intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ SÂN TRONG (GIẾNG TRỜI)

Chia sẻ: Phạm Đức Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

186
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cở sở nghiên cứu vấn đề thông thoáng-chiếu sáng tự nhiên cho công trình, điều kiện khí hậu và đặc điểm của loại hình nhà liên kế tại thành phố Đà Nẵng, đề xuất một số giải pháp thiết kế sân trong (giếng trời) nhằm đảm bảo thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên cho loại hình nhà này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ SÂN TRONG (GIẾNG TRỜI)

  1. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ SÂN TRONG (GIẾNG TRỜI) NHẰM ĐẢM BẢO THÔNG THOÁNG VÀ CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN CHO LOẠI HÌNH NHÀ LIÊN KẾ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG PROPOSE SOME SOLUTION TO DESIGN PATIO TO ENSURE NATURAL CLEAR AND NATURAL LIGHT FOR ROW HOUSES AT DANANG CITY SVTH: MAI THANH HẢI TRẦN HÒA MỸ NGUYỄN HÙNG VƢƠNG Lớp 05XD, Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng GVHD: ThS.KTS PHAN TIẾN VINH Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trên cở sở nghiên cứu vấn đề thông thoáng-chiếu sáng tự nhiên cho công trình, điều kiện khí hậu và đặc điểm của loại hình nhà liên kế tại thành phố Đà Nẵng, đề xuất một số giải pháp thiết kế sân trong (giếng trời) nhằm đảm bảo thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên cho loại hình nhà này. ABSTRACT Based on researching about natural clear and natural light for works, condition climate and feartures of row house at Da Nang city, propose some solution to design patio to ensure natural clear and natural light for problem. 1. Mở đầu Nhà liên kế là loại hình nhà phổ biến và đƣợc xây dựng nhiều nhất tại các đô thị Việt Nam, trong đó có thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, đây là loại hình nhà còn nhiều bất cập về vấn đề thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thiết kế sân trong (giếng trời), nhằm đảm bảo thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên cho loại hình nhà liên kế tại thành phố Đà Nẵng-thành phố có khí hậu nóng ẩm-là một đề tài có tính cấp bách và thực tiễn. 2. Một số cơ sở cho việc tổ chức sân trong (giếng trời) nhằm đảm bảo thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên cho loại hình nhà liên kế tại thành phố Đà Nẵng. 2.1. Khái niệm, đặc điểm và thực trạngcủa loại hình nhà liên kế tại thành phố Đà Nẵng. 2.1.1. Khái niệm: Nhà liên kế là loại nhà ở riêng, gồm các căn hộ đƣợc xây dựng liền nhau, thông nhiều tầng đƣợc xây dựng khác nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn nhiều lần so với chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử dụng chung 1 hệ thống hạ tầng của Hình2. liên kế trong quy hoạch tổng thể khu dân cư 374
  2. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 khu vực đô thị Hình 2: Mặt đứng dãy nhà liên kế khu đô thị Phú Mỹ Hưng 2.1.2. Đặc điểm: Nhà liên kế có 2 mặt tƣờng tiếp xúc với 2 căn nhà bên cạnh, có một lối vào chính ở phía trƣớc và mặt sau tiếp giáp với hệ thống thoát nƣớc chung của khu phố (hay có một lối vào từ phía sau). Mặt bằng nhà liên kế thƣờng là hình chữ nhật, chữ L…nhà có thể bố trí kiểu sân vƣờn. Kích thƣớc lô đất thông thƣờng là 4-6m ngang và 12-25m dài. 2.1.3. Thực trạng của loại hình nhà liên kế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: - Nhà liên kế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chiếm tỷ lệ rất lớn so với các loại hình nhà khác nhƣ: biệt thự, chung cƣ…. - Trong các khu phố cũ: nhà liên kế có bề ngang và mặt tiền hẹp (2 - 4m), không có hệ thống thông thoáng phía sau, hệ thống hạ tầng không đồng bộ. - Trong các khu phố mới (khu quy hoạch): các khu đất đƣợc phân chia diện tích đều nhau nhƣng vấn đề tổ chức thông thoáng, chiếu sáng và vi khí hậu trong công trình vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Mật độ xây dựng cao, thiếu cây xanh, cảnh quan môi trƣờng kém… 2.2 Khái niệm và vai trò của sân trong (giếng trời) trong việc đảm bảo thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên cho nhà liên kế. 2.2.1. Khái niệm: Giếng trời là một khoảng không nằm trong nhà, thông suốt các tầng lên đến mái. Giếng trời vốn không xa lạ trong kiến trúc truyền thống, với cái tên “Thiên tỉnh” theo nghĩa chữ Hán. Gọi giếng, nhƣng chính là một cách trổ cửa lên trời để lấy ánh sáng và để thoát khí, thông hơi. 2.2.2. Vai trò của sân trong (giếng trời) trong việc đảm bảo thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên cho nhà liên kế: - Nhờ có giếng trời mà quá trình trao đổi không khí đƣợc diễn ra liên tục từ ngoài vào trong và từ trong ra ngoài, thay đổi không khí đã bị ô nhiễm (do CO2, khói thuốc, do các khí hôi hám hoặc ẩm ƣớt chứa nhiều vi khuẩn, nấm mốc…) bằng không khí tƣơi mát của thiên nhiên, nâng cao điều kiện vệ sinh của căn nhà, bảo vệ sức khỏe cho con ngƣời. - Tác dụng nhiệt và tác dụng chiếu sáng của bức xạ mặt trời đƣợc coi là những yếu tố khí hậu có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng của môi trƣờng sinh thái trong nhà, ảnh hƣởng này càng quan trọng hơn tại vùng khí hậu nóng ẩm nhƣ nƣớc ta. Việc thiết kế và bố trí sân trong (giếng trời) hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đƣợc lƣợng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. - Với việc tổ chức cây xanh, mặt nƣớc, giếng trời góp phần cải thiện vi khi hậu cho nhà. - Không gian giếng trời mang lại vẻ đẹp thiên nhiên và sức sống cho cả ngôi nhà với màu xanh cây lá, gió và ánh sáng. 2.3. Đặc điểm khí hậu của thành phố Đà Nẵng. - Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. 375
  3. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 - Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7. Thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhƣng không đậm và kéo dài. - Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9oC; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28 - 30oC; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18 - 23oC. - Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 – 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 – 77,33%. - Số giờ nắng bình quân trong năm là 2156,2 giờ; nhiều nhất vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 – 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 – 165 giờ/tháng. 2.4. Mục tiêu của việc thiết kế sân trong (giếng trời). Tổ chức sân trong cho loại hình nhà liên kế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm hƣớng đến các mục tiêu sau : - Tạo sự đối lƣu giữa không khí bên trong và bên ngoài công trình. - Đƣa ánh sáng tự nhiên vào công trình, giảm thiểu việc sử dụng năng lƣợng phục vụ cho việc chiếu sáng. - Góp phần cải thiện điều kiện vi khí hậu trong nhà, tạo môi trƣờng thuận lợi cho con ngƣời nghỉ ngơi và sinh hoạt, tạo dựng một môi trƣờng sống trong lành gần gũi với thiên nhiên. - Ngoài việc đảm bảo các yêu cầu thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên, việc thiết kế sân trong còn mang lại những giá trị thẩm mỹ cho công trình. 2.5. Một số kinh nghiệm thiết kế sân trong (giếng trời). 2.5.1. Tổ chức giếng trời trong nhà cổ ở Hội An: Hình 2.3: Mặt bằng tầng 1-Nhà số 129 Trần Phú-Hội An 2.5.2. Resort hóa nhà phố: Hình 2.4 376
  4. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 - Ƣu điểm: Ngôi nhà luôn thông thoáng, không khí trong lành với nhiều áng sáng tự nhiên và cây xanh. Đáp ứng đƣợc nhu cầu kiến trúc, thẩm mỹ của ngƣời sử dụng nhƣng vẫn phù hợp với phong tục, tập quán của ngƣời Việt Nam. - Nhƣợc điểm: Diện tích sử dụng ít. Phải thƣờng xuyên kiểm tra, bảo dƣỡng. Gặp nhiều khó khăn về mùa mƣa bão. 3. Đề xuất một số giải pháp thiết kế sân trong (giếng trời) nhằm đảm bảo thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên cho nhà liên kế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3.1. Giải pháp về vị trí của giếng trời trong mặt bằng nhà liên kế. 3.1.1. Giếng trời kết hợp với cầu thang: (Xem hình 3.7) a. Giếng trời nằm cạnh cầu thang: ( Xem hình 3.1) Hình 3.1 b. Giếng trời giữa 2 vế thang: (Xem hình 3.2) Hình 3.2 c. Giếng trời nằm bên cạnh chiếu nghỉ: (Xem hình 3.3) Hình 3.3 d. Giếng trời tại chiếu đi - chiếu đến: (Xem hình 3.4) Hình 3.4 3.1.2. Giếng trời nằm giữa nhà: (Xem hình 3.5, hình 3.8) Hình 3.5 377
  5. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 3.1.3. Giếng trời nằm cuối nhà: (Xem hình 3.6, hình 3.9) Hình 3.6 3.2. Giải pháp tổ chức cảnh quan cho giếng trời. 3.2.1. Cây xanh. 3.2.2. Hồ nước – Thác nước. 3.2.3. Vườn khô. 3.3. Giải pháp tổ chức mái che cho giếng trời. 3.3.1. Vật liệu: - Mái kính. - Tấm PolyCacbon. - Tôn nhựa lấy sáng. 3.3.2. Cấu tạo mái che: - Cố định. - Di động. Hình 3.7 Hình 3.8 Hình 3.9 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lƣơng Anh Dũng (2001), Nhà ở đô thị sau năm 2000, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội [2] Phạm Đức Nguyên (2006), Các giải pháp kiến trúc khí hậu Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. [3] Phan Tiến Vinh (2004), Kiến trúc công trình, Nội dung bài giảng, Trƣờng Cao đẳng Công nghệ, ĐH Đà Nẵng. [4] Viện nghiên cứu kiến trúc (1997), Kiến trúc và khí hậu nhiệt đới Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội. [5] Kiến trúc Nhà đẹp (2007), Nxb trẻ, Đà Nẵng. [6] Trang web: www.danang.gov.vn 378
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2