Lê Hồng Sơn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
98(10): 153 - 156<br />
<br />
MỘT SỐ BIỂU HIỆN VỀ LỐI SỐNG CỦA NỮ SINH SƯ PHẠM KHU VỰC<br />
MIỀN NÚI PHÍA BẮC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP<br />
Lê Hồng Sơn*<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giáo dục lối sống, là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào<br />
tạo của các nhà trường sư phạm. Nghiên cứu thực trạng lối sống của nữ sinh là một trong những<br />
cơ sở quan trọng để đề xuất các biện pháp hợp lý nhằm giáo dục lối sống cho nữ sinh sư phạm.<br />
Nội dung chủ yếu của bài báo đề cập đến một số biểu hiện về lối sống của nữ sinh sư phạm khu<br />
vực miền núi phía Bắc được thể hiện thông qua hoạt động giao tiếp.<br />
Từ khóa: lối sống, nữ sinh sư phạm, giao tiếp, khu vực miền núi phía Bắc.<br />
<br />
Giao tiếp là một trong những con đường cơ<br />
bản để hình thành và phát triển nhân cách của<br />
con người, và là phương thức thể hiện nhân<br />
cách của con người nói chung, giá trị của con<br />
người, của lối sống nói riêng. Mỗi sinh viên<br />
sư phạm hiện nay và là người giáo viên sau<br />
này luôn phải rèn luyện cho mình những<br />
chuẩn mực của văn hóa giao tiếp thể hiện<br />
trong công việc cũng như trong cuộc sống<br />
hàng ngày. Từ lời ăn tiếng nói, cử chỉ, điệu<br />
bộ... cả cách cư xử, sử dụng ngôn ngữ cần có<br />
sự cân nhắc và lựa chọn như: sử dụng lúc<br />
nào? Ở đâu? Đối tượng nào? Đặc trưng nổi<br />
bật của sinh viên sư phạm trong quá trình<br />
giao tiếp là tính định hướng giáo dục, sự<br />
chuẩn mực trong ngôn ngữ và biểu cảm đối<br />
với đối tượng giao tiếp. Đây cũng là ảnh<br />
hưởng nghề nghiệp tất yếu của họ với những<br />
người xung quanh.*<br />
Tìm hiểu biểu hiện lối sống của nữ sinh sư<br />
phạm khu vực miền núi phía Bắc thông qua<br />
hoạt động giao tiếp của họ góp phần giúp các<br />
nhà trường sư phạm có cơ sở xây dựng<br />
chương trình đào tạo giáo viên phù hợp với<br />
chuẩn mực nghề dạy học cũng như yêu cầu<br />
của xã hội trong thời đại mới. Chúng tôi đã<br />
điều tra sinh viên của các trường ĐHSP Thái<br />
Nguyên, CĐCĐ Bắc Kạn, CĐSP Hà Giang,<br />
CĐSP Cao Bằng, mỗi trường 200 sinh viên.<br />
Câu hỏi khảo sát chia làm 4 mức độ với các<br />
mức điểm cụ thể: “rất thường xuyên”<br />
(4 điểm); “thường xuyên” (3 điểm); “thỉnh<br />
*<br />
<br />
Tel: 01699 037047, Email: sonle.tlgd@gmail.com<br />
<br />
thoảng” (2 điểm); “không bao giờ” (1 điểm).<br />
Từ tổng điểm chúng tôi tính điểm trung bình<br />
của từng trường và của cả 4 trường để có những<br />
cơ sở đánh giá và kết quả cụ thể được trình bày<br />
ở bảng 1.<br />
Từ số liệu của bảng 1 cho thấy, các biểu hiện<br />
rõ nhất của lối sống nữ sinh sư phạm khu vực<br />
miền núi phía Bắc thông qua hoạt động giao<br />
tiếp là: đa số nữ sinh các trường sư phạm<br />
vùng núi phía Bắc đã thể hiện được không chỉ<br />
những giá trị đặc trưng của giới mình mà cả<br />
những giá trị nghề nghiệp mà mình đang theo<br />
đuổi. Đó là, “nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự, có<br />
văn hóa” (TBC=3.46) ; “trung thực”, “tôn<br />
trọng người giao tiếp với mình” (TBC=3.37);<br />
“tự tin” (TBC=3.28); “luôn gần gũi, quan tâm<br />
tới mọi người” (TBC=3.24); “thiện chí trong<br />
giao tiếp” (TBC=3.18); “vui vẻ, hòa đồng,<br />
thân thiện” (TBC=3.11); “khiêm tốn”<br />
(TBC=3.10); “khéo léo xử lý các tình huống<br />
trong quá trình giao tiếp” (TBC=2.96); “biết<br />
kiềm chế cảm xúc trong quá trình giao tiếp”<br />
(TBC=2.87).<br />
Những biểu hiện trên đã chứng tỏ hầu hết các<br />
bạn nữ sinh viên không chỉ ý thức được trong<br />
quan hệ giao tiếp với mọi người cần phải tuân<br />
theo những chuẩn mực nhất định mà hơn hết<br />
là những biểu hiện bằng những hành vi cụ thể<br />
phù hợp với chuẩn mực xã hội nói chung, phù<br />
hợp với chuẩn mực nghề dạy học nói riêng.<br />
Tuy nhiên, không phải là tất cả mọi nữ sinh<br />
sư phạm đều có những biểu hiện tích cực như<br />
trên trong giao tiếp. Vẫn còn có những nữ<br />
153<br />
<br />
Lê Hồng Sơn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
98(10): 153 - 156<br />
<br />
các tiêu chí đặt ra. Sự khác biệt về điểm TBC<br />
của mỗi trường hầu như không vượt quá 0.5<br />
điểm, trừ tiêu chí số 13 “bộc lộ cảm xúc<br />
không cần quan tâm tới người xung quanh”<br />
có sự chênh lệch lớn giữa trườngCĐCĐ Bắc<br />
Kạn (TBC=2.45), CĐSP Cao Bằng<br />
(TBC=2,21) với trường CĐSP Hà Giang<br />
(TBC=1.35) và ĐHSP Thái Nguyên<br />
(TBC=1.15). Như vậy, kết quả của những số<br />
liệu trên là tương đối thống nhất trong lối<br />
sống của nữ sinh các trường sư phạm khu vực<br />
miền núi phía Bắc.<br />
Đi sâu tìm hiểu, chúng tôi thấy nguyên nhân<br />
chủ yếu của những biểu hiện trên và thu được<br />
kết quả ở bảng 2.<br />
<br />
sinh chưa biết cách kiểm soát bản thân, “bộc<br />
lộ cảm xúc không cần quan tâm tới những<br />
người xung quanh” (TBC=1.79); họ còn rụt rè<br />
trong giao tiếp và “rất ngại giao tiếp với mọi<br />
người” (TBC=1.70); hoặc “xuề xòa, đại khái<br />
trong quan hệ” (TBC=1.64) và đặc biệt là<br />
biểu hiện “nói năng thô lỗ, thiếu lịch sự”<br />
(TBC=1.33).<br />
Kết quả trên cho thấy có ít sự khác biệt về các<br />
biểu hiện lối sống của nữ sinh thông qua hoạt<br />
động giao tiếp của 4 trường được điều tra.<br />
Biểu đồ phản ánh sự lựa chọn của sinh viên<br />
mỗi trường không có sự giống nhau tuyệt đối<br />
nhưng nhìn chung đều có chứa những nhận<br />
định giống nhau về các mức độ biểu hiện của<br />
<br />
Bảng 1: Biểu hiện lối sống của nữ sinh sư phạm thông qua hoạt động giao tiếp<br />
<br />
Stt<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
<br />
Tiêu chí<br />
Nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự, có văn hóa<br />
Rất ngại giao tiếp với mọi người<br />
Nói năng thô lỗ, thiếu lịch sự<br />
Biết kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp<br />
Xuề xòa, đại khái trong quan hệ<br />
Luôn gần gũi, quan tâm tới mọi người.<br />
Luôn có thiện chí trong giao tiếp với mọi người<br />
Khiêm tốn<br />
Tự tin<br />
Trung thực<br />
Tôn trọng người giao tiếp với mình<br />
Vui vẻ, hòa đồng, tỏ ra thân thiện<br />
Bộc lộ cảm xúc không cần quan tâm tới những<br />
người xung quanh<br />
Khéo léo xử lí các tình huống trong quá trình<br />
giao tiếp<br />
<br />
Bắc<br />
Kạn<br />
3.55<br />
1.86<br />
1.43<br />
2.94<br />
1.73<br />
3.14<br />
3.18<br />
2.95<br />
3.19<br />
3.26<br />
3.33<br />
3.21<br />
<br />
Cao<br />
Bằng<br />
3.39<br />
1.83<br />
1.50<br />
2.69<br />
1.66<br />
3.10<br />
3.16<br />
3.02<br />
3.16<br />
3.32<br />
3.28<br />
2.94<br />
<br />
Hà<br />
Giang<br />
3.49<br />
1.40<br />
1.21<br />
2.87<br />
1.37<br />
3.37<br />
3.16<br />
2.91<br />
3.23<br />
3.38<br />
3.45<br />
3.05<br />
<br />
Thái<br />
Nguyên<br />
3.42<br />
1.72<br />
1.20<br />
2.99<br />
1.83<br />
3.35<br />
3.22<br />
3.51<br />
3.55<br />
3.52<br />
3.44<br />
3.25<br />
<br />
2.45<br />
<br />
2.21<br />
<br />
1.35<br />
<br />
1.15<br />
<br />
1.79<br />
<br />
3.03<br />
<br />
2.97<br />
<br />
2.67<br />
<br />
3.19<br />
<br />
2.96<br />
<br />
TBC<br />
3.46<br />
1.70<br />
1.33<br />
2.87<br />
1.64<br />
3.24<br />
3.18<br />
3.10<br />
3.28<br />
3.37<br />
3.37<br />
3.11<br />
<br />
Biểu đồ: Một số biểu hiện lối sống của nữ sinh sư phạm trong giao tiếp<br />
4.00<br />
<br />
Điểm TBC<br />
<br />
3.50<br />
3.00<br />
<br />
CĐCĐ Bắc Kạn<br />
<br />
2.50<br />
<br />
CĐSP Cao Bằng<br />
<br />
2.00<br />
1.50<br />
<br />
CĐSP Hà Giang<br />
ĐHSP Thái Nguyên<br />
<br />
1.00<br />
0.50<br />
0.00<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
Tiêu chí<br />
<br />
154<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
13<br />
<br />
14<br />
<br />
Lê Hồng Sơn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
98(10): 153 - 156<br />
<br />
Bảng 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lối sống của sinh viên sư phạm<br />
khu vực miền núi phía Bắc biểu hiện trong hoạt động giao tiếp<br />
Tiêu chí<br />
Sự tu dưỡng và rèn luyện của bản thân<br />
Sự nhận thức của bản thân<br />
Cách giáo dục của cha mẹ<br />
Truyền thống của gia đình<br />
Điều kiện kinh tế gia đình<br />
Cách dạy học của thầy cô<br />
Nhân cách, lối sống của thầy cô<br />
Truyền thống của nhà trường<br />
Nề nếp, kỷ cương của nhà trường<br />
Sự góp ý và phê bình của bạn bè<br />
Lối sống của bạn bè<br />
Truyền thống của dân tộc<br />
Mạng Internet<br />
<br />
Rất nhiều<br />
49.8%<br />
45.5%<br />
47.6%<br />
41.6%<br />
42.8%<br />
42.9%<br />
38.8%<br />
38.9%<br />
41.6%<br />
32.8%<br />
29.8%<br />
21.0%<br />
18.4%<br />
<br />
Nhận thức đúng để có những thái độ đúng và<br />
hành vi đúng. Bảng 2 cho thấy nhóm những<br />
yếu tố bên trong cá nhân mỗi sinh viên ảnh<br />
hưởng lớn nhất đến lối sống của họ, đó là “sự<br />
tu dưỡng và rèn luyện của bản thân”<br />
(TBC=3.41); “sự nhận thức của bản thân”<br />
(TBC=3.38). Các yếu tố ảnh hưởng lớn tiếp<br />
theo thuộc nhóm gia đình. Gia đình luôn có<br />
vai trò rất quan trọng, giáo dục gia đình tạo<br />
nên nền tảng nhân cách cơ bản cho mỗi<br />
người. Gia đình là nơi mỗi người thực hiện<br />
hoạt động giao tiếp đầu tiên trong cuộc đời<br />
mà thầy cô giáo chính là cha là mẹ. Nó ảnh<br />
hưởng đến cả quá trình sống của mỗi cá nhân<br />
con người. Các yếu tố thuộc gia đình đó là là<br />
“cách giáo dục của cha mẹ” (TBC=3.37);<br />
“truyền thống của gia đình” (TBC=3.31);<br />
“điều kiện kinh tế của gia đình” (TBC=3.25).<br />
Những tác động lớn tiếp theo là nhóm các yếu<br />
tố thuộc nhà trường bao gồm: “Cách giáo dục<br />
của thầy cô” (TBC=3.24 điểm); “Nhân cách,<br />
lối sống của thầy cô” (TBC=3.2 điểm);<br />
“Truyền thống của nhà trường” (TBC=3.16<br />
điểm); “Nề nếp, kỷ cương của nhà trường”<br />
(TBC=3.14 điểm). Những yếu tố này thuộc<br />
môi trường sư phạm ảnh hưởng mạnh mẽ đến<br />
lối sống của nữ sinh đang trong quá trình hình<br />
thành và hoàn thiện nhân cách của người giáo<br />
viên tương lai. Các yếu tố còn lại là “Sự góp ý<br />
và phê bình của bạn bè” (TBC=0.24); “Lối<br />
sống của bạn bè” (TBC=0.19); “Truyền thống<br />
<br />
Nhiều<br />
42.9%<br />
46.9%<br />
44.4%<br />
48.1%<br />
39.9%<br />
38.8%<br />
43.9%<br />
44.5%<br />
34.9%<br />
41.5%<br />
33.3%<br />
27.4%<br />
14.6%<br />
<br />
Mức độ<br />
Ít<br />
6.4%<br />
7.4%<br />
5.4%<br />
9.4%<br />
16.5%<br />
17.4%<br />
15.5%<br />
10.6%<br />
19.6%<br />
10.4%<br />
8.6%<br />
28.3%<br />
24.9%<br />
<br />
Không<br />
1.0%<br />
0.3%<br />
2.6%<br />
0.9%<br />
0.9%<br />
1.0%<br />
1.9%<br />
6.0%<br />
3.9%<br />
15.4%<br />
28.4%<br />
23.4%<br />
42.1%<br />
<br />
TBC<br />
3.41<br />
3.38<br />
3.37<br />
3.31<br />
3.25<br />
3.24<br />
3.2<br />
3.16<br />
3.14<br />
2.92<br />
2.64<br />
2.46<br />
2.09<br />
<br />
của dân tộc” (TBC=0.34); “Mạng Internet”<br />
(TBC=0.25).<br />
Từ thực trạng trên, chúng tôi đề xuất một số<br />
kiến nghị sau:<br />
Thứ nhất, các nhà trường sư phạm cần tăng<br />
cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư<br />
tưởng, đạo đức và lối sống cho sinh viên nói<br />
chung, nữ sinh nói riêng nhằm giúp sinh viên<br />
có được nhận thức khoa học làm cơ sở cho<br />
những hành vi đúng đắn trong cuộc sống<br />
trong đó có các hành vi giao tiếp.<br />
Thứ hai, tăng cường phối hợp giữa gia đình,<br />
nhà trường và xã hội nhằm tạo ra sức mạnh<br />
tổng hợp trong quá trình giáo dục nhân cách<br />
cho sinh viên.<br />
Thứ ba, các nhà trường cần xây dựng môi<br />
trường văn hóa sư phạm tích cực để tạo điều<br />
kiện đối với quá trình giáo dục lối sống cho<br />
sinh viên.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Ánh Hồng (2002), Phân tích về mặt<br />
tâm lý học lối sống của sinh viên thành phố Hồ<br />
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến<br />
sỹ Tâm lý học, Hà Nội<br />
[2]. Nguyễn Văn Hộ (2000), Thích ứng sư phạm,<br />
Nxb Giáo dục<br />
[3]. Nguyễn Khắc Hùng, Phạm Hồng Quang<br />
(2001), Thực trạng lối sống của sinh viên Đại học<br />
Sư phạm Thái Nguyên, tr.20-22<br />
<br />
155<br />
<br />
Lê Hồng Sơn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
98(10): 153 - 156<br />
<br />
SUMMARY<br />
SOME EXPRESSION OF THE LIFESTYLES OF FEMALE STUDENTS<br />
AT EDUCATION UNIVERSITIES IN THE NORTHERN MOUNTAINOUS<br />
REGION THROUGH ACTIVE COMMUNICATION<br />
Le Hong Son*<br />
College of Education - TNU<br />
<br />
Lifestyle education, is one of the important tasks, contributing to improving the quality of training<br />
of teaching school. Study the situation of the lifestyle students is one of the important basis to<br />
propose appropriate measures lifestyle education for students. Major contents of the article refers<br />
to a number of lifestyle expression of female teaching students through communicating behaviors<br />
in the northern mountainous region.<br />
Key words: Lifestyle, female teaching student, communication, northern mountainous region.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 22/10/2012, ngày phản biện: 29/10/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012<br />
*<br />
<br />
Tel: 01699 037047, Email: sonle.tlgd@gmail.com<br />
<br />
156<br />
<br />