intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số giải pháp nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử trường học, hướng tới xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh

Chia sẻ: AndromedaShun _AndromedaShun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số giải pháp nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử trường học, hướng tới xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh" phân tích nguyên nhân của những ứng xử lệch chuẩn văn hóa trong nhà trường; đề ra một số giải pháp nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử trường học, hướng tới xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh ở THPT Nguyễn Duy Trinh;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số giải pháp nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử trường học, hướng tới xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh

  1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NÉT ĐẸP VĂN HÓA ỨNG XỬ TRƯỜNG HỌC, HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG AN TOÀN, LÀNH MẠNH Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH Trường THPT Nguyễn Duy Trinh ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước, văn hóa nói chung cũng như văn hóa học đường nói riêng chịu tác động không nhỏ, cả những yếu tố tích cực và tiêu cực làm ảnh hưởng đến tâm lý, lối sống của nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là thanh niên - học sinh. Vấn đề giáo dục nói chung cũng như xây dưng nét đẹp văn hóa học đường nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên môi trường sư phạm an toàn, lành mạnh, thận thiện; rèn luyện tác phong của học sinh, đào tạo các em thành những người có bản lĩnh và tác phong đứng vững trên đôi chân của chính mình trên bước đường hòa nhập với xã hội đang ngày càng phát triển và cũng hết sức phức tạp này. Sống trong môi trường giáo dục, đa số học sinh hiện nay đều cứ hành vi ứng xử tốt đẹp, biết kính trọng thầy giáo, cán bộ trong nhà trường, thiết lập các mối quan hệ bạn bè lành mạnh, tôn trọng mọi người, có ý thức giữ gìn và xây dựng, phát triển nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các hiện tượng phản văn hóa, lệch chuẩn, trái với thuần phong mĩ tục, trái với chuẩn mực xã hội và nhà trường đề ra, để lại không ít những băn khoăn thậm chí là hậu quả đáng tiếc cho chính học sinh, cho nhà trường và cả xã hội. Những hành vi khác nhau như lời nói đe dọa, vu khống, đánh đập… đã làm cho tình trạng bạo lực học đường hiện nay ở mức báo động đỏ. Tìm kiếm trên Google, chỉ trong 0,33 giây đã cho chúng ta 27,9 triệu kết quả cho cụm từ bạo lực học đường. Trong quý 1 của năm 2019 có tới 310 vụ bạo lực học đường trên toàn quốc, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT. Lý do của những vụ bạo lực này cũng rất vu vơ như nhìn đểu, xinh hơn bạn, người mới đến, học giỏi, không giúp đỡ bạn làm bài… Cách xử lý thì bằng đủ vật dụng từ giày dép, guốc, cặp sách, ghế ngồi, dây lưng,… Điều lo ngại hơn cả là sự thờ ơ, vô cảm của các em chứng kiến, khi chỉ xúm xùm vào quay phim và chụp ảnh bạn tung lên mạng. THPT Nguyễn Duy Trinh là một trong những ngôi trường có bề dày truyền thống. Trong quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển nhà trường đã luôn luôn đoàn kết, kề vai sát cánh trong khắc phục khó khăn để dạy tốt học 223
  2. tốt, và đã đạt rất nhiều thành tích cao. Song song với đó, nhà trường luôn quan tâm xây dựng nề nếp học tập, sinh hoạt, hình thành môi trường văn hóa tốt đẹp cho học sinh tạo hành trang vững chắc cho các em bước vào cuộc sống. Đặc biệt nhà trường đã thực hiện khá hiệu quả nhiều giải pháp nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử ở trường học, hướng tới xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện. I. Nguyên nhân của những ứng xử lệch chuẩn văn hóa trong nhà trường Để đi vào xây dựng giải pháp, trước hết chúng ta cần tìm ra nguyên nhân của những ứng xử lệch chuẩn trong nhà trường: 1. Nguyên nhân khách quan Một trong những nguyên nhân trực tiếp của những hạn chế trong văn hóa ứng xử nơi nhà trường là sự tác động của cơ chế thị trường và ảnh hưởng của chính sách mở cửa giao lưu kinh tế, văn hóa trong giai đoạn hiện nay đã tác động nhiều mặt đến nhận thức và hành vi của học sinh và cả của giáo viên. Việc sống trong một xã hội mang tính toàn cầu, khó có thể tránh khỏi sự tác động nhiều luồng: tích cực và cả tiêu cực; học sinh lại là lớp người trẻ, nhạy cảm, dễ tiếp thu cái mới trong đó có yếu tố tiêu cực, có hại do không có sự kiểm tra, kiểm soát, uốn nắn kịp thời. Sự tác động đó ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống, nếp sống của học sinh nói riêng cũng như quá trình giáo dục của nhà trường hiện nay. Sự thiếu hụt các chương trình giáo dục văn hóa ứng xử trong nhà trường hiện nay là một trong những nhân tố dẫn đến việc học sinh không được thường xuyên rèn luyện một cách có hệ thống các chuẩn hành vi văn hóa học đường, dẫn đến các em còn hạn chế trong biểu hiện hành vi hoặc có những hành vi không phù hợp với chuẩn giá trị đề ra. 2. Nguyên nhân chủ quan Về phía học sinh: Độ tuổi này đã có quá trình tích lũy, rèn luyện hành vi ứng xử văn hóa, đồng thời cũng là đối tượng nhạy bén với cái mới, dễ thích nghi trong đó có cả yếu tố tiêu cực. Một bộ phận học sinh chưa có ý thức cao trong học tập, sinh hoạt, thiếu ý chí phấn đấu, rèn luyện; nhận thức chưa đầy đủ, toàn diện về rèn luyện hành vi, thói quen hành vi văn hóa ứng xử. Đồng thời, tình trạng khó khăn sau khi học xong, vấn đề chọn nghệ nghiệp và công việc cũng tác động đến học sinh đang học, làm cho các em hoang mang, chán nản, mất niềm tin. 224
  3. Một nguyên nhân sâu xa là ở chỗ, khi học sinh đi học các bậc cha mẹ chỉ quan tâm nhiều đến điểm số xem hôm nay con mình học được cái gì và bằng cách nào mà chưa quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức - văn hóa. Điều này có tác động không nhỏ, làm cho các em chỉ chú trọng đến học tập tri thức chứ chưa tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện đạo đức - văn hóa, nhân cách. Ngoài ra, ở một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt (kinh tế khó khắn, bố mẹ đi làm xa, bố mẹ bất hòa…) thì việc sâu sát, quan tâm con cái cũng bị hạn chế. Thậm chí cha mẹ nặng lời quát tháo con, xả stress bằng bạo hành gia đình… điều này ảnh hưởng rất xấu đến con trẻ. Thêm vào đó, dù rất ít nhưng một bộ phận giáo viên trong nhà trường còn thờ ơ, thiếu gương mẫu, thiếu trách nhiệm trong nếp sống, hành vi, chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục HS một cách toàn diện; hình thức giáo dục chưa đa dạng, chủ yếu bó hẹp trong không gian lớp học, do đó học sinh ít có điều kiện rèn luyện hành vi ứng xử văn hóa trong thực tiễn, hình thành thói quen văn hóa học đường. Do quản lý, phối hợp chưa chặt chẽ trong cả phạm vi gia đình, nhà trường, xã hội, còn thiếu thống nhất về nội dung, phương pháp xây dựng và thể hiện văn hóa nhà trường. Lứa tuổi THCS và THPT là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường. Những nguyên nhân trên phản ánh thực trạng tuy chưa thật đầy đủ, chi tiết song đã báo động về mặt trái của cơ chế thị trường đang tác động hàng ngày, hàng giờ đến học sinh, sự thiếu hụt các hoạt động thực tiễn rèn luyện hành vi văn hóa học đường trong nhà trường, sự lỏng lẻo trong phối hợp giữa các lực lượng giáo dục cũng như sự nhận thức và rèn luyện còn nhiều khiếm khuyết của học sinh. Điều đó đòi hỏi sự cấp thiết có những giải pháp đúng đắn, phù hợp nhằm giáo dục, rèn luyện nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử trường học, hướng tới xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. I. Một số giải pháp nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử trường học, hướng tới xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh ở THPTNguyễn Duy Trinh 225
  4. 1. Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội trong quá trình giáo dục HS Nhà trường luôn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục. Nhưng gia đình lại là nhà trường đầu tiên của mỗi người, là cái nôi đầu tiên giáo dục trẻ. Còn xã hội chính là trường học lớn nhất, lâu dài, phức tạp nhất mà con người phải trải qua trong cuộc đời. Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục nhà trường tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn (Hồ Chí Minh). Trường THPT Nguyễn Duy Trinh đã phối hợp cùng gia đình và các tổ chức xã hội để tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú cho HS như hoạt động ngoại khóa, hoạt động tham quan học tập, hoạt động tình nguyện… Cụ thể, trường đã phối hợp cùng huyện Đoàn Nghi Lộc tổ chức cho học sinh tham gia Tiếp sức mùa thi, Chiến dịch Mùa hè xanh, dọn vệ sinh, bảo vệ môi trường, tham gia các cuộc thi liên trường trong huyện như Rung chuông vàng… Đây là các hoạt động phối hợp thường niên của nhà trường. Đoàn trường còn thành lập đội Thanh niên xung kích theo sát các hoạt động, hỗ trợ kịp thời các học sinh và báo ngay cho thầy cô khi có vấn đề xảy ra… Từ đó, ngăn chặn các hành vi xấu, lan tỏa những việc làm tốt đẹp. Trong năm học 2018 - 2019 trường đã tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thi thổi cơm, gian hàng ẩm thực vào ngày 26/3. Thêm vào đó, trường phối hợp cùng huyện Nghi Lộc cho các em tham gia triển lãm “Đất và người Nghi Lộc”. Đây là dịp để các em mở mang thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng, từ đó thêm yêu và tự hào về mảnh đất quê hương yêu thương của mình. 2. Tiến hành hoạt động tư vấn tâm lý học đường, giáo dục kĩ năng sống một cách thường xuyên, bài bản và thực chất Nhằm mực đích để HS được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi thông tin, giải đáp những thắc mắc trong cuộc sống, học tập, trong quan hệ thầy cô, bạn bè… giúp các em tự nhận thức được bản thân, từ đó có cách hành xử đúng đắn và phù hợp hơn, có khả năng ứng phó tích cực trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống,… trường THPT Nguyễn Duy Trinh đã tiến hành hoạt động tư vấn tâm lý học đường, giáo dục kĩ năng sống. Đây là hoạt động có thể hỗ trợ và can thiệp kịp thời đối với những học sinh đang gặp phải những khó khăn trong đời sống tâm lý để chủ động ngăn ngừa một cách có hiệu quả và kịp thời những tác động tiêu cực gây bất ổn ảnh hưởng đến học tập và đời sống của học sinh, tạo sân 226
  5. chơi lành mạnh để học sinh tự tin hơn, cởi mở hơn, mạnh dạn thể hiện tài năng bản thân, giúp học sinh hiểu rõ hơn, có cách nhìn nhận đúng đắn về các hành vi văn hóa học đường. Phổ cập thêm cách xử lý tình huống bất ngờ cho các em… Hình thức 1: Chúng tôi tiến hành tư vấn trực tiếp giữa cán bộ tư vấn với cá nhân học sinh, lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh, từ đó gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể, động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình. Hình thức 2: Chúng tôi tiến hành tư vấn gián tiếp thông qua email: dieuemmuonnoindt@gmail.com. Đây là hình thức tạo thêm cơ hội cho các em nhút nhát không có khả năng tư vấn trực tiếp chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, thắc mắc, khó khăn tâm lý do học tập và cuộc sống. Học sinh chuyển ý kiến đề nghị tư vấn đến địa chỉ email của nhà trường để được phân phối cho các thành viên tổ tư vấn phù hợp với nội dung yêu cầu, GV tư vấn trả lời cho HS qua email. Hình thức 3: Chúng tôi tiến hành tương tác đám đông (tổ chức buổi nói chuyện các chuyên đề tư vấn giúp HS giải tỏa các khó khăn mang tính thời điểm hoặc mang tính phổ biến). Hình thức này sẽ tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng, gợi mở nhận thức và hướng giải quyết, động viên tinh thần học sinh, định hướng lại nhận thức, duy trì tinh thần, thái độ sống tích cực, hướng dẫn các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Học sinh tham gia hoạt cảnh truyền tải thông điệp xây dựng nét đẹp văn hóa học đường 3. Đẩy mạnh phong trào đọc sách cùng chương trình phát thanh “Mỗi tuần một cuốn sách hay, mỗi ngày một câu chuyện tử tế” 227
  6. Nhằm mục đích cho học sinh tiếp xúc thường xuyên với những câu chuyện, những bài học ý nghĩa nhân văn... cùng những hình ảnh thực tế về thầy trò, bạn bè, về những điều tốt đẹp trong cuộc sống để giúp nét đẹp học đường được tỏa sáng, lan tỏa, Đoàn trường THPT Nguyễn Duy Trinh đã tiến hành đẩy mạnh phong trào đọc sách, sau tiết thứ 3 hàng ngày sẽ có chương trình phát thanh “review” nhận xét về những cuốn sách hay, kể những câu chuyện tử tế. Hàng tuần, đoàn trường đều tổng kết, để nhà trường tuyên dương những học sinh có hành động, việc làm tử tế trước toàn trườg. Tiếp xúc và được giáo dục những điều tốt đẹp, Về lâu dài, chúng tôi tin chắn các em sẽ biết tự tạo ra sức “đề kháng” và “miễn nhiễm” với những cái xấu, cái ác xung quanh... 4. Xây dựng hình ảnh đội ngũ các thầy giáo, cô giáo là tấm gương mẫu mực về văn hóa ứng xử: Hình ảnh người thầy mẫu mực luôn là gương sáng cho học sinh noi theo. Hình ảnh người lãnh đạo gương mẫu, tận tụy với công việc luôn là gương sáng để đồng nghiệp trong trường học tập và phấn đấu. Sự đối xử công bằng, tuân thủ theo nội quy của nhà trường, của ngành sẽ tạo nên sự đồng thuận để thúc đẩy việc dạy và học của đơn vị đi lên. Các thầy cô giáo không ngừng rèn luyện, tu tu dưỡng và luôn lấy chuẩn mực “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, nói đi đôi với làm, tôn trọng cấp trên, đoàn kết nội bộ, biết thương yêu giúp đỡ đồng nghiệp và luôn hoàn thiện mình là tấm gương cho các em học sinh học tập và làm theo. Đây sẽ là chìa khóa để xây dựng môi trường giáo dục tốt đẹp, chống bạo lực học đường, là cán cân thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo của nhà trường. KẾT LUẬN Hiện nay, bạo lực học đường ngày càng bộc lộ tính nguy hiểm và phức tạp đang trở thành vấn đề xã hội bức xúc của nhiều nước. Bạo lực học đường diễn ra không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ ở học sinh nam mà còn ở học sinh nữ. Không tham vọng sẽ tạo nên cú “híc” nhưng trong bối cảnh đổi mới giáo dục, những giải pháp của chúng tôi đã góp phần xây dựng văn hoá học đường, nâng cao nét đẹp văn hóa ứng xử, là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, chấm dứt và hướng tới xóa bỏ bạo lực học đường, hướng đến một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Mặc dù các giải pháp chúng tôi đưa ra đã đạt được một số kết quả nhất định song không tránh khỏi những sư suất, thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý chân thành của quý vị để cùng với thời gian, người viết tiếp tục bổ sung hoàn thiện. 228
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2