TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016), tr 18 - 26<br />
<br />
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN ẢNH HƯỞNG TỚI THU NHẬP<br />
HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VÙNG CAO XÃ MƯỜNG GIÔN,<br />
HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA<br />
<br />
Trần Thị Thanh Hà<br />
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc<br />
Tóm tắt: Xã Mường Giôn là xã nghèo thuộc huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La - tỉnh nghèo thuộc vùng<br />
Trung du miền núi phía Bắc. Thu nhập của các hộ gia đình ở Xã chịu sự chi phối của nhiều nguyên nhân. Trong<br />
đó, một số nguyên nhân chủ quan là những lí do căn bản làm cho thu nhập các hộ gia đình của Xã còn thấp và<br />
có sự phân hóa sâu sắc. Điều tra và đánh giá một số nguyên nhân chủ quan này là cơ sở để đưa ra các giải pháp<br />
nhằm nâng cao mức thu nhập cho các hộ dân nơi đây.<br />
Từ khóa: Mường Giôn; Nguyên nhân chủ quan; Nông thôn vùng cao; Thu nhập hộ gia đình.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải, vật chất từ một hoạt động nào đó, hay là<br />
các khoản thu nhập được trong khoảng thời gian nhất định thường tính theo tháng, năm… [1]<br />
Thu nhập của người dân là chỉ số quan trọng có ý nghĩa kinh tế để đánh giá mức sống<br />
dân cư và so sánh sự phát triển giữa các khu vực địa lý.<br />
Năm 2014, Việt Nam có 66,9 % dân số sống ở khu vực nông thôn, thu nhập bình quân<br />
đầu người trên tháng (TNBQĐN/tháng) là 2.041 nghìn đồng chỉ bằng gần một nửa so với<br />
thành thị [2]. Do đó, vấn đề thu nhập của các hộ gia đình nông thôn là vấn đề rất được quan<br />
tâm.<br />
Sơn La là tỉnh miền núi của vùng Trung du miền núi phía Bắc, với 86,3% dân số nông<br />
thôn năm 2014. TNBQĐN/tháng của Tỉnh chỉ đạt 1.178 nghìn đồng, đứng thứ 61/63 tỉnh<br />
thành của cả nước [2]. Mức TNBQĐN/tháng của người dân nông thôn của tỉnh còn thấp hơn<br />
nhiều so với mức bình quân này.<br />
Xã Mường Giôn thuộc huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. TNBQĐN/tháng rất thấp, cá<br />
biệt còn có những hộ chỉ có thu nhập dưới 70 nghìn đồng/người/tháng [3]. Đây là xã nông<br />
thôn vùng cao nghèo của huyện Quỳnh Nhai - huyện nghèo nhất tỉnh Sơn La. Trong Xã, mức<br />
độ chênh lệch thu nhập giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa các hộ sản xuất phi nông nghiệp và<br />
nông nghiệp rất lớn. Ngay cả giữa các hộ làm nông nghiệp cũng có mức thu nhập khá chênh<br />
lệch. Điều đó càng cho thấy một số nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng rất lớn tới mức thu<br />
nhập của các hộ gia đình. Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng thu nhập rất thấp và phân hóa<br />
của xã Mường Giôn, đồng thời làm sáng tỏ một số nguyên nhân chủ quan tạo nên thực trạng<br />
thu nhập và đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao thu nhập của các hộ gia đình nông<br />
thôn vùng cao nơi đây.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 5/5/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016<br />
Liên lạc: Trần Thị Thanh Hà, email: tranthithanhha13887.ht@gmail.com<br />
<br />
18<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu<br />
Xã Mường Giôn cách trụ sở ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai 30 km, nằm ở phía<br />
Đông Bắc của huyện. Quỳnh Nhai là huyện nghèo nhất thuộc tỉnh Sơn La.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Vị trí xã Mường Giôn [nguồn: google map]<br />
Xã có tổng diện tích tự nhiên 18.787 ha (2014), trong đó cơ cấu sử dụng đất như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đất nông nghi<br />
<br />
<br />
37,13% Đất phi nông n<br />
61,16%<br />
Đất chưa sử d<br />
Hình 2: Cơ cấu sử dụng đất xã Mường Giôn năm 2014 [3]<br />
1,71%<br />
Địa hình của Xã mang đặc trưng của địa hình miền núi, bị chia cắt khá mạnh. Trên<br />
87% diện tích đất tự nhiên có độ dốc trên 25°. Điều đó làm cho đại bộ phận ruộng đất của xã<br />
đều rất nhỏ hẹp, sản xuất nông nghiệp hiệu quả không cao; giao thông đi lại giữa các bản và<br />
giao lưu với bên ngoài rất khó khăn. Do địa hình cao trên 500m nên Mường Giôn có khí hậu<br />
nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Địa hình bị chia<br />
cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu. Nước mặt là nguồn nước chính phục vụ<br />
sản xuất và sinh hoạt của người dân. Chất lượng nguồn nước tương đối sạch, với các con suối<br />
lớn như: Nậm Giôn, Nậm Xanh và các con suối nhỏ. Lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy các<br />
sông suối phụ thuộc theo mùa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông lâm nghiệp. Diện tích rừng<br />
tự nhiên phòng hộ có 7.934,04 ha (năm 2014). Tuy nhiên diện tích rừng phần lớn đã bị khai<br />
thác cạn kiệt do tình trạng phá rừng làm nương rẫy.<br />
<br />
<br />
19<br />
Năm 2014, dân số của xã là 10.251 người với 1.991 hộ, quy mô hộ 3,2 - 7,1 người/ hộ,<br />
gồm 26 bản. Tỷ lệ gia tăng dân số là 1,50%/ năm. Số hộ nghèo là 597 hộ, chiếm 30% tổng số<br />
hộ.<br />
Toàn xã có 5.536 lao động, chiếm 54% dân số toàn xã. Trong đó, lao động làm nông<br />
nghiệp là chủ yếu. Có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống là Thái, Kháng, Mông, Kinh. Trong<br />
đó, 98% là dân tộc thiểu số, dân tộc Thái chiếm tỷ lệ nhiều nhất 75%. Dân trí của người dân<br />
tộc rất thấp, 51% dân số từ 15 tuổi trở lên chưa biết chữ ảnh hưởng rất lớn tới việc tuyên<br />
truyền đường lối chính sách và nâng cao mức sống.<br />
Cơ cấu kinh tế với ngành sản xuất nông lâm nghiệp chiếm đại đa số 78,35%; tiểu thủ<br />
công nghiệp và xây dựng 6,38%; dịch vụ thương mại 15,27%. Ngoài nông nghiệp truyền<br />
thống là trồng trọt, chăn nuôi manh mún tại xã còn có một số ngành thủ công như đóng gạch,<br />
rèn nông cụ… Cơ sở vật chất, hạ tầng của xã còn yếu kém, thiếu thốn.<br />
2.2. Khái quát thực trạng thu nhập các hộ gia đình xã Mường Giôn<br />
Nguồn thu nhập của người dân trong xã Mường Giôn chủ yếu là bằng các sản phẩm<br />
lúa, hoa màu (ngô, sắn một vụ/năm), chăn nuôi (trâu, bò, dê, gà, vịt). Mức thu nhập được đo<br />
bằng sản lượng so với giá cả thị trường, nên các số liệu về thu nhập được quy đổi ra theo giá<br />
thực tế năm 2014.<br />
Mường Giôn là một xã nghèo, sự phân hóa về mức tổng thu nhập của các hộ gia đình<br />
tính theo đơn vị năm có cơ cấu như sau:<br />
Dưới 4 triệu đồng/năm: 9%<br />
4 – 7,3 triệu đồng/năm: 21%<br />
7,3 – 10 triệu đồng/năm: 44,7%<br />
10 – 20 triệu đồng/năm: 16,7%<br />
Trên 20 triệu đồng/năm: 8,6%<br />
Căn cứ vào kết quả này, có thể phân chia các hộ thành các nhóm: rất nghèo, nghèo,<br />
trung bình và khá, giàu.<br />
Bảng 1. Số hộ theo cơ cấu phân loại thu nhập<br />
<br />
<br />
Loại hộ Số hộ<br />
Hộ rất nghèo (dưới 4 triệu đồng/năm) 179<br />
Hộ nghèo (4 – 7,3 triệu đồng/năm) 418<br />
Hộ trung bình, khá (7,3 – 20 triệu đồng/năm) 1.223<br />
Hộ giàu (Trên 20 triệu đồng/năm) 171<br />
[3 và tác giả điều tra, tính toán]<br />
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chuẩn nghèo năm 2014 đối với khu vực nông thôn<br />
là các hộ có thu nhập dưới 605 nghìn đồng/tháng (tương đương với 7.260 nghìn đồng/năm).<br />
Do đó, vẫn gần 1/3 số hộ trong xã là hộ nghèo. Đặc biệt, 9% số hộ thu nhập dưới 4 triệu<br />
đồng/năm thuộc vào diện rất nghèo.<br />
Mức tổng thu nhập trên được tính theo đơn vị hộ gia đình. Quy mô hộ gia đình lớn với<br />
đông nhân khẩu, trung bình mỗi hộ có trên 5 người. Vì vậy, mức thu nhập khi tính theo đầu<br />
20<br />
người sẽ rất thấp. 9% dân cư có mức thu nhập dưới 70 nghìn đồng/người/tháng. Song, cơ cấu<br />
thu nhập này không mang tính đại diện vì khi so sánh tương quan trong phạm vi địa bàn thì số<br />
hộ nghèo nhất và giàu nhất có tỉ lệ tương đối ngang bằng nhau và chiếm tỉ lệ thấp trong tổng<br />
số mẫu điều tra. Những hộ có mức thu nhập trung bình khá (từ 7,3 – 20 triệu đồng/năm)<br />
chiếm tỉ lệ cao 61,7%.<br />
Mức chênh lệch lên tới hơn 5 lần giữa thu nhập của nhóm hộ rất nghèo và hộ giàu. Sự<br />
phân hóa giàu nghèo đứng ở góc độ nào đó vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của quá trình<br />
phát triển xã hội.<br />
2.3. Một số nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới mức thu nhập hộ gia đình xã Mường<br />
Giôn<br />
Tác giả tiến hành điều tra 390 hộ thuộc 26 bản của Xã với tỉ lệ 15 hộ/bản để phân tích<br />
các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới thu nhập hộ gia đình.<br />
* Trình độ học vấn<br />
Xã có tới 51% dân số từ 15 tuổi trở lên chưa biết chữ, điều này ảnh hưởng rất lớn tới<br />
mức thu nhập. Và ngược lại, do gia đình thu nhập thấp nên việc cho con em học lên cao lại là<br />
gánh nặng cho cả gia đình.<br />
Tỷ lệ dân số học hết cấp I là 32%; học hết cấp II là 28%; học hết cấp III là 15%; tốt<br />
nghiệp cao đẳng, đại học 2,1% (chủ yếu là giáo viên cắm bản). Điều tra ảnh hưởng của trình<br />
độ học vấn của chủ hộ với mức thu nhập có kết quả như sau:<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới mức thu nhập/hộ/năm (%)<br />
<br />
<br />
Tổng thu Dưới 4 4 – 7,3 triệu 7,3 – 10 10 – 20 Trên 20 Tổng<br />
triệu đồng đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng<br />
Nhóm hộ<br />
Học hết cấp I 14,3 21,1 40,2 22,2 2,2 100<br />
Học hết cấp II 6,0 10,0 45,2 32,2 6,6 100<br />
Học hết cấp III 3,5 9,5 47,2 33,3 6,5 100<br />
Học hết cao 2,0 7,0 51,0 28,0 12,0 100<br />
đẳng, đại học<br />
[tác giả điều tra]<br />
Do mặt bằng trình độ học vấn tương đối ngang nhau nên sự ảnh hưởng của học vấn tới<br />
các mức thu nhập chênh lệch nhau không nhiều. Song các con số trên phản ánh khá chính xác<br />
sự ảnh hưởng của trình độ học vấn lên mức thu nhập của hộ gia đình. Trình độ học vấn cao sẽ<br />
cho mức thu nhập khá hơn và ngược lại. Trình độ dân trí thấp sẽ ảnh hưởng tới động cơ lao<br />
động, tới sự phát triển xã hội. Người dân chỉ lấy sự an toàn về mặt lương thực làm mục đích,<br />
thiếu tính năng động và năng lực tiếp cận thị trường do đó thu nhập còn thấp.<br />
* Nghề nghiệp và việc làm<br />
Xã Mường Giôn là xã gần như hoàn toàn thuần nông. Hiện nay, đang diễn ra quá trình<br />
chuyển đổi, nhiều hộ có xu hướng kết hợp giữa làm nông nghiệp và phi nông nghiệp, song<br />
<br />
<br />
21<br />
năng lực còn yếu kém. Đa số người dân chỉ tập trung lo làm ruộng vườn kết hợp chăn nuôi gia<br />
súc, gia cầm.<br />
Xã nằm xa trung tâm huyện, giao thông đi lại khó khăn nên sự thông thương buôn bán<br />
với bên ngoài kém phát triển. Trong Xã cũng đã xuất hiện các hộ buôn bán dịch vụ, xong hầu<br />
hết chỉ là các cửa hàng rất nhỏ, hàng hóa đơn sơ. Tại Xã cũng đã có loại hình chợ phiên diễn<br />
ra 2 lần/tháng. Song những người bán hàng lại hoàn toàn từ nơi khác tới.<br />
Với thực trạng nguồn thu như trên nhưng qua phỏng vấn, đại bộ phận người nông dân<br />
vẫn chưa có ý thức vươn lên làm giàu. Sự nghèo đói và không có tri thức đã làm hạn chế nhu<br />
cầu của họ và họ tạm bằng lòng với cuộc sống hiện có. Qua tổng hợp kết quả điều tra xã hội<br />
học về xu hướng chuyển dịch và đặc điểm sản xuất kinh doanh có thể chia các hộ thành 3<br />
nhóm như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
5%<br />
<br />
Thuần nông<br />
20%<br />
Kết hợp<br />
Phi nông<br />
75%<br />
Hình 3: Cơ cấu các hộ gia đình phân theo nghề nghiệp, việc làm<br />
[tác giả điều tra]<br />
<br />
<br />
Nhóm hộ thuần nông: chiếm tới 75% số hộ khảo sát. Đây là những hộ có thu nhập chủ<br />
yếu và căn bản từ trồng trọt, chăn nuôi. Các hộ này có thời gian nông nhàn nhiều nhất, phần<br />
lớn thời gian nông nhàn chưa được tận dụng triệt để, hiệu quả.<br />
Tuy nhiên hiện nay, đã xuất hiện một số hộ thuần nông nhưng lại có xu hướng mở<br />
rộng chăn nuôi quy mô lớn, mở rộng diện tích canh tác hoa màu. Có hộ đã biết vận dụng các<br />
biện pháp kĩ thuật, biết sử dụng đúng và hiệu quả nguồn vốn đầu tư nên thu nhập khá cao nhờ<br />
năng suất và sản lượng cao.<br />
Nhóm hộ kết hợp: Chiếm 20% số hộ điều tra. Họ vẫn coi nông nghiệp là hàng đầu, bên<br />
cạnh đó họ vẫn kiếm thêm nguồn thu nhập từ các nghề phụ như sửa chữa máy móc, hàn, xẻ<br />
gỗ, chạy chợ… Trong nhóm này còn có các cán bộ xã được hưởng lương của Nhà nước.<br />
Nhóm hộ này có ý thức và mong muốn được cải thiện mức thu nhập. Nhưng do năng lực hạn<br />
chế nên mức thu nhập của họ cũng không được tăng lên nhiều.<br />
Nhóm phi nông nghiệp: Chiếm 5% số hộ điều tra. Các hộ này vẫn duy trì ruộng đất để<br />
sản xuất lương thực phục vụ chính nhu cầu của gia đình. Song họ thuê mướn người để làm<br />
công việc đồng áng. Còn họ tập trung kiếm thu nhập từ các nghề khác. Đây là các hộ kinh<br />
<br />
<br />
22<br />
doanh buôn bán, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Họ có thu nhập cao nhất trong ba nhóm hộ<br />
phân chia.<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của nghề nghiệp, việc làm tới mức thu nhập/hộ/năm (%)<br />
<br />
<br />
Tổng thu Dưới 4 4 – 7,3 triệu 7,3 – 10 10 – 20 Trên 20 Tổng<br />
triệu đồng đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng<br />
Nhóm hộ<br />
Thuần nông 9,0 17,5 48,8 20,6 4,1 100<br />
Kết hợp 0,0 15,1 54,2 29,2 1,5 100<br />
Phi nông 0,0 6,0 25,5 60,5 8,0 100<br />
[tác giả điều tra]<br />
Nhóm hộ thuần nông hầu hết có mức thu nhập thấp. Nhóm thu nhập từ trên ngưỡng<br />
nghèo tới 10 triệu đồng/năm chiếm gần một nửa. Vẫn có 4,1% số hộ giàu thuộc nhóm thuần<br />
nông. Đây là các hộ biết ứng dụng tốt kĩ thuật trong sản xuất, sáng tạo trong lao động cho phù<br />
hợp với đặc thù địa phương. Họ mở rộng sản xuất với quy mô lớn và cho ra các sản phẩm<br />
chất lượng, giá thành cao. Đó cũng là hướng đi để các hộ thuần nông thu nhập thấp học tập,<br />
tuy nhiên cần phải có sự hỗ trợ giúp đỡ từ địa phương.<br />
Nhóm hộ kết hợp tuy không có thu nhập cao nhưng phần lớn nhóm này có thu nhập ở<br />
mức trung bình khá. Các hộ này có thêm thu nhập từ các nghề phụ nhưng số nghề phụ tại địa<br />
phương còn ít, vốn sản xuất nhỏ nên bó buộc tính năng động và phát triển của người dân.<br />
Hai nhóm phi nông nghiệp và kết hợp không có hộ nào ở mức thu nhập dưới 4 triệu<br />
đồng/năm. Như vậy, có thêm nghề phụ sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo.<br />
Nhóm hộ phi nông tỉ lệ hộ nghèo rất thấp chỉ 6%. Mặt khác, số hộ khá giả và giàu cao,<br />
có tới 8% số hộ thu nhập trên 20 triệu đồng trên năm. Như vậy, giảm bớt việc đồng áng<br />
chuyển sang các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp không những loại bỏ được đói nghèo mà<br />
còn tạo cơ hội nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.<br />
Như vậy, nếu hộ gia đình có nhiều nghề phụ, nhiều nguồn thu nhập thì sẽ có thu nhập<br />
cao hơn là làm nông nghiệp, nhất là chỉ trông cậy vào trồng trọt thì không đủ ăn do điều kiện<br />
tự nhiên chi phối lớn, hơn nữa rất lãng phí thời gian nông nhàn.<br />
* Tuổi (lực lượng lao động)<br />
Bảng 4. Ảnh hưởng của tuổi tới mức thu nhập/hộ/năm (%)<br />
<br />
<br />
Tổng thu Dưới 4 4 – 7,3 triệu 7,3 – 10 10 – 20 Trên 20 Tổng<br />
triệu đồng đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng<br />
Nhóm hộ<br />
18 – 30 7,4 14,8 50,1 27,7 0,0 100<br />
31 – 40 4,9 10,9 46,0 33,3 4,9 100<br />
41 – 50 4,7 7,4 50,3 31,9 5,7 100<br />
> 50 8,3 16,8 39,4 24,0 11,4 100<br />
[tác giả điều tra]<br />
23<br />
Toàn xã có 5.536 lao động, chiếm 54% dân số toàn xã. Trong đó, lao động làm nông<br />
nghiệp là chủ yếu. Hàng năm, Xã có khoảng hơn 100 người bước vào độ tuổi lao động. Do là<br />
xã thuần nông, nghề phụ ít nên có một bộ phận (khoảng 10% dân số) đi nơi khác để kiếm việc<br />
làm, 60% trong số này là nam thanh niên. Còn nữ thanh niên thì ở nhà lấy chồng sớm là làm<br />
ruộng, dù có sức khỏe nhưng thu nhập của họ lại không bằng những người lớn tuổi. Do thiếu<br />
kinh nghiệm và chưa có tâm lý tích lũy.<br />
Ở các lứa tuổi lớn hơn, do có sự tích lũy trong thời gian dài nên họ có vốn, có kinh<br />
nghiệm vì vậy tỷ lệ có thu nhập cao nhất thuộc về nhóm trên 50 tuổi<br />
* Giới tính<br />
Sự bất bình đẳng giới vốn ăn sâu vào nếp sống của người Việt Nam từ xa xưa. Ngày<br />
nay, đã có nhiều thay đổi, nhưng đối với xã nghèo vùng cao thì nếp suy nghĩ và tư tưởng này<br />
vẫn rất nặng nề.<br />
Mường Giôn là xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Mọi khâu sản xuất nông nghiệp như<br />
cày đất, bỏ phân, cấy, hái… đều là những công việc đòi hỏi sức lực nhiều thì phần lớn chị em<br />
đảm nhận các công việc trên. Hơn nữa, là xã nghèo nên hầu hết sản xuất ở đây là lao động thủ<br />
công, vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người phụ nữ.<br />
Có 10% lao động của xã rời đi nơi khác làm ăn, hầu hết là nam giới nên việc nhà nông<br />
còn lại do phụ nữ ở nhà gánh vác.<br />
Bảng 5. Ảnh hưởng của giới tính chủ hộ tới mức thu nhập/hộ/năm (%)<br />
<br />
<br />
Tổng Dưới 4 4 – 7,3 triệu 7,3 – 10 10 – 20 Trên 20 Tổng<br />
Chủ hộ triệu đồng đồng triệu đồng triệu đồng triệu đồng<br />
Nam 5,0 11,0 45,7 31,7 8,6 100<br />
Nữ 9,4 13,8 44,9 29,6 2,3 100<br />
[tác giả điều tra]<br />
Như vậy, có ảnh hưởng khá rõ nét của giới tính chủ hộ (lao động chính trong gia đình)<br />
tới thu nhập của cả hộ. Do nữ giới phần đa lao động nông nghiệp và còn phải đảm đương toàn<br />
bộ công việc nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, tổng thu này được tính cho cả hộ gia đình nên<br />
mức chênh lệch không đáng kể.<br />
2.4. Một số giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ dân xã Mường Giôn<br />
Giải pháp về nâng cao trình độ học vấn<br />
Khuyến khích người dân học tập nâng cao dân trí, mở các lớp xóa mù chữ cho người<br />
dân ngay tại các bản.<br />
Tuyên truyền các hộ cần ý thức và phấn đấu cho việc học tập của thế hệ trẻ.<br />
Tại các bản và Xã xây dựng quỹ khuyến học để khuyến khích, động viên những học<br />
sinh thi đỗ đại học, cao đẳng.<br />
Giải pháp về nghề nghiệp và việc làm<br />
Chính quyền địa phương cần linh hoạt trong việc vận dụng các chính sách của Nhà<br />
nước cho phù hợp với hoàn cảnh các hộ. Tạo thêm nhiều nghề phụ (dệt vải thổ cẩm, sản xuất<br />
đồ thủ công mỹ nghệ bằng đan lát…,) và tìm đầu ra cho sản phẩm.<br />
24<br />
Cần tăng cường các lớp tập huấn về kĩ thuật sản xuất cho người dân; tổ chức cho<br />
người dân đi tham quan, học tập các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao ở các vùng lân cận.<br />
Các hộ dân cần chủ động trong việc tìm kiếm việc làm thêm; có cái nhìn cởi mở với<br />
nền kinh tế thị trường.<br />
Giải pháp về sử dụng lực lượng lao động<br />
Tuyên truyền để các hộ cần biết tổ chức lao động trong gia đình cho phù hợp năng lực<br />
từng người để tăng năng suất lao động.<br />
Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước chú trọng công nghiệp hóa nông nghiệp,<br />
hiện đại hóa nông thôn, điều đó chứng tỏ vẫn lấy nông nghiệp là hàng đầu. Vậy nên, xu thế<br />
chuyển đổi cơ cấu xã hội lao động nghề nghiệp của Xã theo định hướng kinh tế thị trường và<br />
xu thế phi nông hóa là tất yếu nếu muốn nâng cao mức thu nhập cho người dân. Tuy nhiên,<br />
cần lưu ý “ly nông bất ly hương” để đảm bảo các vấn đề xã hội.<br />
Giải pháp về vấn đề bình đẳng giới tính<br />
Tạo điều kiện cho nữ giới tham gia nhiều sinh hoạt tập thể, nâng cao đời sống tinh<br />
thần; tổ chức các câu lạc bộ của nữ giới cũng là nơi trao đổi học tập kinh nghiệm sản xuất.<br />
Một số giải pháp khác:<br />
Về đất đai: xã vẫn còn hơn 1/3 diện tích đất bằng và một phần đất đồi núi có thể khai<br />
thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè,<br />
cây ăn quả, chăn nuôi… nhằm cải thiện mức thu nhập.<br />
Về khí hậu: địa hình bị chia cắt sâu và mạnh hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho<br />
phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Đặc biệt, phát triển du lịch<br />
nghỉ dưỡng tại các địa phương có địa hình cao, góp phần thay đổi cơ cấu và nâng cao thu<br />
nhập cho người dân.<br />
Về tài nguyên rừng: tiến hành bàn giao toàn bộ diện tích rừng cho các hộ gia đình tự<br />
quản lý chăm sóc và bảo vệ. Việc làm này không chỉ có giá trị quan trọng với môi sinh mà<br />
còn có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống cho<br />
người dân.<br />
Về nguồn vốn: Nhà nước cần có sự đầu tư hơn nữa về vốn sản xuất song song với đầu<br />
tư nâng cao dân trí để sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Giảm bớt các thủ tục trong khi vay vốn,<br />
giảm lãi suất cho các hộ nghèo.<br />
3. Kết luận<br />
Mức thu nhập của các hộ gia đình nông thôn vùng cao xã Mường Giôn chịu sự chi<br />
phối của nhiều nguyên nhân, trong đó một số nguyên nhân chủ quan như trình độ dân trí,<br />
nghề nghiệp việc làm, tuổi, giới tính là các nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng thu nhập<br />
thấp và phân hóa rõ rệt của các hộ dân nơi đây. Do đó, ngoài vấn đề Nhà nước và địa phương<br />
hỗ trợ thì bản thân mỗi hộ gia đình cần tự mình vươn lên để nâng cao mức thu nhập, từ đó<br />
từng bước cải thiện đời sống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Cục thống kê tỉnh Sơn La (2015), Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2014.<br />
[2]. Ngô Doãn Vịnh (2013), Giải thích thuật ngữ trong nghiên cứu phát triển, NXB<br />
Chính trị quốc gia.<br />
[3]. Nguyễn Minh Tuệ (1996), Dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội, Giáo trình đào tạo<br />
thạc sĩ, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.<br />
[4]. Sở Kế hoạch và Đầu tư (2005, 2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội<br />
tỉnh Sơn La đến năm 2020.<br />
[5]. Sở Lao động và Thương binh xã hội tỉnh Sơn La (2015), Báo cáo tổng kết năm 2014.<br />
[6]. Tổng cục thống kê (2015), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê.<br />
[7]. Trung tâm từ điển học (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.<br />
[8]. UBND huyện Quỳnh Nhai, Báo cáo tổng kết giai đoạn 2010 – 2014 và các định<br />
hướng phát triển giai đoạn 2015 - 2020.<br />
[9]. UBND xã Mường Giôn, Báo cáo tổng kết năm 2014 và các định hướng phát triển<br />
giai đoạn 2015 - 2020.<br />
<br />
<br />
SOME SUBJECTIVE CAUSES AFFECTING HOUSEHOLDS’ INCOME IN MUONG<br />
GION COMMUNE,<br />
QUYNH NHAI DISTRICT, SON LA PROVINCE<br />
Tran Thi Thanh Ha<br />
Abstract: Muong Gion is a poor commune of Quynh Nhai District, Son La province – a poor province<br />
in the northern area. The income of households in this commune is influenced by many causes. Among them,<br />
subjective causes are the basic reasons for making households’ income low with deep differences. Investigating<br />
and evaluating these causes are of great help to offer solutions to improve household income in this area.<br />
Keywords: Muong Gion; subjective causes; rural areas; households.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />