intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp cải thiện hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container tuyến Trung Quốc - Việt Nam bằng đường biển tại Công ty TNHH Giao nhận Toàn cầu GS

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo "Một số giải pháp cải thiện hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container tuyến Trung Quốc - Việt Nam bằng đường biển tại Công ty TNHH Giao nhận Toàn cầu GS" muốn mang đến cho đọc giả những hiểu biết thực tế về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, tình hình hoạt động sản xuất của Công ty, cũng như đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện quy trình như việc mở rộng thị trường marketing, xây dựng đội ngũ nhân viên đắc lực nhằm lưu thông hàng hóa thuận tiện hơn, giảm bớt các mối lo ngại về việc trì hoãn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp cải thiện hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container tuyến Trung Quốc - Việt Nam bằng đường biển tại Công ty TNHH Giao nhận Toàn cầu GS

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER TUYẾN TRUNG QUỐC - VIỆT NAM BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN TOÀN CẦU GS Huỳnh Chí Giỏi*, Mai Thị Trà My, Nguyễn Thị Tuyết Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: hc.gioi@hutech.edu.vn. TÓM TẮT Ngành giao nhận vận tải nói chung và ngành vận tải biển nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Vì vậy, giao nhận vận tải đã trở thành ngành nghề kinh doanh dịch vụ không thể thiếu của mọi quốc gia. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải sở hữu nhiều lợi thế về quy mô, uy tín và bề dày kinh nghiệm. Trước tình hình đó, mặc dù là một công ty còn non trẻ nhưng Công ty TNHH Giao nhận Toàn cầu GS cũng đã từng bước hoàn thiện, củng cố hoạt động kinh doanh của mình trong gần hai năm qua. Bài báo muốn mang đến cho đọc giả những hiểu biết thực tế về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, tình hình hoạt động sản xuất của Công ty, cũng như đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện quy trình như việc mở rộng thị trường marketing, xây dựng đội ngũ nhân viên đắc lực nhằm lưu thông hàng hoá thuận tiện hơn, giảm bớt các mối lo ngại về việc trì hoãn. Từ khóa: giao nhận hàng hóa, nhập khẩu nguyên container, nghiệp vụ giao nhận. 1. Tổng quan Trung Quốc là một trong những quốc gia luôn dẫn đầu về lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chỉ riêng 9 tháng năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 79,1 tỷ đô, đứng thứ hai là Hoa Kỳ và tiếp đó là Hàn Quốc và các nước Asean (theo Cục Thống kê, 2023), do thế mạnh về giá thành cạnh tranh, sự đa dạng về các loại hàng hóa cũng như lợi thế về khoảng cách địa lý cho nên hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu tuyến Việt Nam - Trung Quốc luôn nhộn nhịp ở tất cả các hình thức vận tải, đặc biệt là vận tải biển và vận tải bộ (vận tải xuyên biên giới). Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là những nhu yếu phẩm thường dùng, nên việc thuê một đơn vị dịch vụ hỗ trợ bốc xếp, giao hàng theo đúng lịch trình, địa điểm dự kiến là thực sự cần thiết (Cosi Logistics, 2022). Với nền kinh tế đang phát triển, nắm bắt được nhu cầu tăng mạnh Công ty TNHH Giao nhận Toàn cầu GS đã bước chân gia nhập vào thị trường với nhiều thành công đáng kể, nhưng bên cạnh đó quy trình giao nhận còn nhiều thiếu sót, không đồng nhất trong việc điều hành quy trình giao nhận. Nhận thấy đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của công ty, nên với mong muốn có thể đóng góp tích cực cho việc hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty nhằm đưa ra được những đề xuất, đánh giá giúp công ty hoàn thiện hơn. Hoạt động trong lĩnh vực vận tải và giao nhận hàng hóa, là một Forwarder (trung gian giao nhận) GS chuyên thực hiện giao nhận và vận chuyển hàng nguyên container, hàng lẻ theo phương thức nội địa và quốc tế bằng đường biển, đường bộ; dịch vụ khai thuê Hải quan, dịch vụ kho bãi, đóng kiện và giao nhận tích hợp 3PL. Với thế mạnh là giao nhận hàng nhập khẩu với một số mặt 373
  2. hàng phổ biến như nội thất, máy móc gặt lúa và giao nhận hàng xuất khẩu mặt hàng trái cây thanh long (Ấn Độ, Hàn Quốc) và một số loại hạt nông sản (khu vực Châu Âu). 2. Cơ sở lý thuyết 2.1 Khái niệm nghiệp vụ giao nhận “Đặc điểm nổi bật của mậu dịch quốc tế là người bán và người mua thường ở cách xa nhau. Việc di chuyển hàng hóa là do người vận tải đảm nhận. Đây là nghiệp vụ rất quan trọng, thiếu nó thì coi như hợp đồng mua bán không thể thực hiện được. Để cho quá trình vận tải được Bắt đầu – Tiếp tục – Kết thúc, tức là hàng hóa đến tay người mua, ta cần phải thực hiện một loạt các công việc khác liên quan đến quá trình vận chuyển như đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp/dỡ, giao hàng cho người nhận ở nơi đến…Tất cả các công việc này được gọi chung là “Nghiệp vụ giao nhận - Forwarding”” (Phạm Mạnh Hiền, 2009). 2.2 Các dịch vụ của hoạt động giao nhận Theo Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics tại Điều 3 của Nghị định có quy định về sự phân loại dịch vụ logistics như sau: Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay; Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển; Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải; Dịch vụ chuyển phát; Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa; Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan); Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải; Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng; Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển; Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa; Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt; Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải đa phương thức; Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật; Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác; Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại (Thư viện pháp luật, 2017). 3. Thực trạng ván đề 3.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 3.1.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 7/2023 – 12/2023 Bảng 1. Thống kê số lô hàng từ 7/2023 - 12/2023 tại Công ty TNHH Giao nhận Toàn cầu GS Đơn vị tính: Lô (hàng) Tháng Tăng trưởng bình quân 7 8 9 10 11 12 Số lượng container giao nhận 6 tháng (%) Loại 20 feet 4 5 4 6 5 6 11,6 Loại 40 feet 2 1 3 3 4 4 33,6 (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Theo bảng số liệu đã thống kê, cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có biến động đều theo tháng từ tháng 7/2023 (6 lô hàng) đến tháng 12/2023 (10 lô hàng) với lợi thế là hàng nhập khẩu 20 feet, đạt gần 99% so với kế hoạch đề ra. Đa số những hợp đồng này là khách hàng thân thiết và được giới thiệu đến sử dụng dịch vụ, với tốc độ tăng trưởng bình quân 6 tháng từ 11,6% (loại 20 feet) đến 33,6% (loại 40 feet). Đa số những mặt hàng nhập khẩu là các mặt hàng hóa chất PVC SUSPENSION RESIN, PVC COMPOUND,...các loại mặt hàng gia công như vải, thủ công mỹ nghệ. 3.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 5/2023 – 10/2023 374
  3. Bảng 2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 5/2023 – 10/2023 Đơn vị tính: 106 đồng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tăng trưởng Chỉ tiêu 5 6 7 8 9 10 bình quân (%) Doanh thu 864 960,2 1.111 1.210 1.302,5 1.450 10.94 Chi phí 365,2 415,67 452,5 510,87 623,72 652 12.44 Lợi nhuận trước thuế 498,8 544,52 658,5 699,13 678,78 798 10.18 Lợi nhuận sau thuế 399,04 435,62 526,8 559,30 543,02 638,4 10.18 (Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty TNHH Giao Nhận Toàn Cầu GS) Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 6 tháng từ 05/2023 đến 10/2023 có sự phát triển. Doanh thu bán hàng của các dịch vụ trong 6 tháng tăng liên tục từ tháng 5 là 864 triệu đồng đến tháng 10 đạt 1.450 triệu đồng và có tốc độ tăng trưởng bình quân là 10.94%, doanh thu thuần của công ty vào giai đoạn này có sự tăng trưởng. Chi phí tăng từ tháng 5 là 365,2 triệu đồng đến tháng 10 là 652 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 12.44%. Nhờ khả năng quản lý và chiến lược kinh doanh của ban lãnh đạo công ty góp phần thúc đẩy làm cho lợi nhuận sau thuế tang nhanh, cụ thể từ tháng 5/2023 đến tháng 10/2023 tăng từ 399,04 triệu đồng (tháng 5) lên đến 638,4 triệu đồng vào cuối tháng 10 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 10.18%. 3.2 Quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng nhận hàng nhập khẩu tại công ty 3.2.1 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu Hình 1. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty TNHH Giao nhận Toàn cầu GS (Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH Giao nhận Toàn cầu GS) 375
  4. 3.2.2 Diễn giải quy trình Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng Trao đổi thông tin qua email, zalo, điện thoại. Khách hàng đã từng hợp tác hoặc biết đến công ty, liên hệ với công ty GS để cung cấp thông tin lô hàng nhập khẩu dự kiến, các điều khoản và nhu cầu của khách hàng nhằm được tư vấn và báo giá. Bước 2: Thực hiện đàm phán, tư vấn, báo giá cho khách hàng Hai bên trao đổi những thông tin về lô hàng sắp nhập khẩu. Nếu khách hàng đồng ý tiến hành xin cách thức và phương thức liên lạc và trao đổi thông tin, chuyển giao bộ chứng từ sau này giữa hai bên. Bước 3: Ký kết hợp đồng dịch vụ với khách hàng Nhân viên kinh doanh soạn thảo hợp đồng bao gồm các điều khoản cơ bản thể hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quá trình thực hiện quy trình giao nhận. Bước 4: Liên hệ khách hàng nhận và kiểm tra bộ chứng từ Sau khi ký kết hợp đồng, khách hàng sẽ cung cấp cho nhân viên chứng từ một bộ hồ sơ qua email bao gồm: Hoá đơn thương mại; Hợp đồng thương mại; Phiếu đóng gói; Vận đơn đường biển; Giấy thông báo hàng đến ; Giấy giới thiệu công ty khách hàng, nhân viên tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. Bước 5: Nhận lệnh giao hàng (D/O) từ hãng tàu và cược container Kiểm tra bộ chứng từ phù hợp, khi có thông báo hàng đến người giao nhận sẽ lấy vận đơn đường biển (B/L) kèm giấy giới thiệu của công ty làm thủ tục với hãng tàu lấy lệnh giao hàng (D/O), nộp phí D/O cùng với các phụ phí khác, tiền cược container (nếu có) để lấy Giấy mượn container về kho đóng hàng Hiện nay ,với xu hướng số hóa thì việc xuất trình B/L bằng chứng từ điện tử là chủ yếu còn gọi là e-B/L, gửi qua email hoặc trang web của hãng tàu để lấy D/O điện tử còn gọi là e-D/O cùng với thủ tục thanh toán điện tử diễn ra nhanh chóng và thuận tiện cho các bên. Trừ trường hợp sử dụng vận đơn gốc, tức là bản giấy (Original B/L) thì người nhận hàng buộc phải lên văn phòng của hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu để làm thủ tục đổi lệnh giao hàng (D/O). Bước 6: Làm thủ tục hải quan hàng nhập: Sử dụng phần mềm khai báo trực tiếp ECUS5 VNACC để khai báo hải quan điện tử cho hàng hoá. Cần lưu ý các thông tin sau: - Lập tờ khai hải quan: Nhập thông tin theo chứng từ đã được kiểm tra trước đó. - Khi khai báo thành công, hệ thống hải quan sẽ tự động báo số tiếp nhận hồ sơ. - Cấp số tờ khai và nhận kết quả phân luồng, kèm theo chỉ thị của hải quan. Có 3 kết quả phân luồng như sau: + Luồng xanh: Xác nhận thông quan, trả hồ sơ + Luồng vàng: kiểm tra chi tiết chứng từ (nộp qua hệ thống điện tử của hải quan), nếu hợp lệ thì xác nhận hàng hóa kiểm tra đúng như khai báo, nếu phát hiện nghi vấn thì chuyển qua luồng đỏ + Luồng đỏ: kiểm tra thực tế lô hàng và bộ chứng từ theo chỉ thị của hải quan. - Khi có đầy đủ thông tin, nhân viên chứng từ in 02 tờ khai bản chính để mở tờ khai. - Phúc tập tờ khai để kiểm tra thông tin và tính đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ. Bước 7: Nộp thuế nhập khẩu Nhân viên giao nhận tính thuế, trường hợp miễn giảm thuế căn cứ vào quyền lợi của khách hàng. Đối với hàng nộp thuế ngay, sau khi cơ quan Hải quan chấp nhận thông tin khai hải quan và trả lại tờ khai hải quan, doanh nghiệp nộp thuế theo thông báo hướng dẫn, xuất trình chứng từ nộp thuế cho Hải quan trước khi thông quan. Bước 8: Thanh lý Hải quan 376
  5. Sau khi hàng hóa được xác nhận thông quan, việc thanh lý hải quan (hoàn thiện thủ tục đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát của cơ quan Hải quan) thực hiện tự động khi có kết quả thông quan từ hải quan, kết quả trả về là “Danh sách container đủ điều kiện qua khu vực giám sát của hải quan” được lấy từ hệ thống phần mềm, với mỗi container được thông quan sẽ có mã QR để truy xuất thông tin. Bước 9: Nhận hàng tại cảng Nhân viên hiện trường liên hệ công ty vận tải, sắp xếp vận chuyển hàng về kho cho khách hàng. Tài xế xe container làm thủ tục ra vào cổng cảng, điều xe vào cảng, vào bãi container hàng nhập theo sự điều động của điều độ bãi (CY) để lấy container theo đúng danh sách trong DO, sau đó kiểm tra lại tình trạng bên ngoài của container và kéo container về kho. Bước 10: Giao hàng cho khách hàng Sau khi lấy được hàng, hàng có thể được chuyên chở trực tiếp về kho của công ty chủ hàng hoặc bên giao nhận có thể làm cả dịch vụ vận tải tức là sẽ thuê xe hoặc phương tiện vận tải của mình để chuyên chở hàng hóa đến nơi chủ hàng yêu cầu. Bước 11: Tiến hành quyết toán và lưu hồ sơ Sau khi hoàn tất thủ tục thông quan, chuyển hàng cho khách, kết thúc công việc giao nhận, nhân viên giao nhận lập biên bản quyết toán và giao lại toàn bộ chứng từ cho bộ phận chứng từ. 3.3 Ma trận SWOT của quy trình nghiệp vụ giao nhận Bảng 3. Ma trận SWOT của Công ty TNHH Giao Nhận Toàn Cầu GS 377
  6. 4. Kiến nghị một số giải pháp Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tuyến Trung Quốc - Việt Nam của Công ty GS đối mặt với nhiều khó khăn từ tìm kiếm khách hàng đến quá trình vận chuyển, đặc biệt là vấn đề nhân sự. Điều này đặt ra một loạt thách thức như thời gian kéo dài, chi phí tăng cao. Một quy trình giao nhận hiệu quả không chỉ giúp giảm thiểu những khó khăn mà còn tối ưu chi phí, tăng tính linh hoạt. Do đó tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu suất và hiệu quả của quy trình giao nhận hàng nhập khẩu trong ngữ cảnh đầy thách thức và cơ hội này. 4.1 Giải pháp về nhân sự Được hình thành từ việc kết hợp S1, S2, O1 nhằm mục đích nâng cao chất lượng nhân sự đầu vào, xây dựng mối quan hệ tốt với các trường đại học, các tổ chức đào tạo chuyên về logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Sử dụng hệ thống quản lý ứng viên (ATS) giúp tổ chức theo dõi một lượng lớn hồ sơ, lọc ứng viên phù hợp và giảm thời gian xử lý. Ngoài ra, sử dụng nền tảng tìm kiếm và mạng xã hội cũng giúp tăng cơ hội tiếp cận ứng viên có tiềm năng. Đặc điểm của lĩnh vực giao nhận cần không cần nhiều nhân sự nhưng phải trải quan nhiều giao tác, công đoạn khác nhau và phương tiện sử dụng chủ yếu là các thiết bị văn phòng. Do đó để đảm bảo phù hợp công việc, nhân sự cần có những điểm như sau: sử dụng thành tạo máy vi tính, biết ngoại ngữ. Tính tình khéo léo trong giao tiếp với khách hàng, đức tính chăm chỉ, trung thực,… 4.2 Giải pháp về marketing Chiến lược tiếp thị và quảng cáo với sự kết hợp W1O3, W2O2: Tạo chiến lược tiếp thị mạnh mẽ để xây dựng uy tín và thương hiệu trên thị trường qua các nền tảng như: website, các phương tiện không dây kết hợp với dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng, tận dụng cơ hội phát triển của ngành logistics tại Việt Nam. Kết hợp S2O3 tạo nên chiến lược cạnh tranh thông minh: Phát triển chiến lược cạnh tranh để đối mặt với sự cạnh tranh cao trong ngành logistics, tập trung xây dựng và phát triển công ty với chất lượng dịch vụ cao, hiệu suất vận chuyển nhanh chóng. 4.3 Giải pháp cho sự biến động thị trường Chiến lược thích ứng nhanh chóng được kết hợp từ W1T1: Phát triển chiến lược thích ứng và đổi mới nhanh chóng để ứng phó với tính bất ổn của thị trường logistics Việt Nam, đặc biệt là đối với những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu, thuế quan và các thời điểm nhập hàng nhiều như: lễ, tết… bằng cách tăng lượng xe điều chuyển, sắp xếp nhân sự phù hợp để hạn chế tối thiểu xảy ra sai sót. Sự kết hợp từ O2T2 tạo nên chiến lược tích hợp: Phát triển chiến lược này nhằm để khắc phục yếu điểm và những rủi ro. Điều này bao gồm việc cải thiện lại quy trình nội bộ, đưa ra những quy định chung và quy định riêng cho từng phòng ban, bắt buộc thực hiện để ổn định nhân sự. Bên cạnh đó tìm kiếm nguồn cung cấp dự phòng để giảm thiểu tác động của sự biến động thi trường, như tìm công ty vận tải dự phòng cho những mùa nhập hàng hoá nhiều, tránh gây mất khách hàng, tốn thời gian. 5. Kết luận Bài viết giới thiệu tổng quan về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói chung và dịch vụ mà Công ty TNHH Giao nhận Toàn cầu GS đang kinh doanh. Đưa ra một số cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận như khái niệm về nghiệp vụ giao nhận, các dịch vụ của hoạt động giao nhận. Thực trạng vấn đề nghiên cứu được thể hiện qua kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó tập trung tìm hiểu về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container FCL bằng đường biển, liệt kê một số điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của quy trình. Với một số hạn chế còn tồn đọng mà công ty đang gặp phải như chưa tạo được uy tín gây cản trở trong việc thuyết phục khách hàng và chưa có được tên tuổi so với những công ty thành lập lâu năm. Từ đó đề xuất những giải pháp mong muốn quy trình giao nhận 378
  7. của công ty ngày càng hoàn thiện hơn về đội ngũ nhân sự, chiến lược Marketing và giải pháp cho sự biến động của thị trường. Cuối cùng đề xuất hướng nghiên cứu để đưa ra một số kiến nghị về việc xây dựng nguồn tài nguyên nhân lực và tối ưu hóa chi phí giao hàng chặng cuối để quy trình giao nhận có thể tối ưu hóa được chi phí và thời gian hơn trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cosi Logistics. (2022, 11 18). Quy Trình Vận Chuyển Hàng Trung Quốc Về Việt Nam Bằng Đường Biển. Retrieved 01 2024, from Cosi Logistics: https://cosilogistics.com/quy-trinh- van-chuyen-hang-trung-quoc-ve-viet-nam-bang-duong-bien/ 2. Phạm Mạnh Hiền. (2009). Nghiệp vụ giao nhận vận tải, bảo hiểm trong ngoại thương. NXB Thống Kê. 3. Thư viên pháp luật. (2017, 12 30). Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics tại điều 3 của nghị định về sự phân loại dịch vụ Logistics. Retrieved 01 2024, from Thư viên pháp luật: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/nghi-dinh- 163-2017-nd-cp-quy-dinh-kinh-doanh-dich-vu-logistics-321911.aspx. 4. Thanh Thảo. (2010). Luật thuế xuất nhập khẩu. NXB Lao Động. 5. Trần Thị Mỹ Hằng . (2014). Giáo trình Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu. Tài liệu lưu hành nội bộ Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM. 6. Đoàn Thị Hồng Vân & Kim Ngọc Đạt. (2010). Quản trị xuất nhập khẩu. NXB Lao Động - Xã hội. 379
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2