intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn quản lý môi trường nước trong ao nuôi trồng thủy sản vào thời điểm giao mùa

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

169
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu vào đầu mùa mưa. Đây là thời điểm giao mùa giữa hai mùa nên động vật nói chung và động vật thủy sản nói riêng rất dễ bùng phát dịch bệnh do thời tiết thay đổi, làm cho các yếu tố môi trường nước có sự biến động không có lợi cho sự phát triển của thủy sản nuôi, Chi cục Thủy sản hướng dẫn cho người nuôi trồng thủy sản một số hiện tượng thường gặp trong nuôi trồng thủy sản, biện pháp quản lý môi trường nước trong ao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn quản lý môi trường nước trong ao nuôi trồng thủy sản vào thời điểm giao mùa

  1. Hướng dẫn quản lý môi trường nước trong ao nuôi trồng thủy sản vào thời điểm giao mùa Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã bắt đầu vào đầu mùa mưa. Đây là thời điểm giao mùa giữa hai mùa nên động vật nói chung và động vật thủy sản nói riêng rất dễ bùng phát dịch bệnh do thời tiết thay đổi, làm cho các yếu tố môi trường nước có sự biến động không có lợi cho sự phát triển của thủy sản nuôi, Chi cục Thủy sản hướng dẫn cho người nuôi trồng thủy sản một số hiện tượng thường gặp trong nuôi trồng thủy sản, biện pháp quản lý môi trường nước trong ao nuôi và cách phòng một số bệnh thường gặp ở thủy sản nuôi vào thời điểm giao mùa như sau: 1. Một số hiện tượng thường gặp trong ao nuôi trồng thủy sản - Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, tảo phát triển mạnh trong ao nuôi gây hiện tượng “nở hoa” tạo nên màu xanh đậm hoặc xanh nâu trong ao dẫn đến hiện tượng cá thiếu oxy nổi đầu về ban đêm và sáng sớm. - Khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước tầng mặt tăng cao, đồng thời những cơn mưa dông đột ngột xuất hiện sẽ gây hiện tượng sốc nhiệt, tảo chết hàng loạt. Khi tảo chết sẽ hàng loạt ảnh hưởng đến độ pH và chuỗi thức ăn làm cho sức đề kháng của thủy sản nuôi suy giảm, khả năng chống chịu bệnh thấp. Do đó, sức ăn của thủy sản cũng giảm, có thể bị chết hàng loạt.
  2. - Khi thực vật phù du phát triển mạnh, các chỉ số môi trường biến động lớn như chỉ số pH giảm thấp vào lúc sáng sớm và nâng cao vào buổi chiều làm cho độ chênh lệch pH lớn hơn 0,5 trong một ngày đêm làm giảm hệ miễn dịch cho thủy sản nuôi. - Sự thay đổi pH có thể tác động làm tăng tính độc của NH3, H2S. Khí độc NH3 là khí độc thường trực trong ao, nó chỉ gây độc khi pH nước tăng cao hơn 8,5. Khí độc H2S là khí nguy hiểm nhất trong ao nuôi trồng thủy sản có thể làm cho thủy sản nuôi chết hàng loạt khi kết hợp với pH thấp. 2. Một số biện pháp quản lý môi trường ao nuôi trồng thủy sản Để chủ động phòng chống dịch bệnh và quản lý tốt môi trường ao nuôi trồng thủy sản trong thời điểm giao mùa, người nuôi trồng thủy sản cần thực hiện một trong các biện pháp quản lý sau để đảm bảo vụ nuôi đạt hiệu quả: - Bón vôi nông nghiệp (CaCO3), zeolite cho vào ao và xung quanh bờ ao trước khi trời mưa, nếu trời mưa lớn và kéo dài cần xả bớt lượng nước tầng mặt và bón thêm vôi nông nghiệp khắp đều ao với liều lượng 10-15kg/1.000m2. - Thường xuyên quan sát ao nuôi nếu tảo phát triển quá dày (độ trong
  3. - Sau khi mưa lớn cần giảm lượng thức ăn trong ngày hôm đó: Khẩu phần thức ăn giảm ½ so với các ngày bình thường. - Trong khẩu phần ăn trộn thêm các loại men tiêu hóa, vitamin để tăng sức đề kháng của thủy sản nuôi. - Thường xuyên theo dõi thủy sản nuôi vào lúc đêm và sáng sớm để khắc phục hiện tượng thiếu oxy (nếu có). Nếu thủy sản nuôi có biểu hiện bất thường như: nổi đầu và tập trung vào mép bờ ao thì cần sử dụng các loại oxy nước tạt đều khắp ao và đồng thời thay nước trong ao khoảng 30% lượng nước để cung cấp thêm oxy cho ao nuôi. - Ngoài ra, Khi thủy sản nuôi có hiện tượng bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc có hiện tượng bất thường khác phải báo ngay cho cán bộ thú y, khuyến nông cấp xã để có biện pháp hướng dẫn xử lý kịp thời. Nhận được Công văn này, kính đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo các Phòng, ban liên quan phổ biến đến người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn nhằm giảm bớt thiệt hại và tăng hiệu quả vụ nuôi./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0