intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp kỹ thuật cần lưu ý khi nuôi cá bống tượng trong bể đất lót ni-lon

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

100
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiết kế bể nuôi: Cần thiết phải nên thiết kế bể theo dạng nửa chìm nửa nổi, theo hướng thấp dần về phía cống xả, để chất thải gom tụ và dễ được chảy ra. Thường mỗi lần thay nước nên xả bỏ khoảng 30% lượng nước hiện có, bởi như thế mới đủ tống được lượng chất bẩn ra ngoài. Độ sâu bể nuôi đạt trên 1 mét và che bớt ánh sáng. Bể nuôi phải xa đường xe có động cơ chạy. Bởi vì cá bống tượng thích hoạt động về đêm, thích yên tĩnh. Đặc biệt, cá bống...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp kỹ thuật cần lưu ý khi nuôi cá bống tượng trong bể đất lót ni-lon

  1. Một số biện pháp kỹ thuật cần lưu ý khi nuôi cá bống tượng trong bể đất lót ni-lon Thiết kế bể nuôi: Cần thiết phải nên thiết kế bể theo dạng nửa chìm nửa nổi, theo hướng thấp dần về phía cống xả, để chất thải gom tụ và dễ được chảy ra. Thường mỗi lần thay nước nên xả bỏ khoảng 30% lượng nước hiện có, bởi như thế mới đủ tống được lượng chất bẩn ra ngoài. Độ sâu bể nuôi đạt trên 1 mét và che bớt ánh sáng. Bể nuôi phải xa đường xe có động cơ chạy. Bởi vì cá bống tượng thích hoạt động về đêm, thích yên tĩnh. Đặc biệt, cá bống tượng rất thích sống ở tầng đáy, thích rình bắt mồi, nên đáy ao dơ hay sạch có liên quan mật thiết đến tăng trọng của cá. Nếu đáy ao dơ, chất bẩn tích tụ nhiều sẽ làm tiêu hao oxy, có thể sinh ra nhiều NH3 và H2S. Nguy cơ xâm nhập của nhiều tác nhân gây bệnh sẽ tăng lên, nếu cá thường xuyên phải sống và bắt mồi ở vùng bị tích tụ chất thải. Bên cạnh đó, đáy ao dơ sẽ khiến cá bắt mồi kém, tức ảnh hưởng đến tăng trọng cũng như sẽ giảm đi sức đề kháng. Chất lượng nước cấp: Nước cấp vào ao nên làm theo hình thức vòi sen, để khí oxy theo nước khuyếch tán vào ao. Có thể có một ao trữ nước, xử lý bằng vôi cho trong sạch rồi bơm sang bể cá bống tượng. Nếu dùng ao trữ nước để nuôi cá rô phi làm mồi cho cá bống
  2. tượng, thì chỉ cần độ sâu khoảng 1 mét. Bón phân, vôi để tạo ra động thực vật nổi làm thức ăn cho cá rô phi. Có thể chừa cù lao ở giữa cho cá rô phi làm tổ đẻ, hạn chế lở bờ. Có thể thả thêm cá mè để chúng tích cực hơn trong việc sử dụng nguồn thức ăn nổi trong ao. Có kế hoạch nuôi cá mồi nầy theo hình thức đánh tỉa thả bù để cá bống tượng luôn được bổ sung nguồn thức ăn hợp khẩu vị. Thả giống: Mật độ thả nuôi từ 8 - 15 con/m2 tuỳ điều kiện bơm thay nước. Chăm sóc: Thức ăn nuôi cá bống tượng chủ yếu là động vật tươi sống như cá, tép, ốc ..., được bằm nhỏ hoặc xay nhuyễn sao cho vừa cỡ miệng cá. Khẩu phần ăn hàng ngày khoảng 8-10% trọng lượng thân cá trong 2 tháng đầu, và giảm dần 2-3% lúc gần thu hoạch. Cho ăn ngày 2 lần.. Có thể trộn thêm Premix, Vitamin C... Thức ăn được đặt vào sàn cố định, thường xuyên kiểm tra tốc độ bắt mồi để điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp. Cá bống tượng có độ tăng trọng chậm hơn so với các loài cá khác. Trong tự nhiên cá 1 năm tuổi có trọng lượng khoảng 100- 200gr/con. Từ cá giống 8-10cm nuôi khoảng 3-4 tháng đạt cỡ 100gr, nếu nuôi trong bể ni-lon để đạt cỡ cá loại I, từ 400gr/con trở lên, có thể phải nuôi từ 10-12 tháng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2