intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cà phê

Chia sẻ: Lotus_9 Lotus_9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

85
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1- Đặc điểm chung của cây cà phê: - Cà phê vối và cà phê mít thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ 24-26oC; lượng mưa trên 2000 mm/năm. - Cà phê chè thích hợp ở vùng á nhiệt đới và vùng núi cao, nhiệt độ 20-25oC; lượng mưa 1750-2000 mm/năm. - Cà phê là cây không đòi hỏi khắt khe về đất nhưng để có năng suất cao và ổn định thì đất trồng cà phê cần có tầng dày trên 80cm, tơi xốp, thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình, pH 4,5-5;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cà phê

  1. Một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cà phê. 1- Đặc điểm chung của cây cà phê: - Cà phê vối và cà phê mít thích hợp với khí hậ u nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ 24-26oC; lượng mưa trên 2000 mm/năm. - Cà phê chè thích hợp ở vùng á nhiệt đới và vùng núi cao, nhiệt độ 20-25oC; lượng mưa 1750-2000 mm/năm. - Cà phê là cây không đòi hỏi khắt khe về đất nhưng để có năng suất cao và ổn định thì đất trồng cà phê cần có tầng dày trên 80cm, tơi xốp, thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình, pH 4,5-5; hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng khá. - Mật độ trồng thích hợp từ 1000-1300 cây/ha với cà phê vối, 700-800 cây/ha với cà phê mít và 4000-5000 cây/ha với cà phê chè. 2- Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, trong đó cao nhất là kali sau đó là đạm. Lượng dinh dưỡng cà phê hút/lấy đi phụ thuộc vào loài, giống và đất trồng. Với cà
  2. phê vối, trung bình để có 1 tấn nhân, cây đã lấy đi theo quả 34,2kg N + 6,1kg P2O5 + 46,9kg K2O + 4,1kg MgO + 4,3kg CaO và các trung vi lượng khác 3- Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây cà phê: - Thiếu đạm: Cây sinh trưởng, phát triển kém, thấp cây, ít cành, ít chồi mới, lá nhỏ, mép lá chuyển vàng tới vàng úa, bắt đầu từ lá già trước, lá non sau, những vùng lá được che bóng bởi cây khác vẫn còn giữ được màu xanh. Thiếu đạm, đầu cành bị khô, lá già sẽ rụng dần để lại cành trơ trụi, quả dễ rụng, năng suất thấp, chất lượng cà phê giảm. - Thiếu lân: Triệu chứng thiếu lân thường xuất hiện rõ ở những lá già của cành mang nhiều quả. Lá có màu vàng chanh (thường xảy ra trong mùa thu), dần chuyển sang hồng, nếu thiếu nặng sẽ nổi màu đỏ xỉn đến nâu tím rồi chết. Sự chuyển màu ở lá bắt đầu từ đầu lá, sau lan dần ra toàn bộ lá, lá non có màu xanh tối, dễ rụng lá. Khi thiếu lân rễ cà phê kém phát triển, hóa gỗ yếu, hạn chế quá trình hình thành mầ m hoa, số hoa ít, hoa nở không tập trung, tỷ lệ đậu quả kém, năng suất và chất lượng đều thấp. - Thiếu kali: Trên lá xuất hiện các đố m hoặc sọc vàng hơi đỏ, sau chuyển thành nâu đen và đan dọc rìa lá, lan từ chóp lá trở xuống, mép lá trở vào sau đó lá rụng dần. lá rụng hàng loại để lại cành trơ trụi nếu gặp gió mùa hơi lạnh ở đầu mùa khô. Thiếu kali quả rụng nhiều, quả nhỏ, quả một nhân nhiều, hạt lép, năng suất và chất lượng thấp.
  3. - Thiếu can xi: Chóp lá cong không đều vào phía trong, cây yếu dễ đổ ngã, gãy cành, rễ kém phát triển nên dễ bị sâu bệnh tấn công. - Thiếu magiê: Ban đầu các gân lá từ xanh sẫm chuyển thành các vệt màu xanh ôliu lan từ giữa lá ra phía ngoài. Xuất hiện những vệt vàng song song với gân chính, sau đó lan rộng ra. Vùng giữa các gân lá chuyển từ màu xanh ôliu sang xanh lá mạ rồi sang vàng và cuối cùng thành màu đồng thau, lá rụng nhiều, năng suất và chất lượng thấp. Thiếu magiê có thể là do đất thiếu magiê hoặc canh tác nhiều năm nhưng không bón phân có chứa Mg hoặc do bón quá nhiều Kali. - Thiếu lưu huỳnh: Các chùm lá cà phê non trên cùng chuyển từ xanh sẫm sang màu vàng nhạt, đặc biệt xuất hiện trên lá non, rìa (mép) lá bị uốn cong, lá giòn, dễ gãy, dễ rách và khô từ ngoài mép vào trong lá. Các lá già bị rụng nhiều, chỉ còn các lá non có màu vàng nhạt, năng suất và chất lượng đều giảm. Thiếu lưu huỳnh thường xuất hiện rõ ở các cây kiến thiết cơ bản. Thiếu lưu huỳnh có thể do đất thiếu lưu huỳnh hoặc do chỉ bón các loại phân không có S. - Thiếu kẽm: Lá nhỏ, hẹp bề ngang, hệ thống gân nổi trên nền lá xanh nhạt hoặc vàng. Chùm lá trên ngọn mọc sít nhau. Các chồi non phát triển chậ m, không vươn ra được. Khi thiếu trầm trọng, lá bị chết và rụng. Thiếu kẽm làm cho cây cà phê không thể phát triển được, năng suất rất thấp dù có bón nhiều phân đa lượng. - Thiếu Bo: Các chồi non bị chết, lá non ra như cái quạt, lá biến dạng, một bên mép lá ngắn lại làm cho lá cong queo, bản lá hẹp và dài, chóp lá có màu xanh ôliu
  4. hoặc xanh vàng. Thiếu bo làm số hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, quả non rụng nhiều, năng suất và chất lượng thấp. Sự thiếu hoặc thừa bo có quan hệ chặt chẽ với hàm lượng canxi trong lá. Nếu canxi trong lá cao thì mức độ ngộ độc bo giả m, ngược lạ i nếu hàm lượng canxi thấp thì dù nồng độ bo thấp cây cũng có thể bị ngộ độc. - Thiếu mangan: Các cặp lá trưởng thành trên đầu cành chuyển từ màu vàng sang xanh nhạt, hay từ xanh ô liu thành màu vàng có đốm trắng, lá rụng nhiều, Thiế u mangan dẫn tới năng suất thấp, chất lượng giả m. 4- Bón phân cho cây cà phê: 4.1- Bón phân cho cà phê kiến thiết cơ bản: - Lót khi trồng: 20 – 30 kg phân hữu cơ 0,5 – 1,0 kg vôi hoặc đôlômit 50-100gam NPK 20-20-15+TE hoặc 16-16-8-13S Đầu Trâu. - Bón thúc: Sử dụng phân NPK 16-16-8-13S Đầu Trâu hoặc NPK 20-20-15-TE Đầu Trâu bón với liều lượng sau: + Năm trồng mới: 400-600 kg/ha + Năm thứ 2: 600-700 kg/ha + Năm thứ 3: 800-900 kg/ha Lượng phân trên được chia ra làm 3 lần bón vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Vào năm thứ 3 cần bón phân hữu cơ với lượng 20–30 tấn/ha.
  5. Cách bón: Xới đất kết hợp mở bồn, bón đều quanh mép bồn rồi lấp đất để giả m thất thoát phân do rửa trôi, bay hơi. 4.2- Bón phân cho cà phê kinh doanh: Cà phê kinh doanh có nhu cầu kali và đạm cao hơn so với lân, ngoài ra, nó còn cần một lượng đáng kể các chất trung và vi lượng. Phân bón NPK 16-8-16-13S-TE Đầu Trâu và phân ĐẦU TRÂU CÀ PHÊ (25-10-20+TE) có tỷ lệ N : P : K phù hợp, có hàm lượng lưu huỳnh và trung vi lượng cần thiết thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng cà phê kinh doanh trong mùa mưa. Đối với vườn cà phê đạt năng suất từ 3-4 tấn nhân/ha, bón với liều lượng sau: + Đợt 1 (Bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều): 500-700 kg phân NPK 16-8-16- 13S-TE Đầu Trâu hoặc phân ĐẦU TRÂU CÀ PHÊ (25-10-20+TE) cho mỗi ha. Bón 1- 2 tấn phân hữu cơ Đầu Trâu CP hoặc 20-30 tấn phân chuồng cho mỗi ha. + Đợt 2 (Bón vào giữa mùa mưa): 700-800 kg phân NPK 16-8-16-13S-TE Đầu Trâu hoặc phân ĐẦU TRÂU CÀ PHÊ (25-10-20+TE) cho mỗi ha. + Đợt 3 (Bón vào gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa ít nhất là 20 ngày): 800-1000 kg phân NPK 16-8-16-13S-TE Đầu Trâu hoặc phân ĐẦU TRÂU CÀ PHÊ (25-10-20+TE) cho mỗi ha. + Đợt 4 (Bón vào đầu mùa khô khi tưới đợt 1 hoặc 2): 200-300 kg phân ĐẦU TRÂU MÙA KHÔ (NPK 20-5-6+TE) chuyên dùng cho cây cà phê kết hợp với đợt tưới nước.
  6. + Đợt 5 (Bón vào gần cuối mùa khô khi tưới đợt 3 hoặc 4): 200-300 kg phân ĐẦU TRÂU MÙA KHÔ (NPK 20-5-6+TE) chuyên dùng cho cây cà phê kết hợp với đợt tưới nước. Nếu năng suất vườn cà phê cao hơn mức 4 tấn nhân/ha thì cần bón tăng thêm từ 150-200 kg/ha ở mỗi lần bón trong quy trình trên. - Cách bón: mở bồn, kết hợp vét bồn rồi rải phân đều quanh mép bồn, lấp đất để giả m bớt thất thoát phân bón. Các tàn dư của cà phê như lá rụng, lá non do tỉa cành, vỏ quả cần được vùi lấp trả lại cho đất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0