intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp chủ yếu phát triển bền vững thị trường lao động ở khu vực nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số giải pháp chủ yếu phát triển bền vững thị trường lao động ở khu vực nông thôn Việt Nam" nghiên cứu thực trạng thị trường lao động và tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm ở khu vực nông thôn Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp chủ yếu phát triển bền vững thị trường lao động ở khu vực nông thôn Việt Nam

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM Lê Thị Hồng Nhung* - Nguyễn Quốc Việt** 1 TÓM TẮT: Trong giai đoạn hiện nay, người lao động với tư cách là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội đã được tạo điều kiện hơn để phát huy năng lực của mình và chủ động tìm kiếm việc làm. Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cả xã hội đã và đang nỗ lực tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tuy vậy, tốc độ gia tăng nguồn nhân lực quá cao và do những bất cập về thể chế, chính sách, vẫn còn một bộ phận đáng kể người lao động thiếu hoặc không có việc làm - nhất là lực lượng lao động ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn mới đạt trên 70%. Tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm ở nông thôn đang là một trong những lực cản chính đối với công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, và là nguyên nhân sâu xa làm phát sinh các vấn đề tiêu cực và tệ nạn xã hội. Trong khi đó, địa bàn nông thôn là nơi cư trú, sinh sống, làm ăn của một bộ phận lớn lao động và dân cư cả nước. Nông thôn Việt Nam hiện nay chiếm tới hơn 69,83% dân số và 72% lực lượng lao động của cả nước. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng thị trường lao động và tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm ở khu vực nông thôn Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng… Từ khóa: Thị trường lao động nông thôn, lực lượng lao động nông thôn, khu vực nông thôn, nông nghiệp nông thôn. ABSTRACT: In the present period, workers as the most important resource of socio-economic development have been given more favorable conditions to promote their capabilities and actively seek employment. Implementing the guidelines of the Party, the law of the State, the whole society has been trying to create more jobs for workers. However, the rate of increase of human resources is too high and due to the inadequacies of institutions and policies, there is still a significant part of the laborers lacking or unemployed - especially the labor force in the area countryside. The rate of employment in rural areas is just over 70%. Excess of labor, lack of jobs in rural areas is one of the main obstacles to poverty alleviation, education development, people’s intellectual development, and causes Negative issues and social evils. Meanwhile, the rural area is the residence, living and working of a large part of the labor force and population in the whole country. Rural Vietnam now accounts for over 69.83% of the population and 72% of the country’s labor force. Therefore, studying the current situation of the labor market and finding solutions to solve the problem of employment in rural areas of Vietnam is a particularly important issue. Keywords: Rural labor market, rural labor force, rural areas, rural agriculture. 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Ở KHU VỰC NÔNG THÔN 1.1. Cung về lao động 1.1.1. Về số lượng dân số và nguồn lao động Tính đến nay, dân số nông thôn Việt Nam có 63.703.300 người chiếm 72,34% dân số cả nước. Dân số tăng nhanh dẫn đến tổng lực lượng lao động của cả nước tăng cao. Theo số liệu điều tra thực trạng lao động * Học viện Tài chính, Tác giả nhận phản hồi: Lê Thị Hồng Nhung, tel.: +84916436923. E-mail address: lenhung89.hnue@gmail.com ** Đại học Công đoàn
  2. 1062 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION và việc làm của Bộ Lao động thương binh và xã hội, tính đến năm 2016 lực lượng lao động cả nước là 55,8 triệu người, chiếm 63,4% tổng dân số. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Lao động ở nông thôn Việt Nam vẫn còn chiếm tuyệt đại đa số về mặt số lượng trong nguồn lực lao động do tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở nông thôn cao hơn so với khu vực ở thành thị. Trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đất nước, xu hướng chung có tính quy luật là tỷ trọng dân số nông nghiệp nông thôn giảm dần… Dự tính đến năm 2020, tỷ trọng lao động đang làm việc trong nông nghiệp ở nông thôn có thể còn trên dưới 56%, trong khi mục tiêu đặt ra cho quá trình phấn đấu trở thành một nước công nghiệp là 50% lực lượng lao động trong nông nghiệp. Do mức tăng dân số trong thời gian trước cao nên trong những năm gần đây, số người trong độ tuổi lao động ngày càng trẻ hóa. Theo số liệu điều tra thực trạng lao động việc làm của Bộ Lao động thương binh và xã hội năm 2016, trong tổng số 65,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên có hơn ba phần tư (77,4%) tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ (82% so với 73%) và không đồng đều giữa các vùng. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2016 của dân số khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị tới 11,5 điểm phần tram (81,0% so với 69,5%). Cả nam giới và nữ giới đều có sự chênh lệch này, song mức độ chênh lệch của nữ giới lớn hơn nam giới. Bảng 1: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo giới tính, thành thị/nông thôn năm 2015 (Đơn vị tính: %) Nơi cư trú/các vùng KT - XH Tổng số Nam Nữ Chênh lệch nam - nữ Toàn quốc 77,4 82,0 73,0 9,0 Thành thị 69,5 75,5 63,8 11,7 Nông thôn 81,0 84,9 77,2 7,7 Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội, số liệu thống kê việc làm năm 2016 Để theo dõi những biến động trong tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động phải có các số liệu đầy đủ tạo thành chuỗi số liệu về lực lượng lao động. Tức là cần phải có những số liệu được thu thập đẩy đủ, có hệ thống, theo những tiêu chí nhất quán về lực lượng lao động. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống số liệu này còn chưa đầy đủ. Hơn nữa sự khác biệt trong định nghĩa về lực lượng lao động giữa các cơ quan hữu quan, sự không thống nhất trong phương pháp điều tra, kỹ năng còn thấp của đội ngũ cán bộ làm công tác thu thập, xử lý số liệu điều tra, là những yếu tố gây cản trở không nhỏ cho việc tính toán chính xác số lượng lao động tham gia vào hoạt động kinh tế, cũng như xu hướng tăng hay giảm của chỉ số này hàng năm. 1.1.2. Về chất lượng dân số và nguồn lao động Nhìn chung, chất lượng của lực lượng lao động nông thôn đang được cải thiện dần, tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo ngày càng giảm. Trình độ học vấn của lực lượng lao động nông thôn ngày càng cao hơn mặc dù mức xuất phát điểm thấp hơn so với thành thị. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ học vấn của người lao động nông thôn vẫn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển kinh tế. Bảng 2: Cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ học vấn từ 1996 đến 2016 (Đơn vị tính: %) Nông thôn 1996 2016 Chưa biết chữ 6,57 5,70 Chưa tốt nghiệp tiểu học 22,36 15,9 Tốt nghiệp tiểu học 28,87 29,9 Tốt nghiệp trung học cơ sở 32,74 30,7 Tốt nghiệp trung học phổ thông 9,19 17,8 Chung 100,00 100,00 Nguồn: Bộ Lao động thương binh và xã hội, số liệu thống kê việc làm
  3. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1063 – thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2016. Trên địa bàn nông thôn cả nước còn tồn tại một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động chưa biết chữ (5,70%), tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp tiểu học còn rất cao (15,9%), tỷ lệ đã tốt nghiệp THPT còn rất thấp (17,8%). Cho đến nay, trình độ văn hóa của lao động nông thôn có tiến triển theo chiều hướng tăng dần ở các bậc học cao nhưng phổ biến vẫn là tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp tiểu học (chiếm trên 60,6% tổng lực lượng lao động nông thôn). Nhìn chung, trình độ văn hóa của lực lượng lao động nông thôn thấp hơn nhiều so với các chỉ số tương ứng của lực lượng lao động cả nước và đặc biệt so với các chỉ số tương ứng của lực lượng lao động ở thành thị. Về trình độ chuyên môn, do trình độ văn hóa chưa cao nên trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động cũng vì thế mà có nhiều hạn chế. Bảng 3: Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, thành thị/ nông thôn và các vùng kinh tế xã hội năm 2016 (ĐV: %) Nơi cư trú/các vùng KT – XH Tổng số Không có Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học CMKT Toàn quốc 100 85,3 3,8 3,5 1,7 5,7 Thành thị 100 69,6 6,4 5,7 2,9 15,4 Nông thôn 100 91,4 2,9 2,6 1,2 1,9 Các vùng KT-XH Trung du và miền núi phía Bắc 100 86,5 3,6 4,6 2,0 3,3 ĐB Sông Hồng 100 79,1 6,6 4,2 2,0 8,1 Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung 100 87,1 3,0 3,8 1,8 4,3 Tây Nguyên 100 89,5 1,9 3,3 1,7 3,6 Đông Nam Bộ 100 80,6 4,4 2,8 1,8 10,4 Đồng bằng sông Cửu Long 100 92,2 1,8 2,1 1,1 2,9 Nguồn: Tổng cục thống kê (2016), Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2016. Trên địa bàn nông thôn cả nước, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao (91,4%). Sự hạn chế về trình độ văn hóa, về điều kiện kinh tế mà đại đa số người lao động nông thôn đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật trở lên chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lực lượng lao động (cao đẳng: 1,2%, đại học trở lên 1,9%). Trong tất cả các vùng, lực lượng lao động chủ yếu là không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao nhất cả nước (92,2%), thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng cũng tới 79,1%. Nhìn chung, lực lượng lao động có trình độ cao từ công nhân, kỹ thuật có bằng cấp trở lên tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng nơi có nhiều điều kiện thuận lợi. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ thu hút phần lớn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của cả nước. Vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp nhất trong cả nước. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch rất lớn. Theo điều tra của thực trạng lao động việc làm của Bộ Lao động thương binh và xã hội đến năm 2016, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nông thôn là 8,6%, trong khi đó tỷ lệ này ở thành thị là 30,4%. Đặc biệt ở miền núi, các nông trường, lâm trường, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động thấp hơn nhiều so với các nơi khác. Đối với tình trạng kỷ luật lao động, mặc dù hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế - xã hội Việt Nam vận động và phát triển trong một môi trường thể chế khác hẳn so với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Tuy vậy, khoảng thời gian đó vẫn là quá ngắn so với lịch sử hàng trăm năm của nền kinh tế thị trường
  4. 1064 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION trên thế giới, mặt khác tác động thực tế của các quan hệ và của cơ chế thị trường vào địa bàn nông thôn Việt Nam cũng có thể đạt tới mức làm thay đổi căn bản cấu trúc kinh tế và những phong tục tập quán, thói quen truyền thống. Vì thế, hầu hết những người lao động ở nông thôn Việt Nam đến nay vẫn mang nặng tác phong của một nền tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Họ chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Điều này có thể thấy rất rõ qua hiện tượng các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải mất hàng tháng chỉ để đào tạo tác phong cho công nhân mới được chuyển từ nông thôn đến làm việc tại xí nghiệp. Nhiều vụ việc đình công, hoặc mâu thuẫn chủ - thợ tại các xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nguồn gốc ban đầu từ những vụ vi phạm lao động công nghiệp, từ ý thức kỷ luật lao động kém của bản thân người lao động, chủ yếu là của người lao động có xuất thân từ nông dân. 1.2. Về cầu lao động Trên phạm vi cả nước, theo báo cáo của Bộ Lao động thương binh và xã hội thì số lượng chỗ làm việc mới được tạo ra có xu hướng tăng đều hàng năm. Giai đoạn 1996 - 2006, số chỗ làm việc tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 863.000 chỗ. Giai đoạn 2006 - 2016, bình quân mỗi năm có khoảng 1,2 triệu chỗ làm việc mới được tạo ra và con số này tính bình quân mỗi năm cho giai đoạn 2010 - 2020 là khoảng 1,6 triệu. Nhưng do lao động nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông, có tay nghề đơn giản, lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, trong khi đó nhu cầu về lao động ngày càng đòi hỏi lao động lành nghề, có chuyên môn kỹ thuật, nên số người lao động ở nông thôn bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm vẫn còn cao. Khả năng tạo thêm việc làm ở khu vực nông thôn hàng năm còn nhiều hạn hẹp. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa lao động khu vực nông nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến số lượng lao động nông nghiệp ngày càng giảm, trong khi đó những đòi hỏi về chất lượng lao động nông nghiệp ngày càng tăng. Từ năm 2000 đến năm 2010, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp từ 71% xuống 58,8%, dự kiến đến năm 2020, lao động trong ngành nông nghiệp giảm xuống còn 32,2% tương đương trên 12 triệu người. Cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động ngày càng tăng, xu hướng bão hòa của một số sản phẩm nông nghiệp sẽ dẫn tới cầu về lao động nông nghiệp suy giảm với tốc độ nhanh hơn. Tuy vậy, nhu cầu lao động trong khu vực này vẫn còn khá lớn, có thể chỉ ra một số lĩnh vực, ngành nghề sẽ thu hút mạnh lao động nông thôn trong những năm tới bao gồm: Nghề nông mỗi năm cần 50-60 vạn người, chế biến nông lâm sản mỗi năm cần 20 vạn người, tiểu thủ công nghiệp mỗi năm cần khoảng 5-6 vạn người… Nông thôn Việt Nam có đặc trưng phát triển các làng nghề truyền thống. Tính đến năm 2010, trên cả nước có trên 1.000 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề có lịch sử hoạt động và phát triển từ rất lâu đời. Tiềm năng để phát triển làng nghề ở nông thôn là lớn, với số lượng các đơn vị, các cơ sở ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề truyền thống hiện hành. Ở các vùng có nhiều làng nghề phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng hiệu quả. Như vậy, về cầu lao động ở nông thôn vẫn chưa đáp ứng đủ cung, người lao động nông thôn vẫn không có đủ việc làm, một bộ phận không nhỏ người lao động nông thôn phải di chuyển đến các thành phố để kiếm việc làm. Điều này lại càng làm cho vấn đề việc làm trở nên gay gắt ở cả nông thôn và thành thị.
  5. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1065 1.3. Tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn Bảng 4: Tỷ lệ thiếu việc làm chia theo thành thị/nông thôn, giới tính và các vùng kinh tế - xã hội năm 2016 (ĐV: %) Vùng KT-XH Chung Khu vực cư trú Giới tính ở khu vực nông thôn Thành thị Nông thôn Nam Nữ Toàn quốc 3,57 1,82 4,26 4,17 4,36 Trung du và MN phía Bắc 2,15 1,97 2,18 2,40 1,94 ĐB sông Hồng 3,50 1,58 4,23 4,06 4,40 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 4,47 2,88 4,95 4,82 5,09 Tây Nguyên 3,70 3,37 3,83 4,00 3,64 Đông Nam Bộ 1,22 0,60 1,99 2,15 1,80 Đồng bằng sông Cửu Long 5,57 2,84 6,35 5,83 7,02 Nguồn: Tổng cục thống kê năm (2016), Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2016. Tình trạng thiếu việc làm hay còn gọi là thất nghiệp bộ phận là đặc trưng phổ biến của lao động nông thôn. Theo số liệu báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2016, tổng số lao động nông thôn là 36.606,2 triệu người chiếm 72% lực lượng lao động cả nước, trong đó thường xuyên tồn tại một lực lượng lao động thiếu việc làm, phổ biến là thiếu việc làm mang tính thời vụ. Năm 2016, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn ở mức 4,26%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn cao gấp hơn 2,3 lần khu vực thành thị, trong khi có sự chênh lệch không đáng kể về mức độ thiếu việc làm giữa nam và nữ ở khu vực nông thôn của các vùng kinh tế - xã hội. Trên địa bàn nông thôn cả nước hiện có 6 đến 7 triệu lao động dư thừa không có việc làm thường xuyên, trong đó có trên 50% chỉ có việc làm từ 3-4 tháng/năm. Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động nông thôn khá thấp chỉ khoảng trên dưới 75%. Vào thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động nông thôn thường di chuyển đến các địa phương khác nhất là các thành phố lớn để tìm kiếm thêm việc làm nhằm mục đích tăng thu nhập. Những năm gần đây, tình hình lao động nông nhàn trở thành vấn đề xã hội nổi cộm vì đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng di chuyển lao động nông thôn mang tính thời vụ để kiếm việc làm và tăng thêm thu nhập. Đặc biệt, trong điều kiện gia tăng tình trạng thiếu việc làm trong toàn bộ nền kinh tế thì vấn đề lao động nông nhàn ở nông thôn ngày càng trở nên bức bách. Đó là nguồn bổ sung đáng lo ngại vào lực lượng lao động thiếu việc làm nói chung và làm tăng thêm dòng người di dân, di chuyển lao động từ vùng này đến vùng khác, từ nông thôn ra thành thị. 1.4. Những vấn đề đặt ra Qua phân tích thực trạng của thị trường lao động ở nông thôn chúng ta nhận thấy những vấn đề cần quan tâm giải quyết để tạo điều kiện phát triển thị trường lao động ở nông thôn như: -Tốc độ tăng nguồn lao động ở mức còn cao, dự báo đến năm 2020 tăng khoảng 2,75%. Trong khi các điều kiện về kinh tế còn yếu kém thì tốc độ tăng nguồn lao động như vậy sẽ tạo ra sức ép về việc làm. -Trình độ văn hóa của người lao động nông thôn còn thấp so với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. -Tỷ lệ thời gian nhàn rỗi của lao động nông thôn còn quá cao nhưng nhiều nơi vẫn không tuyển đủ lao động có chuyên môn kỹ thuật. -Lao động ở nông thôn vẫn còn chiếm đại đa số về mặt số lượng trong nguồn lực lao động, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở nông thôn lại nhanh hơn so với khu vực công nghiệp và thành thị. -Phần lớn người lao động ở khu vực nông thôn còn mang nặng tác phong của người sản xuất nhỏ nên tính tổ chức, tinh thần kỷ luật yếu kém, chưa có tác phong công nghiệp, do đó năng suất lao động chưa cao và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động kém.
  6. 1066 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION -Kết cấu hạ tầng ở nông thôn như hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống đê biển, hệ thống cung cấp nước sạch… còn thiếu đồng bộ, chưa quan tâm đầu tư thích đáng. -Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chưa tạo ra được sự phát triển hài hòa giữa các vùng đô thị và nông thôn . Khoảng cách về phát triển kinh tế - xã hội giữa đô thị và nông thôn còn lớn và có chiều hướng ngày càng gia tăng. -Các hoạt động dịch vụ, công nghiệp chế biến phục vụ cho phát triển nông nghiệp ở nông thôn còn chưa phát triển gây không ít khó khăn cho sản xuất và lưu thông nông sản hàng hóa. 2. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG 2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường lao động Hoàn thiện hệ thống pháp luật thông qua việc ban hành đồng bộ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường lao động trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập là việc làm cần thiết và cấp bách. Trước hết, việc hoàn thiện này cần được bắt đầu từ việc nghiên cứu thực hiện các luật có liên quan đã được ban hành, nhất là Bộ luật Lao động sửa đổi và bổ sung (2017) và các văn bản dưới luật tương ứng theo hướng: Thứ nhất, đảm bảo quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động: Quyền của người lao động trong việc tự do tìm việc làm và di chuyển chỗ làm việc phải được đảm bảo thông qua việc gỡ bỏ các rào cản về hộ khẩu và quy định hành chính khác về nơi cư trú. Xây dựng các quy chế về cư trú, nhà ở đối với người lao động, nhất là loại lao động thu nhập thấp nhằm tạo điều kiện cho người lao động tự do di chuyển để tìm kiếm việc làm. Thứ hai,thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động: Các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về ký kết hợp đồng lao động. Người lao động phải được trả lương theo đúng điều khoản ghi trong hợp đồng lao động đã được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thứ ba, tăng cường giáo dục pháp luật lao động: Bên cạnh việc phổ biến, quán triệt các văn bản pháp quy có liên quan đến lao động và thị trường lao động để nâng cao trình độ hiểu biết cho người lao động và người sử dụng lao động, cần chú trọng việc xem xét, kìm kiếm và đưa vào áp dụng rộng rãi các công cụ chính sách cho phép nâng cao tính hiệu lực của các văn bản pháp luật này. Trước mắt, cần ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động sửa đổi và bổ sung (2017). Những vấn đề chủ yếu cần sớm được hướng dẫn bằng các văn bản dưới luật là: + Hợp đồng lao động + Tiền lương + Xuất khẩu lao động chuyên gia + Thanh tra Nhà nước về lao động + Tuổi nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu của lao động nữ + Thời gian lao động làm thêm 2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý và vận hành có hiệu quả thị trường lao động Hiện nay hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường lao động còn yếu và chưa đồng bộ. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm thi hành một số nhiệm vụ và chức năng quản lý thị trường lao động. Trên thực tế việc thực thi chức năng, nhiệm vụ này vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, đòi hỏi cấp bách trong thời gian tới phải củng cố hệ thống các cơ quan quản ký thị trường lao động từ Trung ương đến địa phương. Trước hết là hoàn thiện hoạt động của các bộ phận các cơ quan trong Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống quản lý, tránh chồng chéo và trùng lặp.
  7. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1067 Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, tiền lương, tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chế độ hợp đồng lao động được mở rộng, áp dụng phổ biến cho các đối tượng lao động. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước, khuyến khích tổ chức các hội chợ việc làm, phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, sàn giao dịch, giới thiệu việc làm, đi đôi với tăng cường quản lý của Nhà nước. Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho các cơ quan quản lý thị trường lao động. Đảm bảo đủ số lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở tất cả các cấp. Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý Nhà nước dưới các hình thức đào tạo, nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn đến từng người. Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào quản lý thị trường lao động. Cần xem xét việc chuyển giao một số hoạt động quản lý cho các tổ chức phi chính phủ đảm nhận theo phương thức ủy thác. Các hoạt động như bồi dưỡng, nâng cao trình độ, bồi dưỡng tay nghề, thực hiện các chương trình xúc tiến việc làm, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp có thể chuyển giao cho các tổ chức phi chính phủ đảm nhận. 2.3. Xây dựng chiến lược lâu dài về tạo việc làm cho lao động nông thôn gắn với chiến lược con người thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mục tiêu của chiến lược đó là giải phóng mạnh mẽ các hình thức lao động giản đơn, tạo thêm việc làm phi nông nghiệp, ít đòi hỏi lao động có kỹ năng cao ngay tại địa bàn nông thông, điều tiết việc di chuyển lao động ồ ạt từ nông thôn ra thành phố. Trên cơ sở chiến lược lâu dài cần cụ thể hóa cho từng thời kỳ với quy hoạch và kế hoạch đầu tư vốn, khoa học công nghệ, đào tạo lại cán bộ khoa học quản lý và công nhân lành nghề phụ vụ nông nghiệp nông thôn, phân bổ và sử dụng nguồn lao động nông thôn trên các vùng sinh thái phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoàn thiện, bổ sung và xây mới cơ chế chính sách thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các chương trình, dự án, tạo thêm việc làm, thu hút lao động ở nông thôn, ưu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp nông thôn, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ và công nhân lành nghề, cơ giới hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người. Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đi đôi với đổi mới cơ cấu đầu tư tập trung nguồn vốn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản tạo cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo thêm việc làm và tăng năng suất lao động nông thôn nói chung. Trong những năm tới cần thiết phải tăng cường đầu tư cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn nhất là đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, điện, đường, trạm, trại nghiên cứu và chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho người nông dân. 3. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CUNG LAO ĐỘNG 3.1. Hạ thấp tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số làm giảm dần tốc độ tăng nguồn lao động và góp phần nâng cao chất lượng dân số, nguồn lao động Nhà nước cần thường xuyên chỉ đạo thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình nhằm hạn chế gia tăng dân số đạt quy mô dân số và cấu trúc dân số hợp lý, áp dụng các biện pháp để thực hiện mục tiêu đã đề ra tại Đại hội Đảng XII. Cụ thể: Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Khi thực hiện thành công chiến lược dân số kế hoạch hóa gia đình sẽ làm giảm tỷ lệ gia tăng dân số, giảm tốc độ gia tăng nguồn lao động, nhờ đó làm giảm sức ép về cung lao động trong tương lai.
  8. 1068 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 3.2. Phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động Một vấn đề nổi cộm của thị trường lao động ở nước ta hiện nay là tình trạng chất lượng lao động thấp, người lao động phần lớn chưa qua đào tạo, lao động thủ công là chính. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là hệ thống giáo dục đào tạo còn nhiều yếu kém, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý. Vì vậy, phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí nói chung và trình độ của người lao động nói riêng phải được coi là giải pháp cơ bản và lâu dài. Các biện pháp cải cách hệ thống giáo dục đào tạo phải tạo được sự chuyển biến căn bản, toàn diện từ chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, trong đó giáo dục ở bậc phổ thông phải được chú trọng hơn nữa các kiến thức thực tiễn, tăng cường giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. Đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội. Đẩy mạnh công tác dạy nghề bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Coi dạy nghề nông dân là một bộ phận của chiến lược con người vì hiện nay cả nước có hơn 16 triệu hộ nông thôn với hơn 40 triệu hộ lao động, chiếm 70% số lao động của cả nước. Mục tiêu của chúng ta đến năm 2025 giảm xuống còn 30% số lao động làm nông nghiệp còn lại phải chuyển sang ngành nghề khác phi nông nghiệp. Đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì sự phát triển của nông thôn, chúng ta nhất định phải tiến hành đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo nâng cao trình độ cho nông dân còn tiếp tục làm nông nghiệp. Tuy nhiên, để các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn thật sự đi vào cuộc sống, tạo được hiệu quả thực sự, cần quan tâm tới một số vấn đề sau: Thứ nhất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thật sự của các doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân, chứ không phải các hoạt động phong trào, nhất thời. Vì vậy, cần nắm chắc được các nhu cầu (từng nghề, nhóm nghề, vị trí công việc...) của người dân ở mỗi địa phương và của doanh nghiệp thông qua điều tra khảo sát nhu cầu. Thứ hai, cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, địa phương nào có sự quan tâm của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội thì ở địa phương đó công tác dạy nghề cho lao động ở nông thôn đạt được nhiều kết quả tích cực. Thứ ba, do tính đa dạng của vùng miền và tính đặc thù của người nông dân và lao động nông thôn (trình độ học vấn không đều, lao động theo mùa vụ...) nên việc tổ chức các khóa học phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt... Thứ tư, đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với xóa đói, giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới. Vấn đề dạy nghề cho lao động nông thôn cần được xem xét và giải quyết đồng bộ với các giải pháp về kỹ thuật, vốn, thị trường. Gắn vấn đề dạy nghề cho lao động nông thôn với chương trình đào tạo nghề nghiệp nói chung và cần có sự đầu tư thích đáng của Nhà nước, các tổ chức xã hội, ưu tiên các dự án quốc gia, quốc tế cho vấn đề giải quyết việc làm, dạy nghề và nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn. 3.3. Tăng cường sức khỏe, sức làm việc của lao động nông thôn Cần tổ chức triển khai tại cộng đồng dân cư nông thôn những buổi thông tin giới thiệu kiến thức phổ thông về dinh dưỡng, về giá trị dinh dưỡng và cách sử dụng hợp lý các loại lương thực, thực phẩm, kiến
  9. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1069 thức về cách phòng chống và chữa bệnh bằng các loại dược phẩm đơn giản cho người lao động trẻ tại nông thôn. Thông qua những biện pháp đó từng bước tăng cường và nâng cao khả năng lao động cho người lao động tại nông thôn. 3.4. Tăng cường các biện pháp hành chính, kinh tế và giáo dục, động viên để nâng cao đạo đức, thái độ lao động mới Một trong những điểm yếu của người lao động ở các nước nông nghiệp là thiếu tác phong công nghiệp, tính kỷ luật trong lao động không cao và còn mang nặng những thói quen lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để tạo lập tác phong, tinh thần, thái độ lao động mới cho người lao động nông thôn thì cần kết hợp giữa các biện pháp tuyên truyền, giáo dục với các biện pháp hành chính và kinh tế. Có tiến hành đồng bộ các biện pháp trên thì chúng ta mới nhanh chóng khắc phục được những lề thói lao động lạc hậu, tùy tiện của người lao động nông thôn, giúp họ xây dựng được một tác phong, tinh thần, thái độ lao động mới, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CẦU LAO ĐỘNG 4.1. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại ở nông thôn Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân. Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đi đôi với việc đảm bảo lợi ích của người nông dân. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ ở nông thôn trong tất cả các lĩnh vực, ngành hoạt động mà kinh tế hộ gia đình có thể tham gia. Kinh tế hộ gia đình nông dân đã được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất và đã chứng tỏ được khả năng phát triển làm cho các hoạt động kinh tế nông thôn trở nên sôi động và bộ mặt nông thôn thay đổi nhiều. Mặc dù quy mô còn nhỏ và tính ổn định chưa cao, song kinh tế hộ đã góp phần quan trọng vào chính sách khuyến khích tự tạo việc làm của Đảng và Nhà nước. 4.2. Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đăng ký hoạt động ở nông thôn vẫn còn rất ít, chủ yếu vẫn là loại hình kinh tế hộ gia đình không có đăng ký hoạt động. Điều này dẫn đến sự phát triển của kinh tế hộ gia đình vẫn chưa được pháp lý bảo hộ, nên chưa đủ điều kiện phát huy hết tiềm năng thế mạnh của nó trong việc tạo việc làm cho lao động ở nông thôn. Để phát triển số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn cần thực hiện các biện pháp sau: Thứ nhất, tạo điều kiện tối đa về mặt thủ tục thành lập doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất ở nông thôn. Thứ hai, cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh chế biến nông sản về đặt cơ sở sản xuất tại các địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào. Thứ ba, nhà nước cần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn, tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế doanh nghiệp, cho các chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiện tại và những người muốn mở doanh nghiệp. 4.3. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và các ngành nghề mới ở nông thôn Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống bằng các chính sách hỗ trợ như: cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho thuê mặt bằng để hình thành các khu làng nghề tập trung.
  10. 1070 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Tổ chức lại các cơ sở làm nghề truyền thống trên cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời phát triển mạnh mẽ hình thức hiệp hội, liên kết giữa các gia đình tiến tới thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ban hành một số chính sách khuyến khích về vốn, tín dụng, thuế và giải phóng mặt bằng đối với các làng nghề ở giai đoạn khôi phục và phát triển mới. Mở rộng cung cấp tín dụng thương mại đối với các làng nghề để mở mang sản xuất, cải tiến phương thức hoạt động kinh doanh. Có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những nghề truyền thống không bị mai một. Tăng cường hình thành và phát triển các ngành nghề và sản phẩm mới mang tính truyền thống và bản sắc Việt Nam. Khuyến khích sự sáng tạo của mỗi cộng đồng cư dân nông thôn tự tìm cho mình một nghề, làm một loại sản phẩm độc đáo nhằm nêu danh tên tuổi của cộng đồng trên thị trường trong và ngoài nước. 4.4. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Nhà nước cần có các hoạt động hỗ trợ người lao động nông thôn tiếp cận được với các cơ hội việc làm ở nước ngoài trên cơ sở xây dựng một chiến lược xuất khẩu lao động nông thôn đi làm các công việc giản đơn, đòi hỏi trình độ tay nghề không cao hoặc thời gian đào tạo ngắn. Tìm biện pháp, cơ chế thích hợp để người lao động nghèo có thể đi xuất khẩu lao động như Nhà nước cho vay vốn ưu đãi để người lao động học nghề và những chi phí ban đầu. Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động để tránh những thiệt hại cho người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động. Mặc dù khả năng xuất khẩu lao động hiện nay chưa lớn, song trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì trong thời gian tới vấn đề xuất khẩu lao động sẽ được mở rộng. Vì vậy, cần có sự chuẩn bị trước cho lao động nông thôn các điều kiện cần thiết. Đây là hướng giải quyết việc làm mang lại nguồn thu nhập cao cho lao động nông thôn. 4.5. Phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động Điều tra, khảo sát, tập hợp xử lý và lưu trữ các thông tin về thị trường lao động. Tổ chức việc liên thông các nguồn thông tin về cung và cầu lao động giữa hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động với các tổ chức cung và cầu lao động nhằm cung cấp đầy đủ, nhanh chóng và thuận tiện các thông tin về người cần việc làm, việc cần người, về các yêu cầu nghề nghiệp, kỹ năng. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến thị trường lao động như pháp luật lao động, chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ giải quyết việc làm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao động ngoài nước, xây dựng các kênh thông tin, cung cấp thông tin về nhu cầu lao động trên thị trường quốc tế, yêu cầu về chất lượng lao động cho nước ngoài để phục vụ cho việc đào tạo tuyển chọn lao động xuất khẩu. 4.6. Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất Hiện tại việc làm cho nông dân bị thu hồi đất dành cho phát triển các khu công nghiệp và đô thị trên địa bàn nông thôn cả nước đang là vấn đề rất bức xúc. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quỹ đất nông nghiệp tiếp tục giảm cho phát triển công nghiệp và đô thị. Do vậy, giải quyết việc làm cho những người bị thu hồi đất vẫn là vấn đề thời sự, cấp bách. Cần có các giải pháp cụ thể cho vấn đề này. Trước hết, việc quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải gắn chặt với kế hoạch đào tạo và sử dụng lao động ở những vùng bị thu hồi đất, khi thu hồi đất nhà nước cần xác định giá đền bù cho người nông dân hợp lý, tạo cho nông dân một nguồn lực cho sự phát triển bền vững
  11. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1071 của họ, cần tổ chức điều tra, thống kê, phân loại lao động về cả số lượng và chất lượng, trình độ, kỹ năng... tại các vùng mất đất để có các chính sách và biện pháp tạo việc làm cụ thể đối với lao động, cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí, lập quỹ đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, trợ cấp thất nghiệp cho người lao động sau khi giao đất... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2017), Lao động - việc làm ở Việt Nam 1996-2016, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. [2] Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn - thực trạng và giải pháp (2015), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3] Kinh tế 2015-2016 Việt Nam và thế giới (2016), Thời báo kinh tế Việt Nam. [4] Một số vấn đề về thị trường lao động (2017), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. [5] Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam - Một số vấn đề Lý luận và thực tiễn (2015), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Vấn đề phân bổ và sử dụng nguồn lao động theo vùng và hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2016), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [7] Việc làm ở nông thôn - thực trạng và giải pháp (2017), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [8] Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam (2015), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [9] Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay (2015), Nxb Lao động, Hà Nội. [10] Thị trường lao động Việt Nam – Thực trạng và các giải pháp phát triển (2016), Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. [11] Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê 2010, Nxb Thống kê, Hà Nội. [12] Tổng cục Thống kê (2016), Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. [13] Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam (2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [14] Vấn đề phân bổ và sử dụng nguồn lao động theo vùng và hướng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2015), Nxb Thống kê, Hà Nội. [15] Việc làm ở nông thôn - thực trạng và giải pháp (2015), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2