TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
MỐI LIÊN QUAN GIỮA KHÁNG THỂ KHÁNG SMITH<br />
VỚI MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG<br />
Lê Hữu Doanh, Cấn Huyền Hân<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Kháng thể kháng Smith (kháng thể anti - Sm) có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh lupus ban đỏ<br />
hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE). Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ dương tính và mối liên<br />
quan giữa kháng thể anti - Sm với mức độ nặng ở bệnh nhân SLE. Nghiên cứu 187 hồ sơ bệnh nhân SLE tại<br />
phòng khám bệnh viện Da liễu Trung ương, kháng thể anti - Smith dương tính ở 31,02% bệnh nhân. Điểm<br />
SLEDAI trung bình ở bệnh nhân có kháng thể anti - Sm (8,60 ± 4,90) cao hơn có ý nghĩa thông kê<br />
(p < 0,001) so với nhóm bệnh nhân không có kháng thể anti - Sm (5,84 ± 3,28). Tỷ lệ SLE có tổn thương nội<br />
tạng ở nhóm có kháng thể anti - Sm (37,93%) cao hơn tổn thương nội tạng ở nhóm không có kháng thể<br />
(17,83%) với p < 0,05. Tuổi trung bình bệnh nhân SLE xuất hiện tổn thương nội tạng có kháng thể anti - Sm<br />
dương tính sớm hơn so với bệnh nhân không có kháng thể (p = 0,04). Nghiên cứu chỉ ra rằng kháng thể anti<br />
- Sm có giá trị tiên lượng mức độ nặng và xuất hiện sớm tổn thương nội tạng ở bệnh lupus ban đỏ hệ thống.<br />
Từ khóa: SLE, anti - Smith, SLEDAI<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Với sự tiến bộ của khoa học, rất nhiều tự<br />
kháng thể được phát hiện trong bệnh lupus<br />
ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythromatosus<br />
– SLE) là bệnh tự miễn có các bất thường về<br />
miễn dịch phong phú nhất. Kháng thể kháng<br />
Smith (anti - Sm) đang được tìm hiểu rõ hơn.<br />
Kháng thể anti - Sm có thể được phát hiện<br />
trước khi người bệnh có các triệu chứng trên<br />
lâm sàng [1]. Tỷ lệ tìm thấy kháng thể này<br />
trong SLE rất khác nhau qua các nghiên cứu<br />
ở các chủng tộc khác nhau. Với độ đặc hiệu<br />
cao chẩn đoán SLE, sự xuất hiện tự kháng<br />
thể là một trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán<br />
bệnh (theo ARA 1997) [2; 3]. Nhiều tài liệu<br />
được công bố trên thế giới đã chỉ ra kháng thể<br />
anti-Sm có mối liên quan với các biểu hiện tại<br />
các cơ quan nội tạng: tổn thương thần kinh<br />
trung ương, mức độ nghiêm trọng của bệnh<br />
<br />
thận, xơ hóa phổi, viêm màng ngoài tim… [4;<br />
5]. Nghiên cứu của Grennan ghi nhận mối liên<br />
quan giữa khởi phát bệnh sớm với KT antiSm, trung bình trước 25 tuổi và có giá trị tiên<br />
lượng cho tiến triển nặng với các tổn thương<br />
nội tạng xuất hiện thường xuyên hơn về sau<br />
[6]. Liên quan giữa anti - Sm với tổn thương<br />
thần kinh trung ương vẫn chưa chắc chắn [7;<br />
8]. Phát hiện kháng thể anti - Sm có ý nghĩa<br />
rất quan trọng trong tiên lượng, quản lý và<br />
theo dõi bệnh nhân. Nghiên cứu này được<br />
tiến hành nhằm mục tiêu:<br />
1. Khảo sát tỷ lệ bệnh nhân SLE có kháng<br />
thể kháng Smith ở bệnh nhân SLE đến khám<br />
tại phòng khám bệnh viện Da liễu Trung ương<br />
từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2014.<br />
2. Xác định mối liên quan giữa kháng thể<br />
kháng Smith với mức độ nặng của những<br />
bệnh nhân trên.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Địa chỉ liên hệ: Lê Hữu Doanh, Bộ môn Da liễu, trường<br />
Đại học Y Hà Nội<br />
Email: doanhlehuu@yahoo.com<br />
Ngày nhận: 10/9/2015<br />
Ngày được chấp thuận: 25/12/2015<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
1. Đối tượng<br />
187 hồ sơ bệnh nhân được chẩn đoán xác<br />
định SLE khi có ≥ 4/11 tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
<br />
31<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
theo ACR 1997, điều trị ngoại trú tại bệnh viện<br />
<br />
matosus Disease Area and Severity Index),<br />
<br />
Da liễu Trung ương từ tháng 05/2013 đến<br />
12/2014. Tiêu chuẩn chọn hồ sơ bệnh nhân<br />
<br />
DAS 28 (Disease Acitivity Score) tại 28 khớp,<br />
điểm SLEDAI (Systemic Lupus Erythematosus<br />
<br />
chẩn đoán xác định là SLE, không phân biệt<br />
tuổi, giới và được làm xét nghiệm tìm kháng<br />
<br />
Disease Activity Index).<br />
<br />
thể kháng Smith. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh<br />
nhân là bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng<br />
và xét nghiệm thể hiện phối hợp nhiều bệnh<br />
hệ thống (overlap).<br />
2. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt<br />
ngang, hồi cứu.<br />
Xét nghiệm phát hiện tìm kháng thể antiSm bằng kỹ thuật ELISA. Kit xét nghiệm từ<br />
hãng MBL, Nhật Bản.<br />
Mức độ nặng của bệnh được đánh giá qua<br />
thang điểm CLASI (Cutaneous Lupus Erythe-<br />
<br />
3. Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS<br />
20.0.<br />
4. Đạo đức nghiên cứu<br />
Các thông tin bệnh nhân lấy từ bệnh án<br />
được chấp thuận của Bệnh viện và các thông<br />
tin bệnh nhân được mã hóa, giữ bí mật.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
1. Tỷ lệ kháng thể anti-Sm dương tính ở<br />
bệnh nhân SLE<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tỷ lệ kháng thể anti-Sm dương tính ở bệnh nhân SLE<br />
Nghiên cứu đã thu thập được 187 hồ sơ bệnh nhân SLE đến khám và theo dõi tại phòng<br />
khám chuyên đề các bệnh tổ chức liên kết tự miễn. Kháng thể anti - Sm dương tính gặp ở<br />
58/187 bệnh nhân, chiếm 31,02% với nồng độ kháng thể trung bình: 109,89 ± 85,03 UI/L, cao<br />
nhất: 533,53 UI/L, thấp nhất: 32,94 UI/L (giá trị không thể hiện trên biểu đồ).<br />
2. Mối liên quan giữa kháng thể anti - Sm với hoạt động bệnh<br />
So sánh mức độ nặng của bệnh SLE, dựa trên thang điểm CLASI hoạt động, DAS 28 và<br />
SLEDAI, giữa hai nhóm bệnh nhân dương tính và âm tính với kháng thể anti-Sm cho thấy:<br />
điểm trung bình theo thang điểm SLEDAI của nhóm có kháng thể anti-Sm cao hơn so với nhóm<br />
không có kháng thể có khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Thang điểm CLASI và<br />
DAS28, giữa hai nhóm dương tính và không dương tính với kháng thể anti-Sm không có sự<br />
khác biệt (bảng 1).<br />
<br />
32<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bảng 1. So sánh các thang điểm đánh giá hoạt động bệnh<br />
của bệnh nhân có kháng thể anti - Sm dương tính và âm tính<br />
Thang điểm<br />
<br />
Kháng thể anti - Sm (+) n = 58<br />
<br />
Kháng thể anti-Sm (-) n = 129<br />
<br />
p<br />
<br />
CLASI hoạt động<br />
<br />
6,93 ± 6,16<br />
<br />
5,66 ± 4,77<br />
<br />
0,166<br />
<br />
DAS 28<br />
<br />
3,50 ± 1,45<br />
<br />
3,09 ± 1,38<br />
<br />
0,061<br />
<br />
SLEDAI<br />
<br />
8,60 ± 4,90<br />
<br />
5,84 ± 3,28<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
3. Mối liên quan giữa kháng thể anti-Sm và tổn thương nội tạng<br />
<br />
Biểu đồ 2. So sánh tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương nội tạng ở<br />
hai nhóm có kháng thể anti - Sm dương tính và âm tính<br />
Ở nhóm SLE dương tính với kháng thể anti - Sm, có 22/58 bệnh nhân SLE dương tính với<br />
kháng thể anti - Sm có tổn thương nội tạng (thận, hô hấp, tim mạch, tâm - thần kinh) khi đến<br />
khám, chiếm 37,93%. Ở nhóm SLE âm tính với kháng thể anti - Sm, 23/129 bệnh nhân âm tính<br />
với kháng thể anti - Sm có tổn thương nội tạng (17,83%), khác biệt có ý nghĩa thống kê,<br />
(p = 0,003).<br />
4. So sánh tuổi của bệnh nhân có tổn thương nội tạng<br />
Với những bệnh nhân có tổn thương nội tạng, tuổi trung bình của nhóm có kháng thể anti Sm là 24,82 ± 11,13 tuổi với bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 13; với nhóm không có kháng thể này<br />
là 31,96 ± 11,44 trong đó thấp nhất là bệnh nhân 17 tuổi. Những bệnh nhân trong nghiên cứu có<br />
kháng thể anti - Sm xuất hiện tổn thương nội tạng sớm hơn so với nhóm còn lại, khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê (p = 0,04) (biểu đồ 3).<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
33<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
Biểu đồ 3. So sánh tuổi của bệnh nhân có tổn thương nội tạng<br />
theo hai nhóm có kháng thể anti - Sm dương tính và âm tính<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Kháng thể anti - Sm là marker đặc hiệu<br />
<br />
đánh giá tổn thương da ở mức độ nhẹ (< 10<br />
<br />
chẩn đoán SLE [2; 3]. Nghiên cứu của chúng<br />
<br />
điểm) với điểm trung bình là 6,93 ± 6,16. Điểm<br />
DAS28 trung bình của nhóm bệnh nhân có<br />
<br />
tôi có 58/187 bệnh nhân SLE dương tính với<br />
kháng thể anti - Sm, chiếm 31,02% (biểu đồ1).<br />
Tỷ lệ này tương tự kết quả của nhiều tác giả<br />
khác như Nothway (1972) là 29,7% [9]; Tan<br />
E.M (1982) là 30,5% [3]; Elkon (1989) là 28%<br />
[10]... Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này ở<br />
các nhóm bệnh nhân SLE khác nhau là khác<br />
nhau: nghiên cứu của Clotet trên 82 bệnh<br />
nhân SLE người châu Âu là 5% (1984) [11]<br />
trong khi trên 63 bệnh nhân gốc Phi của<br />
Grennan lại cao hơn rất nhiều (40,6%) [6].<br />
Nhìn chung, tỷ lệ gặp kháng thể anti - Sm ở<br />
bệnh nhân SLE thay đổi từ 15 – 30% và khác<br />
biệt theo chủng tộc: 20% ở người da trắng, 30<br />
– 40% ở người da đen và châu Á [2].<br />
Có rất nhiều thang điểm để đánh giá hoạt<br />
động bệnh SLE, trong đó đơn giản, dễ áp<br />
dụng nhất là thang điểm CLASI cho da – niêm<br />
mạc, DAS28 cho khớp và SLEDAI là thang<br />
điểm đánh giá chung, tổng quát nhất. Xét trên<br />
nhóm bệnh nhân SLE có kháng thể anti-Sm,<br />
đa số các bệnh nhân có điểm CLASI hoạt tính<br />
34<br />
<br />
kháng thể anti - Sm là 3,51 ± 1,45 và chủ yếu<br />
cũng ở mức hoạt động nhẹ và trung bình.<br />
Không có sự khác biệt về điểm trung bình của<br />
hai thang điểm này giữa hai nhóm bệnh nhân<br />
có anti - Sm dương tính và âm tính (p > 0,05),<br />
kết quả này phù hợp với nhận định anti - Sm<br />
không liên quan tới biểu hiện lâm sàng về da,<br />
khớp của SLE [5]. SLEDAI là thang điểm tổng<br />
quát nhất để đánh giá hoạt động bệnh. Do<br />
nhiều bệnh nhân trong nghiên cứu đã dùng<br />
các thuốc có tác dụng trên bệnh trước đó và<br />
khi có biểu hiện nội tạng nặng nề thì thường<br />
tìm đến các chuyên khoa khác nên nhìn chung<br />
đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi đa<br />
số có mức độ hoạt động bệnh nhẹ và vừa.<br />
Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm có<br />
kháng thể anti - Sm ở mức điểm SLEDAI trên<br />
10 điểm (tức hoạt động mạnh) của chúng tôi<br />
cao hơn nhóm không có kháng thể này (không<br />
có trong phần kết quả nghiên cứu). Điểm SLEDAI trung bình của nhóm bệnh nhân có kháng<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
thể anti - Sm là 8,60 ± 4,90, cao hơn nhóm âm<br />
<br />
chọn đối tượng đa dạng hơn để xác định rõ<br />
<br />
tính với kháng thể là 5,84 ± 3,28, khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê. Điều này là do ở nhóm bệnh<br />
<br />
ràng.<br />
<br />
nhân có kháng thể anti - Sm xuất hiện các<br />
biểu hiện về thần kinh, bất thường về xét<br />
nghiệm nước tiểu nhiều hơn nên điểm<br />
SLEDAI cao. Một số nghiên cứu khác cũng<br />
<br />
V. KẾT LUẬN<br />
Kháng thể kháng Smith gặp trong 31,02%<br />
bệnh nhân SLE. Bệnh nhân SLE có kháng thể<br />
<br />
nhận thấy điểm SLEDAI cao hơn trong nhóm<br />
<br />
kháng Smith thì bệnh nặng hơn và tuổi xuất<br />
hiện tổn thương nội tạng thấp hơn.Phát hiện<br />
<br />
bệnh nhân có anti-Sm với các triệu chứng về<br />
thần kinh, thận, viêm các màng xuất hiện<br />
<br />
kháng kháng thể kháng Smith có giá trị tiên<br />
lượng mức độ nặng và có nguy cơ xuất hiện<br />
<br />
nhiều hơn [12; 13]. Theo nhận định của<br />
Barada, Winfiled hay Janwityanuchit, trong<br />
<br />
sớm tổn thương nội tạng ở bệnh lupus ban đỏ<br />
hệ thống.<br />
<br />
những đợt hoạt động bệnh, bệnh nhân có<br />
kháng thể anti - Sm thường xuất hiện các biểu<br />
hiện về thần kinh, bệnh lý thần kinh trung<br />
ương, thận hơn bệnh nhân chỉ xuất hiện<br />
kháng thể anti - dsDNA [5].<br />
Các thương tổn nội tạng làm thay đổi tiên<br />
lượng bệnh nhân. Mối liên quan giữa anti Sm với tổn thương nội tạng trong SLE được<br />
nói đến khá nhiều và nhiều công bố chỉ ra ani<br />
- Sm có giá trị dự đoán tiến triển nặng của<br />
SLE [5]. Tỷ lệ có tổn thương nội tạng của<br />
nhóm bệnh nhân SLE có anti - Sm là 37,93%,<br />
cao hơn nhóm bệnh nhân không có anti - Sm<br />
(17,83%), khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(p = 0,003). Anti - Sm làm tăng nguy cơ xuất<br />
hiện tổn thương thận nhất là khi kết hợp cùng<br />
anti - dsDNA.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy các<br />
bệnh nhân có anti-Sm dương tính xuất hiện<br />
tổn thương nội tạng sớm hơn (biểu đồ 3). Tác<br />
giả Alba nghiên cứu 127 bệnh nhân SLE có<br />
tổn thương thận cũng có kết quả về tuổi xuất<br />
hiện thận lupus của bệnh nhân SLE có kháng<br />
<br />
Lời cám ơn<br />
Chúng tôi chân thành cám ơn phòng khám<br />
chuyên đề, khoa Xét nghiệm bệnh viện Da liễu<br />
Trung ương đã giúp đỡ hoàn thành nghiên<br />
cứu này.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Arbuckle<br />
<br />
M.R.,<br />
<br />
McClain<br />
<br />
M.T.,<br />
<br />
Rubertone M.V et al (2003). Development of<br />
autoantibodies before the clinical onset of<br />
systemic<br />
<br />
lupus<br />
<br />
erythematosus.<br />
<br />
The<br />
<br />
new<br />
<br />
England Journal of Medicine, 349(16), 1526 1533.<br />
2. Munves E.F, Schur P.H (1983).<br />
Antibodies to Sm and RNP: Prognosticator<br />
of disease involvement. Arthritis Rheum, 26,<br />
848 - 853.<br />
3. Tan E.M, Cohen A.S, Fries J.F et al<br />
(1982). The 1982 revised criteria for the<br />
classification of systemic lupus erythematosus.<br />
Arthritis Rheum, 25(11), 1271 - 1277.<br />
<br />
thể anti-Sm trung bình là 25,6 sớm hơn so với<br />
<br />
4. Borg E.J, Horst G., Limburg P.C et al<br />
<br />
những bệnh nhân không có kháng thể này<br />
khoảng 8,8 năm (tuổi trung bình là 33,7;<br />
<br />
(1991). Shifts of anti –Sm specific antibodies<br />
in patient with systemic lupus erythematosus:<br />
<br />
p < 0,0001) [14]. Đây mới chỉ là nhận định ban<br />
đầu, cần một nghiên cứu khác trong thời gian<br />
<br />
analysis by couter – immunoelectrophoresis,<br />
immublotting and RNA – immuoprecipitation.<br />
<br />
dài hơn, cỡ mẫu lớn hơn với những cách<br />
<br />
The Journal of Autoimmunity, 4(1), 155 - 164.<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
35<br />
<br />