intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mới ra trường cũng có nhiều kinh nghiệm

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

116
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bị các nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm, rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường tỏ ra thất vọng vì cho rằng mình thiếu hẳn khoản này. Thực ra, bạn cần hiểu rằng thời gian học ở trường cũng đem lại rất nhiều kinh nghiệm đấy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mới ra trường cũng có nhiều kinh nghiệm

  1. Mới ra trường cũng có nhiều kinh nghiệm Khi bị các nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm, rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường tỏ ra thất vọng vì cho rằng mình thiếu hẳn khoản này. Thực ra, bạn cần hiểu rằng thời gian học ở trường cũng đem lại rất nhiều kinh nghiệm đấy. Vậy bạn có thể lấy kinh nghiệm ở đâu khi vừa mới chân ướt chân ráo ra trường? Khoá học thực hành
  2. Hãy nhớ đến thời gian bạn làm một đề án quảng cáo tại trung tâm thưc hành của sinh viên. Đó chính là kinh nghiệm đấy. Thậm chí việc thực hiện một báo cáo nghiên cứu khoa học trên lớp có liên quan đến chuyên môn cũng đáng được nhắc đến trong CV của bạn. Một danh sách những khoá học đặc biệt mà bạn đã từng theo học có thể giúp bạn trở thành một ứng cử viên tiềm năng. Công việc bán thời gian Những công việc bạn đã từng làm như bán hàng hay phục vụ quầy bar có thể không giống những kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm nhưng chính những công việc đó sẽ cho bạn những kĩ năng nghề nghiệp sau này. Không nên liệt kê những nhiệm vụ nhưng hãy đề cập đến thành quả mà bạn đạt được. Người lãnh đạo tập thể Sẽ rất ấn tượng khi bạn đã từng là người lãnh đạo tập thể ở trường lớp. Khả năng đó cho bạn những kĩ năng để tính toán tổ chức công việc, chẳng hạn như quản lý ngân sách như thế nào, làm thế nào để thực hiện kế hoạch mà
  3. vẫn giảm bớt được mâu thuẫn… Câu lạc bộ và sinh hoạt ngoại khoá Tham gia vào các hoạt động này dạy cho bạn khả năng lãnh đạo, làm việc tập thể và cách quản lý thời gian - tất cả những yếu tố mà nhà tuyển dụng cần ở bạn. Công việc tình nguyện Hơn 60% nhà tuyển dụng coi việc tình nguyện là kinh nghiệm công việc. Nếu bạn dành một chút thời gian cho đợt tình nguyện như giúp đỡ trẻ em nghèo hay người già thì điều đó cũng không làm giảm đi giá trị công việc của bạn. Hoàn thành nhiệm vụ và những kĩ năng bạn có được từ công viêc tình nguyện là rất đáng giá.
  4. Tìm việc khi có ít kinh nghiệm Trên đường tìm việc, không ít bạn trẻ tỏ ra tự ti về sự thiếu kinh nghiệm làm việc. Song, bạn đừng ngại về điều đó, sẽ không thiếu những giải pháp tốt cho bạn. Mời bạn tham khảo ý kiến dưới đây của một chuyên gia việc làm Úc. Bạn có thể viết câu “Tôi là người có óc cầu thị” trong phần đơn xin việc của mình, nhưng phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ không chú ý lắm đến những câu chữ diễn đạt theo kiểu dài dòng như thế. Nhà tuyển dụng xét tuyển dựa trên những điều kiện cơ bản, đó là bản tiêu
  5. chuẩn việc làm đòi hỏi, kèm theo một số yêu cầu cụ thể đối với các ứng viên dự tuyển. Nếu bạn không có đủ thâm niên kinh nghiệm như yêu cầu, bằng cấp theo yêu cầu, cũng không có các kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc đang tìm, bạn hãy tự hiểu rằng nhà tuyển dụng sẽ không chọn những ứng viên như thế. Nếu cảm thấy ước muốn tìm việc của mình cứ hướng về một công ty cụ thể nào đó, trong khi xét thấy khả năng của bạn KHÔNG đáp ứng cho vị trí công việc, bạn có 2 chọn lựa: 1. Tiếp tục nộp đơn dù trước đó bạn đã gửi đến đây cả trăm bộ hồ sơ xin việc Trong thị trường việc làm hiện nay, khó có ứng viên nào làm như vậy vì bạn buộc phải chờ đợi nhưng không biết sẽ chờ bao lâu. 2. Chuẩn bị tinh thần cho một vị trí công việc thấp hơn Có lẽ đây là một sự chọn lựa hợp lý nhất và bạn hãy đặt qua một bên cái tôi ngạo mạn của mình để bắt đầu công việc. Đây là cách bạn tự tạo cho bản thân một cơ hội nhằm chứng minh về “óc cầu thị” của bạn và bạn là người làm việc chăm chỉ, sáng giá.
  6. Lời khuyên này cũng dành cho những người đã rời công việc sau một thời gian nghỉ khá lâu như nghỉ vì đau ốm, lý do gia đình hay nghỉ sinh. Họ nên bắt đầu trở lại với một công việc, vị trí việc làm thấp hơn so với những gì họ đảm đương ở thời điểm trước khi nghỉ, không phải vì sự cam chịu mà vì nó tốt cho bản thân họ. Bắt tay vào một vị trí công việc thấp hơn vẫn tốt hơn là không làm gì cả. Một nhân viên với những thành tích được liên tục ghi nhận vẫn là một “ứng viên sáng giá” cho một vị trí công việc cao hơn so với hàng trăm “ứng viên sáng giá” khác đang nộp đơn xin vào vị trí này ở công ty. Hơn nữa, khi từ đầu bạn tự xin vào một vị trí công việc thấp hơn, sẵn sàng đáp ứng những công việc được giao phó khác, bạn chứng tỏ bản thân mình có thể đảm đương những công việc nhiều thử thách khác, vốn đòi hỏi sự nhanh nhạy và bản lĩnh. Tuy nhiên, bạn hãy cảnh giác đừng để một ai đó lợi dụng sự nhiệt tình của bạn vào những mục đích riêng của họ. Chúc bạn may mắn tìm được việc làm như mong muốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2