Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4A (2017), tr. 5-10<br />
<br />
MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU VỀ SỰ BIẾN ĐỔI MÀU<br />
CỦA PHIM POLY(VINYL ALCOHOL)<br />
CHIẾU TRÊN NGUỒN NƠTRON NHIỆT<br />
Võ Thị Anh (1), Nguyễn Thành Công (2), Trịnh Văn Giáp (1)<br />
Trần Đại Nghiệp (1), Phạm Ngọc Sơn (3)<br />
1<br />
Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân<br />
2<br />
Trường Đại học Vinh<br />
3<br />
Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt<br />
Ngày nhận bài 05/01/2018, ngày nhận đăng 07/3/2018<br />
Tóm tắt: Phim mỏng poly(vinyl alcohol) đƣợc nhuộm màu xanh methylene bị<br />
biến đổi màu khi chúng đƣợc chiếu trên chùm nơtron nhiệt tại kênh số 2 của lò phản<br />
ứng hạt nhân Đà Lạt. Thông lƣợng nơtron nhiệt tại vị trí chiếu mẫu là 1,6x106<br />
nơtron/cm2.s. Các phim nhuộm màu đƣợc chiếu liên tục trên nguồn nơtron trong 1 giờ,<br />
2 giờ, 4 giờ, 8 giờ và 12 giờ. Phƣơng pháp quang phổ kế UV-VIS đƣợc sử dụng trong<br />
việc xác định mật độ quang của phim trƣớc và sau khi chiếu trên nguồn nơtron nhiệt tại<br />
bƣớc sóng 668 nm. Giá trị mật độ quang của phim giảm khi thời gian chiếu phim trên<br />
nguồn tăng lên. Đƣờng đặc trƣng mô tả mối quan hệ giữa giá trị mật độ quang và thời<br />
gian chiếu phim đƣợc xác định bằng mô hình truyền năng lƣợng.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Poly(vinyl alcohol) (PVA) là chất rắn cao phân tử gồm nhiều nhóm phân tử là các<br />
chuỗi đơn phân tử đƣợc sắp xếp theo thứ tự lặp lại nhiều lần, nối với nhau bằng các mối<br />
liên kết hoá học. PVA là loại vật liệu tƣơng đƣơng mô, chiếm một vị trí rất nhỏ trong<br />
không gian. Chúng rất đƣợc ƣa chuộng dùng làm liều kế trong phép đo liều gamma, đặc<br />
biệt trong lĩnh vực công nghệ bức xạ bởi vì khi bị chiếu xạ bởi bức xạ ion hoá thì tính<br />
chất vật lý của PVA bị thay đổi [1-4]. Mức độ và tính chất của sự thay đổi này phụ thuộc<br />
vào cấu tạo thành phần phân tử của PVA và năng lƣợng của bức xạ ion hoá [5]. Các nhà<br />
nghiên cứu đã sử dụng các phim màng mỏng PVA nhuộm một số màu khác nhau để<br />
kiểm soát liều gamma từ thấp đến cao. Hầu hết các nghiên cứu này đã khảo sát một cách<br />
chi tiết các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng làm việc của phim mỏng đổi màu nhƣ pH,<br />
hàm lƣợng màu đƣa vào, độ dày mỏng của phim, môi trƣờng bảo quản phim sau khi<br />
chiếu và xác định dạng hàm đặc trƣng liều cho từng dải liều nghiên cứu [6-16].<br />
Mặc dù các phim mỏng này đƣợc nghiên cứu và khảo sát nhƣ một liều kế thƣờng<br />
quy trong quá trình công nghệ bức xạ sử dụng nguồn gamma, nhƣng chúng ít đƣợc<br />
nghiên cứu trên nguồn nơtron. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu bƣớc đầu sự<br />
biến đổi màu của phim PVA trƣớc và sau khi đƣợc chiếu trên nguồn nơtron nhiệt. Chúng<br />
tôi cũng tiến hành khảo sát sự biến đổi mật độ quang của phim khi chúng đƣợc lƣu giữ<br />
tại điều kiện phòng thí nghiệm sau khi đƣợc chiếu. Đƣờng cong thể hiện mối quan hệ<br />
giữa thời gian chiếu mẫu và giá trị mật độ quang đặc trƣng của phim tƣơng ứng cũng<br />
đƣợc xác định trong nghiên cứu này.<br />
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phim PVA nhuộm màu đƣợc làm từ bột PVA có khối lƣợng mol phân tử là<br />
.<br />
<br />
Email: nhatancong@gmail.com (N. T. Công)<br />
<br />
5<br />
<br />
V. T. Anh, N. T. Công, T. V. Giáp, T. Đ. Nghiệp, P. N. Sơn / Một số kết quả nghiên cứu ban đầu…<br />
<br />
Mw = 89000-98000 g/mol, thuỷ phân đạt 99% và đƣợc cung cấp bởi hãng SIGMA. Chất<br />
nhuộm màu đƣợc dùng để nhuộm phim là methylene blue 10-3M (C16H18ClN3SxxH2O,<br />
Mw = 319,86).<br />
Dung dịch PVA có chứa chất nhuộm màu đƣợc khuấy đều trên bếp khuấy từ và<br />
duy trì ở nhiệt độ từ 70oC đến 80oC cho đến khi hỗn hợp dung dịch mẫu đƣợc đồng nhất.<br />
Dung dịch mẫu khi chuyển từ màu trắng đục sang màu trắng trong thì đạt đƣợc độ đồng<br />
nhất của dung dịch. Khi dung dịch mẫu hạ nhiệt độ xuống khoảng 45oC đến 50oC thì bắt<br />
đầu đổ từ từ dung dịch ra tấm kính phẳng để tạo màng mỏng. Điều kiện làm mẫu ở nhiệt<br />
độ phòng thí nghiệm. Tấm kính với màng dung dịch sẽ khô tự nhiên trong vòng 72 giờ.<br />
Màng PVA đƣợc bóc ra khỏi mặt kính và cắt thành những phim mỏng có kích thƣớc 0,8<br />
cm x 4 cm và độ dày 0,02 mm, đƣợc bảo quản trong các túi tối màu. Các phim mỏng<br />
đƣợc đem chiếu nơtron nhiệt tại kênh số 2 trên lò phản ứng hạt nhân thuộc Viện Nghiên<br />
cứu Hạt nhân Đà Lạt với các khoảng thời gian chiếu mẫu 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 8 giờ và 12<br />
giờ. Mẫu sau chiếu xạ đƣợc tiến hành xác định đỉnh mật độ hấp thụ quang đặc trƣng ở<br />
bƣớc sóng 668 nm trên hệ quang phổ kế UV-VIS 1240 (Shimadzu).<br />
Từ kết quả giá trị mật độ quang của phim trƣớc và sau khi chiếu trên nguồn<br />
nơtron nhiệt, chúng tôi tiến hành khảo sát và tìm ra quy luật biến đổi giá trị mật độ quang<br />
của phim khi đƣợc lƣu giữ trong điều kiện phòng thí nghiệm. Chúng tôi xác định đƣờng<br />
đặc trƣng liều của phim tại đỉnh hấp thụ năng lƣợng có bƣớc sóng 668 nm.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1 Khảo sát sự biến đổi giá trị mật độ quang của phim<br />
Nghiên cứu sự đổi màu của phim mỏng PVA nhuộm màu methylene blue, chúng<br />
tôi tiến hành khảo sát sự thay đổi mật độ quang của phim khi quét ở tần số bƣớc sóng từ<br />
190 nm đến 800 nm và xác định mật độ quang tại đỉnh hấp thụ đặc trƣng có bƣớc sóng<br />
668 nm. Sai số của phép đo mật độ quang của phim tại đỉnh hấp thụ đặc trƣng là ±2%.<br />
Hình 1 mô tả quá trình biến đổi màu của phim mỏng PVA đƣợc nhuộm màu xanh sau khi<br />
chiếu từ 3 đến 28 ngày và đƣợc cất giữ trong bình hút ẩm với điều kiện nhiệt độ của<br />
phòng thí nghiệm. Bởi vì sau khi chiếu trên lò, mẫu mới đƣợc chuyển ra Hà Nội để đo<br />
nên chúng tôi không thể đo ngay trong ngày chiếu mẫu. Chính vì vậy, việc khảo sát sự<br />
biến đổi giá trị mật độ quang của phim sau khi chiếu trong vòng một tháng sẽ giúp chúng<br />
tôi ngoại suy đƣợc giá trị mật độ quang của phim ngay tại thời điểm vừa đƣợc chiếu<br />
xong.<br />
Hình 1 cho thấy trong vòng 5 đến 10 ngày đầu tiên sau chiếu, giá trị mật độ<br />
quang của phim gần nhƣ đã trở về trạng thái bão hoà. Hiện tƣợng này có thể đƣợc giải<br />
thích bởi hiệu ứng nhớ của vật liệu sau khi bị chiếu xạ. Sau khi đƣợc chiếu xạ, các phim<br />
này đƣợc bảo quản trong bình hút ẩm có hút chân không nên đã loại bỏ quá trình oxy hóa<br />
sau bức xạ [17].<br />
Nhƣ vậy, để đánh giá đúng đƣợc giá trị mật độ quang của phim ngay sau khi<br />
chiếu xạ, phim cần đƣợc đo ngay trong vòng 48 tiếng đầu tiên sau khi chiếu. Tuy nhiên,<br />
khoảng thời gian vận chuyển mẫu sau khi chiếu nhiều hơn 2 ngày, khiến cho việc xác<br />
định giá trị mật độ quang của phim sau khi chiếu xạ không thể thực hiện đƣợc ngay. Vì<br />
thế chúng tôi đã tiến hành khảo sát hệ số hiệu chỉnh kết quả cho từng loại phim có thời<br />
<br />
6<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4A (2017), tr. 5-11<br />
<br />
gian chiếu khác nhau thông qua hàm làm khớp mô tả xu hƣớng biến đổi màu của phim<br />
sau khi chiếu.<br />
<br />
Hình 1: Sự biến đổi mật độ quang sau khi chiếu trên nguồn nơtron của phim PVA<br />
theo thời gian lưu cất mẫu tại đỉnh hấp thụ 668 nm<br />
Để có thể xác định đƣợc hệ số hiệu chỉnh phù hợp với thời điểm đo mật độ quang<br />
sau khi chiếu, chúng tôi sử dụng hàm mũ suy giảm một dẫn xuất của mô hình truyền<br />
năng lƣợng có dạng [17-19]<br />
(1)<br />
abs aebd c<br />
trong đó abs là giá trị mật độ quang ghi nhận đƣợc tại đỉnh hấp thụ đặc trƣng với số ngày<br />
lƣu giữ d (ngày). Hình 1 và bảng 1 mô tả giá trị làm khớp hàm theo công thức (1).<br />
Bảng 1: Các hệ số làm khớp của các phim chiếu trong các khoảng thời gian khác nhau<br />
Thời gian chiếu<br />
[giờ]<br />
1<br />
2<br />
4<br />
8<br />
12<br />
<br />
a<br />
<br />
b<br />
<br />
c<br />
<br />
R2<br />
<br />
-0,32±0,05<br />
-0,38±0,06<br />
-0,64±0,11<br />
-0,35±0,04<br />
-0,24±0,060<br />
<br />
0,19±0,05<br />
0,21±0,04<br />
0,34±0,05<br />
0,12±0,05<br />
0,08±0,07<br />
<br />
1,55±0,01<br />
1,59±0,01<br />
1,59±0,01<br />
1,52±0,04<br />
1,46±0,09<br />
<br />
0,91<br />
0,94<br />
0,96<br />
0,92<br />
0,81<br />
<br />
Sau khi xác định đƣợc đƣờng cong biến đổi mật độ quang theo thời gian lƣu mẫu,<br />
chúng tôi đã xác định đƣợc giá trị mật độ quang của các phim tại thời điểm ngay sau khi<br />
chiếu trên nguồn nơtron (bảng 2).<br />
<br />
7<br />
<br />
V. T. Anh, N. T. Công, T. V. Giáp, T. Đ. Nghiệp, P. N. Sơn / Một số kết quả nghiên cứu ban đầu…<br />
<br />
Bảng 2: Giá trị mật độ quang của phim trước và ngay sau khi chiếu trên nguồn nơtron nhiệt<br />
Giá trị mật độ quang<br />
0 giờ<br />
1giờ<br />
2 giờ<br />
4 giờ<br />
8 giờ<br />
12 giờ<br />
1,585±0,03 1,285±0,08 1,278±0,09 1,129±0,18 1,213±0,07 1,244±0,09<br />
3.2 Đường đặc trưng liều<br />
Việc xác định đặc trƣng liều của phim là một công việc quan trọng và cần thiết.<br />
Hàm đặc trƣng liều mô tả mối quan hệ giữa thời gian chiếu mẫu với giá trị mật độ quang<br />
của phim sau khi đƣợc chiếu. Về nguyên tắc, hàm đặc trƣng liều thƣờng xuất phát từ khái<br />
niệm về hàm đặc trƣng của quá trình truyền năng lƣợng của bức xạ đối với vật chất dùng<br />
làm liều lƣợng kế. Theo mô hình truyền năng lƣợng, hàm đặc trƣng liều hấp thụ D của<br />
các loại liều kế có thể biểu diễn dƣới dạng hàm mũ nhƣ sau [16], 17]:<br />
k 0<br />
<br />
D<br />
<br />
k 0<br />
<br />
D<br />
<br />
(2)<br />
n( D) n s [1 e D ] no e D '<br />
trong đó D’ là suất liều, ns là mật độ các phần tử kích hoạt tại liều vô cùng lớn (D = ∞);<br />
n0 là mật độ các phần tử kích hoạt tại liều D = 0, k0= p+q với p là xác suất để một phần tử<br />
nhạy bức xạ trở thành phần tử kích hoạt và q là xác suất để một phần tử kích hoạt bị khử<br />
kích hoạt tính cho một đơn vị thời gian,<br />
là thời gian mẫu đƣợc chiếu trên nguồn<br />
phóng xạ.<br />
Hàm đặc trƣng liều của phim mỏng nhuộm xanh methylene khi chiếu trên nguồn<br />
nơtron nhiệt đƣợc xác định bởi công thức (2) và đƣợc biểu diễn trên hình 2 có giá trị ns =<br />
1,2050,033; k = 1,3360,639; n0 = 1,5830,058; hệ số tƣơng quan giữa lý thuyết và<br />
thực nghiệm R2 = 0,92.<br />
'<br />
<br />
Hình 2: Đường đặc trưng liều của phim PVA nhuộm màu tại bước sóng 668 nm<br />
<br />
8<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4A (2017), tr. 5-11<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Phim mỏng PVA đƣợc nhuộn xanh methylene sau khi đƣợc chiếu trên kênh số 2<br />
của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt với khoảng thời gian chiếu 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 8 giờ và<br />
12 giờ đƣợc xác định giá trị mật độ quang trên thiết bị UV-VIS đặt tại Hà Nội. Giá trị<br />
mật độ quang của phim ngay sau khi chiếu đƣợc xác định ngoại suy từ hàm mô tả sự biến<br />
đổi màu của phim theo hàm mũ suy giảm sau khi chiếu trong khoảng thời gian 28 ngày.<br />
Đƣờng đặc trƣng liều mô tả mối quan hệ giữa thời gian chiếu phim và giá trị mật độ<br />
quang đƣợc xác định bằng mô hình truyền năng lƣợng. Từ kết quả nghiên cứu ban đầu về<br />
sự biến đổi màu của phim PVA khi chiếu trên nguồn nơtron nhiệt tại lò phản ứng hạt<br />
nhân Đà Lạt, chúng tôi thấy phim mỏng nhuộm màu PVA có khả năng sử dụng trong<br />
việc đánh giá liều nơtron tại lò nghiên cứu.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Christie M. Hassan, Nikolaos A.Peppas, Structure and Application of Poly(vinyl<br />
alcohol) hydrogels Produced by Conventional Crosslinking or by Freezing/Thawing<br />
methods, Advances in Polymer Science, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, Vol.<br />
153, 2000.<br />
[2] Abd El-Kader K. M., El-Lawindy A. M. Y., Mansour A. F., Abdel Hamied S. F., Cutout filter for ultraviolet radiation from poly(vinyl alcohol), Journal of Applied<br />
Polymer Science, 2002, Vol. 84, 1295 -1299.<br />
[3] Sharaf F., El-Eraki M. H. I., El-Gohary A. R., Ahmed F. M. A., Mechanical and<br />
relaxation properties of -irradiated PVA doped with ferrous sulphate, Polym. Deg.<br />
and Stab., 1996, 47, 343-348.<br />
[4] Khaled M. A, Optical absorption and microhardness of gamma irradiated poly(vinyl<br />
alcohol) doped with CuClz and CrCI3, Polym. Deg. Stab., Vol. 43, 1994, 373 -377.<br />
[5] N. M. El-Sawy, M. B. El-Arnaouty & A. M. Abdel Ghaffar, γ-Irradiation Effect on<br />
the Non-Cross-Linked and Cross-Linked Polyvinyl Alcohol Films, Journal PolymerPlastics Technology and Engineering, Vol. 49, 2010.<br />
[6] Chung W.,H., Miller A., Film dosimeters based on methylene blue and methyl orange<br />
in polyvinylalcohol, Nuclear Technology, 1994, 261-264.<br />
[7] Robert A. Dudley, Dosimetry with photographic emulsions, Radiation Dosimetry:<br />
Instrumentation, Radiation Dosimetry, Eugene Tochilin, Academic Press 1972.<br />
[8] Susilawati and Aris Doyan, Dose response and optical properties of dyed Poly Vinyl<br />
Alcohol-trichloroacetic acid polymeric blends irradiated with gamma-rays,<br />
American Journal of Applied Sciences 6 (12), 2009, 2071-2077.<br />
[9] Shaheen Akhtar. Taqmeem Hussain. Aamir Shahzad and Qamar-ul-Islam, The<br />
Feasibility of Reactive Dye in PVA Films as High Dosimeter, Journal of Basic &<br />
Applied Sciences, Vol. 9, 2013, 420-423.<br />
[10] Shaheen Akhtar. Taqmeem Hussain. Aamir Shahzad and Qamar-ul-Islam, Radiation<br />
induced decoloration of reactive dye in PVA films for film dosimetry, Journal of<br />
Basic & Applied Sciences, Vol. 9, 2013, 416-419.<br />
<br />
9<br />
<br />