intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số câu hỏi lý luận pháp luật

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

180
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chứng minh rằng: PL không phải là phương tiện duy nhất nhưng hiệu quả nhất để quản lý XH NN quản lý XH bằng PL, đạo đức, chính trị, tập quán, văn hóa. Do đó, PL không phải là phương tiện duy nhất để NN quản lý XH. Tuy nhiên, PL lại là phương tiện hiệu quả nhất để NN quản lý XH vì PL cần có NN để đảm bảo giá trị thi hành. NN không thể thiếu PL vì NN cần có PL để tổ chức bộ máy NN, để ràng buộc quyền lực NN và quy định...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số câu hỏi lý luận pháp luật

  1. Một số câu hỏi lý luận pháp luật  
  2. Một số câu hỏi lý luận pháp luật Câu 2. Chứng minh rằng: PL không phải là phương tiện duy nhất nhưng hiệu quả nhất để quản lý XH NN quản lý XH bằng PL, đạo đức, chính trị, tập quán, văn hóa. Do đó, PL không phải là phương tiện duy nhất để NN quản lý XH. Tuy nhiên, PL lại là phương tiện hiệu quả nhất để NN quản lý XH vì PL cần có NN để đảm bảo giá trị thi hành. NN không thể thiếu PL vì NN cần có PL để tổ chức bộ máy NN, để ràng buộc quyền lực NN và quy định thẩm quyền của NN. Câu 3. Phân tích mối quan hệ của PL với KT, PL với CT và PL với đạo đức 1. Mối quan hệ của pháp luật với kinh tế: đây là mối liên hệ giữa một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng và một yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng. trong mối quan hệ này PL có tính độc lập tương đối. Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế: các điều kiện kinh tế, quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu, sự phát triển của pháp luật , trong đó:
  3. Tính chất, nội dung của quan hệ KT, cơ chế quản lý KT quyết định tính  chất, nội dung của các quan hệ PL, phạm vi điều chỉnh của Pl. PL luôn phản ánh trình độ phát triển của KT, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Cơ cấu KT, hệ thống KT quyết định cơ cấu, hệ thống PL.  Chế độ KT quyết định việc tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của  các thiết chế pháp lý. Sự tác động ngược trở lại của PL đối với KT: + Tác động tích cực: ổn định trật tự XH, thúc đẩy KT phát triển khi PL  phản ánh đúng trình độ KT-XH. + Tác động tiêu cực: cản trở, kiềm hãm sự phát triển KT-XH khi PL phản  ánh không đúng trình độ phát triển KT-XH. 2. Mối quan hệ của pháp luật với chính trị: Chính trị là một lĩnh vực của đời sống xã hội, biểu thị mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia với nhau. Chính trị còn là sự tham gia của con người vào quản lý nhà nước, là sự xác định những hình thức, phương pháp và là nội dung hoạt động của pháp luật. Đây là mối liên hệ giữa hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, chúng có mối liên hệ tác động qua lại. cụ thể:
  4. Sự tác động của chính trị đối với pháp luật: nền chính trị của giai cấp cầm  quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật. Sự tác động của pháp luật đối với chính trị: pháp luật là hình thức, thể hịện  ý chí của giai cấp thống trị là công cụ để chuyển hóa ý chí của giai cấp thống trị trở thành quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc đối với mọi người. 3. Mối quan hệ của pháp luật đối với đạo đức: Đạo đức là những quan điểm, quan niệm của con người về các phạm trù  thuộc đời sống tinh thần của XH. Đạo đức cũng mang tính giai cấp. Đạo đức chỉ trở thành quy phạm đạo đức khi quan niệm cái thiện, cái ác trở thành niềm tin nội tâm của con người. Quy phạm đạo đức là quy tắc xử sự của con người được hình thành từ các  quan điểm, quan niệm của con người về đạo đức. Pháp luật có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm đạo đức của giai cấp cầm  quyền vì giai cấp cầm quyền đó có ưu thế độc quyền là nắm trong tay quyền lực nhà nước nên có điều kiện thể hiện quan điểm, quan niệm của giai cấp mình về đạo đức. Câu 4. So sánh QPPL với các quy phạm XH khác
  5. QPPL: là quy tắc xử sự mang tính bắt buọc chung cho mọi người, do NN ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị được NN bảo đảm thực hiện dùng điều chỉnh các qhxh theo định hướng của NN. Đặc điểm: QPPL do NN ban hành hoặc thừa nhận, QPPL được NN bảo đảm thực hiện. QPPL mang tính bắt buộc chung. Nội dung của mỗi QPPL đều thể hiện 2 mặt: cho phép và bắt buộc. Cơ cấu gồm 3 phần: giả định, quy định và chế tài. QPPL mang tính giai cấp. Quy phạm XH: QPXH là quy tắc xử sự của con người dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người trong XH. Các quy phạm XH bao gồm: đạo đức, chính trị, tập quán, tôn giáo… Đặc điểm: QPXH tự hình thành trong quá trình hoạt động XH. Các QPXH được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp, cơ chế chứ không được bảo đảm từ NN. QPXH không mang tính bắt buộc chung. QPXH không xác định cơ cấu do tự hình thành trong các mối quan hệ XH. QPXH mang tính xã hội. Câu 5. Trình bày khái niệm, các thuộc tính của QPPL Khái niệm: QPPL là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho mọi người, do NN ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được NN bảo đảm thực hiện, dùng điều chỉnh các QHXH theo định hướng của NN.
  6. Các thuộc tính của QPPL: thuộc tính của QPPL l à những tính chất, những dấu hiệu riêng biệt, đặc trưng của QPPL. Đó là: + Tính quy phạm phổ biến: thể hiện trong các nội dung: - Tính quy phạm: QPPL là chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người và được xác định một cách cụ thể. - QPPL đưa ra các giới hạn cần thiết mà NN quy định để các chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn khổ của PL. - QPPL điều chỉnh những quan hệ XH, đáp ứng thuộc tính cơ bản, điển hình. - PL tác động đến tất cả các cá nhân, tổ chức trong những điều kiện, hoàn cảnh mà QPPL quy định. + Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của QPPL: - Nội dung của QPPL phải đ ược thể hiện trong những hình thức xác định với những tên gọi cụ thể. - Nội dung của QPPL phải đ ược thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác, một nghĩa và có khả năng áp dụng trực tiếp.
  7. - Tính xác định chặt chẽ về hình thức của QPPL còn thể hiện ở phương thức hình thành PL. Các văn bản QPPL phải được ban hành theo trình tự thủ tục luật định và đúng thẩm quyền. + Tính được đảm bảo bằng NN: nghĩa là NN đảm bảo giá trị thi hành của PL bằng nhiều biện pháp như cưỡng chế…. Câu 6. Trình bày cơ cấu của QPPL QPPL gồm 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài Giả định: - Khái niệm: là một bộ phận của QPPL trong đó NN nêu những đk, hòan cảnh có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống mà các cá nhân hoặc tổ chức sẽ gặp phải và cần phải xử sự theo. - Vai trò: là một bộ phận không thể thiếu được của QPPL, bộ phận giả định n êu giới hạn, phạm vi tác động của PL nên khi diễn đạt giả định các điều trong QPPL kỹ thuật lập pháp, lập quy đòi hỏi những đk, hoàn cảnh nêu ở giả định phải rõ ràng, cụ thể, sát với thực tế, cách diễn đạt phải đơn giản, dễ hiều và đối với các thuật ngữ chuyên môn phải làm sang tỏ nội dung ngay trong văn bản. Quy định:
  8. -Khái niệm: Quy định là bộ phận của QPPL trong đó NN nêu quy tắc xử sự buộc các cá nhân hoặc tổ chức phải xử sự theo khi họ nằm trong những đk, hoàn cảnh được nêu ở phần giả định của QPPL. - Vai trò: quy định là bộ phận chủ yếu của QPPL, là mệnh lệnh của NN buộc cá nhân, tổ chức phải làm theo, quy định phải được hiễn đạt rõ ràng, cụ thể, sát với thực tế để mọi người hiểu đúng và làm đúng PL. Chế tài: -Khái niệm: là một bộ phận của QPPL trong đó NN nêu những hậu quả bất lợi dự kến sẽ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức không xử sự đúng quy tắc mà NN đã nêu trong phần quy định của QPPL. - Vai trò: chế tài nhằm bảo đảm cho PL đựợc thực hiện nghiêm minh. Chế tài phải rõ ràng, biện pháp tác động phải t ương xứng đối với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm. Phân loại: căn cứ vào tính chất của biện pháp xử lý và cơ quan áp dụng chế tài được phân làm 4 loại: + Chế tài hình sự: là các loại hình phạt do tòa án áp dụng đối với cá nhân (người phạm tội).
  9. + Chế tài hành chính: áp dụng đối với những người vi phạm nhỏ hoặc chỉ vi phạm hành chính chưa đến mức xử lý hình sự. là các biện pháp xử lý do cơ quan quản lý NN áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật hành chính. + Chế tài dân sự: là các biện pháp xử lý do TAND hoặc trọng tài KT áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật dân sự. + Chế tài kỷ luật: là các biện pháp xử lý do thủ trưởng cơ quan NN hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan NN nới có CBCC, công nhân, học sinh, sinh viên vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác, vi phạm nội quy, quy chế nội bộ của cơ quan đó. Câu 7. Trình bày khái niệm và đặc điểm của quan hệ PL Khái niệm: QHPL là quan hệ xh trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ được QPPL xác lập và bảo đảm thực hiện. Đặc điểm: Quan hệ PL là quan hệ XH có ý chí vì: - QHPL xuất hiện trên cơ sở ý chí của NN - QHPL còn xuất hiện trên cơ sở ý chí của các bên tham gia quan hệ vì vậy thành viên tham gia quan hệ PL hẹp hơn thành viên tham gia quan hệ XH thông thường, để trở thành các bên của quan hệ pl thì cá nhân phải đạt đến một độ tuổi nhất định
  10. do pl quy định và phải có tiêu chuẩn về mặt lý trí, có nghĩa là họ phải là người có thể làm chủ hành vi của mình. - QHPL là quan hệ xh mang tính giai cấp sâu sắc. - Nội dung của QHPL bao gồm quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ này luôn được NN bảo đảm. Câu 8. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của chủ thể QHPL. Trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng lực chủ thể. Khái niệm: chủ thể quan hệ Pl chính là các bên tham gia vào mối quan hệ PL cụ thể, đáp ứng được nhữgn điều kiện do NN quy định. Điều kiện để các cá nhân hoặc tổ chức trở thành các bên của QHPL là họ phải có năng lực chủ thể theo quy định của NN. Năng lực chủ thể: là khả năng của một bên chủ thể được hưởng những lợi ích nhất định theo quy định của PL và khả năng chủ thể bằng hành vi của mình tham gia quan hệ PL một cách độc lập để tự tạo ra cho mình các quyền, nghĩa vụ theo quy định của PL Các yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của chủ thể quan hệ PL: năng lực chủ thể gồm hai yếu tố: năng lực PL và năng lực hành vi.
  11. + Năng lực PL: là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của PL. + Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức được NN thừa nhận, bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Mối quan hệ giữa năng lực PL và năng lực hành vi: + Năng lực PL là điều kiện cần, năng lực hành vi là đk đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của QHPL. + Nếu chủ thể có năng lực PL mà không có hoặc mất năng lực hành vi hay bị NN hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể tham gia một cách tính cực vào các quan hệ PL. chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào các qhpl thông qua hành vi của người thứ 3 or được NN bảo vệ trong một số quan hệ PL nhất định. + Năng lực PL là tiền đề của năng lực hành vi nên không thể có chủ thể PL không có năng lực PL mà lại có năng lực hành vi. Vì khi không quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể thì NN cũng không cần phải tính đến đk để cá nhân, tổ chức có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý đó. + Năng lực PL của cá nhân mở rộng dần theo năng lực hành vi của họ. Câu 9. Phân loại chủ thể của QHPL
  12. Cá nhân: bao gồm: công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch. Điều kiện để cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ PL là cá nhân phải có năng lực chủ thể theo quy định của NN. Năng lực của chủ thể bao gồm: - Năng lực pháp lực: là khả năng cá nhân có được các quyền, nghĩa vụ theo quy định của PL. Năng lực PL của cá nhân có từ khi cá nhân được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. - Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình tham gia quan hệ PL một cách độc lập để tự tạo ra cho mình các quyền, nghĩa vụ theo quy định của PL. Năng lực hành vi pháp triển theo quá trình phát triển của con người nhưng trong khoa học pháp lý không có tiêu chuẩn chung thống nhất về độ tuổi để xác định năng lực hành vi cho chủ thể là cá nhân của mọi mối quan hệ PL mà căn cứ vào tíh chất của những quan hệ XH được PL điều chỉnh để mỗi lĩnh vực của PL quy định cơ cấu chủ thể riêng. Pháp nhân: Một tổ chức được NN công nhận là pháp nhân khi có đủ các đk: - Pháp nhân phải được thành lập hợp pháp. - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
  13. - Có tài sản riêng độc lập với các cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. - Pháp nhân nhân danh mình tham gia quan hệ PL một cách độc lập. Điều kiện để pháp nhân trở thành chủ thể của quan hệ PL là pháp nhân phải có năng lực chủ thể, gồm 2 yếu tố cụ thể. - Năng lực pl: là khả năng của pháp nhân có được các quyền, nghĩa vụ phù hợp với mục đích hoạt động của mình, pháp nhân phải hoạt động đúng mục đích, khi thay đổi mục đích hoạt động pháp nhân phải đăng ký lại tại cơ quan NN có thẩm quyền. năng lực pl của pháp nhân phát sinh từ thời điểm đ ược cơ quan NN có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký thành lập. đối với các pháp nhân phải đăng ký kinh doanh, năng lực PL của pháp nhân đó phát sinh từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận kd và chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. Những trường hợp chấm dứt pháp nhân: có sự hợp nhất pháp nhân, chia nhỏ pháp nhân, tách pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, giải thể pháp nhân, pháp nhân bị tòan KT tuyên bố phá sản. - Năng lực hành vi: vì khả năng của pháp nhân bằng hành vi của mình tham gia quan hệ PL một cách độc lập để tự tạo ra cho mình các quyền, nghĩa vụ theo quy định của PL. năng lực hành vi phát sinh cùng một lúc với năng lực PL và chấm dứt cùng một lúc với năng lực pháp luật.
  14. NN là chủ thể đặc biệt của quan hệ PL vì: - Nhà nước có quyền ban hành PL nên chính NN đã quy định tư cách chủ thể của mình và của các loại chủ thể khác của quan hệ PL. - NN có quyền thay mặt nhân dân thực hiện quyền sở hữu đốiv ới các t ư liệu sx cơ bản (tư liệu sx quan trọng của NN). - NN là chủ thể bắt buộc của các quan hệ PL mà tính chất của nó là quan hệ bất bình thường. Hộ gia đình: những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng hoạt động KT chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông – lâm – ngư nghiệp và trong những lĩnh vực kinh doanh khác do PL quy định thì hộ gia đình là chủ thể của quan hệ PL dân sự đó. Trách nhiệm tài sản của hộ gia định: hộ gia đình chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản, vì vậy nếu tài sản chung của cả hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung th ì các thành viên phải chịu liên đới trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng tài sản riêng. Tổ hợp tác: những tổ hợp tác từ 3 cá nhân trở l ên được hình thành 1 hợp đồng hợp tác có chứng nhận của UBND phường, xã, thị traqán, cùng đóng góp tài sản, công sức và cùng hưởng lợi thì tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ PL dân sự đó. Trách nhiệm tài sản của tổ hợp tác: tổ hợp tác chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản, nếu tài
  15. sản chung của cả tổ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm chung theo phần tương ứng với vốn góp của tổ. Câu 10. Trình bày nội dung của QHPL Nội dung của quan hệ PL là tổng thể các quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ PL được NN xác lập và bảo đảm thực hiện. Quyền chủ thể của các bên của quan hệ PL: - Là khả năng của một bên chủ thể được hưởng những lợi ích nhất định hoặc được tiến hành những hành vi nhất định mà NN cho phép. Nội dung của quyền chủ thể PL: - Là khả năng chủ thể được xử sự theo một cách thức nhất định mà NN cho phép. - Khả năng của chủ thể yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt hành vi cản trở mình thực hiện quyền hoặc yêu cầu chủ thể khác tôn trọng các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền của mình. - Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan NN có thẩm quyền bảo vệ các quyền, lợi ích của mình do giả thiết bị xâm hại. Nghĩa vụ pháp lý của các bên quan hệ PL:
  16. - Là cách xử sự bắt buộc mà các chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng quyền của chủ thể bên kia của quan hệ PL. - Chủ thể phải tiến hành các xử sự bắt buộc, khi không thực hiện các xử sự bắt buộc chủ thể phải gánh chịu các hậu quả bất lợi. - Là cái mà chủ thể quan hệ PL hướng tới tác động vào những lợi ích vật chất, tinh thần mà PL bảo vệ cho các chủ thể trong quan hệ PL đó. - Phân loại khách thể của quan hệ PL: + Tài sản: vật có thực + tiền và các giấy tờ, giá trị có được bằng tiền + Các quyền của tài sản là hành vi và các dịch vụ - Khách thể của quan hệ PL là kết quả của lao động tinh thần sáng tạo, là các giá trị nhân văn, danh dự, nhân phẩm của con người. Câu 11. Trình bày khái niệm, các bộ phận của ý thức PL Khái niệm: ý thức PL là tổng thể học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thình hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đới với PL hiện hành, PL đã qua và PL cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp
  17. pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức hoạt động của cơ quan NN và các tổ chức XH. Các bộ phận của ý thức PL: căn cứ vào nội dung tính chất của bộ phận hợp thành, ý thức PL có 2 loại: tâm lý PL và hệ tư tưởng PL. - Tâm lý PL: là những thái độ, tình cảm, cảm xúc của con người đối với PL hình thành trong đời sống xã hội. - Hệ tư tưởng PL: là tổng thể các tư tưởng, quan điểm học thuyết mang tính khoa học, tính hệ thống về nội dung. Câu 12. Phân tích mối quan hệ giữa ý thức PL với PL và ngược lại Ý thức PL và PL là 2 hiện tượng XH khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ý thức PL và PL khác nhau về chức năng. Chức năng của PL là chức năng điều chỉnh, còn chức năng của ý thức PL là chức năng nhận thức, đánh giá những sự kiện trong đời sống XH liên quan đến PL. Ý thức PL và PL là những hiện tượng có đời sống riêng và được nghiên cứu trong mối quan hệ khác nhau, ý thức PL được nghiên cứu trong mối quan hệ với tồn tại XH, còn PL được nghiên cứu trong mối quan hệ với cơ sở hạ tầng. Mối quan hệ giữa PL với ý thức PL thể hiện:
  18. - Ý thức PL là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hệ thống PL: mỗi một chế độ XH đều có một hệ tư tưởng chính thống. hệ tư tưởng XH và hệ tư tưởng pháp lý là tiền đề của việc xây dựng và hoàn thiện PL. không có những quan niệm, quan điểm, tư tưởng đúng đắn về PL thì không thể có được hệ thống QPPL hoàn thiện. - Ý thức PL là nhân tố bảo đảm và thúc đẩy thực hiện PL: chức năng của ý thức PL là nhận thức, đánh giá. Nếu chủ thể thực hiện PL hiểu được PL, có văn hóa pháp lý cao thì sẽ tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh PL. - Ý thức PL là cơ sở để đảm bảo cho việc áp dụng PL đúng đắn: áp dụng PL là quá trình cá biệt hóa quyền, nghĩa vụ. Quá trình này đòi hỏi chủ thể áp dụng phải có quan điểm tư tưởng pháp lý đúng đắn, phải nắm vững PL. - PL là cơ sở để hình thành và phát triển ý thức PL: thông qua việc ghi nhận, ngăn cấm, hạn chế, cho phép, khuyến khích, PL có tác dụng củng cố, nâng cao ý thức Pl, nâng cao văn hóa pháp lý. Câu 13. Khái niệm pháp chế, trình bày các yêu cầu cơ bản của pháp chế Khái niệm: pháp chế chính là sự đòi hỏi mọi chủ thể phải thực hiện PL một cách nghiêm chỉnh và triệt để. Nội dung của pháp chế: - Pháp chế là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN.
  19. - Pháp chế là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị xh. - Pháp chế là nguyên tắc trong xử sự của của công dân. Các yêu cầu cơ bản của pháp chế: - Phải tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và luật. - Phải thống nhất trên quy mô tòan quốc - Các cơ quan xây dựng PL, thực hiện, bảo vệ PL thực hiện các hoạt độn g của mình một cách chủ động, tích cực và hiệu quả. - Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa và văn hóa pháp lý. Câu 14. Trình bày mối quan hệ giữa PL và pháp chế - Pháp chế và PL có mối quan hệ mật thiết với nhau. Pl và pháp chế là hai khái niệm rất gần nhau nhưng không đồng nhất với nhau. - Pháp chế không phải là PL mà là một phạm trù thể hiện những yêu cầu và sự đòi hỏi đối với các chủ thể Pl phải tôn trọng và triệt để thực hiện PL trong đời sống XH. - PL chỉ có thể phát huy được hiệu lực của mình, điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ XH khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế. Ngược lại, pháp
  20. chế chỉ có thể được củng cố và tăng cường khi có một hệ thống PL hòan chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời. Câu 15. Trình bày khái niệm và các hình thức thực hiện PL. Khái niệm: thực hiện PL là quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể Pl nhằm thực hiện các QPPL trong mọi tình huống cụ thể của cuộc sống. Các hình thức thực hiện PL: - Tuân theo Pl: là hình thức thức tực hiện PL trong đó các chủ thể PL giữ mình, kìm chế mình không thực hiện các hành vi mà NN cấm. - Chủ thể: là cá nhân, tổ chức XH, cơ quan NN… - Nội dung: các chủ thể Pl phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý nh ưng thực hiện một cách thụ động. Thi hành PL: là hình thức thực hiện Pl trong đó các chủ thể PL tích cực thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình. - Chủ thể: là các cá nhân, tổ chức XH, cơ quan NN…: - Nội dung: các chủ thể PL phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý và thực hiện một cách tích cực, chủ động, thực hiện bằng hành động cụ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2