Một số câu hỏi phỏng vấn và câu trả lời
lượt xem 875
download
Câu hỏi này của người phỏng vấn nhằm khảo sát mức độ hiểu biết của Quý vị đối với nhiệm vụ cá nhân, của phòng và của Công ty; đồng thời cũng xem xét năng lực làm việc của Quý vị, cũng như tác dụng của Quý vị trong tập thể câu trả lời của Quý vị cần phải thể hiện như sau
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số câu hỏi phỏng vấn và câu trả lời
- Một số câu hỏi phỏng vấn và câu trả lời Posted by nqcenter on May 21, 2008 Câu hỏi: “Hãy nói rõ về mối quan hệ công việc của anh (chị) với mục tiêu của phòng, của Công ty?” Câu hỏi này của người phỏng vấn nhằm khảo sát mức độ hiểu biết của Quý vị đối với nhiệm vụ cá nhân, của phòng và của Công ty; đồng thời cũng xem xét năng lực làm việc của Quý vị, cũng như tác dụng của Quý vị trong tập thể câu trả lời của Quý vị cần phải thể hiện như sau: “Tất nhiên tôi cản phải hoàn thành 100% nhiệm vụ của mình. Nhưng chất lượng công việc của tôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc của người khác. Vì vậy là một thành viên của tập thể, tôi cần phải quan tâm đến những người khác. Ngoài ra,tôi cần phải ghi nhớ về mục tiêu của Công ty. Để thực hiện được mục tiêu đó, tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì mà Công ty cần”. Câu hỏi: “Anh (chị) cho rằng vấn đề nào trong công việc là quan trọng nhất?” Câu bỏi này nhằm xác định xem người trả lời phỏng vấn sẽ sắp xếp thời gian ra sao nắm vững nghệ thuật điều chỉnh công việc một, cách phù hợp nhất. Quý vị cần phải phân tích đầy đủ về công việc của mình, vấn đề quan trọng của công việc là khai thác, nghiên cứu hay là thiết kế. Đó là tiêu thụ, quy hoạch hay là đào tạo. Đó là chất lượng, tiến độ hay là an toàn?… Tất cả những điều đó Quý vị cần phải nắm chắc trong đầu, đồng thời cũng không được coi nhẹ bất cứ vấn đề nào khác. Câu hỏi: “Anh (chị) có chấp nhận đi xa, khi mà Công ty yêu cầu hay không?” Nếu Quý vị không muốn phải đi đến một nơi xa xôi thì có thể hỏi bằng cách: “Quý Anh/Chị muốn nói đó là đi công tác hay là chuyển đến đó làm việc? Hay là Quý Anh/Chị muốn đào tạo chúng tôi ở nước ngoài?”. Hãy hỏi rõ ngọn ngành, và câu trả lời của Quý vị nên là: “Đồng ý”. Quý vị có thể không chấp nhận công việc này, nhưng nếu Quý vị không được tuyển dụng thì Quý vị cũng không có sự lựa chọn như vậy. Câu hỏi: “Thành tích lớn nhất trong công việc của anh (chị) là gì?” Câu trả lời của Quý vị cần xoay quanh chủ đề công việc. Nếu Quý vị có thể trả lời bằng các con số, hoặc Quý vị là người phụ trách chính thì câu trả lời thật dễ dàng. Nhưng nếu Quý vị không thể trả lời được như vậy, hoặc Quý vị chỉ là một nhân viên bình thường thì không nên thổi phồng cống hiến của mình đối với một công việc nào đó. Khi ấy, Quý vị nên bắt đầu trả lời là: “Thành tích lớn nhất của tôi trong công việc vẫn là dựa vào sự cố gắng của chính bản thân mình. Tôi đã cố hết sức mình trong tập thể, và qua đó đã học được nhiều điều. Chúng tôi cố gắng làm việc, đoàn kết với nhau và hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra”.
- Câu hỏi: “Anh (chị) đã tổ chức, quy hoạch những công việc quan trọng như thế nào?” Quy hoạnh một công việc có hiệu quả đòi hỏi cần phải có sự suy nghĩ chu đáo (yếu tố con người, Công ty cụ để hoàn thành công việc. Việc đó sẽ được hoàn thành vào ngày nào, tiến độ ra sao? sẽ hoàn thành vào giờ nào ngày nào?). Quy hoạch có hiệu quả còn bao gồm cả phần kinh phí. Quý vị cần phải thể hiện được một số yếu tố cơ bản mà Quý vị đã suy nghĩ đến. Câu hỏi: “Anh (chị ) theo đuổi công việc mới bởi những mục đích gì?” Quý vị cần một Công ty để bản thân phát huy sở trường và khả năng chuyên môn của mình. Quý vị đừng bao giờ nói rằng, mình đòi hỏi Công ty này sẽ đem lại cho Quý vị cái gì, mà cần phải nói Quý vị mong muốn làm được gì cho Công ty. Điều quan trọng nhất của câu trả lời chính là “cống hiến” tức là Quý vị cống hiến cho Công ty bằng cách chăm chỉ làm việc, thông qua công việc để nâng cao khả năng chuyên môn của mình. Câu hỏi: “ Anh (chị) đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong công việc bằng biện pháp nào?” Đây là một câu hỏi quan trọng hay gặp nhất. Người phỏng vấn đang tìm kiếm một thực tế trong việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ của Quý vị. Vì vậy, Quý vị cần phải nói rõ bằng những ví dụ thực tế. Cách trả lời sau đây sẽ thể hiện được tính trung thực, biết lắng nghe ý kiến của người khác và sự chín chắn của Quý vị. Một phần trong đó có thể kết hợp với kinh nghiệm cá nhân của Quý vị. Khi trả lời, cần phải chú ý đến nơi chốn và thời gian. “Khi tôi vừa nhận công việc đó thì cấp trên cũng đã chỉ bảo cho một đôi điều. Thời gian trôi qua, tôi được đảm nhận trách nhiệm lớn hơn (hãy nêu ra một vài ví dụ). Bây giờ mỗi sáng gặp nhau, chúng tôi thường thảo luận đến tiến độ công việc, như vậy tôi cũng hiểu được cấp dưới. Tôi cho rằng điều này không những thể hiện được sự tiến bộ của tôi mà còn cho thấy khả năng phán đoán trong công việc quản lý của bản thân mình. Từ đó, tôi càng tin tưởng vào khả năng làm việc của mình một khi được đảm nhận những trách nhiệm lớn lao hơn”. Câu hỏi: “Anh (chị) có sẵn sàng mang hết khả năng của mình để hoàn thành tốt công việc được giao không?” Muốn trả lời được những câu hỏi loại này, Quý vị cần phải nói rõ cá tính của mình. Đối với những câu hỏi đặc biệt như vậy thì khi trả lời, Quý vị cần phải thể hiện được tinh thần: “Đến nay tôi luôn thấy tự hào về những thành tích công việc của mình, đặc biệt là. . . (Hãy nêu những ví dụ thực tế). Nhưng tôi tin là sau này tôi sẽ làm tốt hơn nhiều”. Câu hỏi: “Có phải anh (chị) đang làm việc với nhiều áp lực?” Có thể Quý vị sẽ không kìm được lòng mình mà trả lời một cách rất đơn giản là “Có” hoặc “Không”. Chúng tôi khuyên Quý vị không nên nói như vậy. Nói như vậy không thể hiện được vấn đề mà còn đánh mất cơ hội giới thiệu bản thân mình. Rất có thể đây là câu hỏi của người phỏng vấn không có kinh nghiệm nêu ra. Quý vị chỉ cần trả lời đầy đủ và ngắn gọn: “Tôi có thể chấp nhận các áp lực: Tôi tin rằng làm việc có kế hoạch, quản lý rõ ràng và hoàn thành những công việc mình được
- giao thì không thể lúng túng như thợ vụng mất kim được. Nhưng khi áp lực và thách thức lớn nhất xuất hiện thì cần phải có sự chuẩn bị về tâm lý. Tôi luôn giải quyết công việc bằng sức lực, tinh thẩn của mình. Đối khi áp lực lại có tác dụng thúc đẩy tôi làm việc tốt hơn”. Câu hỏi: “Điều làm anh (chị) hài lòng nhất trong công việc này là gì?” Quý vị cần trả lời bằng những thông tin mà người đối diện đã cung cấp cho Quý vị, trong tình huống cẩn thiết nên nêu câu hỏi để làm rõ vấn đề: “Hiện nay phòng nào của Quý Anh/Chị ít người nhất?”, hoặc là: “Quý Anh/Chị có thể nói khái quát tình hình của công việc trong một ngày không?”. Về công việc, thì lợi ích lớn nhất đều tồn tại ở các phòng và cả Công ty, đó chính là lợi ích của chính Quý vị vì vậy câu trả lời của Quý vị cần phải thể hiện phù hợp với thách thức và yêu cầu hiện nay, đó cũng chính là điều Quý vị thích nhất và chính đó là những đòi hỏi và thách thức mà Công ty đang phải đối mặt như nơi làm việc bận rộn nhất, những phòng quan trọng nhất, hoặc là những vị trí đem lại nhiều lợi ích nhất cho Công ty. Câu hỏi: “Anh (chị) đối phó với công việc căng thẳng như thế nào?” Câu hỏi này khác với câu hỏi: “Có phải anh (chị) đang làm việc với nhiều áp lực?”. Câu hỏi này chủ yếu là muốn hỏi việc Quý vị xử lý áp lực như thế nào. “Khi vừa bắt tay vào công việc là tôi đã làm một cách chu đáo, cẩn thận, nên không gây ra những căng thẳng sau này cho công việc. Tôi thấy nếu như phân tích kỹ càng các nhiệm vụ nặng nề thì bản thân sẽ giành được tính chủ động hơn rất nhiều. Hơn nữa, nâng cao khả năng, phát huy, và giải quyết vấn đề của mình, làm việc khoa học thì sẽ không còn lo lắng đến những công việc căng thẳng”. Câu hỏi: “Anh (chị) có thể làm việc trong thời gian bao nhiêu lâu ở Công ty chúng tôi?” Người phỏng vấn có thể đang suy nghĩ đến việc tuyển Quý vị vào làm, vì vậy Quý vị cần phải thúc đây họ ra quyết định cuối cùng. Trả lời câu hỏi này, Quý vị cần phải kết thúc bằng một câu hỏi của mình, hãy đá bóng trở về sân của người đối diện. Có thể nói là: “Tôi rất muốn có được việc làm ổn định trong Công ty của Quý Anh/Chị. Tôi biết chấp hành các mệnh lệnh, nhiệt tình công tác. Với sự tiến bộ và khả năng chuyên môn thì tôi không có lý do gì phải tìm công việc khác. Quý Anh/Chị cho rằng tôi có thể làm việc ở Công ty Quý Anh/Chị trong bao nhiêu lâu?” Câu hỏi: “Anh (chị) đánh giá như thế nào về cấp trên của mình?”. Tôi luôn luôn tôn trọng cấp trên và đã học hỏi được rất nhiều từ cấp trên của mình. Thực sự là cấp trên đã dẫn dắt tôi có thể đối mặt với các thách thức lớn lao. Câu hỏi: “Khi không đồng ý với quan điểm của cấp trên, anh (chị) có nêu quan điểm của mình hay không?” Hãy nói là: “Có thể”, Quý vị hãy nói từ góc độ đề xuất ý kiến để nâng cao hiệu quả công việc. “Nếu cuộc họp trưng cầu ý kiến của mọi người thì tôi sẽ phát biểu ý kiến. Nhưng tôi sẽ suy nghĩ kỹ càng đến cảm nhận của người khác. Tôi tuyệt đối không bao giờ mạt sát cấp trên ngay tại buổi họp. Giám đốc cũ của tôi đã nói rất rõ rằng: Giám
- đốc rất coi trọng ý kiến của tôi vì vậy mà thường xuyên hỏi ý kiến tôi. Nếu tôi thấy có ác cảm với điều gì thì tôi sẽ trao đổi cách suy nghĩ riêng với giám đốc”. Câu hỏi: “Anh (chị) sẽ nói gì với cấp trên thiếu công bằng?” Nếu như muốn nói tỷ mỷ thì Quý vị hãy nói như sau: “Tôi sẽ hẹn gặp vị cấp trên thiếu công bằng đó, lựa lời giải thích về những điều tôi cảm thấy lo lắng về mối quan hệ của tôi và cấp trên. Cũng có thể là do tôi thể hiện không theo ý của cấp trên về vấn đề nào đó, vì vậy mà tôi rất mong được chỉ bảo rõ ràng. Tôi sẽ nói chuyện với cấp trên với thái độ và trách nhiệm về mối quan hệ giữa con người với con người”. Câu hỏi: “Hãy nói một chút về vai trò của anh (chị) trong tập thể?” Các bộ phận cần phải dựa vào sự hợp tác của tập thể thì mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy cần phải tìm mọi cách để nói mình là một người luôn luôn có tinh thần hợp tác: “Khi triển khai công việc, tôi cố gắng để những việc dễ cho người khác, làm như vậy để nâng cao hiệu quả làm việc của đôi bên. Chúng tôi đều phải có trách nhiệm cải thiện bầu không khí làm việc và môi trường làm việc. Điều này đòi hỏi mỗi người chúng tôi đều phải làm việc vì mục tiêu chung của cả tập thể và cần phải hy sinh quyền lợi cá nhân cho những mục tiêu chung ấy”. Câu hỏi: “Anh (chị) vẫn đang Iàm việc, vậy làm thế nào để đến đầy phỏng vấn xin việc?” Quý vị nói gì cũng được, nhưng đừng bao giờ nói là Quý vị xin nghỉ ốm để đến phỏng vấn. Quý vị cần phải trả lời thật bình tĩnh và đường hoàng. Câu trả lời tốt nhất là cần phải để người phỏng vấn cảm thấy thuận tai: bình thường tôi hay làm thêm ca, nên có thời gian nghỉ bù, vì vậy mà hôm nay trước khi đi đến đầy, tôi đã xin phép cấp trên cho tôi nghỉ 1-2 ngày để giải quyết việc riêng. Mặc dù có ý định không muốn làm việc ở đó nữa,nhưng không bao giờ tôi muốn làm tổn thương điều gì đó đối với cấp trên vào giờ phút quan trọng nhất”. Câu hỏi: “Hợp tác là gì?”. Câu hỏi này đòi hỏi Quý vị phải giải thích tác dụng của một thành viên trong công việc như thế nào: Hợp tác là một người khi cần thì cần phải hy sinh ham muốn cá nhân, vứt bỏ lợi ích cá nhân để đảm bảo cho tập thể giành được mục tiêu chung. Đó là yêu cầu của tập thể. Hợp tác là thông qua công việc và sự hiểu biết lẫn nhau để tạo ra một sức mạnh tập thể. Sức mạnh ấy được kết hợp từ sức mạnh của từng thành viên trong tập thể. Câu hỏi: “Anh (chị) chấp hành mệnh lệnh như thế nào?” Câu hỏi này thực chất bao gồm hai câu hỏi: “Anh (chị) chấp hành mệnh lệnh như thế nào?”, và: “Anh (chị) tiếp nhận sự phê bình như thế nào?”. Vì vậy, mà câu trả lời của Quý vị cũng cần phải bao gồm cả hai vấn đề này. “Tôi chấp hành các mệnh lệnh của cấp trên rất tốt. Tôi thấy nên chia thành hai loại: Một là, mệnh lệnh cụ thể, tức là cấp trên bố trí công việc hợp lý; Thứ hai là, mệnh lệnh thái quá và sự phê bình. Phần lớn mọi người đều không thích loại mệnh lệnh thứ hai, nhưng tôi tin rằng cấp trên làm
- như vậy là do lo lắng về trách nhiệm. Vì vậy mà tôi không thấy lạ lẫm khi nghe mệnh lệnh ở trường hợp thứ hai. Câu hỏi: “Hãy nói sơ qua về tình hình khi công việc và cách suy nghĩ của anh (chị) bị phê bình?”. Quý vị cần phải nói rõ là Quý vị tiếp nhận sự phê bình như thế nào và phải tường thuật rõ ràng về sai lầm trước kia của mình. Vì vậy Quý vị cần phải kể lại một suy nghĩ, hoặc một động cơ, một kiến nghị xem ra rất tốt nhưng do hiểu nhầm mà bị phê bình. Câu hỏi: “Anh (chị) thấy cấp trên trước kia của anh (chị) như thế nào?” Hãy nói ngắn gọn, ôn hoà. Thật bất lợi nếu Quý vị cứ luôn trách móc về sếp cũ của mình. Quý vị nên trả lời: “Tôi rất thích con người sống vì mọi người của anh ấy, tôi tôn trọng anh ấy trong công việc và rất cảm ơn về những gì anh ấy đã chỉ bảo cho tôi”. Câu hỏi: “Gần đây, anh (chị) đọc cuốn sách nào (hoặc là xem phim gì)? Anh (chị) có cảm tưởng như thế nào?“ Quý vị nhắc đến những quyển sách, bộ phim giúp nâng cao kiến thức bản thân mình, cho dù là chuyên môn, nghiệp vụ hay là cá tính đều được. Câu hỏi: “Anh (chị) có thể đạt được điểm mấy trong thang điểm 10?” Nếu như Quý vị nói là đạt được 10 điểm thì Quý vị đề cao mình quá, nhưng nếu cho mình 7 điểm thì cũng không nên. Tốt nhất là nên nhận từ 8-9 điểm, hãy nói là bản thân sẽ mãi mãi cố gắng với nỗ lực to lớn nhất, nhưng do ngày càng có nhiều người giỏi nên bản thân cần phải có nhiều điểm phải đổi mới. Câu hỏi: “Anh (chị) đã từng đứng trước những tình huống khó khăn nào nhất?” Câu hỏi này tìm kiếm thông tin hai mặt: Anh (chị) cho rằng thế nào là khó khăn?. Anh (chị) giải quyết khó khăn như thế nào?. Quý vị phải kể lại một câu chuyện để trả lời cho câu hỏi này, các tình tiết của câu chuyện cần phải thể hiện sự nghiêm trọng, đồng thời bộc lộ được khả năng của Quý vị. Quý vị có thể nói đến khó khăn là cho nhân viên thôi việc. Nhưng một khi đã suy nghĩ đầy đủ và đưa ra được kết luận thì Quý vị đã đặt lợi ích của Công ty lên vị trí hàng đầu và nhanh chóng quyết định hành động. Câu hỏi: “Trong lao động, anh (chị) chán ghét những vấn đề gì nhất?” Khi trả lời câu hỏi này, Quý vị hãy tìm một số chuyện mà những người chăm chỉ cần cù làm việc cảm thấy bực bội nhất: “Tôi thích công việc của mình, tôi tin rằng mình sẽ đem đến điều gì có giá trị cho mọi người. Tôi rất ghét tiếp xúc với những người ăn chơi lêu lổng, chưa hết giờ làm đã vội rời cơ quan.”
- Câu hỏi: “Anh (chị) đã làm gì để thể hiện tinh thần sáng tạo của mình?” Câu hỏi này nhằm tìm hiểu xem Quý vị có phải là một người có năng lực thực sự hay không, Quý vị có phải là một người biết tăng lượng tiêu thụ, tiết kiệm thời gian và tiền bạc hay không, có phải là người luôn luôn đem đến niềm vui cho mọi người và có phải là người tạo điều kiện thuận lợi cho đồng nghiệp làm việc hay không. Tuy nhiên những ví dụ sáng tạo của bản thân mà Quý vị nêu ra cần phải thể hiện sự gắn bó đối với sự phát triển của Công ty. Câu hỏi: “Anh (chị) có thích chơi thể thao không?” Người phỏng vấn muốn tìm hiểu xem Quý vị có phải là người sống hoà nhập với tập thể hay không? Thông tin này sẽ cho người phỏng vấn biết Quý vị sống với người khác thế nào và Quý vị có phải là người có tinh thần đoàn kết tập thể hay không. “Tôi rất thích các môn thể thao mang tính tập thể. Tôi không có thời gian dành cho thể thao nhiều, nhưng tôi cũng là một người thường xuyên xuất hiện trong đội hình thi đấu bóng đá của Công ty”. Câu hỏi: “(Anh (chị) muốn làm việc với người khác hay là muốn làm việc độc lập?”. Câu hỏi này nhằm để tìm hiểu xem Quý vị có phải là người biết hợp tác hay không. Vì vậy, trước khi trả lời, Quý vị cần phải làm rõ công việc mà Quý vị xin vào làm có cần làm việc độc lập hay không, sau đó sẽ có câu trả lời tương ứng. Nếu chưa làm rõ được điều này thì có thể là Quý vị sẽ đồng ý theo cả hai cách. Câu hỏi: “Anh (chị) cho rằng mình là một người lãnh đạo bẩm sinh hay là một nhân viên làm Công ty thực sự?” Quý vị trả lời như thế nào đều được quyết định bởi tính bản chất công việc mà Quý vị đang xin vào làm. Giả sử như Quý vị được đề bạt vào một chức vị lãnh đạo thì Quý vị có thế trả lời như sau: “Tôi không muốn coi mình là một người lãnh đạo bẩm sinh. Tuyển dụng, khuyến khích, giám sát người lao động để họ vì mục tiêu chung của tập thể là một nghệ thuật. Người lãnh đạo trước hết cần phải có những nguyện vọng mãnh liệt, sau đó là cả một quá trình học tập miệt mài. Nếu như người nào cho rằng mình đã nắm hết được những điều đó mà không cần học tập nữa thì sẽ không thể đưa tập thể hướng tới tương lai tốt đẹp”. Câu hỏi: “Nếu là một thư ký, anh (chị) có cho rằng mình sẽ làm tốt hơn đồng nghiệp hãy không?”“ Tôi thấy mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm, mọi người cùng phối hợp làm việc với nhau thì mới làm tốt được công việc. Nếu tôi là một thư ký thì chắc chắn tôi cũng có những đặc điểm nổi bật của mình”. Tiếp đó hãy nói cụ thể đến bản thân và tố chất cá nhân có liên quan đến công việc. Quý vị hãy tỏ ra là một người làm việc có hiệu quả và dễ hợp tác.
- Câu hỏi: “Anh (chị) đã có kế hoạch đi khám bệnh, nhưng trước khi đi khoảng 15 phút, Công ty triệu tập họp gấp. Khi ấy anh (chị) sẽ làm gì?” Thực ra câu hỏi này muốn đề cập đến: “Quý vị muốn để mặc việc cá nhân hay là để mặc việc Công ty?”. Họ tạo ra một bối cảnh công việc như vậy để xem phản ứng của người xin việc ra sao. Một số Công ty đã đưa câu hỏi này như là một phần của bước đầu tiên sàng lọc người xin việc nếu Quý vị trả lời thiếu sự thông minh cần thiết thì sẽ bị loại ngay lập tức. Để trả lời câu hỏi này, trước hết Quý vị hãy đặt mình vào hoàn cảnh và suy nghĩ: “Nếu mình là giám đốc, mình phải triệu tập một cuộc họp rất quan trọng vào lúc gần hết giờ làm, song cấp dưới của mình có người không dự họp vì một lý do nào đó thì mình sẽ nghĩ gì nhỉ?”. Vì vậy, khi trả lời Quý vị nên nhấn mạnh tới việc mỗi người cần phải có trách nhiệm hy sinh vì công việc của Công ty. Quý vị hãy nói: “Trước hết, tôi sẽ gọi điện thoại cho bác sĩ và đề nghị bố trí một buổi khám khác để tránh lỡ hẹn, nhỡ nhàng tới công việc của người ta. Sau đó, tôi sẽ lập tức suy nghĩ xem mình có cần chuẩn bị gì cho cuộc họp đột xuất này không?” Câu hỏi: “Anh (chị) đã học được điều gì từ những công việc khác?” Quý vị có thể nói rằng mình đã học được một số chuyên môn nghiệp vụ và đã rèn luyện được tố chất cá nhân thông qua công việc. Rất nhiều người xin việc thành công đã trả lời như sau: “Từ những công việc trước kia tôi đã học được hai việc: Một là, không biết nhưng lại giấu dốt. Hai là, hứa hẹn ít nhưng làm nhiều như vậy sẽ tốt hơn nhiều so với những dự định ảo tưởng”. Câu hỏi: “Anh (chị) có hỏi gì không?”. Đây đúng là một câu hỏi tuyệt vời. Đó là một tín hiệu cho thấy buổi phỏng vấn có thể sắp kết thúc, và Quý vị cần phải gây ấn tượng đối với người phỏng vấn. Quý vị cần phải thể hiện sự quan tâm, chú ý đến người đối diện. Quý vị có thể nêu câu hỏi từ những vấn đề sau: Trước kia ai làm công việc này? Họ đã xảy ra chuyện gì? Họ được đề bạt hay là đã thôi việc? Trong vòng hai năm trở lại đây, có bao nhiêu người từng làm việc đó? Kết quả và tình hình của họ ra sao? Lý do khiến Quý Anh/Chị làm việc trong Công ty này? Anh/Chị đã làm việc bao nhiêu lâu rồi? Tôi phải báo cáo công việc với ai? Tôi có thể gặp người lãnh đạo trực tiếp không? • Địa điểm làm việc ở đâu? Vấn đề đi công tác ra sao? Tôi sẽ được đào tạo, bồi dưỡng như thế nào? Trong bao lâu? Công việc đầu tiên giao cho tôi là gì?
- Công việc này có cơ hội phát triển như thế nào? Trong Công ty thì bộ phận nào có cơ hội phát triển mạnh nhất? • Đối với Công ty thì tố chất và khả năng chuyên môn gì là quan trọng nhất? Vài năm sau, Công ty nào sẽ là đối thủ cạnh tranh của Công ty? Quý Anh/Chị cảm thấy tình hình Công ty của họ với Công ty của ta như thế nào? • Tốc độ tăng trưởng trong 5 năm qua của Công ty như thế nào? Nếu như có tài liệu giới thiệu về Công ty thì tôi có thể mượn được không? Đi phỏng vấn xin việc cũng như lên sân khấu, mỗi người đều cần phải ra sân khấu lúc đèn sáng và đều phải rút về hậu trường. Quý vị cần phải biểu diễn thật thành công, và khi kết thúc thì Quý vị cũng cần phải để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Khi người đối diện hỏi Quý vị có còn vấn đề gì không thì đây chính là tín hiệu cho thấy buổi phỏng vấn sắp kết thúc. Quý vị cần phải nêu câu hỏi và thông qua câu hỏi để làm nổi bật sở trường của bản thân. Quý vị cần phải rời khỏi nơi phỏng vấn với thái độ tự tin và lịch sự như khi Quý vị bước vào trong phòng phỏng vấn. Quý vị cần phải nhìn thẳng vào người phỏng vấn với nụ cười rạng rỡ trên môi bắt tay nhiệt tình, biểu hiện: “Tôi rất vui mừng được gọi đến phỏng vấn, tôi có thể làm tốt được công việc này và sẽ có những cống hiến cho Công ty”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn tìm việc
3 p | 1777 | 941
-
Một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp
3 p | 1223 | 438
-
10 câu hỏi phỏng vấn thường gặp
25 p | 758 | 268
-
Kinh nghiệm trả lời một số câu hỏi phỏng vấn
8 p | 291 | 87
-
Một số câu hỏi phỏng vấn
1 p | 240 | 85
-
Kỹ thuật trả lời một số câu hỏi phỏng vấn thông thường (1)
5 p | 295 | 75
-
Xử lý những câu hỏi phỏng vấn xương nhất
5 p | 193 | 52
-
Những câu hỏi phỏng vấn khóXác định số lượng cụ thể kinh nghiệm và
4 p | 179 | 47
-
NGHĨA ĐẰNG SAU MỖI CÂU HỎI PHỎNG VẤN
5 p | 185 | 43
-
Nghệ thuật đi Phỏng vấn
5 p | 161 | 35
-
25 câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” của các công ty lớn
3 p | 213 | 35
-
Kỹ thuật trả lời một số câu hỏi phỏng vấn thông thường (3)
5 p | 168 | 25
-
Một số câu hỏi phỏng vấn “đặc biệt” của Microsoft
6 p | 162 | 24
-
Kỹ thuật trả lời một số câu hỏi phỏng vấn thông thường (4)
4 p | 118 | 18
-
Khi nào nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?
3 p | 149 | 14
-
6 câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất
6 p | 130 | 14
-
Liệu pháp gây sốc trong phỏng vấn các chức vụ cao cấp
4 p | 135 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn