Một nền hội hoạ đang cần tìm chuyên gia
lượt xem 6
download
Thoạt đọc cái tít chẳng mấy độc đáo - Hội hoạ Việt Nam, hành trình giữa truyền thống và hiện đại - ("La Peinture Vietnamienne, une Aventure entre Tradition et Modernité" - AHRIS xuất bản) hoặc chỉ nhìn giá bán những 95 Euro công trình Corinne de Ménonville viết về nghệ sĩ Việt Nam mà thấy nản thì hẳn là nhầm đấy. Và cũng không nên để bìa sách (một bức tranh vẽ cô dâu của Đỗ Quang Em) ngăn cản chúng ta đừng mở sách này ra coi....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một nền hội hoạ đang cần tìm chuyên gia
- Một nền hội hoạ đang cần tìm chuyên gia Laurent Colin Phạm Toàn dịch Thoạt đọc cái tít chẳng mấy độc đáo - Hội hoạ Việt Nam, hành trình giữa truyền thống và hiện đại - ("La Peinture Vietnamienne, une Aventure entre Tradition et Modernité" - AHRIS xuất bản) hoặc chỉ nhìn giá bán những 95 Euro công trình Corinne de Ménonville viết về nghệ sĩ Việt Nam mà thấy nản thì hẳn là nhầm đấy. Và cũng không nên để bìa sách (một bức tranh vẽ cô dâu của Đỗ Quang Em) ngăn cản chúng ta đừng mở sách này ra coi. Bạn có thể thích hoặc không thích cách vẽ của Đỗ Quang Em - tôi thì thấy thiên hạ không thích nhưng nghe đồn là Tổng thống Clinton lại đánh giá cao bức hoạ đó [1] - vậy là chúng khẩu đồng từ cho rằng bức đó của Đỗ Quang Em chẳng hề tiêu biểu cho nền hội hoạ Việt Nam cả về truyền thống và, lạy Chúa, cả trong tính hiện đại. Nếu cần gắn bức hoạ ấy vào một trào lưu nào đó, thì hẳn ta sẽ đưa nó vào dạng hiện thực gần như sao chụp đầy ảnh hưởng của các hoạ sĩ Trung Quốc được các gallery Hồng Kông hết lòng ưu ái để bán cho đám khách sộp trong cánh áp-phe bản địa hoặc ngoại quốc chuyên vơ vét các chân dung lớn vẽ các kiều nữ Trung
- Quốc với đầy đủ trang sức và áo quần. Nếu vận hội của Đỗ Quang Em có làm cho vài ba người đua theo, hẳn ta sẽ nghĩ rằng những ai theo đuôi ông hoạ sĩ này chỉ nhìn thấy trong vỉa mạch kia một hướng đi cơ hội chủ nghĩa chẳng mang chút tham vọng nghệ thuật thực thụ nào, và cuối cùng thì đó là một cách làm hoàn toàn xa lạ và vô tác dụng đối với nền hội hoạ Việt Nam. Phân tích rộng mà không đủ sâu Nhưng thôi, ta hãy trở lại với nội dung cuốn sách Corinne de Ménonville vừa tung ra ở Việt Nam. Điều đáng mừng, cái mới là - cho dù chúng tôi sẽ đề cập đến những dè dặt sau -, ấy là phương pháp cởi mở và nghiêm túc hơn so với những mưu toan liều lĩnh trước đây trong địa hạt này. Điểm mạnh của công trình này là khâu chọn và chất lượng các phiên bản. Lần này, tác giả tỏ ra có khả năng tuyển chọn và quan tâm đến những tác phẩm xác đáng, giữa vô số bộ sưu tập đã có vị trí thì cũng ưu tiên chọn những tác phẩm nhạy cảm (hình hoạ của Mai Văn Hiến, chân dung vẽ chì của các nghệ sĩ vẽ lẫn nhau) hơn là cho tràn ngập các "phố Phái" hoặc các bức vẽ chèo truyền thống bán chạy giá cao nhưng nguồn gốc thì đáng ngờ. Đặc biệt chất lượng cao là những bức Dương Bích Liên trong bộ sưu tập của Hào Hải (xin chú ý đặc biệt bức Chân dung cô bé học trò Hà Nội), những bức của Lưu Văn Sìn (bức chân dung
- tuyệt vời của nhà thơ Hoàng Cầm [2] mặc quần áo chiến sĩ) và những bức của Nguyễn Sáng. Về cấu tạo, sách có phần viết qua về nguồn gốc nền văn hoá Việt Nam và về những nghệ sĩ Pháp ở Đông Dương, nhắc nhớ lại những bước đầu tiên của hội hoạ Việt Nam và sự trỗi dậy của một thế hệ mới, có phần giới thiệu các hoạ sĩ trong cộng đồng lưu tán ngoài nước, rồi kết thúc bằng phần tiểu sử những nghệ sĩ chọn lọc. Đây là một nhận xét mở đầu không đặc biệt chĩa vào cuốn sách đang xét: người ta muốn được giải thích vì sao phần lớn các tác phẩm loại này (may mà cuốn sách này tỏ ra chắt lọc hơn các cuốn khác) vẫn cứ phải giới thiệu một cách triệt để nền hội hoạ Việt Nam theo lối biện luận về màu xanh xứ Huế, về đình làng và về văn nghệ dân gian nước Việt. Cứ như thể là, để nói về Cézanne và Sainte-Victoire, thì các nhà chuyên môn thế nào cũng phải giáng cho chúng ta một chương mở đầu về kiến trúc điền trang vùng Provence, gốm sứ vùng Moustier và dầu ô- liu vậy. Ngoài ra, nếu như cái thói quen làm ăn kiểu đó có nhấn đi nhấn lại vào các hoạ sĩ thời thuộc địa, theo tôi điều đó không hề hấn gì, (lưu ý ngay cả nhiều khi cách làm ăn này không được các nghệ sĩ Việt Nam ở trong nước hiểu rõ và kết cục thì đúng là cái vòng luẩn quẩn, thì việc kể lể quá nhiều về cái được coi là "hoạ sĩ hải ngoại " chỉ nhằm gom góp một tập hợp lủng củng lỉnh kỉnh và tương đối khó hiểu những nghệ sĩ có
- chất lượng chí ít là không đồng đều và mối quan hệ của họ với Việt Nam thì không hẳn là khi nào cũng rành mạch. Trong phần nói về nghệ sĩ Việt Nam và lịch sử của họ, phần quan trọng nhất và đáng chú ý nhất của cuốn sách, điều đáng trân trọng là cái phạm vi thường được đề cập tới nay đã mở rộng hơn ra ngoài bối cảnh thuộc địa vẫn quen được đem ra xem xét, và tác giả lần này có khéo léo đưa vào sách những tâm sự, những kỷ niệm, những suy tư được nhặt nhạnh từ những nguồn tốt nhất ở trong nước (Hào Hải về Dương Bích Liên, Đỗ Phương Quỳnh…), những nguồn này bạn đọc mong được thấy nhắc đến nhiều hơn nữa trong cuốn sách. Vấn đề là, những tâm sự thu nhặt được và những cuộc gặp gỡ mang tính giai thoại qua các chặng đường Hà Nội [3] , cho dù chúng rất dễ thương, cũng không thay thế nổi một cách tiếp cận mang tính phân tích có hệ thống đối với lịch sử hội hoạ Việt Nam, một công việc hẳn là đòi hỏi một sự am hiểu sâu sắc bối cảnh lịch sử, là điều chỉ có nổi nếu tiến hành nghiên cứu thực thụ và phải vùi đầu vào sách báo chuyên ngành thời kỳ đó. Nếu ta chú ý đến một vài nỗ lực đáng khen (đặc biệt là về tác động của phong trào Nhân văn Giai phẩm qua công trình nghiên cứu của Georges Boudarel, sự phân tích tính hiện đại của Nguyễn Văn Ký, những lời dẫn văn chương thú vị), thì phải thấy rằng có nhiều yếu tố khác vẫn còn được xem xét một cách không đầy đủ (tác động thực sự của Cải cách ruộng đất hoặc của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa). Nhìn rộng hơn nữa, thì cho dù đã có đề cập đến mối quan hệ giữa nghệ
- sĩ với chính trị, lần đầu tiên công bố trong xuất bản phẩm tiếng Pháp, ta thấy rõ rằng cái chủ đề to tát và phức tạp đó hẳn sẽ còn phải được đào sâu hơn nữa. Để có được một tầm nhìn sâu hơn về địa hạt này, ta có thể dựa vào công trình của giáo sư người Mỹ Nora Taylor [4] (hình như không được bà Mme de Ménonville biết tới) để mà thú vị theo dõi tác giả trong cách phân tích chính trị: một cách làm nghiêm túc đầu tiên nhưng hẳn là cũng vẫn chưa đầy đủ về cái giai đoạn đặc biệt xáo trộn và bạo lực này khi các ảnh hưởng, các dòng khuynh hướng, các số phận cá nhân cũng như các cuộc phiêu lưu tập thể tỏ ra khó nắm bắt. Một hạn chế khác của việc phân tích, đó là lập trường hơi có vẻ mập mờ của tác giả khi tổ chức bán sách trên danh nghĩa là "chuyên gia" hay là "tư vấn". Vì vậy mà bà đã không sao tránh bị vấp phải tình trạng vừa phải đem lại một thông tin khách quan và lịch sử, đồng thời - đây là điều ta hoàn toàn có thể hiểu được - lại vẫn chăm chút các nguồn cung cấp và bảo lãnh tiềm tàng cho việc bán sách, nghĩa là các nghệ sĩ hoặc các gia đình nghệ sĩ. Việc tác giả nhắc đến vai trò của vị giám đốc thứ nhì Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Evariste Jonchère khiến ta phải tự hỏi, lối xáo trộn chủng loại như thế có khả năng sinh ra nguy cơ gì. Corinne de Ménonville nói rõ rằng vai trò của ông này "chí ít là trong thời gian đầu đã bị phản đối" và những điều người ta trách cứ ông ta "nay chẳng còn mang tính thời sự nữa" - Jonchère ngay từ khi mới qua đã nói với tờ Opinion de Saïgon rằng ông tới đây để đào tạo thợ thủ công hơn là đào tạo nghệ sĩ. Về căn bản thì điều đó hoàn toàn đúng. Ở một nước mà giờ đây người ta giang rộng hai tay đón rước mọi
- cựu chiến binh Pháp hoặc Mỹ, thì có gì là ngạc nhiên khi người Việt Nam đang chăm chăm chuyện hoà hợp và phát triển lại vui vẻ làm lơ cho những sự kiện vừa xa xưa vừa hạn hẹp như thế. Dù sao đi nữa sự phản ứng của sinh viên - toàn những sinh viên có tên tuổi cả [5] - đối với lời lẽ viên giám đốc mới, phản ứng đó không chỉ là yêu sách đầu tiên đòi lại di sản quốc gia hiện tồn của đất nước mình mà đó cũng còn là sự xét lại về thiết chế và vượt xa hơn về chế độ chính trị. Phản ứng đó vậy là đã trở thành hành động nền móng cho cái nền hội hoạ Việt Nam đương đại, nói như Thái Bá Vân [6] , "đã ra đời trong một hoàn cảnh bị áp đặt" và hơn thế còn tự cởi trói mình khỏi hoàn cảnh đó và tự khẳng định một di sản của riêng mình. Chính xác là nền hội hoạ Việt Nam ở phần tinh tuý nhất đã dựa trên xung đột nội tại giữa sự tự giải phóng và sự gắn bó huyết mạch bên trong và bên ngoài như thế. Vậy thì, điều cơ bản là thừa nhận chính cái sự kiện đó như nó đã xảy ra và đặt nó vào hoàn cảnh lịch sử mà không cần bớt đi chút gì một khi hoàn cảnh hiện giờ đã êm dịu nhiều rồi - làm như vậy còn hơn là tìm cách không làm phật lòng những gia đình nghệ sĩ nhằm tránh tác hại đến những hoạt động hiệp tác trong tương lai. Làm như vậy cũng chẳng lấy mất đi chút gì, cả tài năng của Jonchère, chứng cứ là những phiên bản của ông trong sách, cả hành động của ông - như tác giả sách nhấn mạnh - đã giúp cho việc dân chủ hoá nền giáo dục nghệ thuật và được vô số học trò cũ xưng tụng. Về hình thức, công việc phân tích không được trợ giúp đều đặn của cái văn phong đôi khi đượm màu tình cảm chủ nghĩa và những chủ đề ẽo
- ợt kiểu như "phụ nữ, một chủ đề ưu ái" (sic) , có thể khá ăn nhập với bất kỳ lịch sử nào, bất kỳ nền hội hoạ nào và ở bất kỳ xứ sở nào. Corinne de Ménonville cũng thích những công thức thu gọn chẳng đóng góp được bao nhiêu. Chẳng hạn, công thức đã mòn vẹt "Tứ trụ Hoạ miếu" thu gom vào chung một mái cả Phái, Nghiêm, Liên, Sáng được dùng thoả sức và những "cột trụ" chỉ là những cái"nạng chống" để chứng minh thêm, thật đấy, sao lại không thêm Nguyễn Tiến Chung vào nữa? Ta có thể hình dung những vị đó bị rụng rời như thế nào nếu biết được vào lúc nào đấy người ta triệt để chỉ định họ dưới một cách gọi tên huênh hoang đến thế, họ chưa khi nào thực sự được tôn thờ ở đền hoặc chùa, những người cho dù có ý thức về thiên bẩm của mình song lại luôn luôn tỏ ra là những con người hết sức khiêm cung. Nhưng công thức đó lại làm cho tác giả sách rất khoái, và bà đã phong thánh cho vài ba tên tuổi lớn để bà xây nên một ngôi "miếu" nữa, xưa cũ hơn, với Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh và Nguyễn Tường Lân, tên thánh của vị cuối cùng này đã được tác giả đặt lại thành Nguyễn Tường Lam. Trong giai đoạn mới đây thấy nổi lên "Bộ Ba Hà Nội" hoặc "Lũ Năm Tên", những cách gọi tên nhiều chất thương hiệu hơn là diễn tả được chiều sâu nghệ thuật. Cuối cùng, ta hẳn sẽ thắc mắc về những vụ gán ghép nhào lộn nhân tạo, Đỗ Phấn và Hoàng Hồng Cẩm hẳn sẽ phải thắc mắc vì sao họ được đẩy vào nằm chung một con tầu.
- Chọn và thiếu Cho dù danh sách các nghệ sĩ Việt Nam có đầy đủ hơn mọi khi, người ta vẫn than phiền rằng có những tên tuổi đáng chú ý thậm chí những tên tuổi cội gộc vẫn lại cứ không được nêu ra trong một cuốn sách như thế, hoặc cũng có khi được nhắc đến qua quít nhân một câu nào đó nhưng lại không có phiên bản tranh của họ. Vậy là bà con thấy tiếc vì sao sách không nói đúng giá trị của những người như Nguyễn Sĩ Tốt, Trọng Kiệm, Nguyễn Trọng Hợp, Lê Quốc Lộc, Huỳnh Văn Gấm, Hoàng Lập Ngôn (trong khi anh con trai ông này, Hoàng Hồng Cẩm lại có chỗ trên chiếu ngồi). Ta cũng không chấp nhận trong một tác phẩm có tham vọng được dùng làm sách tham khảo như thế lại thiếu tên tuổi Nguyễn Đức Nùng, Sĩ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ hoặc ngay cả Nguyễn Đỗ Cung. Vấn đề ở đây không phải chuyện lựa chọn cá nhân vì các nghệ sĩ này thực sự có tầm quan trọng đối với các hoạ sĩ trẻ hơn , những người đã được dẫn ra trong sách (thí dụ, ảnh hưởng của Nguyễn Đức Nùng đến Đỗ Phấn) hoặc những người đã có vai trò căn bản, đôi khi bị phản đối, vào một thời điểm nào đó (dẫu sao thì Nguyễn Đỗ Cung cũng là người làm cho Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội ra đời hoặc đã là trung tâm các cuộc tranh cãi về "nghệ thuật dân tộc"). Đối với thế hệ mới, Trương Tân lại không được kể ra cho dù tác phẩm của anh bây giờ tuy có chững lại song trong những năm 90 thì đã đóng dấu ấn lên giới hội hoạ với những chủ đề nhạy cảm và vẽ bằng một phong cách đổi mới và do đó ai ai cũng thấy là nghệ sĩ này đã nuôi dưỡng sự vươn lên của các nghệ sĩ trẻ như Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Quang Huy [7]
- . Nếu như các hoạ sĩ trẻ này, do bị săn đón bởi các tổ chức nước ngoài đang thiếu tác phẩm của các nhà tiên phong thuộc thế giới thứ ba, đã mất đi phần nào tính tự nhiên và sự độc đáo, thì tôi cho rằng họ vẫn còn đủ khiêm nhường và lương tâm của người trí thức để thấy có cái gì không ổn khi thầy của mình bị quên lãng một cách bất công trong khi họ lại được giới thiệu đến đến từng chi tiết. Người ta lại càng khó chịu khi vắng thiếu những tên tuổi đó trong lúc lại hiện diện những tên tuổi còn cần phải được chú giải cùng với những phiên bản mà đáng nhẽ ra chỉ nên giữ một thái độ im lặng lịch thiệp. Nói thẳng ra , liệu có thiên vị hay không về mỹ học khi nêu lên thắc mắc về việc chọn những nghệ sĩ như Phạm Luận và Thanh Sơn làm phố xá Hà Nội bị đè nặng bởi những cây hoa sữa cùng những xe xích- lô chở các cô gái Việt mặc áo dài (và cũng nên tỏ ra biết ơn Corinne de Ménonville đã tha cho chúng ta không chọn những bức vẽ Hà Nội sơn phết lại với những sắc màu sặc sỡ của một Đào Hải Phong đang chất đầy các gallery thủ đô nước Việt). Còn với Nguyễn Thanh Bình, Bùi Hữu Hưng và Hồng Việt Dũng, nếu các hoạ sĩ này quả là có nghề, thì họ đã thoả hiệp đi làm tranh hoặc sơn mài hàng loạt chỉ nhằm mục đích thương mại từ lâu rồi. Cuối cùng, chuyện người ta đã quan tâm tới Thành Chương và ngày nay lại tiếp tục đưa ông ta vào một công trình tham khảo , đối với tôi vẫn là một điều bí ẩn. Tuy nhiên, cần thấy rằng Corinne de Ménonville không để mình bị lừa vì tính chất tồi tệ rõ rệt của sự sản xuất tranh vì động cơ vụ lợi không
- có tiêu chuẩn nghệ thuật và không ngần ngại . Bà ghi chú rằng đó là những "chủ đề hơi lặp đi lặp lại" của Nguyễn Thanh Bình, "một vài dư thừa sáng tạo" ở Thành Chương và "mối nguy các đơn đặt hàng dồn dập" ở Bùi Hữu Hưng. Tất nhiên, đó là điều tối thiểu, và đáng lẽ ra chúng ta nên im lặng bỏ qua những tên tuổi đó trong một cuốn sách mặc dù có thiếu song vẫn kể ra được vô số nghệ sĩ chân chính. Nhưng, uy tín của cuốn sách, chúng ta nên nhìn nhận rằng bước đầu của cái nhìn phê phán vẫn là điều hiếm thấy đối với những hoạ sĩ vẫn đang tiếp tục bán tranh rất nhiều và rất đắt vì vẫn hưởng lợi từ không khí khoan dung bề ngoài của môi trường nghệ thuật nơi đây, nó tìm cách không chính thức đả động đến họ cho dù trong chốn riêng tư thì người ta phê phán nanh nọc đấy. Bắt chước và làm giả Ngoài việc nói đến chuyện sản xuất dư thừa như trên, Corinne de Ménonville nhấn mạnh hai điều trở ngại mà nền hội hoạ Việt Nam ngày nay đang gặp. Trước hết, đó là chuyện bắt chước, nghĩa là phong cách của một nghệ sĩ được các đồng nghiệp nhái lại một khi phong cách đó đã trúng quả. Thực ra cũng phải ngạc nhiên thừa nhận tình trạng đồng loạt hoá hiện thời trong các tác phẩm, kể cả của các nghệ sĩ có tài. Thật khó mà phân biệt chỗ thực sự khác nhau giữa các bức tranh của Hoàng Phượng Vỹ và của Hoàng Hồng Cẩm, giữa các chân dung tự họa của Hoàng Hồng Cẩm và của Đặng Xuân Hoà, tất cả đều hao
- hao hoặc giống hệt mà không ngang bằng được những tác phẩm của Trần Trọng Vũ trước khi ông này sang ở bên Pháp. Tính chất đồng loạt hoá đó, những sự nhại lại nhau ngày càng gia tăng đó trong tất cả các gallery nhanh chóng làm ta tởm lợm. Trầm trọng hơn, tác giả vạch ra khá đúng lúc chuyện có rất nhiều tranh làm giả. Bà cho biết, có những kiệt tác của đại danh hoạ "được rao bán cho người nước ngoài với ít nhiều khéo léo và rồi chúng được đem đi bán công khai ở Hồng Kông hoặc Paris mà chẳng một ai thấy khó chịu hết". Kỳ lạ thay, hãy đi mà tìm hiểu vì sao, Singapour hình như không rơi vào những chuyện làm ăn giả mạo như thế... Vậy là "nền hội hoạ Việt Nam rơi vào tình trạng thất tín và ta chỉ có thể thấy lo sợ cho sự thiếu tri thức và sự không biết thẹn của vô số người can dự vào vụ việc". Nhận xét sáng suốt đó của tác giả thật đáng khen, vì bà đã có lý khi nhận thấy rằng việc bán được tranh không thực sự đóng góp vào việc củng cố chữ tín của nghệ thuật nước Việt, tính chất không chuyên nghiệp vẫn cứ luôn luôn có chỗ đứng trong nền nghệ thuật đó. Vì vậy mà những catalô giới thiệu tranh bán với những định giá hoang tưởng [8] , cũng như những cuốn sách bày ra những kiến thức ăn xổi, luôn luôn là những mặt hàng được đông khách hỏi đến ở Việt Nam. Chúng được truyền tay và giúp cho các nghệ sĩ amatơ đủ vui trong những chiều đông dài Hà Nội. Tuy nhiên có điều đáng tiếc là Bùi Xuân Phái vốn là người được thừa nhận là hào phóng và trung thực lại chính là nạn nhân đầu tiên của một cái thương mại phát đạt cả ở Việt Nam lẫn
- ở nước ngoài, ngoại trừ một điều phải công nhận rằng làm tranh giả chừng nào đó cũng là xưng tựng tài năng người nghệ sĩ. Phái vốn dĩ là một hoạ sĩ vẽ rất nhiều khi còn đang sống, lại càng vẽ nhiều sau khi chết, và sau khi đem ông đi chôn thì ông được vô khối người vỗ ngực nhận là bạn [9] (các bạn đích thực của Phái thì phần lớn đã chết hoặc sống rất kín đáo), nên thật là khó mà ngay một lúc nhận ra trong đám tranh trên thương trường đó đâu là "Phố Phái [10] " và "faux Phái" (phát âm gần như nhau giữa "Phố" và "Faux" - nghĩa là "giả" - ND) và ta cảm thấy rõ ràng đang cần đến một bàn tay chuyên gia. Khốn thay, cái thể chế chuyên gia, đặc biệt là ở Pháp, không phải khi nào cũng khoanh vùng được dễ dàng, và cái thể chế "chuyên gia nghệ thuật Việt Nam" [11] lại càng bí hiểm hơn (dựa trên những bằng cấp nào, những trải nghiệm gì, những định giá nào để tự gán những danh hiệu đó?), nhất là khi cái chuyên nghiệp đó lại trải dài từ gốm sứ sang hội hoạ đương đại. Phải thừa nhận rằng như vậy là chẳng đếm xỉa gì đến cái nền hội hoạ đó, hệt như các chuyên gia chủ nghĩa Ấn tượng Pháp cũng lại có thẩm quyền đối với nghề nung đồ sứ ở Giens vậy. Nếu như ngày nay không có chuyên gia hội hoạ Việt Nam theo đúng nghĩa của từ "chuyên gia", thì ở Việt Nam cũng vẫn có một nghề thẩm định nền hội hoạ ấy - và vào chính thời điểm hiện giờ, thì có lẽ chỉ có ở Việt Nam thôi. Nhưng đó cũng là một thứ năng lực lắm khi chuyên biệt (ai đó có thể nói lên ý kiến về một nghệ sĩ nào đó), hoặc đan xen nhau (tốt hơn cả là dùng mọi ý kiến có thể có) và nghề chuyên gia đó cũng
- đang có xu hướng tiêu biến (những nhà sưu tập đích thực và những hoạ sĩ sống cạnh những tác phẩm và tác giả quan trọng càng ngày càng hiếm). Chưa kể là, Hà Nội vốn bé teo như một cái làng, nên công chuyện "chuyên gia" đó cũng khó thực thi nếu nhà chuyên môn không muốn sống trong hiểm nguy hoặc đơn giản là sống trong hiềm khích với cả một nửa thành phố. Vậy là, mặc dù có nhiều bình phẩm, song những phản ứng chính thức đối với cái thương mại tranh đó vẫn còn cô lập, và hiếm khi có sự công khai hoá ra, dĩ nhiên là có vài ngoại lệ [12] . Nguyên nhân của sự dửng dưng vui vui đó là ở chỗ suy cho cùng các nhà amatơ đích thực vẫn cho rằng, nếu có những người tham gia mua tranh ngây thơ đến thế, thì họ bị phạt bởi chính sự thiếu chuyên nghiệp của mình, và vậy là chẳng có gì nghiêm trọng hết. Tuy nhiên, tính thụ động đó đã có hệ quả là dần dần làm sây sát chữ Tín của nền hội hoạ Việt Nam, và ta chỉ còn cách cùng với Corinne de Ménonville cầu mong có một khung pháp lý thích hợp nhằm đánh vào việc làm tranh giả ở Việt Nam. Nhưng đột nhiên lo lắng cho sự nghiêm minh và cho nền đạo đức như vậy hình như hơi bị muộn và sự cảnh giác thiết yếu ấy hẳn là không thể nào chỉ bó hẹp ở Việt Nam, muốn có chữ Tín, thì anh nào anh nấy hãy cứ quét dọn cái cửa nhà mình đi đã. [13] Đầu cơ không gì ngăn lại
- Hiển nhiên là, mặc dù còn nhiều điều không hoàn thiện, mặc dù lỗ mỗ và mập mờ, những công trình [14] tương tự như cuốn sách Corinne de Ménonville mới xuất bản vẫn đóng góp vào việc hiểu biết tốt hơn nền hội hoạ Việt Nam, và ta có quyền hài lòng vì chuyện đó. Nhưng vẫn có điều cứ làm ta khó chịu, đó là lối làm ăn sặc mùi thương mại nấp sau những công trình xuất bản kiểu đó. Bởi chưng ta chẳng nên bị lừa, mục tiêu của chúng trước hết là makéttinh và những cuốn sách kiểu đó trở thành những thứ danh thiếp in sẵn nhằm cố định một tên tuổi và chính thức hoá một thể chế chuyên gia tích cực đối với một thị trường đang trên đường phát triển. Cuộc chơi thế là có tầm cỡ rồi. Trong một bài mới đăng trên tạp chí l'Oeil, Jean-François Hubert [15] , một chuyên gia tự phong khác đã tung ra mức giá bán tranh Việt Nam đã đạt được. Những nhận xét kiểu đó thường xuất hiện đều đặn [16] . Tất nhiên, những giá bán đó, mà xin nói thật tình là chúng thường cao quá mức so với giá trị thực của các bức tranh đem ra mặc cả mua bán, đôi khi chứng tỏ là người Việt Nam gắn bó với di sản của đất nước mình và hẳn là có đóng góp vào việc làm cho mọi người phải thừa nhận nền hội hoạ đó. Nhưng khi thiếu tính chọn lọc [17] và khi có vô số điều quá đáng, những sự đầu cơ và những ngón bài của cánh amatơ bao quanh thị trường đó, liệu nghệ thuật của Việt Nam về lâu về dài có ăn nhằm gì ở đó không? Ta có quyền nghi ngờ chuyện đó.
- Song ta cũng cần phải nhận cho rõ rằng những tác phẩm đó chiếm mất vị trí để trống của các tác giả Việt Nam. Dẫu sao thì ở trong nước người ta vẫn xuất bản nhiều và những sách không phải là không có giá trị và chúng từng có công xây dựng nên một cơ sở chân xác [18] . Nhưng cung cách làm ăn lắm khi rất thiếu tính phê phán giờ đây không còn đủ nữa, vì về cơ bản các công trình đó rút lại chỉ đưa ra một danh sách nghệ sĩ mỗi ngày một dài hơn, mà lại thiếu một sự chọn lựa và phân ngôi thứ và rất thiếu phân tích và không nói lên được viễn cảnh lịch sử. Tuy nhiên một vài sáng kiến riêng tư cũng khiến ta hy vọng vào một sự chuyên nghiệp hoá trong nghề xuất bản thuộc lĩnh vực này [19] . Lịch sử còn phải được viết ra Để kết luận thì Corinne de Ménonville nêu câu hỏi về sự tương lai của nghệ thuật Việt Nam cùng khả năng nó cưỡng lại những đe doạ như chúng tôi vừa mới phác ra. Ta dám cược rằng nếu như nền nghệ thuật đó có thể đi tới chỗ tự khẳng định và được biết đến một cách lâu bền, thì chuyện đó về cơ bản sẽ không phải là nhờ vào những toan tính con buôn của các hàng bán tranh mà là nhờ vào sự phối hợp của các tác nhân trong nước có động cơ mạnh mẽ: Bộ Văn hoá Việt Nam, và trước hết là những phòng bán tranh không chỉ chăm chăm chuyện buôn bán, những nghệ sĩ có trách nhiệm, những nhà phê bình có thẩm quyền và những nhà sưu tập am tường [20] sẵn sàng nâng cao giá trị di sản quốc
- gia hiện hữu và nâng đỡ sức sáng tạo của của nghệ thuật đương đại. Lịch sử hội hoạ Việt Nam mới có gần đây thôi song nó vẫn cần được khai quật tỉ mẩn và giải nghĩa tinh tế. Phần lớn lịch sử đó vậy là vẫn cần được viết ra và như vậy thì càng tốt vì nó dành chỗ ngày mai cho nhà chuyên môn người Việt đủ sức chế ngự môi trường và ngôn ngữ, và đó không chỉ là một tiểu tiết. Nếu như các chương trình hợp tác văn hoá nước ngoài thực bụng định tỏ ra là hữu ích - (và đó là điều có thể xẩy ra - sẽ cấp học bổng cho việc đào tạo ở châu Âu và Hoa Kỳ những nhà viết sử và những nhà phê bình nghệ thuật thay vì cứ chất đầy các nghệ sĩ lên máy bay, các ông bà này bây giờ sống ở nước ngoài nhiều hơn là ở Hà Nội. Bằng cách trao trả tiếng nói vào thời hạn cho các chuyên gia Việt Nam - và chắc là họ sẽ không đợi người ta trao cho để nhận - thì có cơ may làm cho tình hình được thanh lọc. Nhưng vẫn cứ cần phải kiên tâm đấy. Để làm nổi bật sách của mình, Corinne de Ménonville dẫn lời Bùi Xuân Phái ở trang đầu: "Nghệ thuật đòi hỏi một sự kiên trì khắc khổ". Gấp sách lại, ta những muốn thêm: cả tri thức và tính chuyên nghiệp cũng thế. Tháng 12/2003 © 2004 talawas
- [1]Trong diễn văn ngày 17 tháng 11/2000, tổng thống Clinton nhận xét một cách hào hoa: "Tranh của nghệ sĩ Việt Nam Đỗ Quang Em đặt giá tại các cuộc triển lãm nghệ thuật quốc tế", hoặc nghệ thuật được phân tích bằng thước đo duy nhất là thành công về mặt thương mại. [2]Chứ không phải Hong Cam như được nhắc đến trong sách. [3]Corinne de Ménonville cho biết bà đã đến Việt Nam 18 lần (Bản tin đài Tiếng nói Việt Nam ngày 27/11/2003). [4]Nghệ sĩ và Nhà nước: Chính sách hội hoạ và bản sắc dân tộc ở Hà Nội, Việt Nam 1925-1995 (The Artist and the State: The Politics of Painting and National Identity in Hanoi, Vietnam 1925-1995) (Cornell University - 1997). Chúng ta ít đồng ý Nora khi bà bỏ công việc nghiên cứu để mời những tác giả như Edward Said hoặc Pierre Bourdieu - có thể đây là một chỗ đi sai đường lối của đại học Mỹ - để phân tích hơi nhanh, qua các hội thảo hoặc bài báo, khung cảnh nghệ thuật Hà Nội. [5]Đó là một điều có thật trong lịch sử . Xin coi những ý kiến của Trần Văn Cẩn, người kế tục Tô Ngọc Vân, đứng đầu trường này (do Hoa Mai ghi lại in trong báo le Vietnam en marche số 2- 1962): "Ông giám đốc mới trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, một nhà điêu khắc tên là Jonchère, từ Pháp sang. Được tờ Opinion phỏng vấn ở Sài Gòn, ông ta tuyên bố rằng sứ mệnh của ông là đào tạo thợ thủ công chứ không đào tạo các nghệ sĩ, bởi vì người Việt Nam khéo léo tay chân hơn là có đầu óc sáng tạo. Điều đó khiến cho vài hoạ sĩ và tôi đã viết bài trả lời trong đó chúng tôi mời ông ta đến xem tận mắt những kiệt tác Việt Nam cổ và kim trước khi đưa ra một cách phán xét kiểu ấy.
- Cách đập lại kiểu thuộc địa không gì lố bịch hơn: họ cấm chúng tôi vào trường Mỹ thuật này học để ngăn chặn ảnh hưởng của chúng tôi đến các sinh viên". Bài báo được hoạ sĩ Trần Văn Cẩn nhắc đến cũng mang tên các hoạ sĩ lớn khác nữa như Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung, Hoàng Lập Ngôn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Khang. [6]Luôn thể cũng nói thêm rằng, thật đáng tiếc khi tên tuổi của Thái Bá Vân lại không một lần được dẫn ra trong công trình này mặc dù ông này, do gần gụi với các nghệ sĩ chính và do được đào tạo về lịch sử nghệ thuật ở Đông Âu, đã thành một trong những người có cách nhìn nền hội hoạ Việt Nam sắc sảo và nhạy cảm nhất hạng. Nếu vào cuối đời mình, những bài ông viết dễ dãi vì nể bạn bè hoặc vì sinh nhai không bênh vực ông bao nhiêu, thì những bài viết trước mà phần lớn là chưa được dịch ra tiếng nước ngoài, do chỗ chưa có gì hơn thế, đã luôn luôn làm thành bằng chứng tốt nhất ta có thể có về nền nghệ thuật của nước này. [7]Được hỏi sau khi cuốn sách phát hành, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Quang Huy và cả Lê Hồng Thái, đều thú nhận là họ hơi ngạc nhiên thấy tác phẩm của mình được bình và chọn trong cuốn sách đó mà chẳng có thể thảo luận chút gì với tác giả. [8]Hẳn là vấn đề không đặt ra với các tác phẩm do các nghệ sĩ Việt Nam định cư ở nước ngoài và nhất là định cư ở Pháp đã lâu, và cũng chẳng đặt ra với các hoạ sĩ Pháp thời thuộc địa, các tác phẩm này đều có xuất xứ rõ ràng từ các bộ sưu tập gia đình. Song cũng nên thấy rằng những người tổ chức bán tranh, hẳn là cũng từng thất bát, nên thường rất hay tập trung vào một lãnh vực thay vì mạo hiểm giới thiệu những
- nghệ sĩ vẫn tiếp tục vẽ ở trong nước. Đồng thời cũng rất cần nói rõ rằng những gallery như Lã Vọng ở Hồng Kông giờ đây đã ngừng bán ra những bức Phái rồi. [9]Cao điểm từng đạt được bởi một nhà sưu tập tranh người Singapour khá quen thuộc ở Việt Nam, trong một bài viết ngắn gọn nhan đề "Bùi Xuân Phái bạn tôi" in trong tạp chí L'Art du Vietnam (Cercle d'Art - 1996), một bài viết mà giờ đây người ta vẫn còn muốn tin rằng nó được viết để phải được hiểu theo nghĩa bóng.. [10]Phố Phái: tiếng Việt, chỉ những bức tranh Bùi Xuân Phái vẽ phố, được các nhà sưu tập đặc biệt săn lùng. Về chuyện này, nỗi ám ảnh các phố và chữ ký Phái đôi khi không hiểu nổi và có khi lố bịch nữa, bởi vì nếu như có vô số các tác phẩm Phái để lại - đặc biệt nhiều nếu đem so với những gì Nguyễn Sáng và Dương Bích Liên còn sót lại-, thì cái hấp dẫn của các tác phẩm, ngay cả những cái thực do Phái vẽ ra, nhiều khi cũng chẳng đều tay. Chỉ có sự đầu cơ vô tiêu chuẩn mới còn dẫn đến việc thích thú một tác phẩm nào đó của Phái thay cho một bức thành công của những người không được thừa nhận một cách bất công, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Trọng Hợp hoặc Trọng Kiệm. [11]Những nhà hàng tranh như Sotheby's Singapour hoặc Christie's Singapour lắm khi quảng cáo với một sự thẳng thắn khó hiểu trong các catalô rằng tranh Đông Nam Á được bán "không bảo đảm chính xác" […] "trình độ nghiên cứu hiên thời trên lĩnh vực này không cho phép có kết luận không đủ tư cách như vấn đề tác giả"[…] "mọi thứ đều được bán Như Vậy Thôi" […] "Yêu cầu người mua tự tìm tư vấn độc lập". Không còn có cách gì để nói rõ hơn nữa về các giới hạn của
- chuyên nghiệp. [12]Thị trường nghệ thuật làm giả (Forgery Taint Art market) Nora Taylor - trong báo Vietnam Investment Review 18-24 April 1994; Tranh Giả Việt Nam tại Christie's 97 - Nguyễn Trịnh Thái - Tuổi trẻ Chủ Nhật 20-7-1997 ; "Phố" Phái và Phái giả " ("Pho" Phai and Faux Phai), Thị trường đồ giả và sự giành lại biểu trưng dân tộc Việt Nam (The Market of Fakes and the Appropriation of a Vietnamese National Symbol) - Nora Taylor - Ethnos 1999. [13]Cũng cần quy định thật cụ thể rằng các catalô của các nhà hàng bán tranh phải xoá bỏ lối ghi chú nguồn gốc tranh vô danh kiểu như "Của nhà sưu tập" và các cách ghi khác "Các nhà sưu tập khác nhau". Do cái thương mạimãnh liệt tranh , lai lịch người nhượng bán tranh và hoàn cảnh cụ thể khi bán mua tranh cần ghi rõ và cho mọi người biết. Song nếu như việc tìm ngược lại nguồn gốc tranh là điều kiện tuyệt đối cần thiết, thì khốn thay đó lại chưa đủ, vì có những bộ sưu tập được coi là "nghiêm" lại rơi vào những trò thao túng thiếu lương thiện làm xáo trộn tranh giả với tranh thật. Một cách lý tưởng , việc lập ra một uỷ ban gồm người Việt Nam có kinh nghiệm thực thụ đối với nền hội hoạ này hẳn sẽ là cần thiết để có thể đưa ra ý kiến của mình hoặc thu thập thông tin phụ trợ về các tác phẩm. Nhưng ta biết rằng, trong bối cảnh Việt Nam, việc tổ chức ra một cơ quan như thế và hành động của nó không phải là chuyện ngày một ngày hai mà xong . [14]Xin coi thêm Nghệ thuật Việt Nam - Hoa đào và chim xanh (Arts du Vietnam - La Fleur du Pêcher et l'Oiseau d'Azur ) - Trong La Renaissance du Livre 2002 và Arts du Vietnam - Parkstone Press Ltd.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chụp ảnh chân dung - Phần 4
7 p | 241 | 141
-
CÁC KHỐI CƠ BẢN - Học, Hiểu, Vẽ được
9 p | 285 | 73
-
Họa sỹ Trần Văn Cẩn
6 p | 342 | 58
-
Tương lai của Phật giáo trên Internet
11 p | 170 | 42
-
Bài vẽ căn bản - các bạn mới học tham khảo nhé
10 p | 158 | 21
-
Điêu khắc Việt Nam
8 p | 174 | 16
-
Tìm hiểu Điêu khắc Việt nam
10 p | 133 | 14
-
Tìm hiểu về Điêu khắc cổ Việt Nam
7 p | 136 | 10
-
DESIGN VÌ CUỘC SỐNG
7 p | 83 | 9
-
Nguyễn Tường Lân
3 p | 184 | 8
-
Những loại trái cây giúp giảm cân hiệu quả
4 p | 177 | 6
-
HOÀNG QUY VÀ MỘT VẺ ĐẸP THẦM LẶNG
7 p | 50 | 6
-
Họa sĩ, Kẻ sáng tạo nên mình ...
6 p | 96 | 5
-
HỘI HỌA MỸ THUẬT ĐÔNG ĐỨC CŨ
8 p | 71 | 5
-
Xông hơi làm đẹp da mặt
5 p | 77 | 4
-
Dầu dừa giúp “ổ rơm” của em trở nên bóng mượt
6 p | 65 | 4
-
Biến tấu tóc dài
5 p | 125 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn