intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Món ăn - bài thuốc trong mâm ngũ quả ngày tết

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

112
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mâm ngũ quả - một nét đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, mâm quả này tối thiểu gồm 5 loại trái cây tùy theo ý thích và từng địa phương. Tại miền Nam, mâm ngũ quả thường có dừa, đu đủ, xoài, sung và mãng cầu xiêm (với ý cầu chúc cho mỗi người trước tiên có tiền vừa-đủ-xài rồi sẽ tiến tới sung túc giàu sang và mãn nguyện!), Nhưng 5 loại trái cây này còn có thể dùng chữa trị gì? Dừa: Y học cổ truyền cho biết nước dừa và cùi dừa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Món ăn - bài thuốc trong mâm ngũ quả ngày tết

  1. Món ăn - bài thuốc trong mâm ngũ quả ngày tết Mâm ngũ quả - một nét đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, mâm quả này tối thiểu gồm 5 loại trái cây tùy theo ý thích và từng địa phương. Tại miền Nam, mâm ngũ quả thường có dừa, đu đủ, xoài, sung và mãng cầu xiêm (với ý cầu chúc cho mỗi người trước tiên có tiền vừa-đủ-xài rồi sẽ tiến tới sung túc giàu sang và mãn nguyện!), Nhưng 5 loại trái cây này còn có thể dùng chữa trị gì? Dừa: Y học cổ truyền cho biết nước dừa và cùi dừa có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, lợi tiểu, giảm tiêu khát. Vỏ sọ dừa vị đắng, tính ấm, có tác dụng cầm chảy máu mũi, co se, sát trùng, trị ngứa. Một số bài thuốc hay từ dừa như sau: - Miệng khô do nóng, trúng nắng, phiền khát phát sốt hay chứng tiêu khát (tiểu đường): dừa 1 quả, lấy nước uống, sáng và chiều dùng 1 quả.
  2. - Phù thũng: dừa 1 quả, lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần. - Đại tiện ra máu, nôn ói, mất nước sau tiêu chảy: Nước dừa 1 ly, đường trắng 30 g, muối ăn một ít, uống sau pha với nước dừa, mỗi ngày 3 lần, sau 3 ngày mỗi ngày 1 lần. - Táo bón: Cơm dừa nửa đến 1 quả, 1 lần ăn sạch, mỗi sáng chiều ăn 1 lần. - Lác, lang ben, viêm da thần kinh, ung nhọt: Cơm dừa tươi 1 lát, chà thoa tại chỗ, mỗi ngày vài lần. - Chàm, ngứa chỗ kín: vỏ sọ dừa 1 quả, đập nát nhuyễn, nấu nước cô đặc dùng thoa tại chỗ, mỗi ngày vài lần. Đu đủ Đu đủ chín có vị ngọt mát, có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu. Đu đủ xanh vị đắng, ngọt có tác dụng tiêu trệ mạnh, không nên ăn nhiều. Nhựa mủ quả xanh có tác dụng chống đông máu, trục giun đũa. Hạt cũng trừ giun, hạ sốt, lợi trung tiện, điều kinh và gây sẩy thai. Rễ hạ sốt, tiêu đờm, giải độc. Vài ứng dụng thực tế: - Viêm dạ dày mạn tính: Đu đủ xanh làm gỏi ăn hàng ngày, phụ nữ có thai không nên ăn vì dễ gây sẩy thai. - Giun đũa: Lấy 10 hột đu đủ chín giã nát, thêm nước chín vắt lấy nước cốt uống 3 ngày liền vào buổi sáng sớm.
  3. - Tiểu gắt, buốt: Rễ đu đủ tươi 200 g sắc lấy nước uống cả ngày thay nước uống. - Thiếu sữa: Đu đủ hườm bằng nắm tay 1 trái gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, đậu phộng sống giã nát 50 g, nếp 50 g, móng chân heo nướng phồng 7 cái, thêm gia vị. Nấu cháo ăn cả ngày, ăn liền 7 ngày. Hay đu đủ hườm 500 g, giò heo 2 cái, nấu canh cho nhừ, mỗi ngày 1 lần, dùng liền 3 ngày. Xoài Quả có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng lý khí kiện tỳ, trị ho. Hột có vị ngọt, đắng, tính bình, tác dụng hành khí giảm đau. Dùng trị các chứng như miệng khát họng khô, tiểu tiện không thông... Giúp phòng ngừa ung thư kết tràng và bệnh do thiếu chất xơ trong thức ăn. Thực nghiệm chứng minh: saponin trong xoài có tác dụng khử đàm trị ho và ngừa ung thư. Quả chưa chín ức chế vi khuẩn Staphylococcus, Escherichia coli. Một số ứng dụng thực tế: - Ho, đoản hơi, đàm nhiều: Quả sống 1 quả, bỏ hột, rồi ăn cả vỏ quả, ngày 3 lần. - Đầy bụng, ăn không tiêu: Quả sống 1 quả, ăn cả vỏ, sáng chiều 1 lần. - Say tàu xe: Nhai ăn xoài hay nấu nước uống. - Viêm họng mạn tính, khan tiếng: Xoài lượng vừa đủ, sắc nước uống thay trà, dùng nhiều lần. Sung
  4. Sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ vị (điều hòa chức năng hệ tiêu hóa); thanh thấp nhiệt, dùng chữa các chứng dạ dày - ruột thấp nhiệt (viêm, sưng…), công hiệu tiêu thũng giải độc, chữa các chứng ung nhọt sưng đau... Ứng dụng như sau: - Rối loạn tiêu hóa, chán ăn: Sung quả tươi 1 - 2 quả, mỗi sáng, chiều ăn 1 lần, dùng liền 4 ngày. - Ung nhọt ra mủ hay vết thương lâu lành: Quả sung khô sao cho đen, tán bột mịn, dùng băng bó tại chỗ, ngày thay 1 lần. - Trĩ đau ra máu: Sáng, chiều ăn 2 quả sung chưa chín, mỗi sáng, chiều 1 lần. - Người cao tuổi táo bón: Sung quả tươi 1 - 2 quả, ăn mỗi tối trước khi đi ngủ, dùng liền 5 ngày. Mãng cầu xiêm Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua, có tính giải khát, bổ. Quả xanh làm săn da. Hạt se, gây nôn, sát trùng. Lá làm dịu. Người ta thường dùng quả để ăn. Thịt quả pha thêm nước và đường dùng xay sinh tố để giải khát, bổ mát và chống hoại huyết. Quả xanh phơi khô tán bột dùng trị kiết lỵ và sốt rét. Ngày nay người ta dùng mãng cầu xiêm làm thức ăn trái cây cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Bài thuốc bà con đã dùng trị sốt rét với mục đích thường
  5. để chặn cữ (lên cơn sốt rét) như sau: Lá mãng cầu xiêm 15 lá, đâm vắt lấy nước cốt uống 1 lần, ngày uống 4 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2