intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu đấu tranh bảo vệ tổ quốc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của những phương hướng này là tạo cho sinh viên những kĩ năng cần thiết cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, cụ thể là trong tình hình biển Đông có nhiều biến động hiện nay. Những kiến thức cần yếu cho hướng đào tạo này bao gồm lịch sử Việt Nam, trong đó có vấn đề đấu tranh bảo về biển và hải đảo của tổ quốc; những cơ sở pháp lý của vấn đề biển. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu đấu tranh bảo vệ tổ quốc

  1. MỘT HƯỚNG ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TS Nguyễn Văn Chiến Tóm tắt: Bài báo đưa ra những phương hướng đào tạo mới trong việc giảng dạy ngôn ngữ để phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu chính của những phương hướng này là tạo cho sinh viên những kĩ năng cần thiết cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc, cụ thể là trong tình hình biển Đông có nhiều biến động hiện nay. Những kiến thức cần yếu cho hướng đào tạo này bao gồm lịch sử Việt Nam, trong đó có vấn đề đấu tranh bảo về biển và hải đảo của tổ quốc; những cơ sở pháp lý của vấn đề biển, trong đó có những điểm căn bản của Luật biển Việt Nam, trong đó có hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ; Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển; Luật Biển quốc tế Từ khóa: phương hướng đào tạo, giảng dạy ngôn ngữ, thuật ngữ, biển đảo. Một trong những nguyên nhân khiến các trường đại học không thay đổi kịp theo tiến bộ xã hội và khoa học kỹ thuật là không chuyển hướng đào tạo để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong nhiều lĩnh vực. Trường Đại học Hà Nội có thế mạnh nhất là đào tạo ngôn ngữ. Tuy nhiên, việc áp dụng những chương trình dạy và học nhằm thiết thực phục vụ các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Chính điều này lý giải tính cấp bách của việc thực hiện các bước chuyển đổi trong một số mảng đào tạo cụ thể. Trong khuôn khổ định hướng này có một vấn đề, theo tôi, rất bức thiết và có thể thực hiện trong một khoảng thời gian không quá lâu. Có một câu tục ngữ rất hay của người châu Phi “ Nhiều người nhỏ sống ở những nơi nhỏ chuyên làm những việc nhỏ lại có thể làm thay đổi cả diện mạo của thế giới” (“Many small people who in many small places do many small things can change the face of the world.”) mà có thể ứng dụng được cho công việc đào tạo sinh viên các kỹ năng cần thiết, tuy có thể là nhỏ nhoi, nhưng là cần thiết cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc. Báo “Vietnamnet” ra ngày 19/11/2015 (http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/273870/trung-quoc-bay-ma-tran-loi- keo-hoc-gia-quoc-te.html) có bài phỏng vấn phân tích về việc Trung Quốc tăng cường xuất bản rất nhiều ấn phẩm tuyên truyền ngụy tạo về vấn đề biển Đông. Để có đội ngũ cung cấp công trình, bài vở, họ đã tập trung đào tạo một lực lượng rất mạnh về kiến thức, kỹ năngviết và biện luận, ngoại ngữ …Trong bài báo có viết: “Trung Quốc luôn duy trì một đội ngũ đông đảo học giả, những người luôn tranh luận, bình luận tại các diễn đàn đăng tải các vấn đề về tranh chấp Biển Đông. Những người này có khả năng ngoại ngữ tốt, nắm chắc vấn đề theo quan điểm của Trung Quốc, và luôn phản biện, tuyên truyền có lợi cho quan điểm về chủ quyền của Trung Quốc”. Người Trung Quốc cũng đã đạt được kết quả trong công việc này, chẳng hạn, bài báo cho biết: “Hiện nay trong giới “cầm bút” quốc tế, có những người thường viết bài với quan điểm có lợi cho Trung Quốc, cho dù những bài này đa phần đều bị phản biện lại. Chính vì đầu tư bài bản 9
  2. cho mặt trận thông tin này nên quan điểm của họ được tiếp cận nhiều hơn, đồng thời tạo ra sự phân hóa trong dư luận quốc tế”. Trong bài báo nói trên cũng đề cập đến vấn đề phương cách đấu tranh của chúng ta bằng lập các cơ sở dữ liệu vì hiện nay cần áp dụng cách tiếp cận “dữ liệu thay vì lập luận”. Vào năm 2003 Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Quân sự Trung ương đã đề ra học thuyết “Tam chủng chiến pháp” (xin xem http://vneconomy.vn/the-gioi/tam-chung-chien-phap-va-manh-khoe-trung-quoc-ve- bien-dong-20140617121854614.htm và “http:// nghiencuubiendong.vn/y-kien-va-binh- luan/5135-mat-tran-thong-tin-bien-dong-bai-mot-phan-tich-tu-su-kien-gian-khoan” với mục đích luôn giữ thế chủ động trong các hành động thực địa chiếm giữ biển và thông tin về các sự kiện đó. Họ coi đó là ba cuộc chiến thực sự trên ba mặt trận: tâm lý; truyền thông; pháp lý. Tới năm 2005, họ biên soạn cẩm nang về 100 trường hợp nghiên cứu cho từng trường hợp hay loại hình thuộc ba mặt trận này để dễ dàng định hướng về lý luận cũng như hành động cho các tình huống nảy sinh. Thực ra, cái học thuyết này có lẽ chỉ là sự bắt chước cách đánh Mỹ của nhân dân miền Nam là “ba mũi giáp công”, duy có một điều khác cơ bản là chúng ta dung để đánh quân xâm lược bằng sức mạnh chính nghĩa, còn học thuyết kia là phi nghĩa vì họ toan tính chiếm biển, chiếm đảo của nước ta. Trong Sách trắng quốc phòng của chính phủ Australia năm 2016 (The 2016 Defence White Paper) có đề cập đến một vấn đề rất quan trọng mà có lẽ cần trở thành kim chỉ nam hành động cho đấu tranh với những toan tính và hành động chiếm đoạt biển Đông, đó là nguyên tắc "trật tự thế giới dựa trên nền tảng pháp lý" (rules-based global order) nêu trong đoạn ”An ninh và thịnh vượng của nước Australia dựa vào một trật tự thế giới dựa trên nền tảng pháp lý ổn định vốn hỗ trợ cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, tạo điều kiện thuận lợi cho mậu dịch tự do và công khai, và giúp tiếp cận không bị cản trở đối với các khu vực chung của thế giới nhằm trợ giúp cho phát triển kinh tế” (Australia’s security and prosperity relies on a stable, rules-based global order which supports the peaceful resolution of disputes, facilitates free and open trade and enables unfettered access to the global commons to support economic development.). Trích dịch theo http://www.defence.gov.au/whitepaper/ Docs/2016-Defence-White- Paper.pdf. Cựu Ngoại trưởng Australia Gareth Evans nêu ý kiến đánh giá cao quan điểm mang tính nguyên tắc trên và cho rằng một khi các quốc gia khác học tập Australia và áp dụng luận điểm cơ bản đó trong chính sách liên quan đến biển Đông thì sẽ có thể khiến Trung Quốc buộc phải thay đổi hành vi của mình tại khu vực này. Những sự kiện đó lý giải tính thời sự của nhu cầu phát hiện sinh viên có năng lực và giúp họ thụ đắc các tri thức cần yếu cho lĩnh vực đấu tranh về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Như vậy, chúng ta ngày nay cần các học giả chuyên nghiên cứu về biển 10
  3. Đông từ khía cạnh lịch sử cho tới những vấn đề tiếp cận nguồn tư liệu cũng như tiếp xúc các nhà nghiên cứu trên thế giới về biển và biển Đông. Việc tìm kiếm và đào tạo cán bộ đảm trách các mặt đó rõ ràng rất cấp bách hiện nay. Trong cuộc đấu tranh này cần có những đại diện “ngoại giao nhân dân”, nghĩa là những người có tri thức, có niềm tin yêu nước, có trình độ ngoại ngữ và năng lực thuyết phục để trong hoàn cảnh nào cũng có thể thực hiện vận động người khác hiểu và ủng hộ cho sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta. Chúng tôi đề xuất một hướng đào tạo nhằm vào mục đích góp phần bổ sung cho lực lượng đấu tranh này bằng một số biện pháp cụ thể với kết quả là đào tạo một số chuyên gia có thể tham gia công tác dịch thuật, viết bài, tìm tư liệu hoặc tham gia vào công tác nghiên cứu. Trước hết là với sinh viên khoa tiếng Nga. Những kiến thức cần yếu cho hướng đào tạo này bao gồm lịch sử Việt Nam, trong đó có vấn đề đấu tranh bảo về biển và hải đảo của tổ quốc; những cơ sở pháp lý của vấn đề biển, trong đó có những điểm căn bản của Luật biển Việt Nam, trong đó có hệ thống văn bản pháp quy của Chính phủ; Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển; Luật Biển quốc tế… Tất nhiên, không thể trình bày hết toàn bộ các văn bản như vậy, mà cần lý giải những điểm căn bản nhất để sau đó sinh viên tự tham khảo khi tiếp cận các tài liệu như vậy vốn được giáo viên giao có chủ đích về từng vấn đề và dung lượng kiến thức cần có. Mục tiêu chính là giúp sinh viên hiểu bản chất các vấn đề trong luật, tiếp theo là hệ thống các thuật ngữ cần yếu, chẳng hạn như những thuật ngữ phản ảnh các vấn đề về lãnh hải như Открытое море; Международный район морского дна; Территориальное море; Прилежащая зона; Внутренние воды; Пограничная река; Исключительная экономическая зона; Континентальный шельф; Архипелажные воды; Проливы; Каналы; Морской порт; và những thuật ngữ tiếng Việt như Lãnh hải; Vùng tiếp giáp; Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; Đường cơ sở Việt Nam; Vùng nước nội thủy; Hải lý; Vùng tiếp giáp lãnh hải; Vùng đặc quyền kinh tế; một Vịnh theo Công ước 1982; DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông, Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea); Chủ quyền, Quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển; Quốc gia quần đảo; hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam… Có những thuật ngữ mang tính vấn đề cơ bản thì cần phải tập trung phân tích ngữ nghĩa. Chẳng hạn các thuật ngữ Chủ quyền, Quyền chủ quyền và quyền tài phán (của các quốc gia có biển). Trước hết cần nhấn mạnh các định nghĩa. Theo tài liệu "100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam" của Ban Tuyên giáo trung ương biên soạn và do Nhà xuất bản thông tin và truyền thông ấn hành năm 2013 thì “Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó”, còn “Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì 11
  4. mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió...”. “Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó”. Sau khi nắm vững ngữ nghĩa các đơn vị này cần có thao tác đối chiếu với thuật ngữ tương đương trong tiếng Nga. Theo tài liệu «Международное морское право» xuất bản năm 2011 của Гуреев С. А.. thì ở mục § 3. Принципы международного морского права có định nghĩa về chủ quyền của quốc gia ven biển “На внутренние морские воды распространяется полный и исключительный суверенитет прибрежного государства” và tiếp theo là cách xác định khá chi tiết về quyền chủ quyền «Это означает, что без его разрешения иностранные суда не вправе заходить в такие воды, кроме свободного захода иностранных невоенных судов в порты, открытые государством для международного торгового судоходства. Военные корабли могут заходить в них только по разрешению, согласованному в дипломатическом порядке» và «Иной характер имеет принцип суверенитета государства над своим территориальным морем. По внешнему его пределу проходит государственная граница прибрежных государств. Согласно Конвенции ООН по морскому праву суверенитет прибрежного государства распространяется на воздушное пространство над территориальным морем и осуществляется с соблюдением Конвенции и других норм международного правa». Về thuật ngữ “Quyền tài phán” có thể sử dụng định nghĩa trong tài liệu “Экономика и право: словарь-справочник. — М.: Вуз и школа. Л. П. Кураков, В. Л. Кураков, А. Л. Кураков. 2004» «ЮРИСДИКЦИЯ ГОСУДАРСТВА НАД МОРСКИМИ СУДАМИ - совокупность правомочий судебных и административных органов государства решать правовые вопросы, связанные с деятельностью морских судов» hay trong từ điển «Большой юридический словарь. — М.: Инфра-М. А. Я. Сухарев, В. Е. Крутских, А.Я. Сухарева. 2003» như sau: “ЮРИСДИКЦИЯ ГОСУДАРСТВА - права судебных и административных органов государства по рассмотрению и разрешению дел в соответствии с их компетенцией. В международном праве различают территориальную и личную (национальную) юрисдикцию. Первая осуществляется в пределах определенной территории. В пределах евоей территории государство обладает полной юрисдикцией, за исключением тех случаев, когда соответствующими международными соглашениями предусматривается иное. Личная (национальная) юрисдикция осуществляется государством в отношении своих граждан, находящихся за пределами его территории, напр. в открытом море, в Антарктике, в космическом пространстве». Như vậy, có thể thấy việc định nghĩa các thuật ngữ này vừa có những điểm chung 12
  5. khá rành rẽ, nhưng cũng có những nét biện giải khác mang tính đặc thù. Tất nhiên, với các cường quốc trên biển như Nga hay Hoa Kỳ vốn có truyền thống hàng hải lâu dài và trình độ khoa học pháp lý cao thì những nghiên cứu của họ về các điều khoản của luật biển rất sâu sắc, và đây chính là điểm rất then chốt và thuận lợi để rèn sinh viên thái độ cẩn trọng và nghiêm túc trong tham chiếu vấn đề trên cơ sở khái niệm và thuật ngữ. Một vấn đề nữa cần chú ý khi biên soạn tài liệu là khả năng tìm kiếm, đánh giá chính xác tính khoa học và xác đáng cho trình độ tiếp thu của sinh viên khi tiếp cận và chọn lọc ngữ liệu. Tính cập nhật tài liệu được chú trọng bên cạnh tính bảo lưu lâu dài của các khái niệm. Những thuật ngữ nêu trên là ví dụ tiêu biểu cho việc xác định vấn đề cung cấp tri thức được khái quát thông qua khái niệm được thể hiện trong nội dung các thuật ngữ. Từ vấn đề từ vựng-thuật ngữ sẽ chuyển sang hai đơn vị đào tạo cơ bản là thụ đắc trình độ tranh luận và dịch thuật. Tri thức cần yếu về pháp lý liên quan tới biển, những vấn đề biển Đông và lịch sử đấu tranh bảo vệ biển đảo của Việt Nam v.v…phải được gắn liền với các bài tập thuyết trình, biện luận và giải thích cũng như trả lời các phản biện. Hệ thống bài tập cần cô đọng, thực tế và làm sao có tác dụng kích thích sự vận dụng sáng tạo của sinh viên. Các kỹ năng được thụ đắc trong quá trình hoạt động huấn luyện theo nhóm, theo lớp và bao gồm: 1. Xác định rõ đề tài tranh luận cùng các điểm bất đồng đương nhiên và có thể nảy sinh. 2. Luôn luôn bám sát vấn đề chính yếu. 3. Lập trường nhất quán và vững chắc, hoạt động phối hợp giữa các thành viên nhịp nhàng và luôn có tính hướng đích. 4. Các khái niệm, thuật ngữ được tri nhận thống nhất trong tập thể và vận dụng đúng, hợp lý trong quá trình tranh luận. 5. Nhạy bén nắm chắc các luận điểm của đối phương, biết đặt mình vào vị thế, hành động của đối phương. Thái độ tranh luận lịch sự, khôn khéo, chẳng hạn, vờ yếu thế để khiến đối thủ bị kích động nên lộ điểm yếu. 6. Vận dụng các luận chứng và sự kiện chính xác để tác động mạnh vào trí năng cũng như tình cảm của đối phương. Cuộc tranh luận cần có kịch bản được soạn tỉ mỉ và có tính đến những tình huống có thể nảy sinh do cảm hứng của sinh viên cũng như của chính giáo viên. Trước khi tổ chức, sinh viên được bổ túc những mẫu giao tiếp cơ bản trong tranh biện và thuyết phục thông qua những cấu trúc điển hình và những bài khóa là các bài diễn thuyết cũng các bài bút chiến của các chính trị gia. Bên cạnh đó là những kỹ xảo cần có và xảo thuật không nên sử dụng trong tranh luận. Có thể cho sinh viên đọc bài viết của nhà văn 13
  6. người Czech Karel Čapek “ Mười hai thủ pháp bút chiến văn chương hay là Giáo khoa về tranh biện trên báo chí” hay rất nhiều các thủ pháp, biện pháp, gợi ý về tranh luận, tranh biện, thảo luận…có trong các tài liệu khác nhau hoặc được đăng tải trên mạng intenet để tham khảo. Những kỹ năng tranh luận và thuyết phục này rất hữu hiệu trong quá trình tiếp xúc với đối tượng cung cấp tư liệu hay trực tiếp đấu tranh với những thực thể phản biện hay đối tác cần củng cố niềm tin. Trong vấn đề dịch ở đây sẽ không đề cập đến những nguyên tắc căn bản của chương trình lý thuyết dịch mà chỉ nêu lên một số yếu tố quan yếu rút ra từ thực tế giảng dạy. Những sinh viên sẽ tham gia chương trình nói trên sẽ cần được lưu ý vào các điểm như sau trong môn dịch. Trước hết, đó là các thuật ngữ căn bản của lý thuyết dịch, sau đó là những thuật ngữ pháp lý liên quan tới biển và hàng hải. Tiếp theo, sinh viên được tiếp xúc với các kĩ thuật dịch hiện đại phổ biến nhất bao gồm tìm tương được về chức năng (tức là dịch thoát ý) (Функциональная эквивалентность); tìm tìm tương đương ngôn ngữ hình thức (tức là dịch đúng từng đơn vị từ vựng) (Формальная лингвистическая эквивалентность); phiên âm hay phiên tự (trong nhiều trường hợp cần có giải thích kèm theo); dịch mô tả. Trong thực tiễn dịch có những thủ pháp cụ thể hơn bên cạnh những kỹ thuật nêu trên như dịch bằng đơn vị trái nghĩa (Антонимический перевод); biến đổi ngữ pháp (Грамматическая трансформация), tức là giữ nguyên thông tin ngữ nghĩa trong khi thay đổi cấu trúc của câu hay của ngữ; dịch nguyên văn (Дословный перевод), thủ pháp này còn được gọi là tương đồng cú pháp (Синтаксическое уподобление) khi cấu trúc cú pháp của ngôn bản ngôn ngữ nguồn được chuyển thành cấu trúc tương tự trong ngôn ngữ đích với đặc điểm là giữ nguyên sự tương đồng về số thực từ cùng trật tự của chúng trong câu ở cả hai ngôn ngữ; bù trừ (Компенсация), tức là các thành tố nghĩa trong ngôn bản nguồn bị thất thoát trong dịch được bù trừ bằng phương tiện khác và có thể được sắp xếp ở vị trí khác không giống như trong nguyên bản; dịch bằng thay thế khái niệm theo logic (Логическое развитие понятий), tức là hoán đổi nguyên nhân bằng kết quả, bộ phận bằng chỉnh thể… hoặc ngược lại, thủ pháp này tương tự phép chuyển nghĩa trong văn học là phép cải dung (Синекдоха); liên kết câu (Объединение предложений), tức là biến đổi cấu trúc cú pháp trong văn bản nguồn bằng liên kết hai câu đơn thành một câu phức; dịch phỏng chừng (Приближенный перевод), tức là dung đơn vị ngữ pháp của ngôn ngữ đích vón tương hợp bộ phận với đơn vị ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn ở một ngữ cảnh nhất định, ví dụ, danh từ душегрея có thể được dịch là áo gilê hay áo trấn thủ nữ mặc dù trong thực tế trang phục Nga không phải như vậy; thủ pháp phụ thêm từ vựng (Прием лексических добавлений) là dùng các đơn vị từ vựng bổ sung trong ngôn ngữ đích khi dịch các yếu tố hàm ẩn trong nghĩa của nguyên bản; thủ pháp lược (Прием опущения) các từ mang tính dư thừa về ngữ nghĩa; chuyển di các đơn vị từ vựng (Прием перемещения лексических единиц) là dùng đơn vị tương ứng gần nhất với đơn vị được dịch của ngôn ngữ nguồn ở chỗ khác trong phát ngôn của ngôn bản 14
  7. đích; thủ pháp dịch sát từng từ (Пословный перевод) đồng thời bảo toàn quan hệ ngữ pháp nhằm chuẩn bị cho bản dịch tối ưu; thủ pháp phân câu (Членение предложения) biến cấu trúc cú pháp của câu trong ngôn bản nguồn thành hai hoặc hơn nữa cấu trúc vị tính trong ngôn ngữ đích. Trong khóa trình đào tạo cần chú ý tới những khía cạnh ngữ dụng học, trước hết là lý thuyết hội thoại, lý thuyết lập luận vì phần này bổ trợ tốt cho các yếu tố liên quan đến tranh luận, tranh biện, chẳng hạn vấn đề lượt lời, cấu trúc hội thoại, quan hệ cá nhân, các nguyen lý cộng tác và lịch sự, luận cứ, sự kiện, tác tử, kết tử, suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch, quan hệ giữa lý lẽ và tín hiệu ngôn ngữ trong lập luận v.v… Khi tiếp cận ngữ dụng học với hiểu văn bản, dịch, viết văn bản cần lưu tâm đến các vấn đề hiển ngôn và hàm ngôn vì các văn bản luật cũng như nhưng bài luận chiến về biển hay chủ quyền biển, nhất là đấu tranh với người Trung Quốc vốn nổi tiếng ngụy biện và gian hùng thì những hiểu biết như vậy rất cần thiết. Chẳng hạn, khái niệm tiền giả định (Пресуппозиция) trong ngữ dụng học được hiểu là thành tố nghĩa của phát ngôn mà tính chân thực của nó là cần yếu để phát ngôn đó: 1. không dị thường về ngữ nghĩa (tức là tiền giả định ngữ nghĩa); và 2. trở nên thích hợp trong ngữ cảnh cụ thể này (tức là tiền giả định ngữ dụng). Cần lưu ý rằng trong ý thức thì tiền giả định đi trước phát ngôn, tiền giả định là giả thiết, ước đoán về kiến thức của người nghe rồi. Tiền giả định được ứng dụng để đọc, nghe hiểu các diễn ngôn và để tạo các diễn ngôn của mình. Hoặc khái niệm hàm ý (Импликатура) chính là các bình diện ý và nghĩa không thể hiện bằng chữ, ý hay nghĩa đó không được xác định trực tiếp bằng cấu trúc quy ước của các biểu thức ngôn ngữ, tức đó là những gì được ngụ ý. Hàm ý có hai dạng: 1. Hàm ý quy ước được nhận diện qua ý nghĩa các từ được dùng, tức là tiền giả định ngữ nghĩa. 2. Hàm ý giao tiếp được xác định do các sai lệch không chấp hành tuân thủ những nguyên tắc giao tiếp chính yếu như nguyên tắc hợp tác, nhưng các sai lệch này có giá trị về giao tiếp. Ví dụ, trong Hiến pháp Hoa Kỳ có nhiểu điều mà việc hiểu tiền giả định và hàm ý của chúng trở nên rất cấp bách để biết và vận dụng văn bản pháp quy rất quan trọng cho một quốc gia như Hoa Kỳ. Trong điều III khoản 3 có viết “Статья III, Раздел 3. Государственной изменой Соединенным Штатам считается только ведение войны против них или присоединение к их врагам, оказание врагам помощи и поддержки. Никто не может быть осужден за государственную измену, кроме как на основании показаний двух свидетелей об одном и том же очевидном деянии или же собственного признания на открытом заседании суда. Конгресс правомочен определять наказание за государственную измену, но осуждение за государственную измену не влечет за собой поражения в правах 15
  8. потомства или конфискации имущества, иначе как при жизни осужденного лица.”. Trích theo http://studentforever2007. narod. ru/constusa.html. “ Tội phản quốc chống lại Hoa Kỳ chỉ bao gồm hành vi gây chiến tranh chống lại nước này hoặc liên kết với kẻ thù, trợ giúp và ủng hộ chúng. Không một ai có thể bị phán quyết về tội phản quốc, trừ phi có hai người làm chứng về hành vi phạm tội hoặc có sự thú tội về hành vi đó tại phiên tòa công khai. Quốc hội có quyền xác định hình phạt cho tội phản quốc. Nhưng việc kết án tội phản quốc không dẫn đến việc trừng phạt hay tịch thu tài sản đối với những người thân của kẻ phạm tội, mà chỉ tiến hành thực hiện đối với bản thân kẻ phạm tội mà thôi.” Nguyên bản tiếng Anh: “Article. III. Section. 3.Treason against the United States, shall consist only in levying War against them, or in adhering to their Enemies, giving them Aid and Comfort. No Person shall be convicted of Treason unless on the Testimony of two Witnesses to the same overt Act, or on Confession in open Court. The Congress shall have Power to declare the Punishment of Treason, but no Attainder of Treason shall work Corruption of Blood, or Forfeiture except during the Life of the Person attainted.”. Dẫn theo http://context.montpelier.org/document/175? Tiền giả định có được từ điều III, khoản 3 này là Hoa Kỳ phải đương đầu với chiến tranh hoặc xung đột, và đương nhiên đã, đang và sẽ có những kẻ phản quốc phản bội quyền lợi của quốc gia. Hàm ý rút ra được từ nội dung điều III, khoản 3 là không thể coi việc nói, bàn bạc, hay suy nghĩ về hành động phản quốc là tội phản quốc được. Đồng thời thân nhân, họ hàng của kẻ phản quốc không thể phải chịu chung tội phản bội với kẻ phản quốc đó. Ví dụ nêu trên chứng tỏ về tính quan trọng trong việc áp dụng các tri thức ngôn ngữ học, cụ thể là ngữ dụng học, vào xử lý văn bản (hay ngôn bản và diễn ngôn) thuộc những lĩnh vực liên quan tới pháp lý. Những bài tập thực hành về dịch (xử lý văn bản nguồn và đích) của cả dịch Nga – Việt và Việt – Nga đều yêu cầu tiếp cận về nhiều lĩnh vực như văn hóa học, xã hội học, luật học, sử học, triết học…, nhưng cần thiết hơn cả vẫn là ngôn ngữ học, trong đó có ngữ dụng học. Cần chú ý rằng, khi cứu xét tới ngữ dụng học là đã bao hàm cả lý thuyết văn bản và phân tích diễn ngôn, vì cần có sự tích hợp các chuyên ngành này ngay trong ngữ dụng học rồi. Những diễn tiến trên mặt trận bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc cùng những chuyển dịch mau lẹ của quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia xung quanh vấn đề này đặt ra nhiều thách thức cho tất các mọi công dân của đất nước ta. Việc đào tạo chuyên ngữ của chúng ta có thể đóng góp phần mình, dù nhỏ bé, vào sự nghiệp giữ gìn chủ quyền quốc gia. Những ý kiến nêu ra ở đây chỉ là phác thảo còn chưa đầy đủ và đòi hỏi sự góp sức của các nhà khoa học cùng các nhà nghiên cứu để hiện thực hóa những mong muốn như vậy. Những sinh viên giỏi và có mong muốn tham gia dịch thuật, viết bài, sưu tầm tài liệu, cứ liệu hay nghiên cứu những vấn đề về bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ được đào tạo riêng trong hệ thống đào tạo chung của khoa và nhà trường. 16
  9. Một khi đã có hướng đào tạo như vậy rồi cần có địa chỉ tiếp nhận sinh viên sau khi tốt nghiệp, chúng ta phải có tiếp xúc với những cơ quan đang công tác trong lĩnh vực này để hợp tác cụ thể về các mặt hành chính cũng như chuyên môn với họ. Có một số trang web chuyên đăng tải các bài nghiên cứu về biển Đông và sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia như: https://daisukybiendong.wordpress.com http://nghiencuubiendong.vn/ http://bostonglobalforum.org/ www.tinbiendong.com http://bienphongvietnam.vn/ http://www.mofahcm.gov.vn/ http://regnum.ru/news/dossier/2377.html (Đây là số có đăng nhiều bài với chủ đề về biển Đông) Những cơ quan này có thể vừa là nguồn tư liệu học tập, vừa là cơ sở để thầy trò có thể tiếp cận tham gia hoạt động cộng tác bằng cung cấp tư liệu sưu tầm, dịch bài hoặc đăng tải nghiên cứu của mình bằng ngoại ngữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tiếng Nga 1. Алексеева И.С. Введение в переводоведение Учеб. пособие для студ. филол. и лингв фак. высш. учеб. заведений. - СПб.: Филологический факультет СПбГУ; М.: Академия, 2004. 2. Алимов В.В. Теория перевода: Пособие для лингвистов-переводчиков 2-е изд. — М.: Ленанд, 2015. 3. Анцелевич Г.А. Международное морское право. Учебник. Киев,: Слово, 2004. 4. Барсегов Ю.Г. Мировой океан: право, политика, дипломатия. М.: Междунар. отношения,1983. 5. Бархударов Л.С. Язык и перевод (Вопросы общей и частной теории перевода) М.: «Междунар. отношения», 1975 г 6. Вылегжанин А.Н. Решения Международного Суда ООН по спорам о разграничении морских пространств. М., 2004 7. Гуцуляк В.Н. Международное морское право (публичное и частное). Учебное пособие. Ростов-н/Дону, 2006. 416 с. 8. Действующее международное право. В трех томах. Сост. проф. 17
  10. Ю.М.Колосов и проф. Э.С.Кривчикова. Том первый. М., 1996 9. Комиссаров В.Н. Современное переводоведение Учебное пособие. М.: ЭТС, 2002. 10. Конвенция ООН по морскому праву. 10 декабря 1982 г. Международное право. Сборник документов. М., 2000 11. Конвенция о разрешении инвестиционных споров между государствами и гражданами других государств от 18 марта 1965r.//U.N.T.S. V. 575, 1996 12. Международная конвенция о безопасности жизни на море от 1 ноября 1974 г. 13. Международное право в документах. 5-е изд. Сост. Блатова Н.Т., Мелков Г.М. М., 2004, Международное публичное право. Сборник документов в 2 ч. // Сост. и. авт. вступит, статьи К.А. Бекяшев, Д.К. Бекяшев, М., 2006 14. Международные конвенции Организации Объединенных Наций (ООН), касающиеся мореплавания. Справочник. Сост. Л.А.Позолотин, В.Г.Торский. Одесса, 2006-238 с. 15. Паршин А. Теория и практика перевода СПБ.: СГУ, 1999. 16. Федеральный закон 1995 г. «О континентальном шельфе Российской Федерации» Федеральный закон от 31 июля 1998 г. «О внутренних морских водах, территориальном море и прилежащей зоне Российской Федерации» 17. Швейцер А.Д. Теория перевода (статус, проблемы, аспекты) М.: Наука, 1988 2. Tiếng Anh 1. Agreement on Cooperation and Relationship between the United Nations and the International Tribunal for the Law of the Sea. 18 December 1997 2. Bell Roger T. Translation and Translating: Theory and Practice Lоngman, 1993. 3. Newmark Peter. A texbook of translation Shanghai: Foreign language education press, 1987 4. Nida Eugene A., Taber Charles R. The Theory and Practice of Translation Brill. 1982. 5. United Nations Convention on the Law of the Sea 1982. Commentary. Vol. V. Dordrecht, Boston, London. 1989. P.381-383. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2