Một số giải pháp kỹ thuật trong sản xuất giống tôm sú chất lượng cao
lượt xem 8
download
Con giống có chất lượng cao là phải hội đủ các tiêu chuẩn trước khi thả nuôi như quy trình nuôi ổn định, khi sản xuất ra con giống có chiều dài thân phù hợp ngày tuổi, màu sắc đẹp, độ đồng đều cao, sức chống chịu tốt khi gây sốc, không mang một số mầm bệnh nguy hiểm khi xét nghiệm như MVB, đốm trắng, đầu vàng. Khi có con giống chất lượng tốt, sẽ có sức đề kháng bệnh cao, góp phần giúp người nuôi thương phẩm đạt hiệu quả và đó chính là thước đo chất lượng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số giải pháp kỹ thuật trong sản xuất giống tôm sú chất lượng cao
- Một số giải pháp kỹ thuật trong sản xuất giống tôm sú chất lượng cao Con giống có chất lượng cao là phải hội đủ các tiêu chuẩn trước khi thả nuôi như quy trình nuôi ổn định, khi sản xuất ra con giống có chiều dài thân phù hợp ngày tuổi, màu sắc đẹp, độ đồng đều cao, sức chống chịu tốt khi gây sốc, không mang một số mầm bệnh nguy hiểm khi xét nghiệm như MVB, đốm trắng, đầu vàng. Khi có con giống chất lượng tốt, sẽ có sức đề kháng bệnh cao, góp phần giúp người nuôi thương phẩm đạt hiệu quả và đó chính là thước đo chất lượng giống tốt. Chúng tôi xin nêu một số giải pháp cơ bản nhằm giúp các chủ trại tham khảo, không ngoài mục đích sản xuất có hiệu quả. Xử lý nguồn nước: Nguồn nước mặn cung cấp cho sản xuất giống là khâu đầu tiên và cũng rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn ấu trùng nauplius và zoea. Hiện nay người sản xuất chưa quan tâm đầy đủ tới chất lượng nguồn nước thông qua các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa quan trọng, mà chỉ mới chú ý tới độ mặn, pH, còn các chỉ tiêu khác như các kim loại nặng, chất hữu cơ, tổng lượng vi khuẩn hiếu khí ít được quan tâm, dẫn tới sử dụng các hóa chất xử lý nước không thích hợp hoặc không đúng liều lượng, ảnh hưởng tới kết quả sản xuất. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, quá trình xử lý nguồn nước cơ bản như sau:
- Nguồn nước cung cấp cho trại đục, chất hữu cơ cao, cần có bể lắng. Sử dụng thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,5 - 2ppm (dựa vào thực tế của từng vùng nước và định tính để xác định nồng độ thích hợp, nghĩa là sau khi xử lý 24 giờ nước lắng trong và mất màu đỏ của thuốc tím, là nồng độ thích hợp. Về định lượng, rất khó xác định do trong nước có rất nhiều chất bị KMnO4 ôxy hóa như COD, Fe, H2S,...). Nếu không loại bỏ các chất hữu cơ trước khi xử lý chlorin sẽ sinh ra chloramin (NH2Cl) rất độc, có hại cho ấu trùng (nồng độ 0,01ppm đã gây độc) trong giai đoạn đầu. Sau khi xử lý thuốc tím, chuyển qua bể xử lý có sử dụng chlorin (chất lượng tốt) diệt trùng với nồng độ 30 - 40ppm tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước. Sau 24 giờ sử dụng sodium thiosulfat 20- 30ppm loại bỏ chlorin dư thừa, nếu sau 48 giờ giảm lượng sodium thiosulfat xuống 10 - 15ppm, nồng độ sodium dư thừa > 0,5ppm không có lợi cho giai đoạn nauplius và zoea. Khi lấy nước ra bể ương cần bổ sung EDTA (Ethylene diamine tetracetate) 5 - 10ppm để khử kim loại nặng có trong nước, tránh hại cho ấu trùng. Nguồn nước có hàm lượng kim loại nặng cao, tôm thường khó chuyển giai đoạn, giai đoạn nauplius chuyển zoea thường bị hao hụt nhiều, các râu bị đứt, gẫy. Ngoài ra, còn xử lý bằng Ozon, (cũng sử dụng tốt cả trong sản xuất giống) nhưng đầu tư ban đầu hơi cao. Chất lượng tôm bố mẹ: Tôm sú bố mẹ sử dụng để sản xuất giống hiện nay chủ yếu từ đánh bắt ngoài tự nhiên. Việc lựa chọn tôm có chất lượng tốt vẫn dựa vào cảm quan là chính. Tôm bố mẹ ở vùng biển sâu dưới 50m nước thường có chất lượng tốt hơn ở vùng biển nông. Cần lựa chọn kỹ tôm đực sử dụng cho tự giao phối hay cấy tinh và tôm từ biển tốt hơn tôm trong cửa sông
- và đầm tự nhiên. Khi sử dụng tôm đực trong các đầm tự nhiên, tỷ lệ PL bị nhiễm MBV thường > 50% tổng số mẫu kiểm tra. Không cho tôm mẹ đẻ quá nhiều lần. Qua nghiên cứu của chúng tôi, tôm mẹ đẻ 5 lần chưa có sự khác biệt về tỷ lệ sống từ nauplius lên PL và từ PL lên tôm thương phẩm. Trong thực tế hiện nay có nhiều trại cho đẻ quá nhiều lần, có những con tôm cái cấy tinh 4 - 5 lần và cho đẻ trên 15 lần, ảnh hưởng nhiều tới kết quả sản xuất giống, làm cho tỷ lệ sống qua các giai đoạn ấu trùng giảm nhiều và nếu chăm sóc không tốt đa số ấu trùng chết. Chế độ dinh dưỡng: Hiện nay thức ăn sử dụng trong sản xuất giống có rất nhiều loại và nguồn cung cấp. Các trại có xu hướng sử dụng các loại thức ăn giá rẻ, nhằm hạ giá thành, song giá rẻ khó đảm bảo chất lượng tốt. Ðể có con giống chất lượng cao, cần sử dụng loại thức ăn chất lượng tốt, giúp tôm khỏe mạnh, phát triển nhanh và tăng sức đề kháng bệnh, như vậy nuôi tôm thương phẩm mới đạt hiệu quả. Nguời nuôi tôm thịt sẵn sàng mua tôm giống giá cao, khi chất lượng con giống tốt. Trong sản xuất giống có hai nguồn thức ăn quan trọng góp phần tạo ra con giống tốt, đó là: tảo tươi nuôi sinh khối + trứng Artemia và thức ăn tổng hợp dạng không tan trong nước. - Tảo nuôi sinh khối: Tảo tươi là loại thức ăn giàu vitamin và HUFA, sử dụng rất tốt cho giai đoạn zoea, kết hợp với thức ăn tổng hợp. Tảo sử dụng thông thường hiện nay là Chaetoceros sp có hàm lượng HUFA cao chiếm 16,4% trọng lượng khô. Khi sử dụng tảo tươi, màu sắc của PL sáng đẹp, các sắc tố chạy dọc phía trên chân bụng đậm và sắc nét.
- - Trứng Artemia: Hiện nay, có nhiều nguồn cung cấp trứng Artemia, xuất xứ chủ yếu là Nga, Trung Quốc, Mỹ, với kích thước trứng, tỷ lệ nở và chất lượng (hàm lượng HUFA) rất khác nhau. Cần lựa chọn trứng có chất lượng tốt và việc sử dụng đúng cách sẽ rất có hiệu quả. Cần quan tâm nhất đến hàm lượng HUFA trong trứng Artemia HUFA có tác dụng giúp tôm hấp thu vitamin dễ dàng, có đầy đủ vitamin, tôm sẽ đề kháng bệnh tốt và ngược lại. Hiện nay, nguồn trứng có hàm lượng HUFA cao nhất, > 19mg/g trứng xuất xứ từ Sóc Trăng và Bạc Liêu (quen gọi là trứng Vĩnh Châu), tiếp đến là nguồn trứng từ Mỹ có hàm lượng 5 - 11mg/g trứng. Các nguồn trứng khác có hàm lượng thấp, có loại chỉ đạt 2,3mg/g trứng,... Kinh nghiệm phân biệt chất lượng trứng tốt và xấu như sau: Sau khi nơ, màu sắc nauplius Artemia hồng sẫm, thu gom đem cô đặc, đựng vào ly nhựa, cho vào ngăn đá, khi sử dụng rã đông, nauplius Artemia vẫn sống là loại trứng có chất lượng cao. Ngược lại, nauplius Artemia màu hồng nhạt, cô đặc, đựng vào ly nhựa, cho vào ngăn đá, khi sử dụng rã đông, nauplius chết là loại trứng có chất lượng xấu. Ðể Artemia có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, sau khi trứng nở thu hoạch ngay và cho tôm ăn. Nếu chưa cho ăn, cần bảo quản ở 40C để kìm hãm sự chuyển giai đoạn của nauplius Artemia, tránh tổn hao năng lượng. Nếu sử dụng nguồn trứng Artemia có chất lượng thấp, cần béo hóa bằng HUFA (có bán trên thị trường) 5 - 6 giờ trước khi cho tôm ăn sẽ mang lại hiệu quả hơn. Lượng trứng Artemia cho 1 triệu PL15 phải bảo đảm > 6kg, loại trứng có tỷ lệ nở trên 80% và hàm lượng HUFA > 6mg/g trứng, sẽ cho chất lượng giống tốt.
- Chế độ chăm sóc: Hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh, chỉ sử dụng khi rất cần thiết. Nếu sử dụng nhiều kháng sinh sẽ làm tôm giảm tăng trưởng và ngăn cản cơ chế tự miễn dịch của tôm. Sử dụng chế phẩm vi sinh chủ yếu gồm 3 dòng vi khuẩn chính Nitrosomonas, Nitrobacter và Bacillus để phân hủy các chất hữu cơ, giảm chất độc, hạn chế thay nước, ổn định môi trường nuôi. Khi có qui trình sản xuất giống ổn định, tỷ lệ sống thường dao động trong khoảng 30 - 50% và đảm bảo chất lượng. Không nên dùng các biện pháp kỹ thuật nhằm đạt tỷ lệ sống cao bằng mọi giá (như dùng kháng sinh, nâng nhiệt, chất kích thích.) vì như vậy giống tôm sẽ khó có chất lượng tốt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối - Bạn của nhà nông: Phần 2
37 p | 212 | 67
-
Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê những tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa
2 p | 156 | 28
-
Kinh nghiệm nuôi và chăm sóc rùa: Phần 2
54 p | 184 | 23
-
Thực trạng và một số Giải pháp kỹ thuật sản xuất dưa hấu trên địa bàn
2 p | 122 | 16
-
Một số giải pháp ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi
3 p | 94 | 10
-
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc thỏ - Sổ tay bạn của nhà nông: Phần 1
42 p | 96 | 10
-
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến sinh trưởng cây Đàn hương (Santalum album L.) giai đoạn cây con tại Phú Thọ
7 p | 14 | 5
-
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc thỏ: Phần 1
42 p | 60 | 5
-
Hiệu quả của một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong quản lý sâu đục ngọn cây lát hoa (Chukrasia tabularis) tại tỉnh Hòa Bình và Nghệ An
7 p | 21 | 4
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật nhân giống, bảo quản củ giống tới chất lượng hoa Layơn đủ 09
6 p | 61 | 3
-
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống lan kiều tím (Dendrobium amabile Lour.) bằng phương pháp tách nhánh tại Gia Lâm - Hà Nội
5 p | 10 | 2
-
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả tái canh cà phê ở Đăk Lăk
10 p | 17 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến năng suất mía trong điều kiện hạn tại vùng Duyên hải miền Trung
0 p | 45 | 2
-
Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất rau tại Hà Tĩnh, đề xuất những giải pháp kỹ thuật cho sản xuất rau hàng hóa thích ứng với biến đổi khí hậu
6 p | 11 | 2
-
Kết quả tuyển chọn giống và tác động một số biện pháp kỹ thuật trên lan Kiếm Hoàng Vũ (cymbidium sinense) tại các tỉnh phía Bắc
0 p | 62 | 2
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả cơ giới hóa khâu làm đất trồng lúa nước ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
8 p | 74 | 1
-
Nghiên cứu kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm nâng cao năng suất chuối mốc ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ
9 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn