intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn

Chia sẻ: Nguyễn Thị Tâm Duyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

136
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu giới thiệu hai bài viết: Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn; một số biện pháp tái chế chất thải nông nghiệp và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động nông nghiệp. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM  MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN Th.S Đỗ Hoàng Oanh Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM I. THUỐC TRỪ SÂU VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1 Môi trường Môi trường là mọi thứ  xung quanh chúng ta. Môi trường bao gồm không chỉ  thành phần tự nhiên mà thường được nghĩ đến nhất trong đầu chúng ta, mà nó  còn bao gồm cả con người và những thành phần do con người tạo ra  trong thế  giới của chúng ta. Môi trường không giới hạn  ở  khu vực ngoài trời mà cũng  bao gồm cả khu vực trong nhà là nơi chúng ta sống và làm việc. 1.2 Phân loại thuốc trừ sâu Thuốc trừ  sâu bao gồm một phạm vi rộng các hợp chất hóa học và có thể   ở  dạng tự nhiên hoặc tổng hợp. Tất cả các lọai thuốc trừ sâu được thiết kế cho  từng nhóm sinh vật riêng biệt, ví dụ, nấm, mốc, côn trùng v.v. Thuốc trừ  sâu  có thể phân thành 4 nhóm chính: (1) Các hợp chất hydrocạcbon có chứa Clo (VD: thuốc DDT) (2) Organophosphate (VD: malathion) (3) Carbamate (VD: Carbofuran và aldicarb) (4) Các Pyrethroid nhân tạo dựa trên các hợp chất tự nhiên.  1.3 Nguồn ô nhiễm do thuốc trừ sâu Tùy thuộc vào lọai thuốc và điều kiện môi trường như oxy, ánh sáng mặt trời,  gió, nhiệt độ, độ   ẩm, họat tính của đất, lọai đất, v.v, thuốc trừ  sâu có thể  đi  rất xa nơi nó được sử  dụng. Thuốc trừ  sâu được phát tán đi xa bởi gió, hơi   nước, nước mưa, nước ngầm, suối và sông, và đi vào trong các mô cơ  thể  người và động thực vật. Ô nhiễm môi trường do thuốc trừ  sâu có thể  gây ra bởi  nguồn xác định hoặc  nguồn không xác định. Ô nhiễm gây ra do nguồn xác định: ô nhiễm từ một nguồn cụ thể, có thể  xác định được vị trí của nguồn. Ví dụ: Một lượng thuốc trừ sâu rò rỉ đi vào cống thóat nước. 1
  2. Ô nhiễm gây ra do nguồn không xác định: là ô nhiễm xuất phát từ  một   khu vực rộng lớn. Ví dụ: sự di chuyển của thuốc trừ sâu vào dòng suối, sông, rạch sau khi  sử dụng thuốc trên một diện tích lớn. Ô nhiễm do nguồn không xác định từ việc sử dụng thuốc trừ sâu đã từng bị đổ  lỗi cho việc sử dụng thuốc trừ sâu  ở  môi trường ngoài trời. Tuy nhiên, nhiều   nghiên cứu đã phát hiện rằng, trên thực tế, có nhiều trường hợp ô nhiễm môi  trường ngoài trời không phải gây ra do nguồn không xác định. Ô nhiễm cũng có  thể đến từ nguồn xác định, như: nước rửa và lượng thuốc bị  đổ  ra ngoài tại vị  trí làm vệ  sinh dụng cụ  phun xịt; thải bỏ  không đúng quy định các bình chứa, nước  xúc bình chứa, và  lượng thuốc chưa sử dụng hết; lượng thuốc bị đổ ra ngoài khi pha trộn các nồng độ hoặc đổ  thuốc vào   các dụng cụ để pha chế, phun xịt. Lưu ý: Nếu có sử dụng thuốc trừ sâu, bạn cần nhận thức khả năng gây ô nhiễm môi trường ở  từng công đoạn sử dụng. Bất cứ khi nào sử dụng, bạn cần quan tâm: Có khu vực nhạy cảm nào trong môi trường tại địa điểm sử dụng thuốc trừ sâu  có thể bị nguy hiểm do tiếp xúc với thuốc trừ sâu không; Có  khu vực nhạy cảm nào  ở  ngoài vị  trí sử  dụng  thuốc trừ  sâu có thể  bị  nguy  hiểm do tiếp xúc với thuốc trừ sâu không; Có điều kiện nào trong môi trường tại địa điểm sử  dụng thuốc trừ  sâu có thể  làm thuốc trừ sâu dịch chuyển đến nơi khác không; Có cần  thay đổi trong thao tác hoặc quy trình sử  dụng hoặc tại địa điểm sử   dụng để giảm rủi ro về ô nhiễm môi trường. 1.4 Khu vực nhạy cảm Khu vực nhạy cảm là các vị trí hoặc các sinh vật dễ bị tổn thương do thuốc trừ   sâu. + Khu vực nhạy cảm ngoài trời:  Khu vực mà nguồn nước ngầm gần nơi sử dụng thuốc, hoặc khu vực dễ   bị thâm nhập (giếng nước, rãnh tiêu thoát nước, đất xốp, v.v.) Khu vực ngay tại hoặc gần nguồn nước mặt; Khu vực gần khu dân cư, trường học, sân chơi, bệnh viện và những cơ  quan khác; Khu vực gần nơi cư ngụ của các loài sắp cạn kiệt; Khu vực gần nơi nuôi ong, vùng bảo tồn, công viên quốc gia;  + Khu vực nhạy cảm trong nhà: bao gồm 2
  3. Khu vực nơi mọi người­ đặc biệt là trẻ  em, phụ  nữ  có thai, người già  hoặc người bệnh­ sống, làm việc, hoặc được chăm sóc; Khu vực chế biến, chuẩn bị, và tồn trữ thực phẩm; Khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sinh; Khu vực nuôi trồng loài nhạy cảm với môi trường (hoa kiểng, cá kiểng). Đôi khi thuốc trừ  sâu được sử  dụng  ở  các khu vực nhạy cảm để  kiểm soát  dịch bệnh. Việc sử  dụng tại các khu vực này cần được đào tạo kỹ  lưỡng để  tránh gây tổn hại đến môi trường tại đó. Lưu ý: Vị trí sử dụng thuốc trừ sâu tối thiểu nên cách xa nguồn nước mặt như sông,  hồ là 10 m và cách xa giếng khoan, giếng đào, suối là 50 m. Tốt nhất nên có vùng đệm quanh khu vực nhạy cảm để  tránh nhiễm thuốc trừ  sâu. 1.5 Di chuyển của thuốc trừ sâu trong môi trường Thuốc trừ sâu dịch chuyển xa vị trí phun có thể gây ô nhiễm môi trường. Điều  này diễn ra trong nhà và ngoài trời và có thể  gây nguy hiểm cho cả  hai môi   trường. Thuốc trừ sâu dịch chuyển theo nhiều cách, bao gồm: Trong không khí, nhờ gió hoặc luồng không khí tạo ra từ hệ thống thông   gió; Trong nước, theo các dòng chảy mặt hoặc rò rỉ; Bám trên bề mặt hoặc hiện diện trong các đồ vật, thực vật, người hoặc   động vật, di chuyển hoặc bị dịch chuyển ra ngoài vị trí sử dụng.  1.5.1 Không khí Thuốc trừ sâu di chuyển xa khỏi vị trí phóng thích vào không khí thường được  gọi là tán lệch (drift). Các hạt thuốc trừ sâu, bụi thuốc, giọt phun và hơi thuốc   có thể được đưa ra khỏi vị trí sử dụng trong không khí. Người pha trộn thuốc,  vận chuyển và phun xịt thuốc trừ sâu ở môi trường ngoài trời thường dễ nhận   thấy sự dịch chuyển này. Những người sử dụng thuốc trừ sâu trong nhà có thể  không nhận thấy thuốc trừ sâu dễ  dàng dịch chuyển khỏi vị trí phun xịt để  đi  vào luồng không khí tạo ra bởi hệ thống thông gió hoặc làm mát.  Hạt và giọt thuốc. Hạt có trọng lượng nhẹ, như  bụi và bột  ướt dễ  dàng di  chuyển bởi luồng không khí chuyển động. Hạt nhỏ và viên thuốc nặng hơn có  xu hướng lắng xuống nhanh chóng trong không khí. Một số giọt phun cũng dễ  dàng di chuyển theo luồng không khí. 3
  4. Vòi phun áp lực cao và lỗ nhỏ tạo ra giọt phun rất nhỏ và sẽ làm nên tán lệch.  Áp lực thấp và lỗ phun lớn tạo ra giọt phun lớn và ít tán lệch hơn.  Hơi. Hơi thuốc trừ  sâu dịch chuyển dễ  dàng trong không khí. Thuốc trừ  sâu   dạng phun có xu thế  tạo hơi khi được phóng thích. Một số  thuốc không phải  dạng phun cũng có thể bay hơi và đi vào không khí . Lưu ý rằng thuốc trừ  sâu dạng phun độc cho người sử  dụng và người, động   vật và thực vật tại hoặc gần vị trí phun, ngay tại thời điểm phun hoặc không   lâu sau đó. 1.5.2 Nước Hạt và thuốc trừ sâu dạng lỏng có thể di chuyển khỏi vị trí sử dụng. Thuốc trừ  sâu có thể đi vào nước thông qua: Tán lệch, rò rỉ và dòng chảy từ nơi lân cận với địa điểm sử dụng; Thuốc rơi vãi, rò rỉ  và chảy ngược từ   ống xi­phông từ  nơi lân cận với   địa điểm pha trộn, vận chuyển, tồn trữ và vị trí làm vệ sinh thiết bị; Thải bỏ không đúng quy định thuốc trừ sâu, nước rửa và bình chứa. Lưu ý Phần lớn thuốc trừ sâu di chuyển vào nguồn nước do di chuyển từ bên này sang bên kia   của khu vực được xử  lý bằng thuốc (dòng chảy) hoặc đi xuống từ  bề  mặt (nước rỉ).   Dòng chảy hoặc nước rỉ có thể xảy ra khi: Phun quá nhiều thuốc trừ sâu, rò rỉ hoặc rơi vãi trên bề mặt; hoặc Quá nhiều nước mưa, nước tưới hoặc nguồn nước khác có chứa dư lượng thuốc  trừ sâu ngấm vào một bề mặt. 1.5.3 Trên bề mặt hoặc trong đồ vật, thực vật hoặc động vật Thuốc trừ sâu có thể di chuyển xa khỏi vị trí phun xịt khi chúng bám trên hoặc   đi vào trong các vật dụng, sinh vật di chuyển (hoặc bị  di chuyển) khỏi vị trí  này. Gồm các hình thức:  Thuốc trừ  sâu có thể  bám trên giầy hoặc quần áo, lông động vật hoặc   theo bụi bị thổi đi và di chuyển đến một bề mặt khác.  Khi người  sử  dụng thuốc trừ  sâu về  nhà sẽ  đem về  hoặc đang mặc  những đồ  dùng bảo hộ  cá nhân, các dụng cụ  bị  nhiễm thuốc trừ  sâu,  hoặc các vật dụng khác. Dư  lượng thuốc có thể  cọ  xát và bám vào đồ  đạc, bàn ghế, chiếu, phản, quần áo đem giặt, người và vật nuôi trong  nhà.  Thuốc trừ  sâu có thể  bám trên bề  mặt thực phẩm, hoặc sản phẩm gia   súc đem bán. Để  bảo vệ  người tiêu dùng, luật cho phép còn dư  lượng   thuốc trong thực phẩm bán ra, nhưng ở mức chịu đựng được. Dư lượng   thuốc quá cao gây ra do:  4
  5. ­ dùng quá nhiều thuốc trừ sâu; ­ không ngưng sử dụng thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch; ­ thuốc trừ  sâu di chuyển khỏi nơi phun xịt và làm nhiễm vào cây   trồng hoặc gia súc nuôi gần đó. Lưu ý: Không sử dụng thuốc 5 ngày trước khi thu hoạch; Không sử  dụng  thuốc  trong những điều kiện có khả  năng tạo ra tán lệch ( gió   lớn, nhiệt độ  cao, có nắng…) làm đưa thuốc trừ  sâu đi xa bám vào thực phẩm,   đồng cỏ hoặc các loại cây trồng khác; Đưa gia súc nuôi lấy thịt khỏi khu vực xử  lý bằng thuốc trừ  sâu ít nhất 1 ngày  trước khi đưa vào lò mổ  nếu chúng đã sống hoặc được chăn thả  trong lúc phun   xịt thuốc hoặc chăn thả tại đó trong vòng 3 tuần (21 ngày) sau khi phun xịt. Không cho gia súc nuôi lấy sữa ăn cỏ mới xịt thuốc trong vòng 3 tuần.  1.5.4 Ảnh hưởng nguy hại đến các loài cây và động vật ngoài mục tiêu Thuốc trừ  sâu có thể  gây nguy hiểm cho các sinh vật ngoài mục tiêu theo 2   cách: Tiếp xúc trực tiếp Dư  lượng thuốc bám trên hoặc đi vào bên trong sinh vật và gây hại sau   đó. a. Tác hại do tiếp xúc trực tiếp Các loài hoang dại cũng bị gây hại bởi một lượng nhỏ thuốc trừ sâu hoặc làm  phá hủy nguồn thực phẩm của chúng, đặc biệt khi phun xịt trên một phạm vi   rộng lớn như xịt muỗi, diệt ruồi, diệt cỏ… có thể gây hại cho người, gia súc,   gia cầm, các côn trùng (ong, bướm, các loài thụ phấn), sinh vật ký sinh có lợi  sống trong khu vực phun xịt hoặc lân cận.  Dòng chảy của thuốc trừ  sâu do rơi vãi thuốc khi pha trộn, súc rửa dụng cụ  phun xịt, quăng bừa bãi bao bì, bình chứa …dọc nguồn nước có thể  làm hại   cho các và các thủy sinh vật và thực vật trong ao, hồ, suối, kênh mương… b. Tác hại do dư lượng Dư lượng là phần thuốc trừ sâu còn lại trong môi trường sau khi phun xịt hoặc   rơi vãi. Thuốc trừ sâu thường phân hủy thành các thành phần không nguy hiểm   sau khi phóng thích vào môi trường. Thời gian phân hủy dao động từ dưới một  ngày đến nhiều năm. Tốc độ  phân hủy tùy thuộc vào cấu trúc hóa học của   thành phần hoạt tính trong thuốc trừ sâu và một số điều kiện môi trường như: Loại bề mặt, thành phần hóa học hoặc pH; Độ ẩm của bề mặt; Hiện diện của vi sinh vật; 5
  6. Nhiệt độ, và Phơi nhiễm trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Các loại thuốc trừ sâu bền vững lưu lại trong môi trường mà không phân hủy  trong một thời gian dài. Đôi khi sự bền vững này được nhà nông mong muốn vì  nó cung cấp môt hiệu quả kiểm soát sâu bệnh lâu dài và giảm số lần phun xịt   lập lại.Tuy nhiên các loại thuốc bền vững về  sau có thể  gây hại cho con   người, động thực vật khi tiếp xúc trực tiếp.  Khi bám vào cơ thể người, cây trồng, vật nuôi, động thực vật hoặc trong đất,  thuốc trừ sâu sẽ tích lũy và gây hại cho đối tượng tiếp xúc với chúng.   Ví dụ:  ­ thuốc trừ  sâu tích lũy trong đất sẽ  di chuyển khỏi vị trí và làm ô nhiễm   môi trường xung quanh hoặc đi vào nguồn nước mặt hoặc nước ngầm. ­ rau quả, gia súc, gia cầm bị nhiễm thuốc trừ sâu sẽ gây hại cho sức khỏe  của người tiêu dùng. 6
  7. 1.5.5 Ảnh hưởng trên bề mặt vật dụng Đôi khi các bề mặt có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu hoặc dư lượng của   thuốc trừ sâu. Một số bề mặt có thể bị mất màu, bị rỗ hoặc có vết cặn đóng.   Một số loại thuốc trừ sâu có thể ăn mòn hoặc làm nghẽn thiết bị điện tử hoặc  kim loại.  Lưu ý: Không xịt lên nền nhà lót gạch rỗ, thảm, giấy lót nền (sẽ làm mất màu); Không xịt trên bề mặt vật dụng bằng nhựa, sơn hoặc đánh vẹc­ni; Thuốc trừ sâu có thể gây rỗ cho xe hơi và các loại xe có sơn phủ bên ngoài; Không xịt trực tiếp vào thiết bị điện tử hoặc đầu vào hoặc ổ cắm Vết cặn có thể nhìn thấy trên bề mặt màu sậm nếu bị dính thuốc trừ sâu. 1.6 Ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của thuốc trừ sâu Thuốc trừ  sâu không chỉ  sử  dụng trong nông nghiệp. Tại Liên minh châu Âu,  có khỏang 230 thành phần họat tính trong thuốc trừ  sâu cũng được sử  dụng  trong các sản phẩm như  thuốc xịt muỗi, vòng cổ  trừ  bọ  chét, chất bảo quản   gỗ, và sơn chống mốc. Ngòai ra, các gia đình và chủ  vườn còn sử  dụng phân   bón có chứa thuốc trừ sâu. Một khi thuốc trừ  sâu được sử  dụng, sự  tồn tại của nó là không kiểm sóat  được nữa. Một lọai thuốc trừ  sâu thường biến đổi đi sau khi sử  dụng thành   một hoặc nhiều chất chuyển hóa mà các chất này có thể  có tính chất hóa học   và độc tính khác với hợp chất ban  đầu. Trong nhiều trường hợp, các chất   chuyển hóa bền vững và độc hơn lọai thuốc trừ sâu sử dụng ban đầu.  Năm 1995, một nghiên cứu do Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện  ước tính có 3  triệu trường hợp ngộ  độc thuốc trừ  sâu hằng năm, bao gồm 220.000 ca chết  liên quan đến thuốc trừ  sâu, chủ  yếu trong số  những người sử  dụng hoặc áp   dụng thuốc trừ sâu.  1.6.1 Ảnh hưởng đến môi trường Thuốc trừ sâu hiện diện trong môi trường sẽ làm tổn hại cho các loài động  thực vật sống trong nước và trên cạn. Thuốc trừ sâu hiện diện trong nguồn   nước mặt và nước ngầm gây ô nhiểm nguồn nước và không thể sử dụng cho  mục đích sinh hoạt của con người nếu nồng độ quá cao; cũng như sẽ gây hại  cho hệ thủy sinh trong nguồn nước mặt.  Thuồc trừ sâu có thể tích lũy trong mô mỡ của động vật và đi vào chuỗi thực  phẩm và vào cơ thể người và động vật khác. Thuốc trừ sâu còn có thể làm mất  7
  8. cân bằng sinh thái, giảm đa dạng sinh học khi diệt những loài có ích cho cây  trồng hoặc các loài là thực phẩm cho loài cao hơn trong chuỗi thực phẩm. 8
  9. 1.6.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe Những nghiên cứu về   ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến sức khỏe con người   đặt trọng tâm vào hai khía cạnh, độc tính cấp tính hoặc  ảnh hưởng ngay lập  tức (immediate effect) kết quả từ việc phơi nhiễm trong thời gian ngắn, và độc   tính mãn tính hoặc những ảnh hưởng là kết quả từ việc phơi nhiễm kéo dài.  Sự  phơi nhiễm của cơ  thể  con người đối với bất kỳ  tác nhân nào trong môi  trường có thể diễn ra qua 3 con đường: hô hấp, ăn uống và tiếp xúc trực tiếp.  ­ Ảnh hưởng đến sinh sản Tại Canada, nhiều nghiên cứu trên đàn ông và phụ  nữ  làm việc với thuốc trừ  sâu (bao gồm thuốc trừ sâu sử  dụng cho bãi cỏ  và vườn) đã nhận thấy thuốc  trừ  sâu làm tăng rủi ro các vấn đề  về  sinh sản, làm sảy thai và thai chết lưu   trong tử cung. Phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu có phơi nhiễm với thuốc trừ  sâu tăng rủi ro về  nhiều loại khiếm khuyết về  sinh sản (như  bị  hở  môi, hở  hàm ếch, tật nứt đốt sống –gây ốm yếu tàn tật nghiêm trọng, chi có hình dạng   không bình thường). ­ Gây ung thư Những nghiên cứu khoa học khám phá một số vấn đề  tiêu cực quan trọng liên  quan đến sức khỏe do mối liên hệ  với việc sử  dụng thuốc trừ  sâu. Ví dụ,   thuốc trừ  sâu được Viện Ung thư  Quốc gia Mỹ  nghiên cứu cho thấy có khả  năng là một nguyên nhân làm gia tăng tỉ  lệ  một số  bệnh ung thư  ở  nông dân.   Nông dân là đối tượng có rủi ro cao hơn so với các thành phần khác trong cộng   đồng đối với một số  bệnh ung thư: ung thư  gan, ung thư lá lách (không phải   bệnh ung thư  dạng Hodgkin  (non­Hodgkin’s lymphoma), bướu ác tính  ở  da,  bệnh bạch cầu, và ung thư môi, dạ dày, tiền liệt tuyến, đa u tủy và não. Phơi   nhiễm với thuốc 2,4­D; 2,4,5­T; mecoprop, acilfluorfen và các lọai thuốc trừ  sâu khác đã từng được liên hệ  với bệnh ung thư gan, lá lách không phải bệnh  ung thư dạng Hodgkin. Phơi nhiễm với các lọai thuốc diệt côn trùng cho thấy  có mối liên hệ với các bệnh ung thư máu, đa u tủy và ung thư não. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã ghi nhận một số bệnh ung thư ở trẻ em tại Mỹ  đã và đang tăng lên gần 1% mỗi năm trong vòng nhiều thập kỷ gần đây. Theo   nghiên cứu của viện này, việc gia tăng này có thể quy cho việc sử dụng thuốc   trừ  sâu tại các đô thị. Năm 2003, Cơ  quan Bảo vệ  Môi trường Mỹ  (US­EPA)  đã công bố một nghiên cứu khoa học về những rủi ro ung thư  ở trẻ em, đã kết  luận rằng trẻ em ở độ tuổi 15 có rủi ro về ung thư cao gấp 3 lần so với người   trưởng thành khi phơi nhiễm với các chất gây đột biến. Các chất gây đột biến  có thể gây ung thư và các chất này được tìm thấy trong một số lọai thuốc trừ  sâu.  9
  10. ­ Ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh, hệ nội tiết, các hệ thống miễn dịch. Một số  nghiên cứu trên công nhân đã phơi nhiễm trong một thời gian dài với  thuốc   trừ   sâu   được   biết   độc   cho   hệ   thần   kinh   (như  organophosphate,  carbamate và một số thuốc diệt nấm) cho thấy sự  sút kém về xử  lý thông tin,  trí nhớ và phản xạ, phản ứng tâm lý và ứng xử nhanh nhẹn và khả năng nhận   thức. Thuốc trừ sâu gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến  cơ  quan sinh sản là những loại thuốc trừ  sâu được sử  dụng rộng rãi nhất và   bao   gồm   các   loại   thuốc  diệt   cỏ  alachlor   và   atrazine;  thuốc  diệt   nấm  như  mancozeb   và   benomyl;   và   thuốc   diệt   côn   trùng   như  carbaryl,   dicofol,   endosulfan, methomyl, methoxychlor, parathion và các pyrethroid tổng hợp. Các rủi ro về sức khỏe do sử dụng thuốc trừ sâu chưa được biết đầy đủ. Phần   lớn thuốc trừ sâu chưa bao giờ được xem xét đầy đủ các phạm vi về khả năng   gây những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người, như khả năng gây tổn   hại đến hệ  di truyền, hệ thần kinh, hệ nội tiết hoặc các hệ  thống miễn dịch   của cơ thể.  ­ Trẻ em Trẻ sơ sinh và trẻ em dễ bị tổn thương hơn người trưởng thành do chức năng  sinh lý đang phát triển và sự phơi nhiễm gia tăng theo tỉ lệ. Trẻ sơ sinh tiêu thụ  calori nhiều hơn 2,5 lần theo trọng lượng cơ thể so với người trưởng thành;  thở lượng khí nhiều hơn gấp 2 lần và có diện tích bề  mặt da gấp hai lần theo  trọng lượng cơ thể. Trẻ em uống nhiều nước hơn theo trọng lượng c ơ th ể so   với người trưởng thành. Trẻ  em cũng thường chơi đùa trên đất, bơi lội trong  sông hồ  và ngậm các đồ  chơi hoặc những đồ  vật khác; tất cả  những hoạt   động này dẫn đến tăng sự  phơi nhiễm đối với thuốc trừ  sâu. Ngoài ra, cơ thể  đang tăng trưởng của một đứa trẻ  nhạy cảm hơn đối với sự  phơi nhiễm hóa   chất vì sự  phát triển diễn ra trong não, hệ  thần kinh và nhiều bộ  phận khác.   Một số  nghiên cứu cho thấy rằng những  trẻ  em có bố  mẹ  có nghề  nghiệp   hoặc trong gia đình phải sử  dụng thuốc trừ  sâu thường có tỉ  lệ  mắc bệnh   bạch cầu cao hơn 3 đến 9 lần so với những trẻ em bình thường khác.  Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ kết luận rằng mỗi ngày, “hơn 1 triệu trẻ em  Mỹ   ở  độ  tuổi 5 và dưới 5” có thể  tiếp xúc với các loại thuốc diệt côn trùng  chứa organophosphate ở nồng độ vượt mức an toàn cho phép theo qui định của   Cơ  quan Nông nghiệp Mỹ  (USDA). Báo cáo cũng đã kết luận rằng việc sử  dụng thuốc diệt côn trùng chứa organophosphate tại nhà đã làm tăng lên những  rủi ro cho trẻ  sơ  sinh và trẻ  em đang tuổi tập đi. Nhiều organophosphate độc   10
  11. cho não bộ và hệ thần kinh, đặc biệt có thể làm tổn thương cho não trong thời  kỳ sơ sinh và tuổi niên thiếu. Các  ảnh hưởng cụ thể của thuốc trừ sâu đến sức khỏe do sự  phơi nhiễm tùy  thuộc vào nồng độ, khả năng bị hấp thu của cơ thể, thời gian các hợp chất bị   phân cắt  và thải ra khỏi cơ thể ngắn hay dài, và các yếu tố khác.Cho đến nay,  nồng độ chính xác mà ở đó sự phơi nhiễm đối với thuốc trừ sâu thực sự gây ra  một ảnh hưởng xấu cho sức khỏe vẫn chưa được biết. Lưu ý: Ảnh hưởng cấp tính của thuốc trừ sâu: nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, mệt, có  vấn đề về hô hấp, các phản ứng của da và cơ; Ảnh hưởng mãn tính của thuốc trừ sâu: làm tăng tỉ lệ ung thư (gan, lá lách, da, máu,  môi, dạ dày, tuyến tiền liệt, não); các tổn hại này không phục hồi được. Tổn hại đến hệ di truyền, hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ miễn dịch, cơ quan sinh sản  của cơ thể người; sinh quái thai nếu thai phụ tiếp xúc thuốc trừ sâu trong thời gian  mang thai; Trẻ em, phụ nữ có thai dễ bị tổn thương hơn người trưởng thành;  Các ảnh hưởng cụ thể của thuốc trừ sâu đến sức khỏe do sự phơi nhiễm tùy thuộc  vào nồng độ, khả năng bị hấp thu của cơ thể, thời gian các hợp chất bị phân cắt  và  thải ra khỏi cơ thể ngắn hay dài, và các yếu tố khác. Tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu bất cứ khi nào có thể; Cần có nơi tồn trữ thuốc riêng biệt và cách ly với nơi ăn, ở, sinh hoạt của gia đình; Mặc và sử dụng quần áo và dụng cụ bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe. Những điều không nên làm đối với thuốc trừ sâu:  Đừng đổ thuốc trừ sâu vào cống, nguồn nước mặt (rãnh, kênh, mương, sông) và  xuống đất; hoặc các khu vực vắng vẻ; Đừng đốt thuốc trừ sâu còn dư; Đừng sử dụng thuốc trừ sâu cho các đối tượng ngòai hướng dẫn của nhà sản xuất ghi  trên bao bì; Đừng chứa thuốc trừ sâu vào bình chứa nào khác ngòai bao bì nguyên gốc của nó; Đừng sử dụng lại các bao bì, thùng chứa hoặc bình chứa thuốc trừ sâu để đựng nước,  thực phẩm hoặc mục đích khác; Đừng để bao bì đựng thuốc trừ sâu chung với thùng đựng rác sinh họat mà nên có túi  đựng riêng. 11
  12. Ảnh: Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu an toàn tại Thụy Điển Hình ảnh trong khóa đào tạo về thuốc trừ sâu tại Thụy điển tháng 4/2005) 12
  13. II. Ô SINH HỌC ­ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VỀ MÔI  TRƯỜNG DO SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU Ô sinh học là gì? Một ô sinh học (biobed) là một hố đất nhỏ đào lõm xuống được lót đáy và  sau đó đổ  đầy rơm cắt nhỏ, đất (mặt) và phân compost không chứa than  bùn trộn lại và sau đó phủ lên trên hố. Ô sinh học được sử dụng để giữ lại,  ngăn lại và phân hủy lượng nhỏ thuốc trừ sâu bị bắn tóe ra hoặc rơi vãi khi   được đổ  vào vật dụng chứa hoặc bình xịt cũng như  khi súc rửa và nước  tráng rửa từ dụng cụ được sử dụng để phun thuốc trừ sâu. Ô sinh học còn có thể  sử dụng để  thải bỏ  thuốc trừ sâu pha loãng từ  việc   súc rửa bình chứa và nước rửa từ việc làm vệ sinh vỏ ngoài bình xịt Ô sinh học nên được thiết kế  sao cho thể  tích của dòng nước thải không   làm ngập ô sinh học, nghĩa là không làm quá tải cho hệ vi sinh vật có ích đã   phát triển trong ô sinh học. Nếu cần thiết, khu vực trữ lại lượng nước thải   cần được thiết kế  thêm để  ngăn ngừa ô sinh học bị  vượt mức bão hòa và  khi đó ô sinh học sẽ không còn hoạt động được nữa. Lợi ích của Ô sinh học Trong quá trình nghiên cứu Ô sinh học, ô nhiễm thuốc trừ sâu nguồn điểm   được áp dụng để  thúc đẩy các tình huống ô nhiễm nghiêm trọng do thuốc   trừ sâu gây ra trong khu vực sử dụng thuốc trừ sâu trong một ngày phun xịt.  Một   phạm   vi   thuốc   trừ   sâu   có   đặc   tính   hóa   học   khác   nhau   được   thử  nghiệm, và nồng độ  thuốc trừ  sâu đo được trong dung dịch đi vào ô sinh  học vượt mức 100.000 ppb. Ô sinh học giữ lại và phân hủy một cách hiệu  quả lượng thuốc trừ sâu chứa trong đó và làm giảm nồng độ  thông thường  xuống còn 0,5ppb và luôn dưới mức 0,1ppb theo tiêu chuẩn của EU đối với  thuốc trừ sâu trong nước uống. Những xem xét chung trong thiết kế Ô sinh học (1) Ô sinh học có đê bao Loại này sử dụng một khu vực xử lý được đắp đê bao chứa và giữ  lại tất   cả các chất lỏng. Các chất lỏng này sau đó trực tiếp đi vào ô sinh học thông  qua một bồn chứa. 13
  14. (2) Ô sinh học chảy trực tiếp Ô sinh học loại này đơn giản chỉ là một hệ thống mà tất cả chất lỏng chảy   trực tiếp vào ô sinh học. Thiết kế cơ bản của Ô sinh học Ô sinh học là một hố đào và có lót đáy có độ sâu 1­ 1,3m. Định kích thước  bề mặt khu vực ô sinh học tùy thuộc vào bản chất và tần suất của việc sử  dụng thuốc trừ  sâu của nhà nông/trang trại. Riêng đối với ô sinh học loại  Offset, diện tích bề  mặt của ô sinh học được khuyên nên thiết kế  bằng  khỏang 2/3 diện tích mà nó tiếp nhận dòng nước thải Thành phần của hỗn hợp sử dụng trong ô sinh học Theo hướng dẫn của Cơ quan Môi trường Anh quốc và xứ Wales, hỗn hợp   sử  dụng để  đổ  đầy một ô sinh học gồm: rơm cắt nhỏ  (50%), đất (mặt)  (25%) và phân compost (25%). Sau khi trộn các vật liệu thành phần của ô  sinh học thành hỗn hợp, cần  ủ trong vòng 6­8 tuần trước khi hỗn hợp này   được đặt vào trong hố đào có lót đáy. Hằng năm lại đổ đầy hố lại với hỗn   hợp chưa  ủ. Chọn loại đất màu sáng, hoặc hạt đất cỡ  vừa, có nhiều mùn  sẽ làm tăng hiệu quả của ô sinh học. Tránh sử dụng đất sét vì loại đất này  sẽ khó trộn và làm cản trở việc thoát nước. Đất pha cát cũng không nên sử  dụng vì loại đất này làm nước thoát nhanh và sẽ  không giữ  lại được dư  lượng thuốc trừ sâu trong ô sinh học một cách thỏa đáng. Ví dụ của Ô sinh học theo kiểu của Thụy Điển Một hố đào có độ sâu 60cm Đặt các trụ vuông và cố định chúng vào hố đào Đáy hố đổ một lớp đất sét dày 10cm.   14
  15. Tùy thuộc vào vật liệu có sẵn và kích thước  của dụng cụ/thiết bị phun, dựng một khung  chịu tải được để bắc bậc thang lên. Ô sinh học được đổ đầy hỗn hợp của rơm cắt  nhỏ, đầt tơi xốp có than bùn và lớp đất mặt  giàu mùn với hàm lượng sét thấp. Sau cùng, phủ cỏ lên trên mặt ô sinh học. Thiết kế Ô sinh học  Đào một hố sâu 60cm với chiều  dài và chiều rộng tỉ lệ với dụng  cụ/thiết bị xịt thuốc; Đặt 3 khung hình chữ U úp ngược  lên trên các cột theo sơ đồ; Hàn khung và cột, thanh ray  đường sắt hay vật liệu tương tự  theo sơ đồ dưới đây. Bảo đảm  mỗi khung chữ U khả năng chịu  lực là 1,8­2 tấn và khoảng cách  giữa 2 cột khoảng 4m. Cuối cùng,  điều chỉnh và gắn bậc thềm làm  bằng thép lưới với khung chữ U. Dời bậc thềm và đổ  vào hố  đào  với 10cm đất sét. Đổ  đầy hố  hỗn  15
  16. hợp   50%   rơm   cắt   nhỏ,   25%   đất  tơi   xốp   có   than   bùn   và   25%   đất  mặt. Tỉ lệ hỗn hợp được tính toán  bằng % theo thể  tích. Cuối cùng  đặt bậc thềm vào vị trí cũ. 16
  17. III. CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU 3.1 Định nghĩa Chất thải nông nghiệp bao gồm chất thải tự nhiên (hữu cơ) và phi tự nhiên.  Chất thải tự nhiên gồm phân gia súc, nước thải chuồng trại, nước tưới   tiêu, phế phẩm nông nghiệp.  Chất thải phi tự nhiên chính gồm bao bì, nhựa từ  các vật dụng không  phải bao bì (ví dụ thùng, máng đựng thức ăn gia súc, màng phủ); nông  dược (thuốc trừ  sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc tăng trọng,  phân bón, thuốc trị bệnh cho gia súc); sản phẩm chăm sóc sức khỏe gia   súc (VD: ống tiêm, vỏ hộp tuốc); chất thải từ máy móc (dầu nhớt, vỏ  ruột xe, và bình  ắc quy) và chất thải xây dựng (VD: tôn fibro chứa   amiăng để lợp mái, gạch). *  Các  chất   thải   nông  nghiệp  nguy  hại:   vật  liệu  làm  mái  nhà   có  chứa   amiăng, thuốc trừ sâu thải và hóa chất có đặc tính nguy hại; dầu thải từ máy   móc nông cụ, chất thải nhiễm trùng từ công tác thú y; và thiết bị điện chứa   điện cực. Chất thải nguy hại từ  họat động nông nghiệp cần phải thải bỏ  theo đúng  quy định của Nhà nước về  Quản lý Chất thải nguy hại (QĐ 155/1999/QĐ­ TTg về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại). 3.2 Tác động môi trường của chất thải nông nghiệp  (một số tác động môi trường quan trọng) Ô nhiễm nguồn nước: tăng hàm lượng chất hữu cơ, làm giảm hàm  lượng  oxy trong nước,  tăng hàm lượng  khóang chất dẫn  đến hiện   tượng phú dưỡng, giảm độ xuyên thấu của ánh sáng mặt trời; phát tán  mầm bệnh đi theo nguồn nước nếu nước thải và phân gia súc, hoặc  gia súc bệnh không được thải bỏ  đúng quy định…; ô nhiễm kim lọai  nặng nếu các chất thải nông nghiệp nguy hại không tiêu hủy theo   đúng quy định; ô nhiễm nguồn nước ngầm; các thành phần độc hại   của thuốc trừ sâu ngấm vào đất sẽ đi vào nguồn nước ngầm Ô nhiễm không khí: mùi hôi từ họat động chăn nuôi, hơi hóa chất bốc   hơi từ việc sử  dụng các hóa dược (thuốc trừ sâu, thuốc kích thích…),   phân bón hữu cơ, bụi hóa chất… 17
  18. Ô nhiễm đất: phân bón hóa học, thuốc trừ sâu dùng lâu dài sẽ làm chai  đất, gây hại cho hệ  vi sinh vật trong đất, phá vỡ  cân bằng của chuỗi  thực phẩm… 18
  19. * Tác động đến môi trường và sức khỏe do hoạt động nông nghiệp  Loại/môi trường Tác động đi cùng với nông nghiệp 1 Nước a) thay đổi chất lượng nước (+/­) b) Thay đổi về tính sẵn có của nguồn nước (tiêu  thụ nước cho tưới tiêu, năng lực duy trì nguồn  nước) 2 Không khí  a) thay đổi chất lượng không khí – tác động địa phương  và toàn cầu (+/­) (phát thải mùi, khí amôniắc và khí nhà  kính) 3 Đấ t a) thay đổi thành phần và cấu trúc của đất; b) xói mòn đất c) cân bằng độ ẩm d) mất đất (đất sử dụng cho hoạt động nông  nghiệp) e) quản lý đất nông nghiệp 4 Cảnh quan a) thay đổi cảnh quan; b) duy trì cảnh quan (định dạng do hoạt động trồng  trọt).  5 Cá thể và các loài a) thay đổi trong đa dạng sinh học (+/­); (sự sống  sót của các loài động vật và thực vật) b) duy trì đa dạng sinh học (+) 6 Chất thải  a) phát sinh chất thải (­); b) thải chất thải (­); 7 Sự phiền tóai a) mùi (­) b) ồn (­) 8 Tài nguyên không  a) thiệt hại nguồn tài nguyên không tái tạo (­) tái tạo b) cung cấp nguồn tài nguyên thay thế (năng lượng  tái tạo) (+) (biogas, biomass) 9 Sức khỏe Lan truyền mầm bệnh thải theo phân người và gia  súc 3.3 Biện pháp bảo vệ sức khỏe  (rủi ro về mầm bệnh trong phân người và gia súc) Biện pháp bảo vệ sức khỏe  (rủi ro về mầm bệnh) Có 4 lựa chọn cơ bản để bảo vệ sức khỏe từ việc lan truyền mầm bệnh trong các  chất thải: Xử lý phân và nước thải 19
  20. Hạn chế sự tăng trưởng của mùa màng Chọn lựa phương pháp ứng dụng các chất thải vào đất hoặc mùa màng Kiểm soát sự phơi nhiễm của con người, và cải thiện điều kiện vệ sinh cá  nhân và gia đình. Các vị trí mà ở đó 4 biện pháp bảo vệ sức khỏe có thể ngăn ngừa những con  đường lan truyền mầm bệnh trong phân người và gia súc được trình bày  trong hình dưới đây: nước thải nước th ải Xử lý (1 phần  hoặc toàn bộ) Cánh đồng/ao PP tưới tiêu Mùa vụ BHLĐ­VS cá nhân Hạn chế mùa LĐ nông nghiệp Người tiêu thụ Đường đi của  mầm bệnh trong  Ngăn mầm bệnh  chất thải ớ nhờ biện pháp  BV sức khỏe Các đường dic­dắc là các vị trí mà ở đó mầm bệnh bị ngăn chặn nhờ các  biện pháp bảo vệ sức khỏe (vệ sinh cá nhân) và dụng cụ bảo hộ lao động  (BHLĐ). Dấu mũi tên là dòng dịch chuyển của mầm bệnh trong phân người và gia  súc. Lưu ý: Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường của chất thải nông nghiệp Giảm thiểu  tối đa việc phát sinh chất thải khi có thể; Tái chế, tái sử dụng chất thải nông nghiệp; Sử dụng hết nông dược, thuốc trừ sâu, không để dư; 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2