intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số lời khuyên dành cho các doanh nghiệp định bán công ty của mình

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

165
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các chủ doanh nghiệp nhỏ có hai chiếc lược ra đi cơ bản: Bán công ty với giá hời hoặc chịu lỗ đẩy công ty đi. Ned Minor, một luật sư 58 tuổi, đồng thời là tác giả cuốn sách Quyết định Bán Doanh nghiệp của Bạn: Chìa khoá Dẫn tới sự Giàu có và Sức khoẻ, nói: “Tôi khuyên các khách hàng của tôi chọn cách đầu tiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số lời khuyên dành cho các doanh nghiệp định bán công ty của mình

  1. Một số lời khuyên dành cho các doanh nghiệp định bán công ty của mình Các chủ doanh nghiệp nhỏ có hai chiếc lược ra đi cơ bản: Bán công ty với giá hời hoặc chịu lỗ đẩy công ty đi. Ned Minor, một luật sư 58 tuổi, đồng thời là tác giả cuốn sách Quyết định Bán Doanh nghiệp của Bạn: Chìa khoá Dẫn tới sự Giàu có và Sức khoẻ, nói: “Tôi khuyên các khách hàng của tôi chọn cách đầu tiên. Sai lầm mà hầu hết các chủ doanh nghiệp tư nhân mắc phải là không có một chiến lược ra đi – không biết nên bán công ty bằng cách nào, khi nào và với giá bao nhiêu.” Tất nhiên là sẽ có những doanh nghiệp nhỏ không cần có chiến lược ra đi. Bắt đầu với một số tiền nhỏ, họ sẽ lớn mạnh như các công ty Dell hay Microsoft hoặc cũng gần như thế. Rất nhiều công ty nằm trên danh sách 200 công ty nhỏ phát đạt nhất của tạp chí Forbes vẫn nằm trong tay các nhà sáng lập và đợi để được vào danh sách 2000 công ty lớn nhất do Forbes bình chọn. Nhưng nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ quá yêu thích công ty mà họ tạo lập như đứa con đầu và quên mất một điểm cơ bản: Doanh nghiệp là tài sản lớn nhất của họ, và họ có thể hoàn thành giấc mơ của mình về sự tự lập về mặt tài chính chỉ bằng cách bán nó đi. Theo Minor, tuổi 45 là tuổi trung bình với hầu hết các nhà doanh nghiệp bán công ty của họ. Chờ đợi càng lâu, thì càng khó bán. Khoảng 80% chủ doanh nghiệp hy vọng chuyển nhượng công ty cho một thành viên trong gia đình, nhưng chỉ có 20% thực hiện được điều này. Điều quan trọng cần nhớ là đừng bán công ty đang trên đỉnh cao phát triển vì như vậy sẽ không còn chỗ cho sự phát triển trong tương lai, khiến cho doanh nghiệp trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người mua tiềm năng. Minor cho biết có tất cả khoảng 9,6 triệu doanh nghiệp tư nhân và khoảng 4,5 triệu có ít nhất một chủ sở hữu trên 50 tuổi. Điều này có nghĩa là trong 10 hay 15 năm tới, hàng nghìn tỷ đô la sẽ được trao tay khi các doanh nghiệp này bị bán. Làm thế nào để bán công ty có lợi nhất 1. Tập hợp một nhóm tư vấn Nhóm tư vấn của người bán thường bao gồm một luật sư, một chủ ngân hàng đầu tư, một chủ ngân hàng thương mại, một kế toán viên có bằng cấp và một người lập kế hoạch về tài chính. Người bán cần có những người biết về doanh nghiệp của mình và biết bản thân mình. 2. Hãy miêu tả về món hàng mà bạn bán
  2. Hãy miêu tả chi tiết doanh nghiệp của bạn. Hãy liệt kê các điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ nhân viên và tình hình lực lượng lao động hiện tạị. Chẳng hạn, nếu như các công nhân làm việc theo thời vụ là một vấn đề, thì hãy miêu tả mức độ sẵn có và chi phí của họ. Hãy miêu tả thị trường. Hãy liệt kê các nhà cung cấp và khách hàng chính, miêu tả mức độ tin cậy của họ và miêu tả các triển vọng trong tương lai. 3. Hãy nêu rõ triển vọng của công ty Đòi hỏi cơ bản của người mua rất đơn giản: Tiền mặt, tiền mặt và tiền mặt. Những người mua tiềm năng sẽ gồm có các thành viên trong gia đình, người đồng sở hữu, những người lần đầu muốn trở thành nhà doanh nghiệp, các công ty khác và những người tìm chỗ đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đều được bán cho những người mua chiến lược, người định bắt đầu cuộc đời kinh doanh hoặc các chuyên gia tài chính. 4. Hãy tìm hiểu những người có thể mua công ty của bạn Hãy tìm hiểu mọi điều có thể về những người mua tiềm năng, bao gồm công việc kinh doanh, hợp đồng, các mối quan hệ công việc, kế hoạch, sức mạnh tài chính và quá trình hoạt động của họ. Hãy tưởng tượng quá trình này theo trình tự ngược lại: Một người mua tiềm năng sẽ muốn có thông tin chi tiết về mọi khía cạnh của doanh nghiệp của bạn. Vậy bạn hãy phân tích thật cặn kẽ khi đánh giá những người mua tiềm năng. 5. Hãy chuẩn bị các chi tiết của hợp đồng mua bán Bức thư nêu ý định bán doanh nghiệp bao gồm các điều khoản và điều kiện của thoả thuận cần được đàm phán. Đó là bước đầu tiên để tiến tới một hợp đồng mua hoàn chỉnh - một thoả thuận được nhất trí sau khi có thêm nhiều lầm đàm phán tiếp theo. Bức thư này xác định rõ các bên mua, bán, giá mua, thanh toán và các tình huống bất ngờ. 6. Hoàn thành một chi tiết quan trọng trong hợp đồng: thanh toán Điều này gồm có việc hai bên thương thuyết về hợp đồng mua cuối cùng, xem xét lại và quyết định phương thức thanh toán - tiền mặt, cổ phiếu hay kết hợp cả hai hình thức này. 7. Ăn mừng Yahoo! Hãy dập gót chân vào nhau vì bạn đã thành công. Với nhiều chủ doanh nghiệp, câu hỏi khó trả lời nhất lúc này là: “Bây giờ tôi sẽ làm gì với bản thân mình khi đã bán mất công ty rồi?” Các nhà doanh nghiệp không có chuyện về hưu - họ chỉ điều chỉnh lại tiêu điểm thôi. Nếu những người bán quyết định sẽ đầu tư vào một công ty khác, thì anh ta sẽ phải thuê những nhân viên mới để thực hiện các cú điện thoại cần thiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2