
Mối quan hệ giữa tri thức văn hoá của người dân và việc ủng hộ phát triển du lịch địa phương tại Ninh Thuận
lượt xem 4
download

Bài viết Mối quan hệ giữa tri thức văn hoá của người dân và việc ủng hộ phát triển du lịch địa phương tại Ninh Thuận trình bày việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa tri thức văn hóa của người dân và việc ủng hộ phát triển du lịch địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối quan hệ giữa tri thức văn hoá của người dân và việc ủng hộ phát triển du lịch địa phương tại Ninh Thuận
- MỐI QUAN HỆ GIỮA TRI THỨC VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ VIỆC ỦNG HỘ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI NINH THUẬN Huỳnh Lê Thanh Nhã; Chung Bội Như Ngọc; Trần Nguyễn Phương Vy và Dương Thị Ngọc Trâm Khoa Quản Trị Du Lịch - Nhà Hàng - Khách Sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thị Tuyết Linh TÓM TẮT Ninh Thuận được mệnh danh là vùng đất của nắng và gió. Đây là địa điểm được cho là rất khó để có thể phát triển được nền kinh tế du lịch mạnh mẽ như những địa điểm du lịch khác. Là một nơi có tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú (biển, rừng, núi, địa điểm lịch sử, …) tuy nhiên lại có thời tiết khắc nghiệt với nắng nóng quanh năm. Điều này đã làm cho việc phát triển du lịch bền vững tại đây gặp rất nhiều khó khăn bởi vì ngoài phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên, nó còn phụ thuộc vào người dân địa phương là chủ yếu. Chính vì vậy nhóm đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa tri thức văn hóa của người dân và việc ủng hộ phát triển du lịch địa phương tại đây. Từ khóa: Du lịch, du lịch Ninh Thuận, phát triển du lịch bền vững tại Ninh Thuận, sự hỗ trợ của cư dân, trí tuệ văn hóa của cư dân. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Phát triển du lịch cần sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau và trong đó có một yếu tố cũng không kém phần quan trọng đó chính là sự ủng hộ của người dân địa phương đối với việc phát triển du lịch. Khi địa phương trở thành điểm đến du lịch, cuộc sống của người dân địa phương cũng sẽ bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trên nhiều khía cạnh khác nhau. Ngành du lịch mang đến cho người dân địa phương những công việc mới và một nguồn thu nhập ổn định nhưng cũng đem đến nhiều hạn chế như việc gia tăng số lượng người tại địa phương, tăng việc sử dụng hệ thống đường sá…Mặt khác, sự thiện chí của người dân địa phương là sự hỗ trợ rất cần thiết cho sự thành công và phát triển của ngành du 2715
- lịch, mỗi người dân địa phương ở các điểm du lịch đóng vai trò như một mắt xích trong quy trình phục vụ du khách, thái độ và hành vi của họ tác động trực tiếp đến du khách. Từ đó, tác động đến sự phát triển của du lịch địa phương và cả nước. Việc ủng hộ của người dân cũng liên quan đến sự am hiểu của họ về văn hóa, bản sắc vùng miền khác nhau. Khi nắm bắt được những điều khác nhau giữa các nền văn hóa, họ có thể thay đổi hành vi của mình sao cho phù hợp với các tình huống và con người có văn hóa khác nhau từ đó hiểu chính xác cảm xúc của mọi người để thấu hiểu, đồng cảm và tiếp đón du khách chu đáo, niềm nở hơn. Qua đó, có thể thấy người dân là nhân tố đóng vai trò chủ chốt của sự phát triển du lịch tại địa phương và trí tuệ văn hóa của người dân là yếu tố quan trọng chi phối thái độ và hành vi của họ. Do đó, việc tìm hiểu và phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa tri thức văn hóa của người dân và việc ủng hộ phát triển du lịch địa phương là vấn đề cần thiết. 1.2. Tổng quan nghiên cứu: Các khái niệm 1.2.1. Trí tuệ văn hóa của cư dân Theo định nghĩa của David Livermore (2009) trong cuốn sách “Leading with cultural intelligence” thì: “Trí thông minh văn hoá là khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường văn hoá đa quốc gia, đa dân tộc và đa tổ chức” Trí thông minh văn hóa được định nghĩa là khả năng giao tiếp của các cá nhân khi họ tương tác với những người có nền văn hóa đa dạng (Frías-Jamilena và cộng sự, 2018a). Và theo tờ báo uy tín thế giới Harvard Business Review, có ba yếu tố chính của trí thông minh văn hoá là Suy nghĩ (Head), Cơ thể (Body) và Cảm xúc (Heart): • Suy nghĩ: kiến thức và hiểu biết của bạn, một phần đến từ quan sát và nghiên cứu các mặt về đời sống vật chất, tinh thần của một đất nước khác. Nhưng bạn cũng cần có chiến lược thu thập thông tin mới và khả năng sử dụng các chiến lược đó để nhận ra những kiến thức được chia sẻ. Điều này sẽ giúp bạn ra quyết định và giao tiếp phù hợp hơn với nhiều người từ các nước khác nhau. • Cơ thể: các biểu hiện, hành động của bạn như cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể hay cách bạn xử lý vấn đề trong môi trường đa văn hoá. • Cảm xúc: để có trí thông minh văn hoá cao, bạn cần phải tự tin, không sợ mắc lỗi và đủ tự tin tiếp tục học hỏi, từ đó có thể giải quyết các tình huống khác biệt văn hóa mới. 2716
- Đối với cư dân có trí tuệ về văn hóa, họ hiểu biết về các nền văn hóa đa dạng sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc phát triển du lịch địa phương và phục vụ khách du lịch. 1.2.2. Sự hỗ trợ của cư dân Hỗ trợ được hiểu là một hành động giúp đỡ lẫn nhau giữa người này với người kia nhằm giảm tải, làm bớt đi những khó khăn trong cuộc sống. Nhiều ý kiến đã cho rằng sự ủng hộ của người dân trở nên rất quan trọng đối với sự phát triển du lịch địa phương. Cụ thể: Các cộng đồng địa phương đang trải qua sự bùng nổ của du lịch (ví dụ: các chuyến du lịch lớn, chỗ ở có gắn sao, khu nghỉ mát bên bờ biển, và các chuyến tham quan có hướng dẫn, v.v.), đặc biệt là tại các điểm đến không thể bỏ qua. Vì thế hành vi hỗ trợ của cư dân trở nên rất quan trọng đối với du lịch phát triển, bên cạnh việc duy trì du lịch tại các điểm đến đó (Almei da-Garcia và cộng sự, 2016; Erul và cộng sự, 2020) Hỗ trợ của cư dân cung cấp bảo đảm cần thiết về chính trị, tâm sinh lý, văn hóa xã hội, sự ổn định kinh tế và thương mại của ngành du lịch (Hanafiah và cộng sự, 2013; Lee, 2013) 1.2.3. Các khái niệm cơ bản về du lịch a) Du lịch: Hiện nay, do nhiều cách nhìn nhận khác nhau, nhiều góc độ và phương diện khác nhau nên có rất nhiều định nghĩa về du lịch. Một vài trong số đó là: Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organisation – IUOTO), du lịch được hiểu là hoạt động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Nhìn chung, du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch. b) Khách du lịch 2717
- Theo một số nhà nghiên cứu, khái niệm khách du lịch lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII tại Pháp và được hiểu là: "Khách du lịch là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn''. Vào đầu thế kỉ XX, nhà kinh tế học người Áo, Josef Stander định nghĩa: "Khách du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế''. Theo WTO (1968), “Khách du lịch là người đi ra khỏi nơi thường trú và ở lại trên 24 giờ tại nơi đến với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, công vụ nhưng không phải để làm việc kiếm sống hoặc cư trú lâu dài” Tại điều 4, chương I Luật Du lịch (2005) qui định: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Khách du lịch được chia thành 2 loại chính: - Khách du lịch quốc tế gồm 2 nhóm khách là khách inbound và khách outbound - Khách Inbound (Khách du lịch vào Việt Nam): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt nam du lịch - Khách outbound (Khách du lịch ra nước ngoài): là người nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch. - Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đu du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam c) Tài nguyên du lịch • Khái niệm Tại Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. • Phân loại: Theo chương 2 Điều 13 Luật du lịch Việt Nam năm 2005 thì tài nguyên du lịch gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. 2718
- d) Sản phẩm du lịch Dựa trên khái niệm về du lịch, năm 2017, Luật Du lịch đã đưa ra một khái niệm về sản phẩm du lịch như sau: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách tham quan”. Tuy nhiên thì Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã định nghĩa lại một cách đầy đủ và rõ ràng hơn: “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm nhân tố cấu thành bao gồm Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành, Tài nguyên du lịch, Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.” e) Điểm đến du lịch Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch (Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch: Theo giáo trình tổng quan về du lịch của tiến sĩ Vũ Đức Minh, hầu hết các điểm đến du lịch bao gồm một hạt nhân cùng với các yếu tố cấu thành như sau: - Các điểm hấp dẫn du lịch - Giao thông đi lại (khả năng tiếp cận nơi đến) - Nơi ăn nghỉ - Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ 2. THỰC TRẠNG Ninh Thuận được ví như “tiểu vùng sa mạc” với gió rát, nắng nóng nhất Việt Nam. Bù lại sự khắc nghiệt ấy của thiên nhiên, Ninh Thuận cũng là một trong số ít địa phương của cả nước giàu tiềm năng để phát triển du lịch biển, sinh thái, làng nghề… Tuy nhiên, hiện ngành công nghiệp không khói của vùng đất này vẫn ì ạch, thiếu sức hút. Ninh Thuận nằm giữa tam giác du lịch Khánh Hòa - Lâm Đồng - Bình Thuận của miền duyên hải Nam Trung Bộ, với hơn 100 km chiều dài bờ biển. Biển Ninh Thuận có địa hình thoai thoải, có nơi núi đâm thẳng ra biển, tạo nên những vũng, vịnh tuyệt đẹp. 2719
- Nhiều du khách biết đến biển Cà Ná thơ mộng với những dải cát trắng mịn, nước trong xanh hay khó quên vịnh Vĩnh Hy êm đềm, hoang sơ - nơi hội tụ nhiều rạn san hô phong phú về chủng loại. Đặc biệt, núi đá ven biển ở Ninh Thuận có nhiều hang động, xếp thành hình kỳ thú, tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình. Ninh Thuận sở hữu đến 2 vườn quốc gia là Núi Chúa (huyện Ninh Hải) và Phước Bình (huyện Bác Ái) với hàng ngàn loài động vật cùng hàng chục ngàn loài thực vật, trong đó nhiều loài có tên trong Sách đỏ thế giới. Không chỉ vậy, đây là địa phương có hơn 70.000 đồng bào dân tộc Chăm sinh sống tập trung nên văn hóa Chăm Pa - bao gồm cả vật thể và phi vật thể - ở vùng đất nắng gió này rất đặc trưng. Ninh Thuận có nhiều điểm, tiềm năng đa dạng, phong phú để phát triển du lịch cộng đồng. Với những tiềm năng tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội cùng các chủ trương phát triển du lịch của tỉnh hiện nay thì việc hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Thuận là một nhiệm vụ thiết thực và cần sớm được triển khai. Tuy nhiên tại các khu điểm đó chưa có các dịch vụ sinh hoạt văn hoá, giao lưu văn nghệ để cho du khách giao lưu tìm hiểu, trải nghiệm từ cộng đồng, chưa có cơ sở vật chất, thiết bị cho du khách lưu trú; có hoặc chưa có các sản vật của địa phương đáp ứng được nhu cầu mua sắm của du khách… khách du lịch đến vẫn phải về các thị trấn, thành phố để ăn nghỉ, đây là một điểm yếu của ngành du lịch Ninh Thuận. Các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn được chưa được phát triển một cách bài bản, căn cơ theo đúng ý nghĩa của nó. Mức độ tham gia của cộng đồng vẫn chỉ ở mức cung cấp một phần các dịch vụ; chưa tự tổ chức, tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập trình cho các tuyến, tour, chương trình du lịch tại bản địa. Chủng loại, kiểu dáng của sản phẩm thủ công truyền thống chưa phong phú, đa dạng, chất lượng chưa cao... để hấp dẫn khách du lịch. Trong khi đó, các Công ty du lịch lại chưa thực sự đánh giá, nghiên cứu tìm hiểu để nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách du lịch. Hai bộ phận này hoạt động một cách riêng lẽ, không có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá các dân tộc: Tuy nhiên, xu hướng “bắt chước”, na ná giống nhau giữa các thôn/ khu phố bắt đầu xuất hiện. Điều này sẽ làm giảm hoặc mất đi bản sắc của từng lễ hội. Trò chơi dân gian trong lễ hội bị suy giảm đáng kể, thay vào đó là các trò chơi mới hoặc thi đấu thể thao. Ngoài tổ chức các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, Ninh Thuận đã xây dựng, đưa vào khai thác tour du lịch làng nghề khá hiệu quả với hai làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm là làng gốm Bàu Trúc và làng dệt Mỹ Nghiệp, chuyên sản xuất các sản phẩm thổ cẩm. 2720
- 3. GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA: Để phát huy các giá trị văn hóa - nguồn lực quan trọng đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Ninh Thuận, chúng ta cần có những định hướng cụ thể như: xây dựng, ban hành các chính sách phát triển văn hóa bám sát vào các hướng dẫn, kế hoạch, chiến lược, các đạo luật, đề án của Chính phủ liên quan. Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ xây dựng và ban hành các quyết sách phát triển văn hóa phù hợp để khai thác, phát huy tốt nhất tiềm năng, thế mạnh về văn hóa của địa phương với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng, phát triển văn hóa, con người; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương là nguồn lực quan trọng của phát triển; chú trọng, đầu tư phát triển công nghiệp của văn hóa, trong đó du lịch là những thế mạnh trọng yếu. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Đổi mới cơ chế, chính sách: Tập trung điều tra toàn diện, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và văn hóa phi vật thể; các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững. Đối với lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, cần phát huy các nhân tố tích cực trong đạo đức, văn hóa tôn giáo; khuyến khích những giá trị lành mạnh, hướng thiện, nhân đạo, có ý nghĩa tiến bộ. Tạo điều kiện cho những hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng phù hợp với văn hóa và lợi ích chung của dân tộc; xây dựng môi trường văn hóa, thực hiện tốt trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc; đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu. Nâng cao nhận thức: Để nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cũng như phát huy vai trò chủ thể của người dân trong sáng tạo, thực hành văn hóa, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần quan tâm đặc biệt đến cộng đồng người dân tộc thiểu số vùng giáp ranh với các tỉnh thành vùng Tây Nguyên, ở các huyện miền núi và đồng bào ven biển. Đối với cộng đồng các tôn giáo trên địa bàn tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền cần làm tốt chính sách vận động, nâng cao nhận thức của các giáo dân, giáo xứ trong thực hành sinh hoạt văn hóa. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 2721
- Thực hiện công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức; thực hiện chế độ đãi ngộ nhằm tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi tham gia các lĩnh vực văn hóa; đầu tư đào tạo những tài năng nghệ thuật trẻ, bồi dưỡng thành nguồn lực cho các đoàn nghệ thuật sau này; mở các khóa đào tạo cho các loại hình nghệ thuật mới. Đầu tư và mời các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu và biểu diễn nghệ thuật về giảng dạy, đào tạo cho địa phương. Đào tạo cán bộ có kỹ năng giao tiếp với công chúng, thuyết minh về di sản và sản phẩm văn hóa của địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hung Nguyen Phuc & Huan Minh Nguyen (2020), The importance of collaboration and emotional solidarity in residents’ support for sustainable urban tourism: case study Ho Chi Minh City, Journal of Sustainable Tourism. 2. Umer Zaman a, Murat Aktan (2021), Examining residents’ cultural intelligence, place image and foreign tourist attractiveness: A mediated-moderation model of support for tourism development in Cappadocia (Turkey), Turkey 3. Phạm Diễm Quỳnh (2018), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của du khahcs tại Đà Lạt, Chuyên đề Nghiên cứu khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh 2722

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn quản trị kinh doanh lữ hành
43 p |
931 |
132
-
Bài giảng Tổng quan du lịch và khách sạn: Chương 2
46 p |
441 |
72
-
Mô tả bài toán: Quản lí thuê phòng khách sạn
2 p |
659 |
42
-
Bài giảng: Chiêu đãi ngoại giao
15 p |
270 |
29
-
Nghi thức đón tiếp ngoại giao
8 p |
168 |
26
-
Ảnh hưởng của quản trị nguồn nhân lực xanh đến động lực và hành vi xanh của nhân viên: Nghiên cứu trường hợp các khách sạn tại Đà Nẵng
18 p |
20 |
4
-
Bài giảng Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp lữ hành - Chương 3: Quan hệ giữa doanh nghiệp lữ hành với nhà cung cấp
24 p |
28 |
4
-
Đề cương chi tiết học phần Điều hành chương trình du lịch (Mã số học phần: DLLH1138)
11 p |
13 |
2
-
Chuyện lạ lúc nào cũng có
13 p |
66 |
2
-
Mối quan hệ giữa bảo tồn giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở tỉnh Khánh Hòa
12 p |
5 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
