intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn hóa Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài “Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn hóa Việt Nam” nhằm tiêu chung là góp một phần nhỏ công sức của mình vào biển lớn văn học viết Việt Nam hiện đại. Làm nảy sinh các giá trị văn hóa Việt Nam mới một cách có kế thừa và sáng tạo trong lĩnh vực văn học Việt Nam trên tinh thần kế thừa vốn văn hóa dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn hóa Việt Nam

  1. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM  ThS. (*) TÓM TẮT Giữa văn học Việt Nam và văn hóa Việt Nam có mối quan hệ khắng khít, hòa quyện vào nhau và soi sáng cho nhau. Ngôn ngữ - văn chương và chi tiết trong tác phẩm văn học Việt Nam bao gồm văn học dân gian và văn học viết góp phần thúc đẩy nền văn hóa dân tộc Việt Nam phát triển. Ngược lại, chất văn hóa dân gian truyền thống làm cho tác phẩm văn học Việt Nam có chức năng làm đậm đà hơn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam qua từng trang văn. Trước đây, người ta chỉ nhìn thấy chất dân gian có mặt xuyên suốt trong tác phẩm văn học dân gian Việt Nam và rất hiếm hoi xuất hiện trong tác phẩm văn học viết Việt Nam, chưa nhìn nhận rõ ràng giữa văn học Việt Nam và văn hóa Việt Nam có mối quan hệ hài hòa. Làm nảy sinh các giá trị văn hóa Việt Nam mới một cách có kế thừa và sáng tạo trong lĩnh vực văn học Việt Nam hiện đại trên tinh thần kế thừa vốn văn hóa dân tộc là trách nhiệm cao cả và sứ mệnh thiêng liêng của nhà văn hiện đại từ thập niên thứ ba của thế kỉ XXI. Từ khóa: Văn học, văn hóa, mối quan hệ, ngôn ngữ, nghệ thuật, viết, dân gian… SUMMARY Between Vietnamese literature and Vietnamese culture there is a close relationship, intertwining and enlightening each other. Language - Literature and details in Vietnamese literary works include folklore and writing literature, contributing to the development of Vietnamese national culture. In contrast, the traditional folk culture makes Vietnamese literary works have function to make the Vietnamese cultural characters bolder through each literary page. Previously, people only saw the presence of folk art throughout Vietnamese folk literary works and very rarely in Vietnamese writing literary works, and the harmonious relationship between Vietnamese literature and Vietnamese culture was not clearly recognized. The emergence of new and innovative Vietnamese cultural values in the field of modern Vietnamese literature in the spirit of inheriting national cultural capital is a great responsibility and a divine mission of the modern writers from the third decade of the 21st century. Key words: Literature, culture, relationships, languages, arts, writing, folklore ... 1. Đặt vấn đề Bài “Mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn hóa Việt Nam” nhằm tiêu chung là góp một phần nhỏ công sức của mình vào biển lớn văn học viết Việt Nam hiện đại. Làm nảy sinh các giá trị văn hóa Việt Nam mới một cách có kế thừa và sáng tạo trong lĩnh vực văn học Việt Nam trên tinh thần kế thừa vốn văn hóa dân tộc , đưa chất văn hóa theo “Sơ đồ thành tố văn hóa Việt Nam” vào trong tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại, để các tác phẩm văn học Việt Nam hôm nay và tương lai, được đổi mới và khơi nguồn tính dân tộc sâu sắc, thể hiện một cách sắc bén nền văn hóa Việt của cộng đồng người Việt qua ngòi bút của các nhà văn. 2.Nội dung 2.1. Giới thiệu ba sơ đồ (*) ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 32
  2. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 2.1.1. Sơ đồ thành tố văn hóa SƠ ĐỒ THÀNH TỐ VĂN HÓA Văn hóa Ngôn Phong Phương Thiết ngữ- Tín Tôn tục Nghệ Giao thức chế nhà văn ngưỡng giáo thuật tiếp lao –tập nước chương quán động 2.1.2. Sơ đồ Nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam SƠ ĐỒ NGHỆ THUẬT DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM Ngheä thuaät daân gian Ngheä thuaät taïo hình Ngheä thuaät trình dieãn Kieán truùc Trang trí Ngheä thuaät Ngheä thuaät dieãn xöôùng daân gian saân khaáu truyeàn thoáng Daân Coâng Tranh Ñieâu Nhã Quan Ca Haùt Haùt ví Cheøo Tuoàng Caûi duïng coäng daân khaéc nhaïc hoï truø xoan giaëm löông gian cung Baéc Haø Ngheä Phuù ñình Ninh Noäi Tónh Thoï Hueá 2.1.3. Sơ đồ thành tố Ngôn ngữ - Văn chương SƠ ĐỒ THÀNH TỐ NGÔN NGỮ - VĂN CHƯƠNG Ngôn ngữ - văn chương Ngôn ngữ Văn chương Ngôn ngữ Chữ viết Văn học Văn học âm thanh tiếng Việt dân gian viết VH VH Trung đại Hiện đại TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 33
  3. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 2.2. Nhận xét về mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn hóa Việt Nam 2.2.1. Thành tố ngôn ngữ -văn chương trong chỉnh thể văn hóa với văn học Việt Nam Nhìn vào hai sơ đồ: Sơ đồ thành tố văn hóa Việt Nam và Sơ đồ thành tố ngôn ngữ - văn chương, có thể đưa ra nhận xét như sau: Ngôn ngữ - văn chương là một thành tố văn hóa trong “Sơ đồ thành tố văn hóa Việt Nam”. Trong đó, hai tiểu tố: tiểu tố thứ nhất là ngôn ngữ, gồm có hai bộ phận ngôn ngữ âm thanh và chữ viết tiếng Việt, gọi chung là tiếng Việt mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam; tiểu tố thứ hai là văn chương trước đây chỉ gồm mười hai thể loại của dòng văn học dân gian truyền thống. Tuy thành tố ngôn ngữ văn chương được chia tách như vậy thành hai lĩnh vực nhưng cả hai tiểu tố này có quan hệ qua lại và góp phần làm cho thành tố ngôn ngữ văn chương phát triển. 2.2.2. quan hệ khắng khít giữa thành tố nghệ thuật dân gian truyền thống trong chỉnh thể văn hóa Việt Nam với mười hai thể loại văn học dân gian Việt Nam Nhìn vào “Sơ đồ nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam” thuộc phạm trù văn hóa Việt Nam ta thấy có sự đóng góp của văn học dân gian truyền thống. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa dân gian truyền thống đã góp phần làm nên các thành tựu vẻ vang trong lĩnh vực nghệ thuật dân gian truyền thống. Một trong các thành tựu đó ngày nay đã có thành tựu được công nhận là Di sản văn hóa Việt Nam hoặc là Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam như: Ca dao dân ca đã làm nên lời bài hát trong Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam “Quan họ Bắc Ninh” (30/9/2009), “Hát Xoan Phú Thọ” (14/11/2011), Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh (27/11/2004); chuỗi các truyện cổ tích Việt Nam về mười tám đời vua Hùng làm nên giá trị “Lễ hội đền Hùng” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” - Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam (06/12/2012); “Truyền thuyết Thánh Gióng” đóng góp cho việc hình thành “Lễ hội Gióng” một trong các Lễ hội lớn nhất châu thổ sông Hồng ở Việt Nam. 2.2.3 quan hệ giữa văn hóa Việt Nam với văn học viết Việt Nam, ứng dụng vào trang viết văn học Việt Nam hiện đại 2.2.3.1 Mối quan hệ giữa văn hóa Việt Nam với văn học viết Việt Nam Trong văn học viết Việt Nam, có những tác giả và bài thơ làm nên giá trị các di sản văn hóa Việt Nam như Di tích chùa Keo Thượng ở xã Duy Nhất - huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình là nơi còn lưu dấu Không Lộ Thiền Sư tác giả bài thơ “Ngôn hoài”. Quê hương và sự nghiệp của danh nhân văn hóa thế giới ở Việt Nam Nguyễn Du, Hồ Chí Minh và nhà cách mạng đầu thế XX Phan Bội Châu làm nên vùng đất văn vật nổi tiếng Nghệ Tĩnh; cung điện Hoa Lư, đền vua Đinh - vua Lê, đền Trần (liên quan đến nhân vật Trần Quốc Tuấn và bài hịch nổi tiếng “Hịch tướng sĩ”, Di tích Bến Bạch Đằng liên quan đến bài “Bạch Đằng giang phú” của tác giả Trương Hán Siêu)… là một trong các di chỉ khảo cổ học về bốn vương triều từ đời Đinh-Lê- -Trần làm nên giá trị của Danh thắng kép Tràng An; nhắc đến Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam “Hoàng thành Thăng Long Hà Nội” không thể không nhắc đến bài thơ “Chiếu dời đô” củ Thái Tổ. 2.2.3.2 Ứng dụng mối quan hệ giữa văn hóa Việt Nam vào trang viết văn học Việt Nam hiện đại Đứng ở góc độ nghiên cứu khoa học giữa hai lĩnh vực văn học và văn hóa từ nhiều năm qua, người viết nhận thấy giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ mật thiết, có thể phát huy cao độ và sâu sắc chất văn hóa trong từng trang viết văn học Việt Nam hiện đại. Ví d : Bài thơ “Mười hai vị La Hán chùa Tây Phương” của nhà thơ Huy Cận là một trong những căn cứ làm nên giá trị di sản văn hóa Việt Nam. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 34
  4. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Chùa Tây Phương thuộc vùng văn hóa xứ Đoài, nghệ thuật ẩm thực cốm làng Vồng ở Hà Nội trở nên nức danh hơn và được người ta biết đến nhiều hơn qua trang văn của tác giả Thạch Lam. tố ngôn ngữ bao gồm hai bộ phận là ngôn ngữ âm thanh và chữ viết tiếng Việt. Còn văn chương là sáng tác văn học, bao gồm ba loại:  Tự sự: là tác phẩm văn xuôi bao gồm các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, , hồ , ...  Trữ tình: là tác phẩm văn vần bao gồm thơ dân gian (ca dao dân ca, vè…) và thơ bác học (ngâm khúc, truyện thơ, thơ mới hiện đại).  Kịch: bao gồm hai bộ phận; bộ phận thứ nhất là kịch dân gian bao gồm nghệ thuật diễn xướng dân gian như chèo, tuồng, đờn ca tài tử Nam bộ và bộ phận thứ hai là tác phẩm kịch hiện đại (Ví dụ: Kịch “Bắc Sơn”- Nguyễn Huy Tưởng,...). Tiểu tố văn học góp phần phát triển tiểu tố ngôn ngữ trong thành tố ngôn ngữ - văn chương của chỉnh thể văn hóa, từng trang viết văn học miêu tả cuộc sống và con người thể hiện phong tục tập quán các tộc người trong cộng đồng người Việt, điều đó chứng tỏ văn học đã góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của năm mươi tư dân tộc anh em. Như vậy có thể nói văn học viết Việt Nam cũng có vai trò làm đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Giá trị của văn học là ở chỗ, nó được dùng để diễn tả tâm tư tình cảm của con người thông qua lớp ngôn ngữ sáng tạo và bằng cảm xúc thật của nhà văn. Đóng góp của tiểu tố văn học trong chỉnh thể văn hóa là văn học góp phần phát triển ngôn ngữ tiếng Việt (bao gồm cả ngôn ngữ âm thanh và chữ viết) qua lớp ngôn ngữ sáng tạo mang phong cách riêng độc đáo của mỗi nhà văn (ví dụ ngôn ngữ văn chương của nhà văn Ngô Tất Tố trong tác phẩm “Tắt đèn”, nhà văn Tô Hoài trong rất nhiều sáng tác của ông…). Như vậy có thể kết luận, văn học viết hiện đại Việt Nam vẫn có chức năng thúc đẩy ngôn ngữ tiếng Việt phát triển và có khả năng mang trong mình sứ mệnh thiêng liêng là phát triển chất văn hóa dân gian qua việc sáng tạo ra lời ăn tiếng nói của các nhân vật trong tác phẩm. Chỉ cần nhà văn chịu khó tìm tòi học hỏi phong tục tập quán, đời sống xã hội, cách nói năng thể hiện lớp ngôn ngữ của tộc người mình đang muốn sáng tác. Không cầ , không dở mà vẫn hay và vẫn hấp dẫn trong lớp ngôn ngữ dân tộc mang chất dân gian đậm đà, tuyệt diệu thay đó là trang văn học viết Việt Nam hiện đại hôm nay. Trên tinh thần học hỏi nghiêm túc và rất khiêm tốn, nhằm tiếp bước quý thầy cô đi trước, để đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp sáng tác văn học vàng son Việt Nam hiện đại, làm cho văn học Việt Nam hiện đại khởi sắc hơn theo một hướng sáng tác mới, như một mốc son khởi đầu làm cho các trang viết văn học Việt Nam hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ở thập niên thứ ba của thế k XXI, người viết xin trình bày tất cả những suy nghĩ của mình trong phạm vi vấn đề mối quan hệ giữa văn học Việt Nam hiện đại và văn hóa Việt Nam. Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng, tiểu tố văn chương trong thành tố ngôn ngữ văn chương không chỉ gồm có yếu tố văn học dân gian truyền thống mà còn có sự góp phần của yếu tố văn học viết Việt Nam. Các chi tiết trong tác phẩm văn học và các thành tố văn hóa Việt Nam có tác động qua lại lẫn nhau, hòa quyện vào nhau, th m thấu lẫn nhau soi sáng cả tác phẩm văn học và giá trị các thành tố văn hóa Việt Nam. Ví dụ, chi tiết về đặc điểm bức tranh dân gian Đông Hồ trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của nhà thơ Hoàng Cầm hòa quyện với nghệ thuật làm tranh dân gian làng Hồ - Bắc Ninh, bài TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 35
  5. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI thơ rất hay của nhà thơ Hoàng Cầm và thực tế làm tranh dân gian Đông Hồ ở làng Hồ cùng chung sức soi sáng cho nghệ thuật làm tranh dân gian làng Hồ - một trong các Di sản văn hóa Việt Nam ngày nay. Từ hai sơ đồ “Thành tố văn hóa Việt Nam” và “Nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam” ta thấy văn học có chức năng, nhiệm vụ và là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền văn hóa Việt Nam phát triển; và ngược lại giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ hai chiều, có sự tương tác lẫn nhau làm nên chất liệu văn hóa dân tộc truyền thống trong tác phẩm văn học Việt Nam, bao gồm văn học dân gian và văn học viết. Đó là nguyên nhân sâu xa, là sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy các giá trị văn học dân tộc truyền thống, để từ thuyết chung về những nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam quý giá cần thiết phải được kế thừa trong tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại ngày nay. 2.3. Những nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam quý giá cần bảo tồn và phát huy trong tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại Một trong các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống được chọn lọc, cần được nâng niu khi tác giả văn học cầm bút sáng tác phải lưu ý kế thừa và phát huy đúng với giá trị văn hóa chứa đựng trong nó từ bao đời nay như: Đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt qua các thờ phát triển; giữ gìn các phong tục, tập quán truyền thống Việt Nam; trân trọng thế giới tâm linh của cộng đồng người Việt qua việc bảo tồn và phát huy các tín ngưỡng, lễ hội dân tộc truyền thống và tôn giáo của cộng đồng người Việt; phát huy các giá trị nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt là góp phần quảng bá di sản văn hóa Việt Nam trong tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đúng với bản chất vốn có của nó được bảo tồn từ bao đời nay; và giới thiệu nghệ thuật ẩm thực truyền thống Việt Nam khi cần thiết trong tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại. Tất cả là để góp phần quảng bá vốn di sản văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam trong đó có những di sản văn hóa dân tộc đã trở thành Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam qua trang viết văn học. 3. Kết luận Như vậy giữa văn học Việt Nam và văn hóa Việt Nam có mối quan hệ gắn bó, hòa quyện và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Muốn cho từng trang viết Việt Nam hiện đại mang dấu ấn văn hóa dân tộc truyền thống, nhà văn cần chú ý đến một trong các tiêu chí văn hóa như: tính cách nhân vật; đời sống xã hội đặc thù; phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam; nếp ăn, ở, mặc và đi lại của người Việt; nghệ thuật thanh sắc và hình khối dân gian truyền thống; nghề truyền thống; ẩm thực Việt Nam; di sản văn hóa Việt Nam… khi sử dụng chúng làm chất liệu văn học trong sáng tác của mình. Trên đây là những suy nghĩ của người viết về sự gắn bó và tác động qua lại giữa văn học Việt Nam và văn hóa Việt Nam, mục tiêu là góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào sự nghiệp kế thừa và phát huy một cách sáng tạo chất văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam vào trong từng trang văn học viết Việt Nam hiện đại, để làm bừng nở thêm những tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại như những bông hoa đẹp nhất, thơm ngát nhất trong vườn hoa bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam rạng ngời. Tài liệu tham khảo [1]. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TPHCM. [2]. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hoá - văn hoá tộc người và văn hóa Việt Nam, NXB KHXH Hà Nội. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 36
  6. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI [3]. Phan Ngọc (1999), Một cách tiếp cận văn hoá, NXB Thanh niên. [4]. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình (2002), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. :10/7/2017 : 27/10/2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 37
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2