intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây 1

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

121
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây 1 Từ thế kỷ XVI, khi nhiều nước phương Tây đến Đàng Ngoài xin được đặt quan hệ ngoại giao thì cũng như các nước phương Đông khác, quốc gia Đại Việt phải đối diện với một làn sóng văn minh mới. Hệ quả của sự giao lưu đó dẫn đến những ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hoá và trên thực tế đã tạo ra những biến đổi xã hội không nhỏ. Đây là mối lo ngại cho triều đình Lê -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây 1

  1. Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây 1 Từ thế kỷ XVI, khi nhiều nước phương Tây đến Đàng Ngoài xin được đặt quan hệ ngoại giao thì cũng như các nước phương Đông khác, quốc gia Đại Việt phải đối diện với một làn sóng văn minh mới. Hệ quả của sự giao lưu đó dẫn đến những ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hoá và trên thực tế đã tạo ra những biến đổi xã hội không nhỏ. Đây là mối lo ngại cho triều đình Lê - Trịnh vì kẻ cầm quyền lại rất muốn duy trì một xã hội ổn định trong trật tự phong kiến. Để giải quyết mối lo ngại này, các chúa Trịnh đã đưa ra nhiều chính sách xã hội khác nhau đối với ngoại kiều phương Tây. Hoạt động của ngoại kiều phương Tây ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII... Tranh vẽ đám rước chúa Trịnh xuất hành, thế kỷ 17
  2. Năm 1523, vua Bồ Đào Nha đã gửi một bức thư đến chính quyền Đại Việt chính thức xin thông thương và truyền đạo. Đến năm 1533, giáo sĩ người Bồ Đào Nha đã tới Đàng Ngoài truyền đạo, mở đầu cho quan hệ bang giao giữa Đại Việt với các nước phương Tây. Sang thế kỷ XVII, người Hà Lan, người Anh và người Pháp cũng lần lượt đến Đàng Ngoài đặt quan hệ ngoại giao. Thời kỳ này, các nước phương Tây đến Đàng Ngoài chỉ có hai hoạt động chính, đó là thông thương và truyền giáo. Tuy nhiên, động cơ và mục đích của mỗi nước có khác nhau. Nếu như người Hà Lan và người Anh đặt trọng tâm vào mở rộng thị trường buôn bán thì người Bồ Đào Nha và người Pháp lại chú ý nhiều hơn đến việc truyền đạo. Những hoạt động của người Pháp mập mờ giữa lĩnh vực tôn giáo và thương mại, “họ có thương điếm nhưng không thể nói rành mạch là dùng để buôn bán hay nhằm mục đích truyền giáo”(2). Người Bồ Đào Nha cũng vậy, ảnh hưởng thương nghiệp của họ mờ nhạt, chủ yếu là việc truyền đạo. Cho phép thông thương và truyền đạo đồng nghĩa với việc chính quyền Đàng Ngoài thừa nhận có một cộng đồng người Âu sinh sống ổn định và lâu dài trên đất nước. Phần lớn ngoại kiều cư trú trong các thương điếm của họ. Thương điếm của Hà Lan được lập ở phố Hiến từ năm 1637 đến năm 1700 và ở Kẻ Chợ từ năm
  3. 1644 đến năm 1700. Thời gian hoạt động ngắn hơn so với người Hà Lan nhưng thương điếm của người Anh cũng tồn tại suốt 25 năm (1672-1697). Năm 1680, Công ty Đông Ấn của Pháp cũng được phép lập thương điếm và hoạt động thương mại liên tục trong 5 năm (1681-1686). Bên cạnh đó, do công việc truyền giáo mà các giáo sĩ phương Tây lại càng muốn cư trú lâu dài và hoà nhập sâu hơn vào đời sống của người dân Việt. Kết quả là đã hình thành một cộng đồng người ngoại quốc trên lãnh thổ Đàng Ngoài. Trong quá trình cộng cư đó, lẽ tự nhiên sẽ diễn ra các mối quan hệ xã hội giữa người Việt với người phương Tây. Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh Để ổn định và phát triển xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách ph ù hợp cho ngoại kiều của từng nước cũng như trong từng hoàn cảnh, từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Trên thực tế, chính quyền Lê - Trịnh đã cố gắng đưa ra nhiều giải pháp trên tất cả các lĩnh vực nhằm củng cố và phát triển Đàng Ngoài trong đó có những chính sách về xã hội đối với ngoại kiều châu Âu. Nghiên cứu những chính sách xã hội đối với ngoại kiều của các chúa Trịnh trong quá trình điều hành quốc gia Đàng Ngoài, xét đến cùng, chính là tìm hiểu thái độ của chính quyền Đàng Ngoài đối với các nước phương Tây ở thế kỷ XVII - XVIII, từ đó chúng ta có thể
  4. nhìn nhận một cách toàn diện hơn về một trong những thời kỳ biến động và phức tạp nhất của lịch sử dân tộc. Các chính sách này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt với phương Tây. Trong thế kỷ XVII, quan hệ giữa chính quyền Lê - Trịnh với phương Tây nhìn chung là rất hoà hảo. Điều đó thể hiện ở ngay cách tiếp đón nồng hậu của các chúa Trịnh. Chính những người châu Âu đã công nhận rằng: “Khi đến xứ này thì lần nào trở lại họ cũng được chúa đón chào, lần sau trọng thị hơn lần trước”(4). Ngày 24/7/1641, chúa Trịnh Tráng gửi cho phó Toàn quyền Hà Lan ở Đài Loan một bức thư, trong thư thể hiện rõ sự tin cậy và quý mến đối với người phương Tây: “Tôi thấy ông ta (thuyền trưởng Hartsinde) tâm địa ngay thẳng, tôi coi ông ta như bàn tay phải của tôi và thắng lợi to nhất là người Hà Lan được tự do buôn bán ở Đàng Ngoài”(9). Trước đó, năm 1627, chúa Trịnh Tạc còn kết bạn đồng tuế với giáo sĩ Alexandre de Rhodes(1). Đa số các chúa Trịnh đều tỏ ra có thiện cảm với người phương Tây. Chẳng hạn như Trịnh Doanh (1720-1767), mặc dù là vị chúa đã ra nhiều lệnh chỉ cấm c ư trú đối với người phương Tây nhưng cũng có lúc bảo vệ kiều dân châu Âu. Trịnh
  5. Doanh đã từng có lệnh cấm sự miệt thị với người phương Tây: “…Ai dám nói xấu người châu Âu nữa sẽ bị cắt lưỡi”(5). Nhận thức rõ là số lượng ngoại kiều châu Âu cư trú ở Đàng Ngoài, dù ít, nhưng đây là một cộng đồng người cần phải quan tâm nhất. Do vậy, để dễ dàng cho việc quản lý, các chúa Trịnh đã có những chính sách cụ thể đối với họ. Năm Khánh Đức thứ hai (1650), chúa Trịnh Tạc đã ra quy định cho phép: “Các tàu Hoà Lang (Pháp), Bồ Đào Nha, Italia, Anh, Ô lan (Hà Lan) khi đến nơi sẽ được phép trú ngụ ở những làng Thanh Trì và Khuyến Lương, được canh gác và được một người thông sự cùng quốc tịch để phiên dịch và giúp đỡ hiểu biết thể lệ…”(11). Từ châu Âu sang, người phương Tây luôn mong muốn có một môi trường thuận tiện và yên ổn cho những hoạt động của họ ở Đại Việt. Để làm được điều đó, họ luôn tìm mọi cách để lấy thiện cảm của các vua chúa cũng nh ư các quan lại và dân chúng bằng cách dùng nhiều quà biếu hay đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của các chúa Trịnh đưa ra. Đồng thời, ngoại kiều ph ương Tây rất khéo dùng chiêu bài tìm cha mẹ nuôi có thế lực để tránh sự nhũng nhiễu của giới quan lại quản lý ở địa phương. Không dừng lại đây, họ còn lấy vợ Việt. Người châu Âu lợi dụng việc lấy
  6. vợ Việt để gây cơ sở. Những người vợ này không những là người tin cậy có thể giao phó cơ nghiệp trong lúc họ vượt biển mà còn giúp họ tiếp tục thực hiện công việc kinh doanh mua bán trong khi họ không có mặt. Trong khi đó, người dân Việt cũng rất dễ tiếp nhận người phương Tây. Willam Dampier đã viết trong chuyến du hành của mình đến Đàng Ngoài năm 1688: “Đàn bà không ngại nếu họ có mang với người da trắng. Ngay cả người quyền quý ở xứ Đàng Ngoài cũng đem hiến con gái cho các thương nhân và đám sĩ quan”(12). Đặc biệt, chúa Trịnh Căn đã nhận một người con lai, bố là người Hà Lan và mẹ là người Việt làm con nuôi của mình, tên là Samuel Baron.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2