intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM phù hợp với nhu cầu thị trường lao động tại một số tỉnh trọng điểm phía Nam

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo dựa trên thực trạng hiện tại của việc đào tạo sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại trường Đại học Công Nghệ TP.HCM để đánh giá và đưa ra giải pháp nhằm giúp hoạt động đào tạo nhân lực ngành này ngày càng chất lượng, đáp ứng kịp thời tình hình xã hội sau khi ra trường, góp phần vào đội ngũ nhân lực ngành Logistics có chất lượng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM phù hợp với nhu cầu thị trường lao động tại một số tỉnh trọng điểm phía Nam

  1. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ TỈNH TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Huỳnh Chí Giỏi1 Tóm tắt Khu vực phía Nam là một trong những khu vực trọng điểm, trong đó thành phố Hồ Chí Minh được coi là trung tâm kinh tế của cả nước và cũng là khu vực giao thương quốc tế sầm uất, nơi tập hợp nhiều cảng biển hiện đại và hơn 15,000 (doanh nghiệp)DN Logistics trong và ngoài nước là một một nguồn cung ứng lớn các mặt hàng nông sản, thịt cá,…được nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở thị trường TP.HCM cũng như phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, điều này đòi hỏi cần sự phát triển ngày càng hiện đại của dịch vụ Logistics. Tuy nhiên, nhu cầu về chất lượng dịch vụ càng cao nhưng trình độ nhân lực Logistics còn hạn chế chưa đáp ứng kịp, nên việc đào tạo nguồn nhân lực Logistics và chuỗi cung ứng có chất lượng là hết sức cấp thiết. Do đó bài báo dựa trên thực trạng hiện tại của việc đào tạo sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại trường Đại học Công Nghệ TP.HCM để đánh giá và đưa ra giải pháp nhằm giúp hoạt động đào tạo nhân lực ngành này ngày càng chất lượng, đáp ứng kịp thời tình hình xã hội sau khi ra trường, góp phần vào đội ngũ nhân lực ngành Logistics có chất lượng. Từ khóa: Giải pháp nguồn nhân lực, nhân sự ngành Logistics. 1. GIỚI THIỆU Hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hoá hiện nay mang lại nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam nói chung, và lao động trong lĩnh vực giao thông vận tải, Logistics nói riêng. Nhưng đây cũng là thách thức không nhỏ đối với các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành Vận tải, Logistics, trong đó có Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM là trường đào tạo đa ngành, tuy nhiên trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành Giao thông vận tải, Logistics, Nhà trường phải không ngừng đổi mới công tác đào tạo, đưa ra mục tiêu, chiến lược cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động ngày càng có nhiều xu hướng mới. Bài viết này nhằm đánh giá về thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho ngành khai thác vận tải tại nói riêng và lĩnh vực Logistics nói chung ở khu vực phía Nam, những khó khăn trong công tác đào tạo tại Trường và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Trường. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết * Khái niệm về Logistics và nguồn nhân lực cho ngành Logistics Lĩnh vực Logistics là một loại hình kinh doanh sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong vài 1 Thạc sĩ, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, hc.gioi@hutech.edu.vn 410
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ thập niên gần đây với mục tiêu là quá trình tối ưu hóa vị trí, lưu trữ, chu chuyển các nguồn tài nguyên thuộc yếu tố đầu vào (nguyên liệu máy móc, thiết bị, nhân lực,..) từ điểm xuất phát của nhà cung cấp đầu tiên, qua nhà sản xuất và các kênh phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, cùng dòng thông tin qua các hoạt động kinh tế (Đoàn Thị Hồng Vân, 2006). Căn cứ vào Điều 233, Luật Thương mại 2005 có nêu rõ Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. (Diễm, N, 2021). Về khía cạnh nhân lực Logistics tại các DN (bao gồm cả DN dịch vụ Logistics và DN sản xuất thương mại) được chia thành 4 loại hình cơ bản bao gồm: (1) Nhân sự quản trị - điều hành là nhà quản trị cấp cao tại các DN dịch vụ Logistics như giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh, giám đốc vận hành, giám đốc công nghệ, nhân sự, tài chính... hoặc nhà quản trị tại các phòng ban liên quan đến Logistics ở các DN sản xuất thương mại như trưởng phòng Logistics/quản lý chuỗi cung ứng, trưởng phòng xuất nhập khẩu, trưởng phòng vật tư/mua hàng, giám đốc trung tâm phân phối... (2) Nhân sự điều phối - giám sát là nhà lãnh đạo cấp trung thực hiện các chức năng như: quản lý kinh doanh, quản lý dịch vụ khách hàng, quản lý/giám sát kho hàng, điều hành xếp dỡ hàng hoá, điều phối vận tải, quản lý công nghệ... (3) Nhân viên hành chính - văn phòng bao gồm nhân viên hành chính pháp lý, khai báo hải quan, nhân viên chứng từ, nhân viên dịch vụ khách hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên công nghệ thông tin Logistics, nhân viên phân tích dữ liệu... (4) Nhân viên kỹ thuật - nghiệp vụ hiện trường bao gồm nhân viên vận hành kho (kiểm đếm, xếp dỡ, soạn hàng, giao nhận...), nhân viên đóng gói và dán nhãn hàng hoá, nhân viên xếp dỡ hàng hoá (lái cẩu, xe nâng, xe kéo trong kho bãi...), nhân viên điều khiển phương tiện vận tải (lái xe tải, xe container...), nhân viên giao nhận tổng. * Định nghĩa chất lượng đào tạo đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007) cho rằng chất lượng đào tạo trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu do trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu đào tạo đại học của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. UNESCO - United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc) (1998) cho rằng chất lượng đào tạo đại học là khái niệm đa hướng, bao gồm tất cả các chức năng và hoạt động như chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy giảng viên, nghiên cứu và học bổng, đặc điểm sinh viên, nhân viên, cơ sở vật chất, và môi trường học thuật. 411
  3. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Bảng 1. Tổng hợp các thành phần chất lượng đào tạo đại học trên góc độ sinh viên STT Tác giả Các thành phần chất lượng đào tạo đại học (1) Nội dung khóa học; (2) Cơ sở vật chất; (3) Giảng viên Peng và Samah (2006) và Khoa; (4) Các hoạt động xã hội; (5) Quan tâm đến 1 sinh viên; (6) Đánh giá khóa học; và (7) Hình thức giảng dạy. (1) Chương trình đào tạo và các hoạt động ngoại khóa; 2 Chen và cộng sự (2007) (2) Giảng viên giảng dạy; (3) Ngân sách; (4) Cơ sở vật chất; và (5) Hệ thống tương tác. Hoàng Trọng và (1) Hoạt động đào tạo, (2) Cơ sở vật chất, (3) Dịch vụ hỗ 3 Hoàng Thị Phương Thảo (2007) trợ. (1) Khía cạnh học thuật: thể hiện qua chất lượng đội ngũ Gamage và cộng sự (2008) giảng viên, chất lượng chương trình đào tạo, danh tiếng trường đại học; (2) Khía cạnh phi học thuật: liên quan đến hỗ trợ tài chính và học phí, tư vấn và dịch vụ hỗ trợ, 4 dịch vụ việc làm, thủ tục khiếu nại; và (3) Khía cạnh cơ sở vật chất: liên quan đến cơ sở vật chất trường đại học, thư viện và thiết bị máy tính, tổ chức sinh viên và phương tiện giải trí. Nguyễn Thị Mai Trang Giảng viên (gồm 3 thành phần: Kỹ năng giảng dạy của 5 và cộng sự (2008) giảng viên; Cách thức tổ chức môn học; Tương tác giữa giảng viên và sinh viên). Nguồn: Võ Thị Quý, 2015. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Để trình bày và phân tích về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực Logistics và chuỗi cung ứng để có cơ sở kiến nghị một giải pháp cho việc đào tạo tại Trường, tác giả bài báo tập trung thống kê, phân tích dữ liệu thứ cấp từ các nguồn báo cáo ngành của Bộ Công Thương, Hiệp hội Logistics (VLA), Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM,…về thực trạng nhu cầu thị trường lao động ngành Logistics ở khu vực phía Nam; chỉ ra các nguyên nhân mà cả người học và cơ sở giáo dục đại học ngành dịch vụ vận tải đang gặp phải; từ đó đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp để khắc phục các vấn đề đó. 3. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS TẠI TP.HCM VÀ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1 Nhu cầu nguồn nhân lực cho thực trạng phát triển hạ tầng Logistics tại một số tỉnh trọng điểm phía Nam Theo Bảng 2 trích từ bảng thống kê kết quả khảo sát về Nhu cầu nhân lực của 09 nhóm ngành dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh cho thấy nhu cầu nhân lực ngành Logistics đến năm 2025 lên đến 15.000 người/năm (bao gồm trình độ đại học chiếm tỷ trọng 25%, cao đẳng 30%, trung cấp 25 % và sơ cấp nghề 20%) ngang với nhu cầu của các nhóm ngành trọng điểm khác như Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm, Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, chỉ thấp hơn so với ngành Giáo dục – Đào tạo (18.000 người/năm), Du lịch 412
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ (27.000 người/năm) và ngành Thương mại (39.000 người / năm), rõ thấy trong 09 nhóm ngành thì nhóm ngành Logistics có nhu cầu rất cao đứng thứ 4 trong 9 nhóm ngành, nên đây là một trách nhiệm rất lớn cho các trường đại học trong việc đào tạo nhân lực ngành Logistics cho xã hội vừa đáp về nhu cầu số lượng và cả chất lượng. Bảng 2: Nhu cầu nhân lực nhóm ngành dịch vụ Logistics tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 Tỉ lệ ngành nghề so Số chỗ làm việc Ngành nghề với tổng số việc làm (Người/ năm) (%) Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng 5 15.000 Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh Nhu cầu nhân lực tăng vào những năm tới có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khi trong thời gian qua TP.HCM và ĐBSCL đã được nhà nước chính phủ quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông kết nối vùng, hệ thống kho, nhà ga, bến cảng...Một khi cơ sở hạ tầng phát triển thì sẽ kéo theo nhu cầu lớn về nhân lực tham gia vào việc quản lý và vận hành. * Hạ tầng hàng không: Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã ký kết thoả thuận triển khai dự án Trung tâm Logistics hàng không Cần Thơ với quy mô khoảng 27 ha gần sân bay Cần Thơ, kế hoạch khởi công đồng bộ các hạng mục chính của Cảng hàng không quốc tế Long Thành ngay trong quý IV/2022. * Hạ tầng giao thông thuỷ nội địa: tận dụng lợi thế hệ thống sông ngòi dày đặc để trung chuyển hàng container bằng đường thuỷ nội địa là một trong những giải pháp vận tải tối ưu trong việc kết nối hàng hoá ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các cảng biển chính như cảng TP.HCM, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. *Hạ tầng giao thông đường bộ: Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Bộ Giao thông vận tải đang triển khai xây dựng tuyến cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ dài 23,6 km sẽ hoàn thành cuối năm 2022. Tuyến cao tốc TP.HCM -Trung Lương - Mỹ Thuận- Cần Thơ sẽ đấu nối với công trình cầu Mỹ Thuận 2. *Hệ thống ICD: hiện tại khu vực phía Nam có khoảng 12 ICD kết nối với cảng biển Bà Rịa- Vũng Tàu và TP.HCM, trong đó có 6 cảng cạn tại khu vực TP.HCM, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 1 cảng cạn (ICD Cần Thơ). Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá XNK bằng container, tăng năng lực thông qua cho các cảng biển *Trung tâm Logistics, hệ thống kho lạnh: Theo quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics trên địa bàn cả nước 2020, định hướng đến năm 2030 thì khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận sẽ xây dựng 2 trung tâm hạng II. Tiểu vùng kinh tế trung tâm ĐBSCL xây dựng 1 trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 30ha đến năm 2020 và trên 70 hạ đến năm 2030. Mặc dù Việt Nam đang có nhiều lợi thế về nguồn nhân lực do đang trong thời kỳ dân số vàng, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM về chất lượng nhân lực phục vụ cho hoạt động vận tải và Logistics cho thấy: 53,3% DN thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về Logistics, 30% DN phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% DN hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Điều này cho thấy nguồn nhân lực chất lượng chưa cao. Nhân lực thiếu kiến thức toàn diện, trình độ công nghệ thông tin và truyền thông còn hạn chế, chưa theo kịp tiến độ 413
  5. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI phát triển của thế giới. Trình độ tiếng Anh nghiệp vụ còn hạn chế, chỉ khoảng 4% nhân lực thông thạo tiếng anh nghiệp vụ và 30% các DN phải đào tạo lại nhân viên 3.3 Nguồn cung ứng nhân lực Ngày 17/12/2021, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2021. Theo đó, Việt Nam hiện có khoảng 4.000 - 4.500 DN cung cấp Logistics trực tiếp và có đến 30.000 công ty liên quan, trong đó 54% số DN tập trung trên địa bàn TP.HCM, nhu cầu về nhân sự là rất lớn. Dự báo đến năm 2030 nhu cầu nhân lực chuyên nghiệp cho toàn ngành là 200.000 nhân sự. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Khai thác vận tải hiện tại được đào tạo theo 3 hình thức đó là: thứ nhất là chương trình đào tạo chính quy tại các trường đại học, thứ hai là chương trình đào tạo ngắn hạn tại các trường cao đẳng, nghề, các DN cung cấp dịch vụ đào tạo, và cuối cùng là hoạt động tự đào tạo của các DN. Báo cáo của Tổng cục dạy nghề thì năm 2020 có 37 trường cao đẳng, trung cấp nghề tham gia đào tạo các ngành, chuyên ngành liên quan đến vận tải, Logistics, khai thác và kinh doanh vận tải với quy mô đào tạo hơn 3000 sinh viên. Đối với hình thức đào tạo ngắn hạn thì hiện nay chủ yếu được cung cấp bởi các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, Hiệp hội DN dịch vụ Logistos Việt Nam (VLA), Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải Việt Nam..., các cơ sở đào tạo nhân lực như Viện Nghiên cứu và phát triển logistic, Viện Logistics Việt Nam, Viện Logistic và quản lý chuỗi cung ứng EDINS, Trung tâm Đào tạo Logistics tiểu vùng sông Mekong-Nhật Bản tại Việt Nam. Ngoài hai hình thức đào tạo trên thì hình thức tự đào tạo vẫn đang phổ biến tại các DN những năm qua DN tự đào tạo bao gồm: Những nhân viên có kinh nghiệm hướng dẫn nhân viên mới đào tạo qua công việc, DN tự xây dựng chương trình đào tạo nội bộ và mời chuyên gia về đào tạo tại doanh nghiệp. Với xu thế hội nhập nên Việt Nam ngày càng hình thành nhiều cơ sở đào tạo, huấn luyện lao động phục vụ cho ngành Khai thác thác vận tải. Điều này một mặt cho phép người học có nhiều cơ hội lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp, mặt khác đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải không ngừng nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới. 3.4 Hoạt động đào tạo nhân lực ngành Logistics tại trường đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu thị trường lao động Tp.Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 3.4.1 Thế mạnh trong đào tạo: Nhận thức được nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực vận tải, Logistics ngày càng tăng mạnh, trường Đại học Công Nghệ TP.HCM mặc dù tham gia đào tạo sau nhiều trường khác cụ thể từ năm 2019, Trường đã bắt đầu được phép tuyển sinh cho ngành Logistic, cụ thể ở khóa 2019 với 3 lớp với khoảng 200 sinh viên đến năm 2021 là 7 lớp với hơn 359 sinh viên. Trường luôn coi trọng, tập trung đầu tư, triển khai các hoạt động liên quan đến đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Ngành, cụ thể như sau: * Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy: Khoa Quản trị kinh doanh có nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ đại học, sau đại học làm công tác quản lý, kinh doanh và khai thác giao thông vận tải. Đội ngũ giảng viên tham gia hoạt động của khoa hiện có 33 người đều có trình độ trên đại học trong đó có 1 Giáo sư, 1 Phó giáo sư, 8 tiến sĩ. Lực lượng giảng dạy của khoa có trình độ chuyên môn phù hợp với ngành đào tạo. Khoa thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên về nghiệp vụ sư phạm, học 414
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ tập nâng cao trình độ (tham gia khóa học Giao nhận vận tải quốc tải - International Freight Management - Chương trình đào tạo được FIATA cấp bằng Diploma có giá trị toàn cầu và văn bằng 2 cử nhân ngoại ngữ). Trường là một trong những cơ sở giáo dục đại học đi đầu trong việc triển khai thực hiện đào tạo theo hướng đổi mới sáng tạo khi đưa các môn học Đổi mới sáng tạo và Tư duy khởi nghiệp 1 và 2 vào chương trình các ngành kể cả ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Hằng năm, Trường sẽ tổ chức các cuộc khảo sát lấy ý kiến người học về công tác đào tạo, phục vụ nhằm đo lường mức độ hài lòng của học, giúp cho giảng viên ngày càng hoàn thiện, trau dồi nâng cao trình độ, khả năng truyền thụ kiến thức hơn nữa. * Chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra chương trình đào tạo: Hiện nay trường đang thực hiện hình thức đào tạo chính quy vừa làm vừa học, liên thông, văn bằng 2 với các trình độ đào tạo đại học thạc sỹ tiến sỹ các chương trình đào tạo chất lượng cao chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài. Trong xu hướng hội nhập toàn cầu sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nội dung chương trình đào tạo phải luôn có sự thay đổi, chỉnh sửa hàng năm để tránh lạc hậu, xa rời thực tế. Chương trình đào tạo của trường nói chung và chương trình đào tạo ngành Khai thác vận tải nói riêng được xây dựng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của tổ chức AUN-QA. * Đổi mới phương pháp giảng dạy: Cùng với việc chú trọng xây dựng chương trình đào tạo, Nhà trường luôn coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng kết hợp giữa phương pháp dạy truyền thống với hiện đại, chuyển từ chỗ truyền đạt kiến thức thụ động chuyển sang giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm, áp dụng phương pháp giảng dạy dự án, tình huống... Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực thì ngoài việc cung cấp kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp mà còn giúp cho sinh rèn-luyện được kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, khả năng thuyết trình. Ngoài ra, hàng năm trường, khoa hỗ trợ để sinh viên tham gia các cuộc thi liên quan đến chuyên ngành đào tạo như "Vietnam Young Logistics Talent", “HUTECH Startup Wings”,... thông qua các cuộc thi sinh viên được cung cấp thêm nhiều kiến thức chuyên môn, biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế, xây dựng câu lạc bộ Logistics từ tháng năm 2021, tổ chức học kỳ DN cho những sinh viên có học lực khá giỏi, các chuyến tham quan, thực tế tại DN, định hướng được rõ ràng nghề nghiệp sắp tới. * Liên kết doanh nghiệp: Đi tham quan, thực hành tại DN và DN trực tiếp tham gia đánh giá các kỹ năng thực hành của sinh viên là giải pháp cần tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện để không còn khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động. Những năm qua Khoa đã làm tốt công tác quan hệ DN để sinh viên của Khoa thường xuyên được đi thực tế, và học phần Học kỳ doanh nghiệp đạt nhiều kết quả mong đợi. Cụ thể khi đến một DN liên quan đến kinh doanh, vận hành các kho hàng, cảng, vận tải biển... sinh viên sẽ được tìm hiểu kỹ về quy trình chọn và xử lý đơn hàng trong kho, thực hành việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng, thực hành cách phân loại, đóng gói và bảo quản hàng hóa, quy trình xếp dỡ tại cảng... Giảng viên của Khoa đã tích cực chủ động phối với DN để tổ chức nhiều buổi tham quan cho sinh viên và giảng viên như tham quan hệ thống trung tâm phân phối tại công ty U&I Logistics, kho hàng DHL, kho lạnh AJ Total, cụm cảng biển quốc tế Cái Mép – Thị Vải,… 3.4.2 Những khó khăn trong đào tạo: * Tài liệu học tập: Giáo trình, tài liệu chuyên khảo, tham khảo đối với chuyên ngành Logistics bằng tiếng việt còn ít, phần lớn là giáo trình tiếng anh. Hiện nay vẫn có nhiều môn học vẫn phải sử dụng giáo trình 415
  7. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI cũ hoặc mỗi giảng viên tự thiết kế bài giảng riêng của mình chưa có bài giảng chung. * Chương trình đào tạo sẽ: Có những học phần thực tập tại DN nhằm mục đích cho sinh viên được tiếp cận với thực tế DN, cụ thể hoá những quy trình, nghiệp vụ được hướng dẫn ở giáo trình. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập sinh viên gặp không ít khó khăn có thể là do nguyên nhân chủ quan, sinh viên chưa năng động, chủ động học hỏi... thì cũng có những nguyên nhân từ phía DN: nguồn lực của DN không đủ để đảm nhận công tác hướng dẫn sinh viên, không đủ cơ sở vật chất cho sinh viên thực tập hoặc ảnh hưởng đến hoạt động chung của DN, DN không thể cung cấp số liệu thực tế... *Chưa có quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp: Đối với trình độ trung cấp, cao đẳng nghề thuộc lĩnh vực vận tải, Logistics thì Bộ Lao động thương bình và xã hội đã ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực, kỹ năng cho người học sau khi tốt nghiệp, đây chính là cơ sở để đơn vị đào tạo xây dựng chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp. Tuy nhiên đối với trình độ đại học ngành khai thác vận tải, Logistics vẫn chưa có chung một quy định tiêu chuẩn nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp. Phải có bộ tiêu chuẩn này thì các cơ sở đào tạo mới có thể xây dựng được một chương trình sát với yêu cầu thực tế của DN. * Cơ sở vật chất: Giảng viên luôn luôn cố gắng đổi mới phương pháp dạy tích cực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tuy nhiên vẫn gặp khó khăn do cơ sở vật chất, thiết bị vẫn còn thiếu, số lượng sinh viên ở mỗi nhóm học phần còn đông, một số phần mềm thực hành về Logistics đã lỗi thời như phần mềm Logware. * Đội ngũ giảng viên: Mặc dù lãnh đạo Khoa và đội ngũ giảng viên luôn ý thức được ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, nhưng do hiện tại số lượng môn học Khoa đảng đảm nhận giảng dạy nhiều nên quỹ thời gian giảng viên dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học còn hạn chế. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia viết giáo trình, tài liệu giảng dạy... vẫn còn khiêm tốn. 4. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Qua phân tích ở phần trên thì đã thấy được nhu cầu lao động chất lượng cao phục vụ cho ngành Logistics ở một số tỉnh trọng điểm phía nam sẽ tăng trong thời gian tới và chất lượng nguồn nhân lực này còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Công tác đào tạo nguồn lao động phục vụ cho ngành Logistics tại trường Đại học Công Nghệ TP.HCM bên cạnh những thế mạnh thì cũng gặp không ít khó khăn, để giải quyết được bài toán nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp cho thị trường nguồn lao động chất lượng cao thì cần tập trung thực hiện các giải pháp sau: Giải pháp thứ nhất: Các trường đào tạo tạo ngành/ chuyên ngành liên quan đến Khai thác vận tải, Logistics có thể cùng nhau phối hợp với DN, chuyên gia đầu ngành cùng hoàn thiện bộ giáo trình, tài liệu tham khảo... để có thể sử dụng chung giúp chuẩn hoá kiến thức đầu ra cho sinh viên, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, phù hợp với tiêu chuẩn của ngành nghề. Tất cả bài giảng, tài liệu tham khảo...nên chia sẽ trên thư viện online để sinh viên có thể tự học mọi lúc mọi nơi. Giải pháp thứ hai: Bố trí sĩ số lớp học phần nên ít lại để giảng viên có thể triển khai nhiều phương pháp học tích cực có hiệu quả. Đối với những môn học có tính chất nghiệp vụ như nghiệp 416
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ vụ thuế, nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ ngoại thương... nhà trường nên cho sinh viên tiếp cận các phần mềm ứng dụng các DN đang sử dụng để sinh viện có thể cụ thể hoá các nội dung lý thuyết như phần mềm WMS, TMS, ERP, MRP,… Giải pháp thứ ba: Chương trình đào tạo ngắn hạn là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời đang là xu thế của thời đại cho nên trong thời gian tới Khoa có thể phối hợp với trung tâm đào tạo thường xuyên xây dựng thêm các chương trình đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn các kiến thức, kỹ năng, các chương trình phục vụ cho các đối tượng hiện đang công tác, làm việc tại TP.HCM và các tỉnh trọng điểm khu vực phía Nam. Xem xét liên kết với các cơ sở đào tạo tại địa phương để đào tạo ngành Logisitics trình độ sau đại học. Ngoài ra, Nhà trường nên kết nối chặt chẽ hơn nữa với DN, DN và Nhà trường có thể cùng nhau xây dựng được một chương trình đào tạo kép để sinh viên sau khi tốt nghiệp không chỉ có kiến thức mà còn được trang bị đầu đủ kỹ năng ngành có thể tham gia làm ngay. Mô hình này có thể được triển khai như sau: DN sẽ tham gia sơ tuyển (kiểm tra năng lực: năng lực tiếng Anh, kiểm tra khả năng, tố chất phù hợp với vị trí tuyển dụng, phỏng vấn...), những đối tượng đạt yêu cầu ở vòng sơ tuyển sẽ được đào tạo tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM, sau khi hoàn thành chương trình học đạt được các yêu cầu DN đề ra, DN cam kết sẽ tuyển dụng làm việc lâu dài tại các vị trí đã đăng ký. Giải pháp thứ tư: Tăng cường hợp tác liên kết giữa DN và nhà trường. Kết nối sâu rộng hơn giữa nhà trường và các DN chính là một trong những điểm mấu chốt để phát triển đội ngũ nhân lực có tính “thực tế” ngay trên ghế nhà trường. Những kiến thức thu được từ thực tế sẽ giúp những người đang học trong nghề này, bổ khuyết những điểm còn thiếu về kỹ năng, áp dụng lý thuyết được học ngay vào từ giảng đường đại học. Để việc đào tạo tại các trường đại học đáp ứng được xu hướng kinh doanh hiện đại cũng như gia tăng tính thực tiễn, việc liên kết giữa nhà trường và các DN là rất cần thiết. Từ đó, phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên, khai thác và tận dụng hiệu quả các tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, chuyên môn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, phía nhà trường nên kết nối với giảng viên từ DN tham gia vào công tác giảng dạy tại nhà trường để tăng tính thực tiễn trong môn học. 5. KẾT LUẬN Với xu thế hội nhập quốc tế và thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 luôn mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng kèm theo không ít khó khăn cho nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải, Logistics nói riêng. Một trong những khó khăn gặp phải đó là TP.HCM và một số tỉnh trọng điểm phía Nam luôn đòi hỏi cao hơn yêu cầu về nhân lực chất lượng và sáng tạo. Trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy để giúp cho thị trường lao động có được nguồn nhân lực có tâm, có tầm và có đức cho xã hội và nỗ lực theo kịp để đáp ứng các yêu cầu của xã hội nói chung và những yêu cầu đặc thù của khu vực TP.HCM và một số tỉnh trọng điểm phía Nam. Hy vọng những giải pháp của bài viết này có thể dụng ngay trong thời gian tới để nâng cao chất lượng đào tạo của Trường. 417
  9. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Công thương, Hiệp Hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam và Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam (2021). Báo cáo ngắn về hiện trạng và đề xuất phát triển nguồn nhân lực cho ngành Logistics Việt Nam. Ngày truy cập: 05.10.2022 tại https://daotaocq.gdnn.gov.vn/wp-content/uploads/2022/06/4.-BC-Logistics-Viet-Nam-2021- Bo-CT.pdf Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam. (2021). Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2021. Ngày truy cập: 05.10.2022 tại https://drive.google.com/file/d/17vAxGS2Yp81efF3lE6jWRn5_4qLQ ESbL/view Nguyễn Ý Nhi, Lê Ngân Phương, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Minh Quang, Ngô Việt Quân (2022). Thực trạng Logistics Việt Nam trước và trong đại dịch covid 19. Ngày truy cập: 05.10.2022 tại file:///C:/Users/huynh/Downloads/TH%E1%BB%B0C-TR%E1%BA%A0NG- LOGISTICS-VI%E1%BB%86T-NAM TR%C6%AF%E1%BB%9AC-V%C3%80-TRONG- %C4%90%E1%BA%A0I-D%E1%BB%8ACH-COVID-19-1.pdf Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Tp.Hồ Chí Minh. (2018). Tài liệu hướng nghiệp năm 2018 thị trường lao động hội nhập tiến đến cách mạng công nghiệp lần thứ tư dự báo nguồn nhân lực các ngành trọng điểm giai đoạn 2018-2020 đến năm 2025. Ngày truy cập: 05.10.2022 tại http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/tin-tuc/7241.tai- lieu-huong-nghiep-nam-2018-thi-truong-lao-dong-hoi-nhap-tien-den-cach-mang-cong- nghiep-lan-thu-4-du-bao-như-cau-nhan-luc-cac-nganh-trong-diem-giai-doan-2018-2020-den- 2025.html Võ Thị Quý, Phạm Xuân Lan, Đàm Trí Cường. (2015). Định thang đo chất lượng đào tạo bậc Đại học trên góc độ sinh viên một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học số 10 (2), Trường Đại học Mở TP.HCM. 418
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0