Nguyễn Tiến Đức và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
113(13): 73 - 76<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ BIỆT THỰ XANH<br />
TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Tiến Đức*, Nguyễn Ngọc Ý, Nguyễn Khánh Duy<br />
Trường Đại học kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Biến đổi khí hậu toàn cầu là mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Để giảm nhẹ sự<br />
biến đổi khí hậu cần phải có một cách tiếp cận và phương pháp xây dựng mới. Trong đó xu hướng<br />
kiến trúc xanh là giải pháp thích hợp nhất hiện nay. Bài báo trình bầy khái niệm kiến trúc xanh,<br />
các cơ sở để thiết kế biệt thự xanh tại thành phố Thái Nguyên từ đó đưa ra các giải pháp thiết kế<br />
biệt thự xanh cho thành phố Thái Nguyên.<br />
Từ khóa: Thái Nguyên, kiến trúc xanh, biệt thự xanh, giải pháp kiến trúc xanh.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Biến đổi khí hậu toàn cầu đang là mối quan<br />
tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Biến<br />
đổi khí hậu đưa đến trái đất một hiểm họa lớn,<br />
đòi hỏi con người phải hành động tích cực,<br />
kịp thời để giảm nhẹ các tác động và thích<br />
ứng với biến đổi khí hậu.<br />
Bất kể công trình xây dựng lớn hay nhỏ, đều<br />
gắn liền với mặt đất; phụ thuộc vào tự nhiên<br />
về tài nguyên; gây ra thay đổi về môi trường;<br />
và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và<br />
cuộc sống các loài khác. Như vậy, cần có<br />
cách nghĩ mới, cách tiếp cận mới và cách thiết<br />
kế mới để giải quyết các vấn đề trên. Do đó<br />
cần có những cơ sở vững chắc và giải pháp<br />
tốt trong thiết kế các công trình nói chung và<br />
thiết kế biệt thự tại Thái Nguyên nói riêng.<br />
KHÁI NIỆM KIẾN TRÚC XANH VÀ CƠ<br />
SỞ THIẾT KẾ<br />
Khái niệm kiến trúc xanh là kiến trúc tổng<br />
hợp / bao hàm được các xu hướng kiến trúc<br />
xuất hiện trước đó, như Kiến trúc (sinh) khí<br />
hậu((Bio) climatic Architecture), Kiến trúc<br />
sinh thái (Ecologic Architecture), Kiến trúc<br />
môi trường (Environmental Architecture),<br />
Kiến trúc có hiệu quả về năng lượng (Energy<br />
- Efficient Architecture), Kiến trúc thích ứng<br />
(Adaptable Architecture), trong một mô hình<br />
như trong hình 1, trong đó đã đồng nhất<br />
khái niệm Bền vững và Xanh (Green<br />
Architecture) [3].<br />
*<br />
<br />
Hình 1. Mô hình Kiến trúc xanh/Kiến trúc<br />
bền vững [3]<br />
<br />
Cơ sở thiết kế biệt thự xanh là những yếu tố<br />
tác động đến cấu tạo và cấu trúc không gian<br />
trong của ngôi nhà, trong đó cần quan tâm<br />
đến các yếu tố sau:<br />
- Yếu tố tự nhiên: Quỹ đạo mặt trời, nhiệt độ,<br />
gió, mưa, độ ẩm tổng hợp nên điều kiện sinh<br />
khí hậu của Thái Nguyên.<br />
- Kết cấu tường bao: Phụ thuộc vào cấu tạo<br />
của tường: tường đặc 1 lớp, tường 2 lớp,<br />
tường kính… và vật liệu làm tường bao.<br />
- Cấu trúc công trình: phụ thuộc vỏ mặt ngoài<br />
công trình và tổ chức không gian bên trong<br />
công trình.<br />
- Các cơ sở công năng: Phụ thuộc vào vị trí<br />
phòng sử dụng và phân khu sinh hoạt ngày đêm.<br />
- Các yếu tố văn hóa: Lối sống của người sử<br />
dụng, các quan niệm về xây dựng và vấn đề<br />
phong thủy khi làm nhà.<br />
<br />
Tel: 0982947666; Email: Ducnguyentien@tnut.edu.vn<br />
<br />
73<br />
<br />
Nguyễn Tiến Đức và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Xã hội: Các vấn đề về nhu cầu sử dụng<br />
không gian, mức độ tiêu dùng và quan hệ<br />
cộng đồng trong đời sống.<br />
- Cây xanh: các loại cây trong nhà, ngoài nhà,<br />
hình dạng và chức năng từng loại cây.<br />
- Năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, năng<br />
lượng gió, địa nhiệt, năng lượng sinh học …<br />
Trong đó, biệt thự xanh cần đạt được các mục<br />
tiêu cụ thể như sau:<br />
- Nâng cao chất lượng môi trường trong nhà.<br />
- Tiết kiệm nước, tái sử dụng nước và nâng<br />
cao hiệu quả dùng nước.<br />
- Tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn<br />
năng lượng tái tạo.<br />
- Tiết kiệm vật liệu và sử dụng vật liệu thân<br />
thiện với môi trường.<br />
- Giảm tác động có hại đến hệ môi trường<br />
sinh thái, giảm phát thải CO 2 .<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC BIỆT THỰ<br />
XANH TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
<br />
113(13): 73 - 76<br />
<br />
Các nhóm giải pháp và trình tự ưu tiên được<br />
thể hiện như trong Hình 2.<br />
Tùy theo khả năng đầu tư mà công trình có<br />
thể kết hợp sử dụng toàn bộ các giải pháp,<br />
hoặc sử dụng một số giải pháp để đạt được<br />
các mục tiêu của kiến trúc xanh với mức độ<br />
ưu tiên tuân theo thự tự từ trong ra ngoài<br />
trong Hình 2.<br />
Các giải pháp kiến trúc biệt thự xanh tại<br />
thành phố Thái Nguyên<br />
- Giải pháp kiến trúc: cần giải quyết các vấn<br />
đề thông gió tự nhiên, sử dụng ánh sáng tự<br />
nhiên và chống bức xạ mặt trời cho các hướng<br />
bất lợi. Để nâng cao hiệu quả sinh thái và bảo<br />
vệ môi trường cần quan tâm sử dụng các biện<br />
pháp tạo hình, tạo nhiều góc cạnh trên mặt<br />
đứng để tận dụng hứng ánh sáng, thông gió,<br />
đảm bảo diện tích tiếp xúc thiên nhiên là tối<br />
đa cho ngôi nhà. Tạo ra những sân vườn xem<br />
đây là phần quan trọng cấu tạo nên hình dáng<br />
kiến trúc nhà hoặc sử dụng kiến trúc kiểu bậc<br />
thang có sân trời có thể bố trí sân thượng có<br />
cây xanh rộng rãi và tiện lợi.<br />
<br />
Hình 2. Quan điểm kiến trúc biệt thự xanh [1]<br />
<br />
Hình 3. Minh họa giải pháp kiến trúc tổng<br />
hợp giúp tiết kiệm năng lượng [4]<br />
<br />
Quan điểm giải quyết<br />
Để đạt được các mục tiêu của biệt thự xanh,<br />
giải pháp thiết kế kiến trúc tổng thể là tập hợp<br />
các giải pháp đơn lẻ phối hợp với nhau. Trong<br />
đó, các giải pháp thiết kế chia làm ba nhóm<br />
chính:<br />
- Nhóm 1: sử dụng các giải pháp kiến trúc.<br />
- Nhóm 2: sử dụng giải pháp sinh thái.<br />
- Nhóm 3: sử dụng năng lượng sạch.<br />
<br />
- Giải pháp sử dụng cây xanh: Biệt thự tại<br />
Thái Nguyên cần kết hợp cây xanh với kiến<br />
trúc mái, mặt đứng công trình và các khoảng<br />
sân vườn nhằm tạo ra các khoảng không gian<br />
công cộng cho người sử dụng, nâng cao chất<br />
lượng vi khí hậu và góp phần giảm bức xạ<br />
cho vỏ công trình.<br />
- Giải pháp tái sử dụng nước: Để tiết kiệm<br />
nước kiến trúc biệt thự xanh cần thiết kế thu<br />
hồi nước mưa trên mái và xung quanh công<br />
<br />
74<br />
<br />
Nguyễn Tiến Đức và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
trình để tái sử dụng. Cần thu hồi nước đã qua<br />
sử dụng, phân loại nước xám và nước đen đưa<br />
qua hệ thống sử lý nước thải để sử dụng lại<br />
với nhiều mục đích như tưới cây xanh, rửa xe,<br />
lau sàn nhà hoặc làm nước uống.<br />
<br />
113(13): 73 - 76<br />
<br />
trang thiết bị công trình hiện đại như bình đun<br />
nước nóng mặt trời, pin mặt trời, năng lượng<br />
gió, năng lượng sinh học (biogas), năng lượng<br />
địa nhiệt.<br />
<br />
Hình 4. Minh họa giải pháp sử dụng cây xanh [2]<br />
<br />
Hình 6. Minh họa sử dụng vật liệu thân thiện với<br />
môi trường<br />
<br />
Hình 5. Minh họa giải pháp tái sử dụng<br />
nước [2]<br />
- Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường:<br />
Vật liệu là một nguyên nhân chính gây ra khí<br />
thải có hại như CO2, SO2… Để giảm bớt ô<br />
nhiễm môi trường cần sử dụng các loại thép<br />
cường độ cao, bê tông tính năng cao để giảm<br />
thiểu một lượng lớn vật liệu thép và vữa. Sử<br />
dụng những loại vật liệu kiến trúc mới như bê<br />
tông nhẹ, tấm bản tường chất liệu nhẹ rỗng<br />
tâm, tấm bản tường phức hợp… giảm nhẹ<br />
trọng lượng riêng của kết cấu, tiết kiệm tài<br />
nguyên đất, đồng thời cũng giúp tái sử dụng<br />
vật liệu công nghiệp đã qua sử dụng [5].<br />
- Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: Để<br />
giảm lượng phát thải CO2, giảm nhẹ gánh<br />
nặng nên môi trường kiến trúc biệt thự xanh<br />
cần kết hợp với các giải pháp sử dụng các<br />
<br />
Hình 7. Minh họa sử dụng năng lượng mặt trời [4]<br />
<br />
Nguyên tắc phối hợp sử dụng các giải pháp<br />
được thể hiện trong hình 8.<br />
<br />
Hình 8. Nguyên tắc cơ bản của vỏ nhà ứng xử với<br />
môi trường xung quanh [2]<br />
75<br />
<br />
Nguyễn Tiến Đức và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay kiến<br />
trúc xanh là xu hướng tất yếu để giảm ô<br />
nhiễm do các công trình xây dựng nhằm bảo<br />
vệ môi trường sinh thái. Cơ sở thiết kế kiến<br />
trúc biệt thự xanh tại Thái Nguyên cần quan<br />
tâm đến mối quan giữa các yếu tố điều kiện tự<br />
nhiên, khí hậu, cấu tạo, cấu trúc công trình, cơ<br />
sở công năng, văn hóa xã hội và các biện<br />
pháp kỹ thuật để tiết kiệm nước, sử dụng năng<br />
lượng tái tạo. Từ đó đưa ra các giải pháp thiết<br />
kế tối ưu theo thứ tự ưu tiên sử dụng các giải<br />
pháp kiến trúc, sử dụng giải pháp sinh thái và<br />
sử dụng năng lượng sạch.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Tiến Đức (2010), “Hiện trạng và giải<br />
pháp chung cư xanh tại Hà Nội”, Tạp chí KH và<br />
công nghệ - ĐH Thái Nguyên, tập 74, số 12, trang<br />
102-105<br />
<br />
113(13): 73 - 76<br />
<br />
[2]. Hiệp hội kỹ sư tư vấn Đức – VBI (2010), Phát<br />
triển bền vững trong kiến trúc và xây dựng những<br />
giải pháp thiết kế tiết kiệm năng lượng, ứng dụng<br />
năng lượng mới và kiến trúc xanh, Hà Nội.<br />
[3]. PGS.TS. Phạm Đức Nguyên (2008), “Xây<br />
dựng chương trình phát triển công trình xanh Việt<br />
Nam từ kinh nghiệm của thế giới”, Hội thảo KH –<br />
Nghiên cứu mô hình kiến trúc xanh tại Việt Nam<br />
nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,<br />
Hà Nội.<br />
[4]. TS. Trần Quốc Thái (2006), Kiến trúc bền<br />
vững từ cách tiếp cận thích ứng điều kiện khí hậu<br />
địa phương, Luận án tiến sĩ, ĐH Kiến trúc, Hà Nội.<br />
[5]. Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thôn<br />
– VIAP (2009), Nghiên cứu ứng dụng kiến trúc<br />
xanh cho nhà ở Việt Nam , Hà Nội.<br />
[6]. Osman Attmann (2010), Green Architecture:<br />
advanced technologies and materials, McGrawHill, New York.<br />
<br />
SUMMARY<br />
DESIGN SOLUTIONS OF VILLA GREEN IN THAI NGUYEN CITY<br />
Nguyen Tien Duc*, Nguyen Ngoc Y, Nguyen Khanh Duy<br />
College of Technology – TNU<br />
<br />
Global climate change is the concern of all countries in the world. To mitigate climate change<br />
requires a different approach and new construction methods. The trend in green architecture is the<br />
most appropriate solution today. This paper presents the concept of green architecture, the design<br />
basis for green villas in Thai Nguyen city from there provide solutions designed green villas Thai<br />
Nguyen city.<br />
Keyword: Thai Nguyen, green architecture, green villas, architecture green solution.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 02/10/2013; Ngày phản biện: 11/10/2013; Ngày duyệt đăng: 18/11/2013<br />
Phản biện khoa học: ThS. Hàn Thị Thúy Hằng – Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐHTN<br />
*<br />
<br />
Tel: 0982947666; Email: Ducnguyentien@tnut.edu.vn<br />
<br />
76<br />
<br />