intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây 3

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

98
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây 3 Năm Chính Hoà thứ tám (1687), chúa Trịnh Căn đã ra một lệnh chỉ, trong đó cấm người nước ngoài không được tụ tập và trú ngụ tại kinh thành. Nội dung của đạo chỉ như sau: “Điều một: Một đạo lệnh cấm ngặt người nước ngoài không được tụ họp ở Kinh sư và trú ngụ ở đấy. Truyền lệnh cho viên đề lĩnh phải thẳng tay thi hành… Điều bốn: Các người ở trên tàu (chỉ những ngoại kiều) khi đến đây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây 3

  1. Một số chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại Kiều phương Tây 3 Năm Chính Hoà thứ tám (1687), chúa Trịnh Căn đã ra một lệnh chỉ, trong đó cấm người nước ngoài không được tụ tập và trú ngụ tại kinh thành. Nội dung của đạo chỉ như sau: “Điều một: Một đạo lệnh cấm ngặt người nước ngoài không được tụ họp ở Kinh sư và trú ngụ ở đấy. Truyền lệnh cho viên đề lĩnh phải thẳng tay thi hành… Điều bốn: Các người ở trên tàu (chỉ những ngoại kiều) khi đến đây phải ngụ ở nhà của viên trấn thủ Hải Dương. Khi họ có công việc gì cần về Kinh sư sẽ có người đưa đi. Sau khi xong việc, họ phải về nơi đã quy định, không được ở lại Kinh sư. Điều năm: Tất cả các lái đò, kẻ nào dấu diếm chở người nước ngoài sẽ bị trừng trị.
  2. Điều sáu: Những người nước ngoài đã được phong tước tử và đã được đăng ký hộ tịch, không ở diện nói trên thì họ được cư trú lại Kinh sư”(6). Sang đầu thế kỷ XVIII, với sự trị vì của hai vị chúa Trịnh Doanh và Trịnh Sâm thì tâm lý bài ngoại của chính quyền ngày càng tăng. Năm Vĩnh Trị thứ tám (1712), chúa Trịnh Doanh đã ra một đạo dụ cấm đạo Thiên chúa mang nội dung rất khắt khe: “Phàm ai có đồ đạc và sách vở về đạo Hoa lang thì cho phép nộp lại, xã trưởng hoặc phường trưởng sở tại sẽ cho tiêu huỷ ngay cho mọi người đều biết. Hạn một tháng, ai còn mê đắm, dấu diếm thì bắt lập tức giải quan lưu thủ hoặc trấn thủ. Quan lưu thủ hoặc trấn thủ sẽ cắt tóc đỉnh đầu và thích bốn chữ “ học Hoà lang đạo” để răn đe. Lại thu của bọn tội nhân 100 tiền sử* để th ưởng cho người đã tố cáo. Kẻ đầu sỏ còn trú ngụ ở Sơn Nam thì phải đưa về nước họ… Không cứ người Tây dương, người Nhật bản hay người nước ta đều phải bắt về để trừng trị”(8). Năm 1773, Trịnh Sâm lại hạ lệnh: “hạn định trong hai tháng, người nào theo đạo Hòa lang phải thay đổi hết phong tục cũ, người nào trái lệnh sẽ bị trị tội. Ai cố ý dung túng sẽ bị tội lây, ai tố cáo được sẽ tha lao dịch cho ba đời”(10). Có thể giải thích được hiện tượng này vì từ cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, tình hình kinh tế - chính trị Đàng Ngoài đã rơi vào tình trạng khủng hoảng
  3. trầm trọng. Bên cạnh đó, hạn hán, mất mùa xảy ra liên tục. Các giải pháp mang tính tình thế không thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Hiện tượng nông dân phải xiêu tán khắp nơi lại càng làm cho tình hình thêm bất ổn. Những nhân tố trên làm cho khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, trong đó có sự tham gia của giáo dân người Việt và cả các giáo sĩ cũng như là thương nhân người Âu. Tháng 9-1671, chúa Trịnh Tạc phải ra một lệnh chỉ “cấm thông đồng với người nước ngoài buôn bán súng trộm”(7) cho bọn phản loạn. Điều này làm cho các chúa Trịnh từ đầu đã có ý thức “phòng ngự” đối với người phương Tây thì đến lúc này đã đi đến quyết định là chống lại họ bằng những chính sách cứng rắn hơn. Bắt đầu từ giữa thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XVIII, các lệnh chỉ cấm đạo đã được đưa ra thi hành vào những năm: 1643, 1662, 1663, 1696, 1670, 1712, 1721, 1723, 1737, 1745, 1753, 1773. Trong đó các chúa Trịnh còn cho thực hiện hình thức mạnh nhất đó là xử trảm các giáo sĩ vào các năm 1745 và 1773(3). Với những chính sách xã hội về ngoại kiều phương Tây mà các chúa Trịnh đã thực hiện trong hai thế kỷ XVII - XVIII như đã trình bày trên có thể đưa ra nhận xét:
  4. Thứ nhất, trong những thập niên đầu của thế kỷ XVII, các chúa Trịnh thời kỳ đầu tỏ ra trọng thị với người phương Tây. Gần một trăm năm, từ khi có người châu Âu đầu tiên đặt chân lên đất Đàng Ngoài đến trước năm 1643, đã không có một sự kì thị nào đối với người Châu Âu, ngược lại chính quyền còn tạo mọi điều kiện để cho mối quan hệ giữa hai bên được tốt đẹp. Những chính sách xã hội đối với ngoại kiều người Âu thể hiện tính năng động của chính quyền Đàng Ngoài trong việc điều hành đất nước. Thứ hai, đáng chú ý là các chúa Trịnh đã không chú trọng tiếp thu một cách có hệ thống những thành tựu khoa học kỹ thuật của phương Tây mà trên thực tế, duy trì mối quan hệ tốt đẹp đó chỉ để tranh thủ được sự trợ giúp của người châu Âu vào cuộc chiến tranh với Đàng Trong cũng như là tạo ra sự phát triển kinh tế công - thương nghiệp Đàng Ngoài. Điều này lại thể hiện tính thực dụng trong chính sách ngoại giao, nó là cơ sở cho sự “từ chối” khi mà những ảnh hưởng của người phương Tây tỏ ra "nguy hiểm" đến nền thống trị đang bước vào giai đoạn khủng hoảng chưa tìm ra lối thoát hữu hiệu, dẫn đến việc các chúa Trịnh đã cho ban hành những lệnh chỉ cấm đạo, thậm chí là cấm cả người châu Âu cư trú ở Đàng Ngoài.
  5. Từ việc chống lại tôn giáo một cách cực đoan dẫn đến từ chối tất cả những th ành tựu của nền văn minh mới, những chính sách có tính bài ngoại đó lại làm mất đi điều kiện để người Việt có thể tiếp thu nền văn minh phương Tây, khiến cho Việt Nam thời kỳ này không thể có một phong trào như “phong trào Hà Lan học” ở Nhật Bản cùng thời, mặc dù người dân Đàng Ngoài vốn không có tâm lý bài ngoại, nếu không muốn nói là sẵn sàng tiếp thu nền văn minh phương Tây. Rõ ràng, các chúa Trịnh đã làm cho dân tộc ta bị bỏ lỡ một cơ hội chủ động hoà nhập với làn sóng văn minh mới đang phát triển, mà thời kỳ này được coi là một giải pháp nhằm giải quyết tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Đàng Ngoài, mở đường cho sự phát triển của đất nước để sang thế kỷ XIX, khi các nước tư bản phương Tây đã trở thành những nước đế quốc thì Việt Nam phải chịu sự áp đặt nghiệt ngã và lịch sử dân tộc bước vào một giai đoạn đen tối và quanh co nhất. Những chính sách xã hội của các chúa Trịnh đối với ngoại kiều châu Âu trong các thế kỷ XVII - XVIII để lại bài học về “mở cửa” và “hội nhập” của Việt Nam hiện nay./. Chú thích:
  6. *Tiền sử: tức tiền quan. Mỗi tiền gần bằng 36 đồng Cổ tiền, mỗi q uan kẽm Cổ tiền là 200 đồng. *Cash: Người Hà Lan ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII gọi Cổ tiền là Cash. Tài liệu tham khảo: 1. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (1995), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Chúa Trịnh - Vị trí và vai trò lịch sử, Thanh Hoá, tr.231. 2. Bùi Hạnh Cẩn, Ý đồ và hoạt động của các giáo sĩ nước ngoài trên đất Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, Nghiên cứu lịch sử, số 2(198), tr.29, 40. 3. Charles Maybon, Những người châu Âu ở nước An Nam, Nxb Thế giới Hà Nội 2006, tr.72. 4. Jean Patiste Tavernier, Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài, Nxb thế giới Hà Nội 2005, tr.26. 5. Nguyễn Văn Kiệm, Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội 2003, tr.532. 6. Nhà in Bình Minh, Lê triều chiếu lệnh thiện chính (bản dịch của Nguyễn Sĩ Giáp), Sài Gòn 1961, tr.127, 177, 313, 341.
  7. 7. Ngô Sĩ Liên (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.265,285. 8. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Việt sử thông giám cương mục, tập II, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, tr.400. 9. Uỷ bản nhân dân tỉnh Hải Dương (1994), Phố Hiến - kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Sở văn hoá thông tin thể thao Hải Dương, tr.134,147, 238. 10. Viện khoa học xã hội, Viện nghiên cứu Hán Nôm (1981), Đại Việt sử ký tục biên, Hà Nội, tr.72, 358. 11. Thành Thế Vỹ (1961), Ngoại th ương Việt Nam hồi thế kỷ XVII - XVIII và đầu thế kỷ XIX, Nxb Sử học Hà Nội, tr.188, 172, 174. 12. Willam Dampier (2005), Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688, Nxb Thế giới Hà Nội, tr.70, 105, 106.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1