Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ THIẾU MÁU VỚI PHÂN ĐỘ SUY TIM<br />
THEO NYHA TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Nguyễn Chí Hùng*, Nguyễn Thanh Huân**, Cao Thanh Ngọc**, Nguyễn Trường Sơn***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Suy tim mạn là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Mặc<br />
dù được biết đến thiếu máu gây ra suy tim, suy tim cũng có thể thường xuyên gây ra thiếu máu. Nhiều<br />
công trình nghiên cứu cho thấy thiếu máu là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với tử vong trong suy tim,<br />
tăng tỷ lệ tử vong gần gấp đôi.<br />
Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa mức độ thiếu máu với phân độ suy tim theo NYHA tại khoa<br />
nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 227 bệnh nhân đã được chẩn<br />
đoán xác định suy tim tại khoa nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4/2010 đến tháng 8/2010.<br />
Kết quả: Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân suy tim là 49,8 %, thiếu máu mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ 40,1%,<br />
thiếu máu mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 8,8% và mức độ nặng chiếm tỷ lệ 0,9%. Tăng nguy cơ thiếu máu<br />
ở những bệnh nhân suy tim lớn tuổi, giới nữ, có bệnh kèm theo (bệnh mạch vành, bệnh đái tháo đường),<br />
nồng độ natri, cholesterol toàn phần và triglycerid huyết thanh thấp. Phân độ suy tim càng cao thì Hb càng<br />
giảm.<br />
Kết luận: Thiếu máu thường xảy ra ở bệnh nhân suy tim và đã được đề xuất như là một mục tiêu<br />
điều trị mới của dân số này. Có một mối tương quan thuận giữa mức độ nghiêm trọng của suy tim và tỷ lệ<br />
và mức độ nặng của thiếu máu ơ bệnh nhân suy tim.<br />
Từ khóa: Thiếu máu, suy tim mạn, thiếu máu và suy tim.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE RELATION BETWEEN THE LEVEL OF ANEMIA AND<br />
THE NYHA HEART FAILURE CLASSIFICATION AT CHO RAY HOSPITAL<br />
Nguyen Chi Hung, Nguyen Thanh Huan , Cao Thanh Ngoc, Nguyen Truong Son<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 119 - 124<br />
Background: Chronic heart failure is a leading cause of morbidity and mortality worldwide. Whilst<br />
anemia is known to cause heart failure; heart failure may also frequently cause anemia. Many studies have<br />
shown that the anemia is an independent risk factor for death in heart failure, almost doubling the mortality<br />
rate.<br />
Objective: studying the relation between the level of anemia and the NYHA heart failure classification<br />
in the cardiovascular department of Cho Ray hospital.<br />
Methods: cross-sectional descriptive study, conducted using 227 patients who had the diagnosis of<br />
heart failure in the cardiovascular department of Cho Ray hospital, Ho Chi Minh City from April 2010 to<br />
August 2010.<br />
*Hội Chữ thập đỏ Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.<br />
<br />
** Bộ Môn Lão Khoa, ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh.<br />
<br />
*** Bệnh Viện Chợ Rẫy.<br />
Tác giả liên lạc: BS CK1. Nguyễn Thanh Huân<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
ĐT: 0909097849<br />
<br />
Email: cardiohuan@gmail.com-<br />
<br />
119<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Results: The prevalence of anemia in patients with heart failure is 49.8 %, which mild anemia is<br />
40.1%, moderate anemia is 8.8% and severe anemia is 0.9%. Increased risk of anemia in patients with heart<br />
failure were older, female, comorbid (coronary artery disease, diabetes mellitus), with low serum (Na,<br />
cholesterol, triglycerid). The higher level of heart failure is, the lower level of Hb is.<br />
Conclusions: Anemia occurs commonly in patients with heart failure and has been proposed as a new<br />
target for treating this population. There is a positive correlation between the severity of heart failure and<br />
the prevalence and severity of anemia in patients with heart failure.<br />
Keywords: Anemia, heart failure, anemia and heart failure.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Suy tim vẫn còn là một trong những<br />
nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử<br />
vong trên toàn thế giới. Một lý do cho tỷ lệ tử<br />
vong cao, bệnh tật và tỷ lệ nhập viện trong<br />
suy tim là do thiếu máu rất thường gặp trong<br />
suy tim không được điều trị. Suy tim gây ra<br />
thiếu máu và thiếu máu làm nặng thêm tình<br />
trạng suy tim. Có một mối tương quan thuận<br />
giữa tỷ lệ và mức độ nặng của thiếu máu với<br />
mức độ nghiêm trọng của suy tim. Tuy nhiên,<br />
thiếu máu ở bệnh nhân suy tim thường ít<br />
được quan tâm vì vấn đề này còn quá mới.<br />
Các nghiên cứu trong nước tương đối ít trong<br />
khi vấn đề này đang được quan tâm trên thế<br />
giới. Trước tình hình trên chúng tôi tiến hành<br />
nghiên<br />
cứu này.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định<br />
suy tim theo tiêu chuẩn Framingham, nhập<br />
viện tại khoa nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy<br />
trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 năm<br />
2010.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Loại trừ khỏi nghiên cứu những trường<br />
hợp:<br />
Đã được điều trị với thuốc kích thích tạo<br />
hồng cầu hay sắt.<br />
Suy tim do bệnh tim bẩm sinh tím.<br />
<br />
120<br />
<br />
Có nguyên nhân mất máu cấp, có bệnh về<br />
máu, có thai.<br />
Đã được truyền máu.<br />
<br />
1,96 2<br />
0,5(1 0,5) 196 thực tế<br />
0,07 2<br />
chúng tôi thu thập được 227 bệnh nhân.<br />
Cở mẫu: n <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu, cắt ngang mô<br />
tả.<br />
Phương pháp tiến hành nghiên cứu: thu<br />
thập số liệu tất cả hồ sơ bệnh án của các đối<br />
tượng trong nhóm nghiên cứu dựa theo bảng<br />
thu thập số liệu đã xây dựng.<br />
Định nghĩa các biến số: Suy tim chẩn đoán<br />
theo tiêu chuẩn Framingham.Thiếu máu định<br />
nghĩa theo WHO khi nồng độ Hb < 12 g/dl ở<br />
nữ và Hb < 13 g/dl ở nam. Tăng huyết áp theo<br />
JNC VII (Joint National Committee). Đái tháo<br />
đường theo tiêu chí của Hội Đái tháo đườg<br />
Hoa Kỳ 2010. Rối loạn lipid máu theo hướng<br />
dẫn của NCEF (National Cholesterol<br />
Education Program). Bệnh tim thiếu máu cục<br />
bộ: Lâm sàng: có cơn đau thắt ngực. Dấu hiệu<br />
gợi ý thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Các dữ kiện được xử lý bằng phần mềm<br />
SPSS 11.5 for windows.<br />
Biến số định lượng được trình bày dưới<br />
dạng trị số trung bình (± độ lệch chuẩn).<br />
Các biến số định tính được trình bày dưới<br />
dạng tỷ lệ phần trăm.<br />
Mức sai biệt có ý nghĩa thống kê khi p <<br />
0,05.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ 04/2010 đến 08/2010 đã có 227 bệnh<br />
nhân được chẩn đoán xác định suy tim theo<br />
tiêu chuẩn Framingham tại khoa nội tim mạch<br />
bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi ghi nhận một<br />
số đặc điểm sau:<br />
<br />
Đặc điểm chung của bệnh nhân<br />
Tuổi và giới<br />
15,9%<br />
<br />
7,9%<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chiếm tỷ lệ 8,8% và mức độ nặng chiếm tỷ lệ<br />
0,9%.<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân suy tim có thiếu<br />
máu<br />
Bảng 1: Liên quan giữa thiếu máu với bệnh kết hợp<br />
Bệnh<br />
<br />
Không<br />
Thiếu máu Chung<br />
p<br />
thiếu máu<br />
Tăng huyết 55 (51,4%) 52 (48,6%)<br />
107<br />
0,737<br />
áp<br />
Bệnh mạch 95 (47,3%) 106 (52,7%) 201<br />
0,013<br />
vành<br />
Đái tháo 24 (39,3%) 37 (60,7%)<br />
61<br />
0,047<br />
đường tip 2<br />
Bệnh kết hợp 97 (47,5%) 107 (52,5%) 204<br />
0,017<br />
<br />
Bảng 2: Liên quan giữa thiếu máu với lipid máu (mg/dl)<br />
Chỉ số<br />
<br />
76,2%<br />
<br />
Độ II<br />
Độ IV<br />
<br />
Độ III<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân độ suy tim theo NYHA<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 227 bệnh<br />
nhân suy tim trong đó có 117 nam (51,5%),<br />
110 nữ (48,5%). Tuổi nhỏ nhất là 19 tuổi. Tuổi<br />
lớn nhất là 95 tuổi. Tuổi trung bình là 68,55 ±<br />
13,66 tuổi. Nhóm tuổi 70-79 chiếm tỷ lệ cao<br />
nhất (34,4%), nhóm tuổi < 50 chiếm tỷ lệ thấp<br />
nhất 7,9%.<br />
<br />
Cholesterol<br />
Triglycerid<br />
HDL-C<br />
LDL-C<br />
<br />
Không<br />
thiếu<br />
máu<br />
191,58 <br />
47,14<br />
195,25 <br />
69,17<br />
<br />
Thiếu<br />
máu<br />
<br />
Chung<br />
<br />
p<br />
<br />
171,31 <br />
47,13<br />
164,11 <br />
52,15<br />
<br />
182,37 <br />
48,06<br />
181,09 <br />
63,75<br />
<br />
0,009<br />
<br />
39,10 <br />
13,51<br />
112,49 <br />
40,59<br />
<br />
38,72 <br />
11,96<br />
108,83 <br />
41,07<br />
<br />
38,93 <br />
12,79<br />
110,83 <br />
40,71<br />
<br />
0,854<br />
<br />
0,002<br />
<br />
0,581<br />
<br />
Thiếu máu ở bệnh nhân suy tim<br />
<br />
Biểu đồ 3: Liên quan giữa thiếu máu với Natri máu<br />
Biểu đồ 2: Tỷ lệ và mức độ thiếu máu theo suy<br />
tim<br />
Nhận xét: Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân<br />
suy tim trong nghiên cứu của chúng tôi là<br />
49,8%. Trong đó thiếu máu nhẹ chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất 40,1%. Thiếu máu mức độ trung bình<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Tương quan giữa thiếu máu và phân độ<br />
NYHA, Creatinin<br />
Bảng 3: Liên quan giữa thiếu máu và creatinin (mg/dl)<br />
Không Thiếu máu<br />
thiếu máu<br />
<br />
Chung<br />
<br />
p<br />
<br />
Creatinin 1,28 0,56 2,77 2,75 2,03 2,12 < 0,001<br />
<br />
Bảng 4: Tương quan hemoglobin với creatinin<br />
huyết thanh<br />
<br />
121<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Hệ số tương quan (r)<br />
-0,272<br />
<br />
Hemoglobin (g/dl)<br />
<br />
Creatinin<br />
<br />
trị. Qua các công trình nghiên cứu ghi nhận<br />
suy tim phổ biến ở người cao tuổi, tuổi càng<br />
cao thì số người suy tim càng nhiều(2,8)<br />
<br />
p<br />
< 0,001<br />
<br />
20<br />
15<br />
<br />
14,2<br />
12,0<br />
<br />
10<br />
<br />
9,8<br />
<br />
H…<br />
<br />
5<br />
0<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
NYHA<br />
<br />
Biểu đồ 4: Nồng độ hemoglobin trung bình ở các<br />
nhóm NYHA.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm chung<br />
Giới tính<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi gồm 227<br />
bệnh nhân suy tim trong đó nam chiếm 51,5%<br />
cao hơn so với nữ chiếm 48,5%. Như vậy tỷ lệ<br />
mắc bệnh suy tim Nam/ Nữ = 1,06/ 1.<br />
So sánh với số liệu trong nước thì chưa có<br />
một kết luận nào về tỷ lệ mắc bệnh suy tim<br />
giữa hai giới một cách toàn diên. Nhưng đối<br />
với các công trình nghiên cứu khác, như<br />
nghiên cứu của Framingham thì tỷ lệ mắc<br />
bệnh suy tim của nam nhiều hơn của nữ, do<br />
nghiên cứu của tác giả này thực hiện trên 5209<br />
người, tuổi 30-62 sau 34 năm theo dõi(2). Kết<br />
quả cho thấy nghiên cứu của chúng tôi phù<br />
hợp với nghiên cứu này.<br />
<br />
Tuổi<br />
Tuổi là yếu tố nguy cơ được hấu hết các<br />
tác giả ghi nhận có liên quan đến bệnh tim<br />
mạch. Tuổi trung bình của bệnh nhân suy tim<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi là 68,55 ±<br />
13,66 cũng gần tương đương với nghiên cứu<br />
của Nguyễn Hoàng Minh Phương có tuổi<br />
trung bình là 69,1 ± 14,6 do chúng tôi và tác<br />
giả trên có thời gian nghiên cứu gần nhau<br />
2009 và 2010 và đối tượng nghiên cứu cùng là<br />
bệnh nhân suy tim mạn cần nhập viện điều<br />
<br />
122<br />
<br />
Phân độ suy tim theo NYHA<br />
Trong nghiên cứu của chúng không ghi<br />
nhận bệnh nhân suy tim theo phân độ NYHA<br />
I vì trong giai đoạn này bệnh nhân chưa có<br />
biểu hiện triệu chứng gì buộc bệnh nhân phải<br />
nhập viện, chúng tôi và các tác giả Châu Ngọc<br />
Hoa, Cao Hoài Tuấn Anh và Trần Thanh Đạt<br />
đều có tỷ lệ NYHA III và IV tương đối cao<br />
hơn so với các kết quả nước ngoài, điều này<br />
cũng cho thấy thêm đặc điểm của bệnh nhân<br />
suy tim người Việt Nam có nhận thức về vấn<br />
đề y tế kém và thường nhập viện trong tình<br />
trạng suy tim giai đoạn muộn cũng như vấn<br />
đề về chăm sóc ban đầu chưa được tốt.<br />
Tỷ lệ thiếu máu<br />
Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân suy tim trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi là 49,8% so với các<br />
công trình nghiên cứu của các tác giả trong và<br />
ngoài nước(3,5,6) chúng tôi ghi nhận có sự khác<br />
biệt về tỷ lệ thiếu máu đã được báo cáo. Giải<br />
thích cho sự khác biệt này là do các tác giả đã<br />
sử dụng khác nhau về định nghĩa thiếu máu<br />
và dân số nghiên cứu khác nhau.<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân suy tim có thiếu máu<br />
Tuổi trung bình<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung<br />
bình của bệnh nhân suy tim có thiếu máu là<br />
70,7 tuổi, cao hơn so với nhóm không thiếu<br />
máu là 66,4 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br />
hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên<br />
cứu của các tác giả trong nước cũng như<br />
ngoài nước(11,5,12). Như vậy chúng tôi cũng như<br />
các tác giả khác đều ghi nhận tuổi trung bình<br />
của bệnh nhân suy tim có thiếu máu trên 60<br />
tuổi điều này cho thấy thiếu máu ở bệnh nhân<br />
suy tim phổ biến ở những người cao tuổi,<br />
theo các công trình nghiên cứu đã báo cáo sau<br />
50 tuổi tỷ lệ thiếu máu tăng nhanh và tuổi<br />
càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều(7).<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bệnh kết hợp<br />
Bảng 5: So sánh bệnh kết hợp ở bệnh nhân suy tim có thiếu máu và không thiếu máu trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi với các tác giả khác<br />
Tác giả<br />
Ng.H. M Phương<br />
Elabbassi<br />
Go<br />
Dunlay<br />
Chúng tôi<br />
<br />
TM<br />
56,7<br />
56,7<br />
36,0<br />
61,8<br />
52,7<br />
<br />
BMV (%)<br />
Không TM<br />
43,3<br />
45.6<br />
35<br />
53,6<br />
47,3<br />
<br />
p<br />
0,004<br />
0,044<br />
0,70<br />
0,03<br />
0,013<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân<br />
suy tim thiếu máu có tỷ lệ bệnh mạch vành cao<br />
hơn so với nhóm không thiếu máu có ý nghĩa<br />
thống kê, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù<br />
hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng<br />
Minh Phương, Elabbassi, Go, Dunlay. Tỷ lệ<br />
bệnh Tăng huyết áp trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi ở nhóm thiếu máu thấp hơn so với<br />
nhóm không thiếu máu không có ý nghĩa thống<br />
kê, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp<br />
các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng<br />
Minh Phương và Dunlay.Tỷ lệ bệnh đái tháo<br />
đường típ 2 trong nghiên cứu của chúng tôi ở<br />
nhóm thiếu máu cao hơn so với nhóm không<br />
thiếu máu có ý nghĩa thống kê, kết quả nghiên<br />
cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả<br />
nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Minh Phương<br />
và Go. Qua các kết quả của các công trình<br />
nghiên cứu tỷ lệ thiếu máu tăng ở bệnh nhân<br />
suy tim có bệnh kết hợp như bệnh mạch vành,<br />
đái tháo đường típ 2.<br />
<br />
Rối loạn chuyển hóa Lipid máu<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ<br />
cholesterol toàn phần ở bệnh nhân suy tim có<br />
thiếu máu thấp hơn so với nhóm không thiếu<br />
máu (171,3 ± 47,1 so với 191,6 47), kết quả<br />
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả<br />
nghiên cứu của Tang (154±45 so với 183 ± 51).<br />
Tương tự nồng độ triglycerid (164,1 52,2 so với<br />
171 ± 166) và LDL-C (108,8 41 so với112,5 <br />
40,6) trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm<br />
thiếu máu thấp hơn so với nhóm không thiếu<br />
máu phù hợp với nghiên cứu của Tang có<br />
triglycerid (148 ± 141 so với 171 ± 166) và LDL-C<br />
(84 ± 33 so với 105 ± 40). Các nghiên cứu lâm<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
TM<br />
44<br />
84,3<br />
61,8<br />
76,9<br />
48,6<br />
<br />
THA (%)<br />
Không TM<br />
56<br />
73.6<br />
60,5<br />
77,9<br />
51,4<br />
<br />
p<br />
0,24<br />
0,017<br />
0,001<br />
0,75<br />
0,737<br />
<br />
TM<br />
59,4<br />
28,4<br />
36,1<br />
36,2<br />
60,7<br />
<br />
ĐTĐ típ 2 (%)<br />
Không TM<br />
p<br />
40,6<br />
0,044<br />
23.6<br />
0,330<br />
29.7<br />