên, bao gồm hai thành phần là hệ số góc chung Ďược tính từ trung bình của tất cả các hệ số góc cho tất cả các sự không Ďồng Ďều về không gian và phần sai số ngẫu nhiên cho từng sự không Ďồng Ďều nói trên. Để chọn giữa 2 mô hình FEM và REM, Gujarati (2009) Ďã Ďề xuất sử dụng kiểm Ďịnh Hausman, và nhóm tác giả sẽ thực hiện với mức ý nghĩa 5 . Trong bài nghiên cứu này, mô hình FEM hoặc REM sau khi Ďược chọn sẽ Ďược kiểm Ďịnh phương sai thay Ďổi với kiểm Ďịnh Modified Wald và tự tương quan với kiểm Ďịnh Wooldridge tại mức ý nghĩa 5 Ďể cân nhắc sử dụng mô hình GLS. Nếu như mô hình FEM hoặc REM mắc phải một hoặc cả hai khuyết tật trên, mô hình GLS sẽ Ďược sử dụng theo như Ďề xuất khắc phục của Gujarati (2015). 1499
- 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Thống kê mô tả Trước khi thực hiện hồi quy kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành thực hiện thống kê mô tả các biến trong mô hình Ďể Ďịnh vị và chuyển hoá các biến về dạng Ďơn vị và hàm phù hợp, Ďảm bảo tính Ďồng nhất và tin cậy của từng biến nói riêng và toàn mô hình nghiên cứu nói chung (thể hiện ở Phụ lục 2). Phụ lục 1 cho thấy sự chênh lệch rất lớn giữa các giá trị của các biến so với nhau do sự khác biệt về cách Ďo lường, Ďơn vị và bản chất giá trị của từng biến. Chẳng hạn như biến opa hay exr với bản chất là giá trị phần trăm sẽ không thể nào Ďạt giá trị lớn bằng các biến phụ thuộc vốn có Ďơn vị USD. Bên cạnh Ďó cũng có những biến với phân phối khác với phân phối chuẩn. Những sự chênh lệch nêu trên có thể dẫn Ďến các sai lệch có thể diễn ra trong mô hình nghiên cứu như thay Ďổi dấu kỳ vọng của các giả thuyết ban Ďầu, gây mất ý nghĩa thống kê của một số biến cũng như sai lệch kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng có kế thừa việc lấy giá trị logarithm của các nghiên cứu trước Ďó, nhóm tác giả Ďã tiến hành lấy giá trị logarithm cho các biến cần thiết, cụ thể trong Phụ lục 2. 3.2. Kiểm định VIF Để Ďảm bảo mô hình không xảy ra hiện tượng Ďa cộng tuyến, nhóm tác giả Ďã thực hiện kiểm Ďịnh VIF Ďối với 3 mô hình của biến phụ thuộc lnimp, lnexp và lnbil (thể hiện ở Phụ lục 3) Hiện tượng Ďa cộng tuyến sẽ Ďược xác Ďịnh với cá biến có thừa số VIF cá nhân lớn hơn 10 hoặc/và khi thừa số VIF trung bình lớn hơn 10. Theo như kết quả từ Phụ lục 3, không có biến nào trong mô hình xuất hiện Ďa cộng tuyến với biến có hiện tượng Ďa cộng tuyến nặng nhất là biến dân số của quốc gia Ďối tác với VIF = 4.239 < 5. Bên cạnh Ďó, VIF trung bình của toàn mô hình là 2.455 < 5, từ Ďó có thể khẳng Ďịnh trong mô hình nghiên cứu không xuất hiện hiện tượng Ďa cộng tuyến có thể ảnh hưởng Ďến Ďộ tin cậy của mô hình. 3.3. Kết quả hồi quy mô hình và đánh giá Bảng 2. Kết quả mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến quan hệ thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - châu Á giai đoạn 1990 - 2022 có biến tƣơng tác Mô hình (1) Mô hình (2) Mô hình (3) Tên biến lnimp lnexp Lnbil int21= pop * reg1 0.196*** 0.189*** 0.192*** [0.0391] [0.0422] [0.0396] lnpop: Dân số -0.00341 -0.00339 -0.00269 [0.0190] [0.0212] [0.0195] lnlan: Diện tích Ďất liền 0.00573 0.00974 0.00711 [0.0144] [0.0152] [0.0144] 1500
- lnexr: Tỉ giá hối Ďoái 0.0591*** 0.0634*** 0.0608*** [0.00839] [0.00892] [0.00844] fdi: Vốn Ďầu tư trực tiếp nước ngoài -4.04e-13 -3.05e-13 -3.67e-13 [4.86e-13] [5.20e-13] [4.91e-13] opa: Sự khác biệt về tăng trưởng -4.322** -6.673*** -5.196*** kinh tế [1.858] [2.078] [1.908] ind: Khoảng cách về thể chế -0.112*** -0.133*** -0.120*** [0.0221] [0.0246] [0.0227] lntro: Độ mở cửa thương mại 0.152*** 0.161*** 0.157*** [0.0479] [0.0534] [0.0492] stp = 1 nếu quốc gia Ďối tác và Việt Nam có ký các thoả thuận về Ďối 0.241*** 0.269*** 0.249*** tác chiến lược, ngược lại stp = 0 [0.0613] [0.0682] [0.0628] fta = 1 nếu giữa Việt Nam và quốc gia Ďối tác có các hiệp Ďịnh thương -0.0477 -0.0488 -0.0480 mại tự do FTAs, ngược lại fta = 0 [0.0449] [0.0490] [0.0456] loc = 1 nếu quốc gia Ďối tác là quốc gia -0.161*** -0.165*** -0.162*** nội lục, ngược lại loc = 0 [0.0510] [0.0539] [0.0511] cmb = 1 nếu Việt Nam và quốc gia Ďối tác có chung Ďường biên giới, 0.229*** 0.243*** 0.233*** ngược lại cmb = 0 [0.0829] [0.0922] [0.0849] inu: Tỉ lệ dân số sử dụng Internet 2.225*** 2.490*** 2.316*** [0.0713] [0.0775] [0.0724] reg1 = 1 nếu quốc gia Ďối tác thuộc khu vực Trung Á, nếu không thì -3.104*** -2.972*** -3.043*** reg5 = 0 [0.627] [0.674] [0.634] reg2 = 1 nếu quốc gia Ďối tác thuộc khu vực Đông Á, nếu không thì -0.367*** -0.343*** -0.357*** reg5 = 0 [0.0996] [0.110] [0.102] reg3 = 1 nếu quốc gia Ďối tác thuộc -0.146* -0.114 -0.136 1501
- khu vực Đông Nam Á, nếu không thì reg5 = 0 [0.0874] [0.0966] [0.0896] reg4 = 1 nếu quốc gia Ďối tác thuộc khu vực Nam Á, nếu không thì reg5 0.515*** 0.600*** 0.544*** =0 [0.0978] [0.112] [0.102] yrc = 1 nếu year > 2007, ngược lại 0.582*** 0.464*** 0.545*** nhận yrc = 0 [0.0352] [0.0395] [0.0362] cons 24.25*** 23.66*** 24.68*** [0.258] [0.290] [0.265] N 748 748 748 Giá trị độ lệch chuẩn bên trong ngoặc đơn. (***) mức ý nghĩa 1%, (**) mức ý nghĩa 5%, (*) mức ý nghĩa 10% (Nguồn: Nh m tác giả tổng hợp, 2024) Đối với nhóm yếu tố về Ďịa lí: yếu tố về biên giới chung và quốc gia nội lục có tác Ďộng quan trọng Ďến cả tổng kim ngạch xuất khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu và tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia châu Á giai Ďoạn 1990 - 2022 tại mức ý nghĩa 1 , trong khi Ďó, yếu tố về diện tích Ďất liền lại cho thấy sự tác Ďộng không Ďáng kể. Cụ thể hơn, yếu tố về biên giới chung có ảnh hưởng thuận chiều Ďến dòng chảy thương mại Việt Nam -châu Á, Ďiều này Ďúng với giả thuyết mà nhóm tác giả Ďã Ďặt ra và các nghiên cứu khác trước Ďây. Theo Cho & cộng sự (2014), biên giới chung có tác Ďộng tích cực Ďáng kể Ďến thương mại châu Á. Nó Ďặc biệt có tác Ďộng mạnh mẽ hơn ở các quốc gia có nền kinh tế tương Ďồng với nhau. Nghiên cứu của Alam & cộng sự (2022) cũng cho thấy sự thúc Ďẩy mạnh mẽ của biên giới chung Ďến hoạt Ďộng thương mại giữa các quốc gia châu Á giai Ďoạn 1990 - 2018. Mặt khác, hệ số hồi quy của yếu tố về quốc gia nội lục lại mang dấu âm với hoạt Ďộng xuất, nhập khẩu và thương mại nói chung. Điều này tương Ďồng với kết quả Ďược Ďưa ra bởi Raballand (2003) và Carrere (2011) khi thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa quốc gia nội lục và thương mại, tập trung chủ yếu vào các quốc gia Trung Á. Yếu tố diện tích Ďất liền có tác Ďộng không Ďáng kể Ďến luồng thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Á giai Ďoạn 1990 - 2022. Nghiên cứu của Zhai (2023) cũng cho thấy kết quả tương tự. Nguyên nhân là vì thương mại hiện nay có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn ở khía cạnh thương mại dịch vụ. Điều này tạo Ďiều kiện rất lớn cho các quốc gia có diện tích nhỏ hay không có nguồn tài nguyên dồi dào có thể phát triển thương mại dịch vụ khi yếu tố liên quan Ďến diện tích Ďất liền không ảnh hưởng Ďến khả năng cung cấp dịch vụ của một Ďất nước. Chính nhờ sự phát triển của thương mại dịch vụ Ďã làm giảm Ďi Ďáng kể tác Ďộng của diện 1502
- tích Ďất liền Ďến quan hệ thương mại song phương Việt Nam - châu Á giai Ďoạn 1990 - 2022. Đối với nhóm yếu tố về chính trị - văn hoá: Dân số không cho thấy tác Ďộng Ďáng kể Ďến dòng chảy thương mại Việt Nam - châu Á giai Ďoạn 1990 - 2022. Lí do là quá trình hiện Ďại hoá Ďã hỗ trợ con người trong quá trình sản xuất, từ Ďó làm tăng một cách Ďáng kể hiệu suất sản xuất và cùng với xu hướng toàn cầu hoá, thị trường Ďược mở rộng, các hoạt Ďộng thương mại vì thế Ďược Ďẩy mạnh hơn. Dân số dần trở thành một yếu tố mang tính thúc Ďẩy bên cạnh các yếu tố có tác Ďộng mạnh mẽ hơn như môi trường phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, v.v.. Các yếu tố khác gồm Ďối tác chiến lược, khoảng cách thể chế và tỉ lệ dân số sử dụng Internet có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1 ở cả 3 mô hình. Trong Ďó, yếu tố về Ďối tác chiến lược có tác Ďộng tích cực Ďến quan hệ song phương Việt Nam - châu Á trong giai Ďoạn 1990 - 2022. Thực tế cũng cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các Ďối tác chiến lược ở châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản có sự tăng trưởng Ďều và khá ổn Ďịnh qua các năm. Bên cạnh Ďó, yếu tố tỉ lệ dân số sử dụng Internet cũng cho thấy sự tác Ďộng thuận chiều với quan hệ thương mại Việt Nam - châu Á. Kết quả hồi quy này trùng khớp với kết quả Ďược Ďưa ra trong nghiên cứu của Vemuri và Siddiqi (2009) và Yushkova (2014). Sự phát triển và phổ biến của Internet hay công nghệ thông tin trong bối cảnh hiện nay Ďã mở rộng không gian phát triển và thúc Ďẩy dòng chảy thương mại một cách mạnh mẽ. Mặt khác, khoảng cách về thể chế lại cho thấy ảnh hưởng ngược chiều khi hệ số hồi quy của nó ở cả 3 mô hình Ďều mang dấu âm tại mức ý nghĩa 1 . Kết quả này tương Ďồng với nghiên cứu của De Groot Et al.(2004) và Linders et al. (2005). Điều này thể hiện thể chế chính trị giữa Việt Nam và quốc gia Ďối tác càng có nhiều Ďiểm tương Ďồng thì hoạt Ďộng trao Ďổi quốc tế giữa hai nước sẽ càng Ďược mở rộng. Về nhóm yếu tố kinh tế, kết quả mô hình hồi quy cho thấy tỉ giá hối Ďoái có tác Ďộng tích cực Ďến luồng thương mại giữa hai Ďối tượng vì hệ số hồi quy mang dấu dương tại mức ý nghĩa 1 . Yếu tố này Ďồng thời cũng có quan hệ thuận chiều với tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - châu Á, trùng khớp với các bài nghiên cứu trước như Karamuriro và Karukuza (2015). Yếu tố Ďộ mở cửa thương mại cũng có tác Ďộng tích cực Ďến thương mại Việt Nam -châu Á giai Ďoạn 1990 - 2022 tại mức ý nghĩa 1 , tương Ďồng với các nghiên cứu của Gries & Redlin (2012) và Huchet‐Bourdon & cộng sự (2018). Theo Ďó, nền kinh tế của các quốc gia Ďối tác càng mở thì dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và quốc gia Ďó lại càng mạnh mẽ hơn. Mặt khác, yếu tố sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế lại cho thấy sự tác Ďộng âm Ďến tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và thương mại song phương nói chung giữa Việt Nam và các quốc gia châu Á. Nguyên nhân là do sự chênh lệch về tăng trưởng lớn cũng cho thấy Ďược sự chênh lệch về mức thu nhập và Ďồng thời là sự chênh lệch về nhu cầu và yêu cầu tiêu dùng, dẫn Ďến sự bất cân xứng trong nguồn cung và cầu. Thêm vào Ďó, các quốc gia có mức tăng trưởng lớn hơn (như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) sẽ có nhiều lợi thế cạnh 1503
- tranh hơn nhờ nguồn lực về tài chính dồi dào Ďể Ďầu tư vào máy móc, công nghệ và cả con người, từ Ďó nâng cao năng lực và chất lượng sản xuất, tạo nên lợi thế so sánh về chi phí, giá, v.v., so với các nước có mức tăng trưởng thấp hơn. Bên cạnh Ďó, tác Ďộng hai yếu tố về vốn Ďầu tư trực tiếp nước ngoài và hiệp Ďịnh thương mại tự do Ďến quan hệ song phương giữa Việt Nam và các quốc gia châu Á giai Ďoạn 1990 - 2022 là không Ďáng kể. Trước hết, Ďối với yếu tố hiệp Ďịnh thương mại tự do, kết quả hồi quy này không khớp với các nghiên cứu trước Ďây về tầm quan trọng của các hiệp Ďịnh thương mại tự do Ďến luồng thương mại như Huỳnh & cộng sự (2019) và Okabe (2015). Nguyên nhân có thể Ďến từ việc các hiệp Ďịnh thương mại tự do tuy Ďã Ďược ký kết nhưng chưa thực sự có hiệu quả, bản thân Việt Nam và các quốc gia Ďối tác chưa tận dụng Ďược một cách triệt Ďể những cơ hội mà hiệp Ďịnh thương mại tự do Ďem lại. Thêm vào Ďó, các yếu tố liên quan Ďến chính sách bảo vệ các doanh nghiệp nội Ďịa, các biến Ďộng chính trị và các chính sách quản lí của chính phủ các nước, như chính sách ―Zero COVID‖ của Trung Quốc, cũng phần nào làm giảm sự ảnh hưởng của các hiệp Ďịnh thương mại tự do Ďến thương mại quốc tế. Nguồn vốn Ďầu tư trực tiếp nước ngoài cũng không có tác Ďộng Ďáng kể Ďến luồng thương mại Việt Nam - châu Á. Kết quả này Ďi ngược lại với nghiên cứu trước Ďó Ďược thực hiện bởi Mazhar và các cộng sự (2023). Tuy vậy, các nghiên cứu trong quá khứ xa hơn cũng không có bằng chứng khẳng Ďịnh mối quan hệ có ý nghĩa giữa vốn Ďầu tư nước ngoài và thương mại song phương. Mazhar và các cộng sự (2023) cho rằng, sự khác biệt này Ďến từ việc mỗi quốc gia có sự thể chế hỗ trợ cho các nguồn vốn Ďầu tư rất khác nhau dẫn Ďến các nghiên cứu trước Ďề xuất rằng thương mại song phương và vốn Ďầu tư nước ngoài có mối quan hệ thay thế hoặc hỗ trợ lẫn nhau. Đối với Ďề tài về thương mại song phương tại Việt Nam và các nước châu Á, vốn Ďầu tư nước ngoài không Ďóng vai trò quyết Ďịnh Ďến với thương mại song phương của Ďôi bên. Biến tương tác int21 (được đo bằng biến dân số x biến các quốc gia khu vực Tây Á) có tác Ďộng quan trọng tích cực Ďến luồng thương mại Việt Nam - châu Á vì hệ số hồi quy của biến này trả về kết quả dương tại mức quan trọng 1 cho cả ba mô hình. Điều này có nghĩa là dân số của các quốc gia Tây Á có tác Ďộng thuận chiều Ďến thương mại song phương nói chung giữa Việt Nam và châu Á. Hầu như chưa có bài nghiên cứu nào thể hiện một cách riêng biệt sức ảnh hưởng của yếu tố dân số Tây Á Ďến luồng thương mại châu Á nói chung và Ďặc biệt là thương mại song phương Việt Nam - châu Á. Bởi vậy, kết quả nghiên cứu này Ďem Ďến một cái nhìn cụ thể, mới mẻ hơn vào các nước Tây Á và ý nghĩa quan trọng của yếu tố dân số ở các quốc gia này Ďể từ Ďó Việt Nam có thể xem xét và thúc Ďẩy việc phát triển hoạt Ďộng ngoại thương với các nước Tây Á. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng kiểm Ďịnh biến giả năm Ďến quan hệ song phương Việt Nam - châu Á trong giai Ďoạn trước và sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO. Bảng 2 Ďã thể hiện tác Ďộng tích cực của biến giả năm Ďến dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia châu Á tại mức ý nghĩa 1 . Điều này cho thấy 1504
- rằng, việc gia nhập tổ chức WTO Ďã làm tăng một cách rõ rệt, mạnh mẽ hoạt Ďộng thương mại Việt Nam - châu Á cả về xuất khẩu và nhập khẩu. 4. Kết luận và khuyến nghị 4.1. Kết luận vấn đề nghiên cứu Theo kết quả phân tích hồi quy, có 2 trong 3 yếu tố Ďịa lí ảnh hưởng Ďáng kể Ďến thương mại giữa Việt Nam và châu Á trên cơ sở song phương. Yếu tố nội địa có tác Ďộng tiêu cực khi nó hạn chế sự tiếp xúc quốc tế giữa hai Ďối tượng nghiên cứu, mặc dù yếu tố chung biên giới có vai trò to lớn trong việc khuyến khích phát triển thương mại. Diện tích Ďất, thành phần cuối cùng trong hạng mục này, không có tác Ďộng hoặc Ďóng góp rõ rệt cho chủ Ďề. Hai yếu tố thuộc nhóm Chính trị - Văn hoá - tỉ lệ dân số có thể truy cập Internet và yếu tố đối tác chiến lược - có tác Ďộng tích cực, làm tăng mức Ďộ thuận lợi giữa quan hệ song phương Việt Nam - châu Á từ năm 1990 - 2022. Ngược lại, có mối tương quan ngược chiều giữa khoảng cách thể chế và quan hệ song phương, làm giảm hoạt Ďộng thương mại giữa Việt Nam và các nước Ďối tác. Điều Ďáng ngạc nhiên là yếu tố dân số ít có tác dụng thúc Ďẩy thương mại và trao Ďổi giữa Việt Nam và các quốc gia châu Á. Nhưng khi tính Ďến các khu vực cụ thể, dân số của các quốc gia Tây Á có ý nghĩa quan trọng Ďối với chủ Ďề nghiên cứu. Cuối cùng, các yếu tố thuộc nhóm yếu tố kinh tế như độ mở thương mại và tỉ giá hối đoái có tác Ďộng thuận lợi Ďến dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Á. Ngược lại, với các lí thuyết và nghiên cứu trước Ďó, yếu tố khác biệt trong tăng trưởng kinh tế thể hiện ảnh hưởng tiêu cực. Các hiệp Ďịnh thương mại tự do và Ďầu tư trực tiếp nước ngoài không Ďóng góp Ďáng kể vào sự tăng trưởng thương mại hai chiều. 4.2. Một số huyến nghị Chính phủ, cơ quan các cấp, bộ, ngành cần xem xét, Ďề ra các chính sách như sau: (1) Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với các nước châu Á dưới xu hướng của nền kinh tế hội nhập xanh và bền vững trên thế giới. Chính phủ cần tập trung vào chính sách bảo vệ môi trường và khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam Ďầu tư vào các lĩnh vực xanh và bền vững ở các nước châu Á. Đồng thời, cần tạo Ďiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp châu Á Ďầu tư vào các lĩnh vực xanh và bền vững tại Việt Nam. Hợp tác phát triển chuỗi giá trị xanh trong năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững và du lịch sinh thái sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Nghiên cứu và phát triển các công nghệ xanh mới thông qua hợp tác nghiên cứu cũng cần Ďược ưu tiên. (2) Gia tăng độ mở thương mại, sản xuất xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Xem xét, Ďiều chỉnh thuế xuất nhập khẩu - yếu tố ảnh hưởng tới lượng giao dịch thương mại, xuất nhập khẩu của Việt Nam - phù hợp với từng mặt hàng, quốc gia, khu vực tuân thủ, tuy nhiên, vẫn tuân thủ quy Ďịnh pháp luật và các hiệp Ďịnh Ďã ký kết. Đặc biệt, cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế Ďể quảng bá sản phẩm. Hỗ trợ 1505
- cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu như thông tin thị trường, tư vấn pháp luật, xúc tiến thương mại, tạo Ďiều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu Ďãi Ďể phát triển sản xuất và xuất khẩu. (3) Chính phủ cần Ďề ra các ch nh sách nâng cao cơ sở hạ tầng. Hoàn thiện thể chế pháp lí liên quan Ďến quy hoạch, Ďầu tư, xây dựng và quản lí cơ sở hạ tầng Ďể tạo môi trường Ďầu tư minh bạch, công khai và thuận lợi cho các nhà Ďầu tư. Đồng thời, cần tăng cường Ďầu tư từ ngân sách nhà nước và khuyến khích Ďầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng thông qua các chính sách ưu Ďãi và hỗ trợ, cũng như tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Ďầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng. Các cấp bộ, ngành cần áp dụng các phương thức Ďầu tư công khai, minh bạch và cạnh tranh, Ďồng thời tăng cường giám sát và quản lí việc sử dụng vốn Ďầu tư. Đồng thời các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và tăng cường sản xuất xuất khẩu bằng cách: (1) Nâng cao chất lượng sản phẩm, Ďầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) Ďể phát triển các sản phẩm mới, có chất lượng cao và Ďáp ứng nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp nên áp dụng các hệ thống quản lí chất lượng như ISO 9001, HACCP, v.v.. Ďể kiểm soát chất lượng sản phẩm trong tất cả các khâu của quy trình sản xuất và Ďảm bảo sản phẩm Ďạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. (2) Doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ Ďể phát triển chuỗi sản xuất và năng lực nhân sự. Sử dụng machine learning và blockchain Ďể dự Ďoán thị trường và bảo mật thông tin hiệu quả. Áp dụng công nghệ thực tế ảo VR trong Ďào tạo nhân viên và kết hợp học tập blended learning Ďể nâng cao hiệu quả Ďào tạo. Đầu tư vào nâng cao năng lực quản lí và Ďào tạo Ďội ngũ quản lí với các kiến thức hiện Ďại như quản lí chất lượng, tài chính, nhân sự, và áp dụng các hệ thống quản lí tiên tiến ERP, CRM, SCM. (3) Định hướng sản xuất xuất khẩu xanh và bền vững, gia tăng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp tiên tiến trong xu hướng phát triển bền vững hiện nay. Ưu tiên sử dụng nguyên liệu tái chế và tái sử dụng Ďể giảm thiểu rác thải và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đặt tín nhiệm vào các nhà cung cấp nguyên liệu cam kết về bảo vệ môi trường và phân loại rác thải tại nguồn Ďể tái chế hiệu quả. Trong quy trình sản xuất, cần tiết kiệm năng lượng, nước và tài nguyên, giảm thiểu khí thải và chất thải, sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường. Thiết kế sản phẩm có khả năng tái chế, tái sử dụng hoặc dễ dàng phân huỷ, hạn chế sử dụng bao bì và Ďóng gói sản phẩm. Cung cấp thông tin về tính xanh và bền vững của sản phẩm cho người tiêu dùng, tham gia các chương trình chứng nhận sản phẩm xanh và tăng cường hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận về môi trường. Tuân thủ các quy Ďịnh pháp luật về bảo vệ môi trường, tham gia các hội chợ và triển lãm về sản phẩm xanh, phát triển hợp tác với các doanh nghiệp khác Ďể sản xuất sản phẩm xanh. Áp dụng sản xuất xanh và bền vững Ďể bảo vệ môi 1506
- trường, từ Ďó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và góp phần vào phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững. (4) Doanh nghiệp tập trung mở rộng, đa dạng hoá thị trường. Để Ďa dạng hoá thị trường, cần xác Ďịnh rõ mục tiêu như tăng doanh thu, giảm rủi ro hoặc thâm nhập thị trường mới. Phân tích thị trường hiện tại và tiềm năng của thị trường mới, Ďánh giá năng lực của doanh nghiệp Ďể triển khai chiến lược. Nghiên cứu các thị trường tiềm năng dựa trên nhu cầu thị trường, mức Ďộ cạnh tranh và rào cản gia nhập thị trường. Quản lí các rủi ro kinh tế, chính trị và văn hóa, phát triển kế hoạch dự phòng. Tuân thủ các quy Ďịnh pháp luật của các thị trường mục tiêu. Đa dạng hoá thị trường giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm rủi ro kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và Ďóng góp vào phát triển bền vững của doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ali, M., Cantner, U. and Roy, I. (2016). Knowledge spillovers through FDI and trade: the moderating role of quality-adjusted human capital. Journal of Evolutionary Economics, 26 (4), pp. 837-868. 2. Anderson, J. and College, B. (2016). The Gravity Model of Economic Interaction. 3. Banik, N. & Kim, M. (2020). India–ASEAN trade Relations: Examining the trends and identifying the potential. Global Business Review, 097215092095354. https://doi.org/10.1177/0972150920953546 4. Belloumi M. (2014). The relationship between trade, FDI and economic growth in Tunisia: An application of autoregressive distributed lag model. Economic Systems, 38(2): 1-22. Crossref. 5. Carrere, C. and Grigoriou, C. (2011). Landlockedness, Infrastructure and Trade:New Estimates for Central Asian Countries. [online] shs.hal.science. Available at: https://shs.hal.science/halshs-00556941 [Accessed 27 Feb. 2024]. 6. Chang, R., Kaltani, L. and Loayza, N. (2005). Openness Can be Good for Growth: The Role of Policy Complementarities. Journal of development economics, 90 (1), pp.33–49. doi:https://doi.org/10.3386/w11787. 7. Cho, S. H., Kim, Y. and Kasahara, H. (2014). The impact of common borders on trade: Evidence from Asia. Journal of Asian Economics, 31, pp.15-30. 8. De Groot, H.L.F., Linders, G.-J., Rietveld, P. and Subramanian, U. (2004). The Institutional Determinants of Bilateral Trade Patterns. Kyklos, 57 (1), pp.103-123. doi:https://doi.org/10.1111/j.0023-5962.2004.00245.x. 9. Dinh Thi Thanh Binh, Nguyen Viet Duong & Hoang Manh Cuong. (2014). Applying gravity model to analyze trade activities of Vietnam. External Economics Review, 69. 1507
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH THEO M. PORTER - MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CẠNH TRANH TRONG PHẠM VI NGÀNH KINH DOANH
8 p | 1162 | 398
-
Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2B
21 p | 490 | 175
-
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ CÁC MÔ HÌNH CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA DOANH
39 p | 545 | 68
-
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Niên khóa 2007- 2008
272 p | 184 | 65
-
Một số mô hình kinh doanh qua mạng
0 p | 158 | 47
-
Thương mại điện tử cá nhân ở VN chỉ là rao vặt
3 p | 137 | 35
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 4 - ĐH Thương mại
32 p | 219 | 22
-
Nền kinh tế thương hiệu - Brand Economy
17 p | 81 | 20
-
Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử: Dễ hay khó?
9 p | 108 | 15
-
Hiệu quả của quyền lực và các chiến lược ảnh hưởng
8 p | 519 | 15
-
Phụ lục Các mô hình thương mại điện tử thành công trên thế giới
98 p | 105 | 10
-
Tìm hiểu thương mại điện tử
41 p | 98 | 10
-
Tái tạo thương hiệu – bắt đầu từ đâu?
5 p | 84 | 8
-
Mô hình kinh doanh Chủ nghĩa tư bản 24902
9 p | 82 | 6
-
Nền kinh tế thương hiệu - Brand Economy
14 p | 55 | 4
-
Các thương hiệu được ủng hộ nhiều hơn nhờ có người nổi tiếng
5 p | 93 | 3
-
Bài giảng Chiến lược kinh doanh trong thương mại điện tử: Chương 5 - Nguyễn Hùng Cường
48 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn