Một số kiến nghị về bạo lực với trẻ em
lượt xem 1
download
Bạo lực là vấn nạn của xã hội, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với trẻ em. Ở Việt Nam, văn hóa “thương cho roi cho vọt” của người Việt làm cho người ta coi chuyện đánh trẻ em là bình thường. Nhiều trường hợp người dân không lấy giáo dục tâm lý để dạy con mà lại giáo dục bằng đòn roi. Bài viết trình bày nguyên nhân và thực trạng bạo lực trẻ em hiện nay; Các giải pháp loại bỏ, giảm bớt bạo lực trẻ em trong gia đình và xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số kiến nghị về bạo lực với trẻ em
- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ BẠO LỰC VỚI TRẺ EM Đinh Minh Uy, Trần Mỹ Phiến, Trần Thị Thùy Anh, Nguyễn Thị Kim Thủy* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Dung TÓM TẮT Bạo lực là vấn nạn của xã hội, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với trẻ em. Ở Việt Nam, văn hóa “thương cho roi cho vọt” của người Việt làm cho người ta coi chuyện đánh trẻ em là bình thường. Nhiều trường hợp người dân không lấy giáo dục tâm lý để dạy con mà lại giáo dục bằng đòn roi. Cha mẹ, thầy cô cứ viện cớ mình làm vậy là thương con, thương học sinh mà ra sức đánh đập khi con trẻ làm điều không vừa ý. Thử hỏi, vì sao chúng ta ít thấy tri thức nào đối xử tàn nhẫn với con em của họ? Thử hỏi, vì sao chúng ta ít thấy những người người giàu đô thị nào có thái độ đày đọa trẻ em? Thử hỏi, vì sao chúng ta ít thấy những trường mẫu giáo quốc tế xảy ra sự cố nhẫn tâm với trẻ em? Pháp luật chưa phân định một cách rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đoàn thể có liên quan nên bạo lực xảy ra mà không ai chịu trách nhiệm. Hơn nữa nhiều gia đình do hoàn cảnh khó khăn hoặc quá mải mê với cuộc sống mưu sinh mà sao lãng, không quan tâm đúng mức đến việc chăm sóc, nuôi dạy con. Do đó, các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em đã không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả trong thực tế. Từ khóa: bạo lực, bảo vệ trẻ em, hoàn thiện pháp luật, quyền chính đáng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em cần được cảm thấy an toàn tại gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng của mình. Tuy nhiên, kỷ luật mang tính bạo lực vẫn còn phổ biến ở Việt Nam với 68,4% trẻ em trong độ tuổi dưới 18 tuổi cho biết đã từng bị bạo lực bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình. Do kỷ luật mang tính bạo lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương khi các em có hiểu biết hạn chế về quyền của mình nên không lên tiếng và tìm sự giúp đỡ khi bạo lực xảy ra. Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo lực, bất kể bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi này và mọi hình thức bạo lực đều có thể gây hại cho trẻ em, giảm lòng tự trọng, sự tôn trọng nhân phẩm và cản trở sự phát triển của trẻ. Bạo lực trẻ em là sử dụng những hành vi bạo lực thể chất và bạo lực tâm lý gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của trẻ em, khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định “ ạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em” [2]. Hiến pháp 2013 quy định nghiêm cấm hành vi này “Nghiêm cấm xâm 1842
- hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” (Điều 37) [1]. Hành vi bạo lực trẻ em có thể được xem xét xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của hành vi. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, người thực hiện một trong các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng [6]: - Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; - Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; - Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; - Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần; - Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần. Bên cạnh việc bị phạt tiền, người thực hiện hành vi còn phải chịu thêm về chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em. 2 NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRẺ EM HIỆN NAY Hầu hết các vụ bạo lực trẻ em đều ở những kẻ ít học, kém hiểu biết pháp luật, hoặc có cuộc sống nhiều thua thiệt và bất an hoặc họ đã từng bị bạo lực lúc nhỏ nên họ lại theo lối mòn ấy mà hành xử với con cái. Rõ ràng, trẻ em dễ trở thành nơi trút giận của những cáu gắt, những bực bội, những não nề của người lớn. Hay nói cách khác, trẻ em giống như nạn nhân của bạo lực xã hội, vì trẻ em không có khả năng tự vệ, không có khả năng chống trả, và cũng không có khả năng kêu cứu. Mặt khác Nhà nước ta đã ban hành nhiều Bộ luật để bảo vệ quyền trẻ em nhưng công tác tuyên truyền, giáo dục về các quyền của trẻ em, về các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em chưa thật sự hiệu quả. Sự thờ ơ, vô cảm hoặc tâm lý nể nang, sợ bị trả thù, đã khiến những người xung quanh không can thiệp hoặc tố giác. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định pháp Luật về bảo vệ các quyền của trẻ em nhiều nơi còn chưa tốt. Chính quyền và các đoàn thể ở địa phương nhiều nơi còn thiếu quan tâm, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Thậm chí, nhiều vụ bạo hành xảy ra trong một thời gian dài, lại ở gần UBND phường nhưng lãnh đạo phường không biết, dân ở gần đó biết cũng không lên tiếng. Đội ngũ cán bộ, đặc biệt là ở cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, có một số trường hợp công an khu vực thiếu trách nhiệm, thậm chí thông đồng với kẻ xấu. Bạo lực trẻ em rất phổ biến ở Việt Nam, có đến 68,4% trẻ em Việt Nam (dưới 18 tuổi) từng ít nhất một lần bị bạo lực dưới một trong vài hình thức, từ bị đánh đập, xâm hại thân thể đến xâm hại tình dục..."Đây cũng chỉ là phần nổi của tảng băng, bởi ở Việt Nam vẫn có nhiều vụ việc không được báo cáo", bà Lesley Miller - phó trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (Unicef) - nhấn mạnh tại Hội thảo lần thứ nhất xây dựng kế hoạch hành 1843
- động quốc gia phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em, gần đây ở Việt Nam có các vụ xâm hại trẻ rất nghiêm trọng, từ xâm hại tình dục đến bạo lực học đường. Vì thế, đây là thời điểm quan trọng đối với Việt Nam để tạo ra kế hoạch, tác động tích cực đến công tác bảo vệ trẻ em. Bạo lực, xâm hại gây tác động xấu đến trẻ em, đặc biệt là sức khỏe tâm thần, kết quả học hành của trẻ cũng bị ảnh hưởng nặng nề [5]. Một số vụ việc cố ý gây thương tích trẻ em gây xôn xao dư luận như vụ bé Đỗ Ngọc Bảo Trân, học sinh mẫu giáo, bị giáo viên dán băng keo vào miệng. Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng Chu Văn Đức và Trịnh Thị Hạnh Phương là chủ quán phở “Đức Phượng” (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đánh đập, hành hạ dã man từ lúc 10 tuổi đến nay. Hay gần đây nhất là chuyện em Nguyễn Hào Anh bị vợ chồng Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm (xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) hành hạ gây thương tích nghiêm trọng đến 66,83%. Họ đã thực hiện những hành vi sau đây với em Hào Anh: bắt uống nước tiểu; bẻ năm cái răng; dùng kềm kẹp sứt một mẩu thịt ở môi; dùng đũa sắt nung đỏ tra vào bẹn; dùng bàn ủi đang nóng ủi lên đùi, lên lưng; trói tay treo lên trần nhà, xối nước sôi; trấn nước; phơi nắng và tạt nước hóa chất tẩy lên người... Hay vụ bảo mẫu “tắm đòn” một bé gái 3 tuổi, dư luận xôn xao phẫn nộ trước clip “tắm đòn” cho trẻ của một bảo mẫu. Một chân đạp lên lưng đứa bé, một tay túm tóc giật ra đằng sau, tay kia liên tục dội nước vào mặt mũi đứa nhỏ và chửi mắng những lời tục tĩu Cơ quan điều tra đã nhanh chóng xác định “mụ phù thủy” Trần Thị Phụng (Bình Dương) chính là người “tắm đòn” cho bé Hồ Thị Thúy Ngân mới 3 tuổi mỗi khi bé tìm cách “thoát thân” [3]. Điển hình nhất là vụ bé Hào Anh 14 tuổi bị bạo hành theo kiều thời Trung cổ. Gần đây dư luận vô cùng phẫn nộ về vụ hành hạ trẻ em bằng những hình thức dã man xảy ra ở xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Bảy ngày sau khi thoát khỏi chốn “địa ngục trần gian”, được các bác sĩ chăm sóc và thăm hỏi của nhiều người, Hào Anh đã kể câu chuyện có đầu có đuôi hơn, cho thấy sự tàn độc của hai vợ chồng Giang - Thơm và những kẻ ác độc khác… Lấy dầm đập vào lưng, một ngày cậu bé đã hứng chịu cực hình bẻ răng, đánh đòn, cắn vào đầu cái cây, nạy răng rớt ra ngoài,... Đây là một trong những vụ bạo lực trẻ em dã man nhất được phát hiện từ trước đến nay, chà đạp nghiêm trọng lên thân thể và tinh thần của một trẻ vị thành niên, vi phạm luật pháp về bảo vệ và chăm sóc trẻ em. 3 CÁC GIẢI PHÁP LOẠI BỎ, GIẢM BỚT BẠO LỰC TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Xã hội càng phát triển thì mặt trái của nó càng nhiều, tuy nhiên nhận thức của xã hội cũng sẽ cao hơn, do đó càng cần phải nhận thức rõ hơn nữa tầm quan trọng của trẻ em - mầm non tương lai của đất nước, và phải đề ra và thực hiện các biện pháp để dần dần làm giảm đi tình trạng bạo lực trẻ em. – Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng: trong việc chủ động phòng ngừa có hiệu quả các hành vi bạo lực, xâm hại đối với trẻ em. Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên, cộng đồng và bản thân trẻ em 1844
- – Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em: sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004, trong đó xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và vai trò của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em, đáp ứng các nhu cầu chăm sóc và bảo vệ an toàn cho mọi trẻ em; bổ sung một chương riêng về bảo vệ trẻ em nhằm tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ xâm hại, bạo lực trẻ em; bổ sung những quy định, chế tài cụ thể về các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em; quy định rõ các thủ tục và quy trình phòng ngừa, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân phòng ngừa các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em. – Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Nhà trường trong việc quản lý giáo dục trẻ em: cần phải thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy vai trò của công tác Đoàn, Đội. Môi trường gia đình có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách, do đó cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo. Chính quyền địa phương phải quan tâm, chăm lo cho trẻ em. Cộng đồng không vô cảm trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực. – Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho mọi trẻ em: nhằm phòng ngừa có hiệu quả các hành vi xâm hại bạo lực đối với trẻ em; ngăn ngừa trẻ em vi phạm pháp luật, trên cơ sở thực hiện có hiệu quả việc xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em theo Quyết định số 37/2010/QĐ-TT ngày 22/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động [3]. Tiếp tục củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ trung ương đến cơ sở; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các tổ chức trong việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phát triển đội ngũ cán bộ xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên đến tận thôn, bản, khu, ấp… Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, bao gồm: (i) Dịch vụ bảo vệ trẻ em trong gia đình (dịch vụ tư vấn, tham vấn gia đình và trẻ em; các trung tâm, điểm công tác xã hội trẻ em…); (ii) Dịch vụ bảo vệ trẻ em ngoài môi trường gia đình (cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, trường giáo dưỡng...); (iii) Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp dành cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực. Trẻ em là những chủ nhân tương lai của cả đất nước, các em cần phải được bảo vệ, che chở, chăm sóc để phát triển toàn diện về nhân cách và đạo đức, có đầy đủ “đức” và “tài” để góp phần xây dựng đất nước trong tương lai. Vì thế vấn đề bạo lực đối với các em có ảnh hưởng vô cùng lớn. Làm sao các em có thể phát triển đầy đủ và toàn diện trong khi gia đình – nơi các em được nuôi dưỡng và lớn lên lại chính là nơi gây ra những mất mát về thể xác và tinh thần cho các em. Chỉ khi nào công tác phòng, chống bạo lực trẻ em được triển khai có hiệu quả thì lúc đó trẻ em mới được sống hạnh phúc vui vẻ được phát triển hoàn thiện con người các em cả về 1845
- phẩm chất, nhân cách và đạo đức. Khi đó chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu xây dựng gia đình vững mạnh, xã hội phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hiến pháp 2013. [2] Luật Trẻ em 2016. [3] Luật Phòng, Chống bạo lực gia đình 2007. [4] Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). [5] Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. [6] https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/TIEU-LUAN-VAN-NAN-BAO-HANH-TRE-EM-O- VIET-NAM-HIEN-NAY-10928/ [7] https://www.unicef.org/vietnam/vi/b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-tr%E1%BA%BB- em-kh%E1%BB%8Fi-b%E1%BA%A1o-h%C3%A0nh [8] https://tuoitre.vn/gan-70-tre-em-viet-nam-tung-bi-bao-hanh-xam-hai- 20190418102323645.htm 1846
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Cơ hội, thách thức và một số kiến nghị
4 p | 112 | 10
-
Trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự: Lý luận, thực trạng quy định của Bộ Luật hình sự năm 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
11 p | 20 | 9
-
Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm và một số kiến nghị hoàn thiện
9 p | 15 | 8
-
Thực trạng biến đổi khí hậu tại Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật
12 p | 10 | 8
-
Huy động vốn đầu tư nước ngoài: Thực trạng, dự báo và một số kiến nghị
4 p | 117 | 7
-
Những quy định mới về việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và một số kiến nghị hoàn thiện
7 p | 105 | 7
-
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng: Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện
11 p | 11 | 6
-
Khởi kiện vụ án hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư – Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
12 p | 17 | 5
-
Thực trạng đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật ở nước ta và một số kiến nghị
4 p | 61 | 4
-
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện vai trò của cơ quan thi hành án dân sự
6 p | 72 | 4
-
Quy định pháp luật Trung Quốc về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em và một số kiến nghị cho Việt Nam
10 p | 7 | 3
-
Một số kiến nghị về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân
7 p | 9 | 3
-
Những quy định mới đối với phạm nhân dưới 18 tuổi trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và một số kiến nghị
10 p | 27 | 3
-
Một số hạn chế về các thiết chế thực thi pháp luật bảo đảm quyền của thành viên hợp tác xã và một số kiến nghị
9 p | 81 | 3
-
Một số vấn đề về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái bằng pháp luật hình sự Việt Nam
5 p | 70 | 2
-
Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động – Bất cập và một số kiến nghị
12 p | 5 | 1
-
Những hạn chế của pháp luật về điều kiện giao dịch chung trong hợp đồng bảo hiểm tài sản và một số kiến nghị hoàn thiện
11 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn