Một số nguyên tắc phương pháp luận trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam
lượt xem 2
download
Bài viết "Một số nguyên tắc phương pháp luận trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam" trình bày về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội đóng vai trò trọng yếu có tính quyết định trong việc đánh giá hiệu quả của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội không có một công thức chung, cố định. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số nguyên tắc phương pháp luận trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Trần Thị Lan Hương Tóm tắt: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội đóng vai trò trọng yếu có tính quyết định trong việc đánh giá hiệu quả của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội không có một công thức chung, cố định. Tuy vậy, tựu trung lại vẫn có thể khái quát thành một số nguyên tắc cơ bản mang tính phương pháp luận trong việc giải quyết mối quan hệ đổi mới kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Công bằng xã hội; Kinh tế; Tăng trưởng; Tiến bộ. 1. MỞ ĐẦU Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là vấn đề vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài của hầu hết các quốc gia, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Giải quyết tốt mối quan hệ này, ưu tiên cho từng yếu tố ở từng thời điểm lịch sử cũng là cách thức, sự lựa chọn có tính chiến lược trong quá trình phát triển của các quốc gia, dân tộc mà đôi khi trong đó bao gồm cả sự đánh đổi nhất định. Cho nên, không phải ở đâu và lúc nào tăng trưởng kinh tế cũng có nhịp bước hài hòa với tiến bộ, công bằng xã hội. Thực tế cho thấy, việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng giai đoạn, điều kiện cụ thể của Việt Nam phụ thuộc nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Tuy vậy, một cách chung nhất, từ những quan điểm chỉ đạo và những thành quả có được trong việc tổng kết hoạt động thực tiễn, hoàn toàn có thể chỉ ra những nguyên tắc mang tính phương pháp luận cho việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. 2. NỘI DUNG Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội luôn là một trong những mối quan hệ lớn mang tính trọng yếu được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo giải quyết. Nhất quán về vấn đề này qua các kỳ đại hội, trong các văn kiện và Nghị quyết luôn khẳng định: Tăng trưởng kinh tế là cơ sở đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội. Tiến bộ và công bằng xã hội có quan hệ chặt chẽ không tách dời với tăng trưởng kinh tế. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng tiếp tục khẳng định: “Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”1. TS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.299. 33
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đánh giá một cách khách quan, toàn diện, chính xác những thành tựu đã đạt được và hạn chế, tồn tại còn cần phải giải quyết tận gốc sau hơn 30 năm đổi mới, bài học kinh nghiệm đầu tiên được Đảng khẳng định là phải vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Không những thế Đảng còn nhấn mạnh yêu cầu: “Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra”1 trong bài học kinh nghiệm thứ 3. Trên cơ sở hai bài học kinh nghiệm có tính tổng quát, định hướng này, từ góc độ phương pháp luận triết học, có thể khai triển thành một số nguyên tắc cơ bản mang tính phương pháp luận trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị trong điều kiện hiện nay như sau: Thứ nhất, phải tôn trọng tính khách quan và đảm bảo tính biện chứng trong việc xác định vai trò của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Mác - Ănghen chỉ ra rằng “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật… đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế”2. Cho nên trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội thì tăng trưởng kinh tế giữ vai trò quyết định. Trong khi đó, với tư cách là yếu tố phản ánh rõ nhất hiệu quả của tăng trưởng kinh tế về mặt xã hội thì tiến bộ, công bằng xã hội có thể tạo ra nền tảng thúc đẩy hoặc kìm hãm tăng trưởng kinh tế kinh tế. Nói cách khác, việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội phải tôn trọng tính khách quan và đảm bảo tính biện chứng nguyên tắc theo tiêu chí duy trì, tăng cường tính thống nhất và giảm dần tính mâu thuẫn. Tính thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội vốn là khách quan. Tuy vậy, sự thống nhất mang tính khách quan này đôi khi chỉ là hình thức bề ngoài. Do vậy, cần duy trì, tăng cường tính thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trên cả hai phương diện lý luận, chủ trương, chính sách và triển khai trên thực tế. Giảm dần tính mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội thực tế cũng chính là góp phần tăng cường tính thống nhất giữa chúng ở khía cạnh: dùng kết quả tăng trưởng kinh tế làm phương tiện để giải quyết vấn đề xã hội và dùng tiến bộ, công bằng xã hội nhằm tạo ra tiêu chuẩn, môi trường, mục tiêu, động lực để tăng trưởng kinh tế ổn định, hiệu quả. Sự không tương thích hay mâu thuẫn nhất định giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội đôi khi cần được chấp nhận ở những thời điểm lịch sử nhất định với tư cách là mâu thuẫn tất yếu khách quan. Bản thân mâu thuẫn này, khi được giải quyết một cách triệt để sẽ thực sự là một nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của xã hội. Tôn trọng tính khách quan và đảm bảo tính biện chứng trong việc xác định vai trò của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội theo đó cần được hiểu là cần tránh cả hai khuynh hướng: Một là, khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế, xem tăng trưởng kinh tế là quyết định tất cả, sẵn sàng trả giá, đánh đổi để có được các thành tựu kinh tế mà không tính đến chỉ số tiến bộ và công bằng xã hội. Hai là, quá đề cao tiêu chuẩn tiến bộ, công bằng xã hội khiến cho tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm, bị rơi vào thế bế tắc. Như vậy, việc tuân thủ nguyên tắc tôn trọng tính khách quan và đảm bảo tính biện chứng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội sẽ đảm bảo một xuất phát điểm hợp lý cho các chủ trương chính sách vừa có tính định hướng chung vừa có tính cụ thể cho từng vấn đề. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.69. 2 Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 29, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 271. 34
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững Thứ hai, quán triệt quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội cần tính đến từng giai đoạn cụ thể cũng như cả tiến trình, trong tính tổng thể cũng như trong từng chính sách, chủ trương, trên phạm vi cả nước cũng như ở từng đơn vị, địa phương. Nói cách khác, khi quán triệt quan điểm toàn diện, phát triển với tư cách là quá trình, tổng thể, đồng thời cũng phải chú ý quan điểm lịch sử - cụ thể với tư cách là các điểm nút ghi dấu từng giai đoạn trong tiến trình đổi mới. Về vấn đề này Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng chỉ rõ: “Cuối nhiệm kỳ khóa X, kinh tế vẫn trên đà tăng trưởng song một số khó khăn, hạn chế và những yếu kém vốn có của nền kinh tế đã bộc lộ, nhưng do chưa đánh giá và dự báo đầy đủ, nên Đại hội XI đề ra một số chỉ tiêu, nhiệm vụ khá cao”1. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng tiếp tục nhận định: “chưa quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện một số chủ trương, quan điểm phát triển đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI về cơ cấu lại nền kinh tế gắn đổi mới mô hình tăng trưởng và đột phá chiến lược”2; “Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động”3. Trên thực tế, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, để thực hiện công bằng xã hội cần dựa trên chính sự phát triển kinh tế để thực hiện từng bước, từng nội dung nhất định của tiến bộ, công bằng xã hội. Nghĩa là, nếu thiếu đi tiền đề vật chất là tăng trưởng kinh tế thì các tiêu chí của công bằng, tiến bộ xã hội cũng không thể thực hiện. Không những thế, việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở từng nội dung nhỏ lẻ như khâu tổ chức, khâu phân phối… sẽ góp thêm động lực, đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Như vậy, quan điểm toàn diện, phát triển trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội luôn thống nhất với quan điểm lịch sử cụ thể. Nói cách khác, quan điểm toàn diện, phát triển đề cập đến hiệu quả của việc giải quyết mối quan hệ này từ góc độ tổng thể, trong tính liên tục còn quan điểm lịch sử cụ thể cho thấy từng giai đoạn với những chủ trương, chính sách thích ứng với từng giai đoạn, từng địa phương. Mỗi chính sách kinh tế trong mục tiêu phát triển bền vững, xét đến cùng đều phải hướng đến công bằng, tiến bộ xã hội. Ngược lại, mỗi chính sách xã hội, mỗi thành tựu của tiến bộ, công bằng xã hội luôn tạo ra động lực, đảm bảo tính ổn định cho sự phát triển kinh tế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo logic này, để công bằng xã hội, tiến bộ xã hội thực sự trở thành động lực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế thì cần tăng cường hơn nữa việc gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ… không chỉ trong các nội dung của kinh tế như phân phối, quản lý, sở hữu… mà trong cả các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục. Việc bảo đảm cho người lao động được hưởng lợi ích tương xứng mới khuyến khích mọi người đóng góp nhiều hơn cho tập thể, xã hội và tạo ra động lực phát triển theo một chiều cạnh nhất định vừa là chính sách kinh tế, vừa là chính sách xã hội vì mục tiêu công bằng, tiến bộ xã hội ngày một cao hơn. Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Khi giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội nói riêng và các mối quan hệ lớn nói chung, việc đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn luôn là nguyên tắc vừa có tính xuất phát điểm vừa có tính tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả thực sự của việc 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sdd, tr.62. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sdd, tr.62, 63. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sdd, tr.67. 35
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất giải quyết các mối quan hệ đó. Nghĩa là, một mặt, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội đều được tổng kết từ thực tiễn, đều là “trả đơn đặt hàng của thực tiễn” và đưa ra phương hướng, lộ trình, giải pháp cho giai đoạn kế tiếp. Mặt khác, chính thực tiễn lại là môi trường xác nhận tính hiệu quả của các chủ trương, chính sách. Bên cạnh đó, mặc dù lý luận về nguyên tắc được rút ra từ hoạt động thực tiễn và có nhiệm vụ định hướng, dẫn đường cho thực tiễn song bản thân lý luận không tự mình thay đổi được hiện thực khách quan mà phải thông qua hoạt động thực tiễn. Thực tiễn là môi trường xác nhận tính đúng đắn của lý luận. C.Mác đã từng nhắc nhở: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”1. Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội, thông qua kết quả giải quyết mối quan hệ này ở các môi trường thực tiễn khác nhau, đặc biệt là tại các quốc gia có cấu trúc nền kinh tế - chính trị - xã hội có nhiều tương đồng với Việt Nam, Đảng rút ra những bài học kinh nghiệm và khái quát thành nền tảng lý luận. Quá trình hoạt động thực tiễn ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể của dân tộc với những nhiệm vụ tổng quát, trọng tâm lại tiếp tục đặt ra những vấn đề mới cần phải giải quyết để có thể tạo ra động lực và dần tạo sự song hành giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội. Thực tiễn lịch sử dân tộc cho thấy, sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, dựa vào kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, nước ta bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, thu hẹp sở hữu tư nhân, ưu tiên tập trung mở rộng sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể… Việc mở rộng và triển khai đồng loạt mô hình kế hoạch hóa để tập trung cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, một phần vì chủ quan nóng vội muốn kinh tế phát triển nhanh nên chúng ta đã khai thác một cách thái quá tài nguyên, buông lỏng nhiều khâu quản lý dẫn đến thất thoát, bù lỗ…Hậu quả là các chỉ số tăng trưởng kinh tế đạt được chỉ mang ý nghĩa hình thức, hàng hóa vẫn khan hiếm, đời sống nhân dân khó khăn. Thực tiễn này là một minh chứng rõ ràng cho việc tách dời giữa lý luận và thực tiễn. Như vậy, có thể thấy rằng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn không phải lúc nào cũng có thể được vận dụng một cách chính xác, hiệu quả. Chúng ta đã có những giai đoạn chưa được quán triệt, áp dụng một cách chính xác và đã phải trả giá. Trong khi đó, lý luận mặc dù được tổng kết từ thực tiễn song không thể cứng nhắc, trông chờ thực tiễn vận động xong mới tiến hành đổi mới mà trong những giai đoạn, vấn đề nhất định, lý luận phải phát huy vai trò dự báo, đi trước dẫn đường, định hướng cho thực tiễn một cách hiệu quả. Sự chuyển mình của xã hội Việt Nam trong quá trình đổi mới đã cho thấy sự sáng suốt của Đảng khi vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội nói riêng cũng như trong toàn bộ công cuộc đổi mới nói chung. Xuất phát từ thực tiễn, đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng cũng chỉ rõ: đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện; Tăng trưởng kinh tế thấp hơn 5 năm trước, không đạt mục tiêu đề ra2. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng nhận định: “Kinh tế từng bước ra khỏi tình trạng suy giảm, lấy lại đà tăng trưởng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức…Tình hình chính trị - xã hội ở một số địa bàn còn 1 C.Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, tr.580. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sdd, tr.60 - 62. 36
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định”1. “Trên một số mặt, một số lĩnh vực, một bộ phận nhân dân chưa được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc đổi mới.”2 Có thể thấy, sau chặng đường hơn 30 năm đổi mới và xây dựng đất nước, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội đã từng bước được giải quyết và tạo ra sự tương khớp nhất định trong quá trình phát triển song cũng còn có nhiều tồn tại, bất cập cần tiếp tục được giải quyết. Để tiếp tục tạo ra những tương thích, những bước đi nhịp nhàng cùng tiến của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội đòi hỏi sự phối hợp giữa các cấp, các ngành từ trung ương xuống đến địa phương cả trước mắt và lâu dài. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của dân tộc có thể xem như một trong những yếu tố đảm bảo cho việc hạn chế được những sai lầm, thất bại không cần thiết. 3. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp tục quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nói riêng và các nguyên tắc mang tính phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội là cần thiết. Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng, “Việc quán triệt các quan điểm trên vào nhận thức và giải quyết các mối quan hệ lớn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải uyển chuyển, linh hoạt. Các quan điểm này có quan hệ biện chứng không tách dời nhau, nhưng không thay thế cho nhau. Khi quán triệt các quan điểm này cần chú ý tính chỉnh thể của cả hệ thống, không tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ bất kỳ quan điểm nào. Đồng thời, cần tăng cường tổng kết thực tiễn việc nhận thức và giải quyết các quan hệ lớn này, để có căn cứ bổ sung, điều chỉnh phương pháp nhận thức và giải quyết chúng”3. Có như vậy, tám mối quan hệ lớn mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ ra nói chung và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội nói riêng mới được giải quyết triệt để, hiệu quả, tạo bước tiến ổn định, vững chắc để Việt Nam tiếp tục đổi mới, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. C.Mác-Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Link:http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinhtri. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sdd, tr.74 -75. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sdd, tr.67 - 68. 3 Xem http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-0105201511342446/index- 510520151128314617.htmly. 37
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp luận sáng tạo khoa học_Kỹ thuật
97 p | 447 | 157
-
Chuyên đề 4: Một số vấn đề về đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương
14 p | 187 | 28
-
Bài giảng Một số quy chế phối hợp liên ngành
44 p | 85 | 15
-
Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và định hướng đổi mới
9 p | 47 | 13
-
Bài giảng Lập và phân tích dự án: Chương 3 - ThS. Hà Văn Hiệp
22 p | 123 | 9
-
Hiến pháp hóa nguyên tắc giới hạn quyền con người: Cần nhưng chưa đủ
15 p | 120 | 9
-
Chương 3 : Phân tích phương án đầu tư theo giá trị tương đồng
37 p | 135 | 9
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 7 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
12 p | 18 | 8
-
Một số vấn đề về vận động chính sách công
10 p | 62 | 6
-
Vướng mắc khi sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp để thẩm định giá trị đất đai ở Việt Nam
20 p | 71 | 6
-
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước - Một số vấn đề về nguyên tắc và phương pháp tiếp cận
8 p | 95 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Một số nội dung cơ bản của Luật hành chính
11 p | 18 | 6
-
Một số nguyên tắc và quy trình lựa chọn chỉ tiêu đánh giá thực hiện chiến lược
3 p | 35 | 5
-
Một số vấn đề pháp lý về sự phù hợp của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao kết hợp đồng từ cách tiếp cận so sánh
12 p | 35 | 4
-
Nguyên tắc và phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá
3 p | 9 | 3
-
Bài giảng Kinh tế kỹ thuật - Chương 3: Phân tích phương án theo giá trị tương đương
22 p | 4 | 3
-
Một số nét về phương pháp điều tra khai thác thủy sản của tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc
5 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn