intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MÔI TRƯỜNG NƯỚC BẨN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

181
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta đều biết nước là môi trường sống của cá. Nước vừa là giá đỡ cho cá bơi lội thăng bằng, vừa là nơi cung cấp ôxy cho cá thở, là nơi chứa thức ăn, cung cấp thức ăn cho cá. Nước lại là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo lên cơ thể cá (nước chiếm 70-80% trọng lượng cá).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MÔI TRƯỜNG NƯỚC BẨN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

  1. MÔI TRỜNG NƯỚC BẨN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
  2. Chúng ta đều biết nước là môi trường sống của cá. Nước vừa là giá đỡ cho cá bơi lội thăng bằng, vừa là nơi cung cấp ôxy cho cá thở, là nơi chứa thức ăn, cung cấp thức ăn cho cá. Nước lại là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo lên cơ thể cá (nước chiếm 70-80% trọng lượng cá). Do vậy nước không thể thiếu, nước không sạch cá không sinh trưởng, phát triển đư- ợc, thậm chí còn làm cá bị chết. Muốn tránh nước bị bẩn trong quá trình - ương, nuôi cá, chúng ta phải tìm được nguyên nhân gây bẩn, gây ô nhiễm để từ đó tìm ra cách khắc phục. Một đặc điểm cần quan tâm đó là vùng nuôi trồng thuỷ sản hoàn toàn là vùng trũng, nước ở các nơi dồn về bao gồm cả nước sạch và nước bẩn. Ở đây chúng tôi tạm chia ra nguồn nước lấy cho nuôi trồng thuỷ sản và nước ở ngay những ao ương nuôi cá và các loại thuỷ sản khác. I. NGUỒN N ư ƠC CẤP CHO NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Hiện nay nguồn cấp và tiêu nước cho nuôi trồng thuỷ sản chung với cấp và tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến làm cho nước bị bẩn, bị ô nhiễm có nhiều, nhưng hiện nay theo chúng tôi ở tỉnh ta có mấy nguyên nhân chính sau: N ước thải của các khu công nghiệp chưa được xử lý đổ thẳng ra sông ngòi, mương máng; nước thải chưa được xử lý của các làng
  3. nghề nhất là các làng nghề chế biến nông sản đổ ra; Nước thải sinh hoạt ở làng xóm chảy vào Một số nguyên nhân khác tuy không lớn nhưng cũng cần đề cập đó là: Thói quen của người dân, khi có một con vật nào bị chết, không cần biết chết vì lý do gì, đều "tiện tay" vứt ngay ra sông, ao hồ, mương máng; sau khi phun xong thuốc trừ sâu, dụng cụ đựng thuốc, b ình phun thuốc, đều được vứt và rửa ngay ở mương máng; đánh bắt cả bằng "sung điện" làm cho rất nhiều sinh vật bị chết, xác của chúng phân huỷ làm cho nước bị bẩn, bị ô nhiễm. Để có được nước sạch cấp cho nuôi trồng thuỷ sản, ở những nơi có diện tích lớn, tập trung và các vùng chuyển đổi từ ruộng trũng sang nuôi thuỷ sản cần có ao chứa nước sạch, chủ động cấp nước cho cả vùng. Ao nước sạch có các tiêu chuẩn sau: Diện tích khoảng 10% tổng diện tích vùng nuôi trồng thuỷ sản. Vị trí ở nơi thuận lợi nhất cấp nước cho cả vùng. Chiều sâu của ao có thể từ 3-5m Để đảm bảo nước ao trong, sạch có thể nuôi thả một số đối tợng sau: Thả bèo tây vì bèo tây có khả năng hút đi một số kim loại nặng, một số chất bẩn không có lợi cho cá. Nhưng chỉ thả bèo tây không quá 3/4 diện tích mặt
  4. nước, để 1/4 diện tích thoáng cho oxy có thể hoà tan vào nước (thường ao càng ít oxy thì khí độc như H2S, NH3, NO3- càng nhiều). Thả một số cá quả để chúng ăn cá nhỏ, tôm tép,... đây là nuôi tận dụng nên mật độ rất tha 20- 30m2 thả một con, và không cho cá ăn. Thả nuôi trai 10-20 con/100m2. Một con trai một ngày có thể lọc được 10 đến 12 lít nước sạch. Trai là động vật ăn phù du là chính, trai không di chuyển được, nói chính xác là trai di chuyển rất chậm chạp. Hàng ngày trai há miệng ra (ta thờng gọi là thè lỡi) nhờ đối lu của nớc mà phù du qua miệng nó, nó ăn. Do trai ăn phù du, ao chứa nước có độ sâu 3-5m, dưới đáy không có phù du, trai không có thức ăn, nếu thả xuống đáy trai sẽ chết, vì vậy ta cho trai vào rổ hoặc dùng lới làm phên kẹp trai rồi treo lơ lửng ở độ sâu 1,2-1,5m (không được kẹp chặt, trai không há miệng ra được). II. AO ĐANG ư ƠNG, NUÔI CÁ * Đối với loại ao này n ư ớc bị bẩn, bị ô nhiễm có mấy nguyên nhân sau: - Nước sinh hoạt ở làng, xóm đổ vào mà không cách ly ra được. - Nuôi cá kết hợp với nuôi vịt, thả nuôi quá nhiều vịt. Một con vịt nuôi 40-45 ngày có thể cho ta 10kg phân, chưa kể thức ăn của vịt ta cho ăn mà
  5. chúng không ăn hết. Những ao này màu nước thường có màu xanh, thậm chí có ao còn có mùi tanh. - Ương nuôi cá không đúng k ỹ thuật như: Mật độ dày làm cho lượng ôxy giảm thấp, dẫn đến khí độc có điều kiện tăng cao. Nuôi ghép không hợp lý dẫn đến thức ăn của loại cá này thiếu, thức ăn của loại cá kia nhiều. Thức ăn thiếu thì cá đói, ngược lại thức ăn thừa sẽ chết đi phân huỷ làm cho ao b ị bẩn-bị ô nhiễm. - Cung cấp thức ăn cho cá tuỳ tiện: Thực trạng hiện nay ở hầu hết các cơ sở đều nuôi cha ra nuôi, thả không ra thả, có thì cho ăn không thì thôi, có ít cho ăn ít, có nhiều cho ăn nhiều. Vì thế nên lúc thiếu thức ăn , lúa thừa làm cho môi trường bẩn dẫn đến ô nhiễm. * Để khắc phục cần làm cho tốt một số việc sau: - Ao nuôi cá kết hợp với nuôi vịt. Nuôi vịt là kết hợp, nuôi cá là chính do vậy không nuôi quá 200 con vịt trên 1 ha. - Những ao có nước sinh hoạt ở thôn xóm trực tiếp chảy vào, mà không cách ly được thì dùng dây khoanh vùng ngay nơi nước đổ vào thả bèo tây hoặc cây ngổ dại, nhưng diện tích này không được quá 1/4 diện tích mặt
  6. nước hoặc thay đổi đối tượng nuôi bằng các loại cá có sức chịu đựng cao như cá rô đồng, rô phi, cá trê lai,... - Nuôi cá đúng quy trình kỹ thuật cụ thể là: thả nuôi đúng mật độ, tỷ lệ nuôi ghép các loại cá hợp lý, nhất là việc bón phân, cho cá ăn phải linh hoạt để luôn có được mẫu nước lý tưởng nhất. - Quản lý tốt mẫu nước ở ao. Mẫu nước tốt nhất ở ao là màu xanh lá chuối non, thứ đến là màu xanh vỏ đỗ xanh. Bản thân nước là không màu, không mùi, không vị. Nước có màu xanh lá chuối non, hay màu xanh vỏ đỗ xanh là do trong nước có nhiều con sinh vật là thức ăn tốt cho cá có màu đó. Vì thế trong quá trình ương nuôi cá cần luôn đợc duy trì màu nước này. Trong quy trình kỹ thuật quy định việc bón phân cho ao như sau: Phân chuồng ủ 10kg/100m2/tuần. Phân xanh 15-20kg/100m2/tuần. Nếu dùng phân gà, phân chim cút thì số lượng giảm đi 50%. Cách bón hai loại phân này là hoà tan trong nước để 1-2 ngày rồi té đều ra ao, hoặc cho vào tải buộc chặt cho xuống ao sau 2-3 ngày chọc thủng tải cho phân ra từ từ. Tuy vậy việc bón phân cho cá ăn phải rất linh hoạt. Nếu thấy màu nước đã đạt yêu cầu thì ngừng hoặc giảm, ngược lại nếu màu nước chưa đạt yêu cầu thì phải bón tăng,...
  7. - Quản lý, khống chế lượng khí độc: Các loại khí độc phổ biến ở ao là NH3 và H2S (NH3 có mùi khai, H2S có mùi trứng thối). Những loại khí này thường sinh ra những ao, những nơi thiếu ôxy, do vậy phải làm tốt mấy việc sau: Ao phải có mặt thoáng không dưới 3/4 diện tích mặt nước, để ôxy có điều kiện hoà tan vào nước. Đặc biệt là phải có ánh sáng mặt trời chiếu xuống nước để thực vật thực hiện quá trình quang hợp tạo ôxy cho nước. Bón phân hợp lý, không bón quá nhiều làm cho quá trình phân giải chất hữu cơ tăng làm giảm ôxy. Đáy ao khi tẩy dọn cần được phơi nắng từ 3-5 ngày, đáy ao nứt nẻ ra hoặc ta cày xới lên được càng tốt. Làm như vậy là dễ cho ôxy hoà vào bùn, hạn chế được việc sinh các khí độc ở đáy ao. Hạn chế đến mức tối đa việc cho trực tiếp nước giải lợn, trâu, bò,... xuống ao, nước giải có rất nhiều NH3. Thường xuyên vệ sinh ao, dùng chà rào bốc gạch vào kéo đi khắp đáy ao, để phá đi những ổ khớ độc chưa thoát đi được.Cũng có thể nuôi trai với mật độ 1-15con/100m2 Những ao đã bị bẩn xử lý như sau: Nếu có điều kiện thì thay nước, nhưng không nên thay quá 50% lượng nước có trong ao làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh thái của ao và của cá, mặt khác lãng phí lượng thức ăn đã có sẵn ở ao. Dùng thân cây chuối chặt ra từng khúc 10 - 20cm hoặc bóc ra từng bẹ đập dập nhẹ cho xuống ao. Thân cây chuối có khả năng hút đi một số chất
  8. bẩn và một số con vi sinh vật thừa làm cho nước sạch. Thân cây chuối cho xuống ao 4 đến 5 ngày, vớt lên vứt đi, nếu nước còn bẩn lại làm tiếp. Ngoài những cách làm đơn giản này còn có thể cho một số chất hoá học xuống làm sạch nước. Nhưng những chất này lại có hại cho cá và cho cả người nên không nên dùng. Hiện nay đang làm khảo nghiệm cho 1 chủng loại vi sinh vật xuống ao để chúng phân huỷ một số chất bẩn. Song còn đang làm khảo nghiệm chúng tôi sẽ thông tin đến các cơ sở khi có kết luận. Trên đây, chúng tôi giới thiệu một số phơng pháp khắc phục tình trạng nước nuôi thuỷ sản bị bẩn, bị ô nhiễm, bằng các cách làm đơn giản, dễ làm mong được đóng góp một phần nhỏ giúp các cơ sở nuôi cá đạt được năng suất cao, có hiệu quả./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2