Lê Sỹ Trung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 12 - 15<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM KẾT HỢP<br />
TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Lê Sỹ Trung*<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nông Lâm kết hợp tại huyện đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang tồn tại 19 mô hình Nông Lâm kết<br />
hợp (NLKH). Trong đánh giá ngƣời dân đã lựa chọn 6 dạng mô hình hiệu quả kinh tế cao, có khả<br />
năng nhân rộng và bảo vệ đất tốt đó là: Vùng cao 3 dạng mô hình (R-VAC-Rg); R-VC-Rg; VACRg). Vùng thấp 3 dạng mô hình (R-VAC-Rg; R-VC-Rg; R-VAC-O). Nghiên cứu đã điều tra, phân<br />
tích, xác định khó khăn về điều kiện tự nhiên, khoa học kỹ thuật, vốn, chính sách, thị trƣờng.<br />
Trong đó khó khăn nhất là thị trƣờng và chế biến sản phẩm, hiểu biết của ngƣời dân về luật pháp,<br />
chính sách. Trên cơ sở đó đã đề xuất đƣợc các giải pháp có tính khả thi xuất phát từ các vấn đề<br />
phát hiện trong quá trình nghiên cứu đó chính là cơ sở giúp địa phƣơng vận dụng chỉ đạo phát triển<br />
Nông Lâm kết hợp.<br />
Từ khoá: Nông Lâm kết hợp, hiệu quả, lựa chọn, giải pháp<br />
<br />
<br />
LÝ DO<br />
Đồng Hỷ -Thái Nguyên là một huyện trung<br />
du, miền núi, diện tích đất đồi núi chiếm tỷ lệ<br />
không nhỏ, trong những năm qua đã và đang<br />
tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên<br />
tiến vào phục vụ sản xuất góp phần tăng thu<br />
nhập cải thiện đời sống ngƣời dân quanh<br />
vùng. Những giống cây, con mới đƣợc đƣa vào<br />
xây dựng trong các mô hình sản xuất Nông<br />
Lâm nghiệp ngày một nhiều nhƣ các giống<br />
Ngô lai, Cam, Vải thiều, Nhãn lồng, Hồng<br />
nhân hậu, Keo lai, tre Bát độ, Trám [1]…, để<br />
canh tác trong các mô hình Nông Lâm kết hợp<br />
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tận dụng đất<br />
đai, góp phần sử dụng đất bền vững.<br />
Tuy nhiên việc xác định, lựa chọn các giống<br />
cây trồng cũng nhƣ việc sử dụng đất đai của<br />
ngƣời dân địa phƣơng chủ yếu theo kinh<br />
nghiệm vì vậy năng suất cây trồng nhìn chung<br />
còn thấp, đôi khi cũng không mang lại hiệu<br />
quả kinh tế theo mong muốn gây lãng phí, xói<br />
mòn đất vẫn gia tăng.<br />
Để giúp ngƣời dân trong việc lựa chọn một<br />
số dạng mô hình NLKH tại địa phƣơng nhằm<br />
mang lại hiệu quả kinh tế cao là một việc làm<br />
cần thiết<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Mục tiêu của đề tài<br />
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển<br />
Nông Lâm kết hợp trên địa bàn tỉnh Thái<br />
Nguyên.<br />
- Đề xuất các giải pháp phát triển các mô hình<br />
NLKH ngƣời dân lựa chọn.<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu hiện trạng các hệ thống Nông<br />
Lâm kết hợp cho vùng cao (xã Văn Lăng) và<br />
vùng thấp (xã Khe Mo) của huyện (Điều tra,<br />
thống kê, lựa chọn các dạng mô hình)<br />
- Điều tra, phân tích các dạng mô hình Nông<br />
Lâm kết hợp lựa chọn cho hai vùng<br />
- Xác đinh khó khăn, cơ hội và đề xuất các<br />
giải pháp nhằm cải tiến, phát triển các mô<br />
hình tại khu vực nghiên cứu.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu:<br />
Phân tích kế thừa các tài liệu thứ cấp về<br />
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các kết<br />
quả nghiên cứu, báo cáo tổng kết về sử<br />
dụng đất dốc.<br />
Phƣơng pháp Điều tra đánh giá nông thôn có<br />
sự tham gia của ngƣời dân (PRA), điều tra<br />
phỏng vấn 419 hộ với bộ câu hỏi đã đƣợc xây<br />
dựng dựa vào nội dung nghiên cứu.<br />
<br />
Tel: 0912150620 Email: trungdhnl@yahoo.com.vn<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
12<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Sỹ Trung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Phƣơng pháp điều tra quan sát hiện trƣờng<br />
(quan sát 30 mô hình ngƣời dân lựa chọn).<br />
Phân tích đất trong phòng thí nghiệm<br />
N (%): Được xác định theo phương pháp Kjeldahl<br />
trên máy Gerhadhl<br />
P2O5 (%): Theo phương pháp so màu<br />
K2O (%): Đo trên máy quang phổ hấp thụ nguyên<br />
tử AAS<br />
Mùn (%): Theo phương pháp của Tiurin<br />
pH: Xác định trên máy đo pH meter [2]<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu<br />
Kết quả điều tra phân loại và lựa chọn các<br />
mô hình NLKH<br />
Bảng 1. Kết quả điều tra phân loại các dạng mô<br />
hình NLKH<br />
Khu<br />
vực<br />
<br />
Vùng<br />
thấp<br />
<br />
Vùng<br />
cao<br />
<br />
Dạng mô hình<br />
<br />
Số hộ thực<br />
hiện/tổng số<br />
hộ điều tra<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
1.R- VAC- Rg<br />
2.R- VC- Rg<br />
3.R- VAC- O<br />
4.R-VA-Rg<br />
5.R-V-Rg<br />
6.R-VC<br />
7.V-R-O<br />
8.VC-Rg<br />
9.V-Rg<br />
10.VAC<br />
11.VAC-Rg<br />
<br />
17/213<br />
38/213<br />
11/213<br />
19/213<br />
27/213<br />
22/213<br />
20/213<br />
12/213<br />
15/213<br />
18/213<br />
14/213<br />
<br />
8,0<br />
17,8<br />
5,2<br />
8,9<br />
12,7<br />
10,3<br />
9,4<br />
5,6<br />
7,04<br />
8,4<br />
6,6<br />
<br />
1. R- VAC- Rg<br />
2. R- VC- Rg<br />
3. R-V-Rg<br />
4. R-VC<br />
5. VC-Rg<br />
6. R-VAC<br />
7. VAC-Rg<br />
<br />
44/206<br />
42/206<br />
16/206<br />
23/206<br />
24/206<br />
15/206<br />
42/206<br />
<br />
21,4<br />
20,4<br />
7,7<br />
11,2<br />
11.7<br />
7,3<br />
20,4<br />
<br />
Kết quả lựa chọn các mô hình NLKH<br />
Bảng 2. Kết quả lựa chọn các dạng mô hình<br />
NLKH tại 2 khu vực nghiên cứu<br />
Số lượng hộ<br />
chọn/ tổng số<br />
hộ tham gia<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Khu<br />
vực<br />
<br />
Dạng mô hình<br />
<br />
Vùng<br />
cao<br />
<br />
1. R- VAC- Rg<br />
2. R- VC- Rg<br />
3. VAC-Rg<br />
<br />
14/30<br />
10/30<br />
6/30<br />
<br />
46,67<br />
33,33<br />
20,0<br />
<br />
Vùng<br />
thấp<br />
<br />
1. R- VAC- Rg<br />
2. R- VC- Rg<br />
3. R- VAC- O<br />
<br />
15/30<br />
12/30<br />
3/30<br />
<br />
50<br />
40<br />
10<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
62(13):12 - 15<br />
<br />
Điều tra phân tích các dạng mô hình<br />
NLKH lựa chọn<br />
Đề tài tiến hành điều tra phân tích mỗi dạng 3<br />
mô hình đại diện cho vùng thấp và vùng<br />
cao.Trong mỗi mô hình tiến hành nghiên cứu<br />
(Cơ cấu diện tích, các thành phần: Phƣơng<br />
thức và kỹ thuật canh tác; hiệu quả kinh tế và<br />
môi trƣờng)<br />
Kết quả điều tra phân tích các dạng mô hình<br />
NLKH lựa chọn tại khu vực nghiên cứu<br />
Kết quả điều tra phân tích các dạng mô hình<br />
NLKH lựa chọn đƣợc thể hiện ở bảng 3:<br />
Bảng 3. So sánh sự khác nhau của các mô hình<br />
NLKH ngƣời dân lựa chọn ở 2 vùng nghiên cứu<br />
Mô hình<br />
T<br />
T<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
R -VAC- Rg<br />
Thấp<br />
<br />
R- VC- Rg<br />
Thấp<br />
<br />
Cao<br />
<br />
Cao<br />
<br />
1<br />
<br />
Diện tích<br />
trung<br />
bình<br />
<br />
2,67<br />
<br />
2,1<br />
<br />
2,4<br />
<br />
2,7<br />
<br />
2<br />
<br />
Rừng<br />
(%)<br />
<br />
60,3<br />
<br />
57,3<br />
<br />
60,6<br />
<br />
57,6<br />
<br />
3<br />
<br />
Vƣờn<br />
(%)<br />
<br />
22,2<br />
<br />
20.6<br />
<br />
23,5<br />
<br />
23,8<br />
<br />
4<br />
<br />
Ao (%)<br />
<br />
0,67<br />
<br />
3,22<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
5<br />
<br />
Chuồng<br />
(%)<br />
<br />
1,38<br />
<br />
0,15<br />
<br />
1,6<br />
<br />
0,28<br />
<br />
6<br />
<br />
Ruộng<br />
(%)<br />
<br />
15,3<br />
<br />
18,7<br />
<br />
14,3<br />
<br />
18,24<br />
<br />
7<br />
<br />
Lãi<br />
thuần/1<br />
ha/năm<br />
<br />
6960750<br />
<br />
7821750<br />
<br />
6168450<br />
<br />
6398750<br />
<br />
Ngoài 2 dạng mô hình phân tích trên ở vùng<br />
thấp ngƣời dân còn lựa chọn mô hình RVAC- O với diện tích kinh doanh trung bình<br />
là 2 ha và hiệu quả kinh tế<br />
7.304.250VNĐ/1ha/năm. Vùng cao ngƣời dân<br />
lựa chọn mô hình VAC- Rg với diện tích 0,95<br />
ha với hiệu quả kinh tế 5.7.000.000<br />
VNĐ/1ha/năm.<br />
Nhƣ vậy ta thấy ở vùng cao và vùng thấp<br />
ngƣời dân đều lựa chọn dạng mô hình RVAC- Rg và R- VC- Rg nhƣng có sự khác<br />
nhau. Về diện tích trung bình của mô hình<br />
vùng cao (2,67 ha), vùng thấp (2,4 ha) và<br />
thành phần rừng, chuồng trại khác biệt rõ rệt<br />
vùng cao nhiều hơn do diện tích rộng, ngƣời<br />
thƣa. Ngoài ra, thu nhập trên 1ha vùng cao<br />
thấp hơn vùng thấp vì ngƣời dân vùng cao<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
13<br />
<br />
Lê Sỹ Trung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đầu tƣ ít, chƣa thâm canh, do nghèo và trình<br />
độ kỹ thuật hiểu biết chƣa cao.<br />
Hiệu quả bảo vệ đất của các mô hình NLKH<br />
Để đánh giá khả năng bảo vệ đất của mô hình<br />
chúng tôi tiến hành điều tra tính chất lý, hóa<br />
của đất tại 12 hộ đại diện cho 6 mô hình, kết<br />
quả phân tích đƣợc tổng hợp ở bảng 4:<br />
Từ kết quả ở biểu 04 chúng tôi tính đƣợc độ<br />
phì tiềm năng của đất từ 1,8-2,5 nhƣ vây sức<br />
sản xuất của đất còn khá [2]. Mặc dù các dạng<br />
mô hình NLKH đã có thời gian tồn tại trung<br />
bình 11 năm. Tiềm năng đất còn khá chứng tỏ<br />
các dạng mô hình NLKH lựa chọn có khả<br />
năng bảo vệ đất tốt.<br />
Khó khăn và đề xuất các giải pháp phát<br />
triển NLKH<br />
Khó khăn<br />
+ Điều kiện tự nhiên<br />
- Một số diện tích đất có độ dốc cao (>250),<br />
tầng đất mỏng 30-40 cm.<br />
- Diện tích đất đai phân tán, khó xây dựng hệ<br />
thống NLKH nhiều thành phần.<br />
- Mƣa tập trung theo mùa gây ra xói mòn mạnh.<br />
+ Khoa học kỹ thuật<br />
- Thiếu quy hoạch chi tiết cho sử dụng đất cấp hộ<br />
- Ngƣời dân thiếu tập huấn về lập kế hoạch,<br />
thiết kế các mô hình NLKH.<br />
- Các hộ thiếu kiến thức lựa chọn cây trồng<br />
vật nuôi kết hợp, trên cơ sở sinh thái cho năng<br />
xuất cao. Thiếu kỹ thuật chăn nuôi và phòng<br />
trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm.<br />
+ Vốn<br />
-Hộ thiếu vốn đầu tƣ sản xuất nên hiệu quả<br />
thấp. Một số hộ sử dụng vốn vay không đúng<br />
mục đích.<br />
- Giá vật tƣ cao.<br />
<br />
62(13): 12 - 15<br />
<br />
-Chƣa có nhiều các doanh nghiệp đầu tƣ vào<br />
phát triển kinh tế trang trại.<br />
+ Chính sách<br />
- Ngƣời dân thiếu hiểu biết về luật pháp chính<br />
sách đã và đang áp dụng tại địa phƣơng.<br />
- Đất còn tranh chấp giữa các thôn, các hộ đặc<br />
biệt là đât lâm nghiệp.<br />
- Cộng đồng thực hiện quy ƣớc, hƣơng ƣớc<br />
không nghiêm.<br />
- Một số hộ dân chƣa đƣợc nhận giấy chứng<br />
nhận quyền sử dụng đất.<br />
- Kế hoạch sử dụng đất thiếu sự tham gia của<br />
ngƣời dân.<br />
+ Thị trƣờng<br />
- Sản phẩm làm ra khó tiệu thụ, giá rẻ bị tƣ<br />
thƣơng ép giá<br />
- Thông tin về giá cả thị trƣờng bị hạn chế<br />
- Sản xuất không có kế hoạch, cung quá cầu<br />
(Nhãn, Vải, Chè, Măng bát độ..)<br />
Giải pháp<br />
+ Điều kiện tự nhiên<br />
- Quy hoạch và xây dựng hệ thống NLKH,<br />
tăng hệ số sử dụng đất, hạn chế xói mòn, sạt<br />
lở đất<br />
- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, khai thác<br />
rừng trồng, rừng tự nhiên phải theo đúng quy<br />
trình kỹ thuật đã và đang áp dụng<br />
+ Khoa học kỹ thuật<br />
- Huyện, xã giúp bà con xây dựng kế hoạch<br />
cụ thể, tổ chức các khóa tập huấn, thăm quan<br />
KHKT nhƣ chăn nuôi, trồng trọt, phòng trừ<br />
dịch bệnh, canh tác trên đất dốc cho các hộ<br />
- Một số diện tích đất lâm nghiệp có độ dốc<br />
thấp cần đƣợc quy hoạch để sản xuất nông<br />
nghiệp.<br />
<br />
Bảng 4. Kết quả phân tích đất tầng A các mô hình<br />
Khu vực<br />
Vùng cao<br />
<br />
Vùng Thấp<br />
<br />
Dạng mô<br />
hình<br />
RVAC Rg<br />
RVC Rg<br />
VAC Rg<br />
RVAC Rg<br />
RVC Rg<br />
RVAC O<br />
<br />
Độ dày<br />
(cm)<br />
59,5<br />
57<br />
54,5<br />
60<br />
52,5<br />
55<br />
<br />
pH KCL<br />
<br />
Mùn (%)<br />
<br />
N (%)<br />
<br />
P2O5 (%)<br />
<br />
K2O (%)<br />
<br />
5,2<br />
5,1<br />
5,1<br />
5,2<br />
5,2<br />
5,3<br />
<br />
2,46<br />
2,81<br />
2,28<br />
2,78<br />
2,75<br />
3,2<br />
<br />
0,11<br />
0,14<br />
0,09<br />
0,12<br />
0,15<br />
0,14<br />
<br />
0,09<br />
0,1<br />
0,07<br />
0,09<br />
0,12<br />
0,10<br />
<br />
0,5<br />
0,55<br />
0,45<br />
0,57<br />
0,6<br />
0,55<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
14<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Lê Sỹ Trung<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Xây dựng ít nhất 3- 5 mô hình NLKH cho<br />
các vùng sinh thái khác nhau cho ngƣời dân<br />
học tập.<br />
- Cần lựa chọn cây trồng, vật nuôi cho sản<br />
xuất mô hình: Keo, Mỡ, Xoan, Vải, Nhãn,<br />
Xoài Ghép, Hồng không hạt, cỏ voi, Stylo,<br />
Trâu, Bò, dê bách thảo.<br />
<br />
62(13):12 - 15<br />
<br />
- Hỗ trợ vốn vay cần có sự đóng góp của 2<br />
phía nhà nƣớc và ngƣời dân.<br />
- Địa chính huyện, xã cần ra sóat xác định<br />
danh giới cụ thể cho các hộ và cấp sổ đỏ.<br />
- Triển khai thực hiện chính sách phải đảm<br />
bảo quyền dân chủ (dân biết, dân bàn, dân<br />
làm, dân kiểm tra, dân đƣợc hƣởng lợi).<br />
<br />
+ Vốn<br />
<br />
+ Thị trƣờng<br />
<br />
- Mở rộng, phát triển và sử dụng hiệu quả quỹ<br />
tín dụng thôn bản.<br />
<br />
- Nhà nƣớc, Chính quyền địa phƣơng cần có<br />
dự báo nhu cầu.<br />
<br />
- Tăng cƣờng việc kiểm tra giám sát việc sử<br />
dụng vốn vay, của các bên liên quan (huyện,<br />
xã, thôn bản).<br />
<br />
- Thông báo giá trên các phƣơng tiện thông<br />
tin đại chúng.<br />
<br />
- Các địa phƣơng cần có cơ chế thu hút các<br />
doanh nghiệp vào sản xuất kinh tế trang trại.<br />
+ Chính sách<br />
<br />
- Củng cố phát triển hệ thống chợ tại các đầu<br />
mối giao thông.<br />
- Địa phƣơng có cơ chế hỗ trợ, thu mua sản<br />
phẩm làm ra từ Nông Lâm nghiệp.<br />
<br />
- Thƣờng xuyên tuyên truyền luật pháp, chính<br />
sách liên quan đến phát triển NLN cho cán bộ<br />
địa phƣơng và cộng đồng.<br />
-Thực hiện nghiêm túc quy ƣớc, hƣơng ƣớc,<br />
luật pháp chính sách của nhà nƣớc.<br />
- Xây dựng kế hoạch dài hạn cho phát triển<br />
theo hƣớng sản xuất hàng hoá dựa trên nhu<br />
cầu của ngƣời dân.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Báo cáo, 2008 ‘‘Tổng kết phát triển Nông<br />
Lâm nghiệp của Huyện Đồng Hỷ 2008”.<br />
[2]. Đặng Kim Vui và Trần Quốc Hƣng, 2007<br />
“Giáo trình Nông Lâm kết hợp" Nhà xuất bản<br />
nông nghiệp.<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
SEVERAL SOLUTIONS FOR AGRO-FORESTRY DEVELOPMENT IN<br />
DONG HY DISTRICT, THAINGUYEN CITY<br />
Le Sy Trung<br />
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University<br />
<br />
Agroforestry in Dong Hy district, Thai Nguyen province has existing 19 agroforestry models. In<br />
survey 6 models are selected by local peopole based on criteria as high efficiency economy,<br />
possibility of expanding and good soil protection, of which 3 models in upland (R-VAC-Rg; RVC-Rg; VAC-Rg) and 3 models in lowland (R-VAC-Rg; R-VC-Rg; R-VAC-O). The reasearch<br />
had surveyed, analysed, identified the difficulties of the local situation, technique, capital, policy,<br />
market, of which, most difficult are market, poduct processing, understanding ò the people on low<br />
and policy. Based on the problems identified in survey the research had suggested possible<br />
solutions that are base for local to implement and supply concrete guidance in agroforestry<br />
development.<br />
Keywords: Agroforestry, Effeetveness, Selection, Solutions<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0912150620, Email: trungdhnl@yahoo.com.vn<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
15<br />
<br />