intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số sai lầm của sinh viên khi tiếp cận, vận dụng khái niệm biến ngẫu nhiên và giải pháp

Chia sẻ: Vixyliton Vixyliton | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

57
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích những sai lầm thường gặp của SV, từ đó vận dụng thuyết kiến tạo để nghiên cứu nguyên nhân của các sai lầm và đề xuất các giải pháp nhằm giúp SV sửa chữa những sai lầm này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số sai lầm của sinh viên khi tiếp cận, vận dụng khái niệm biến ngẫu nhiên và giải pháp

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 3-8<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0056<br /> <br /> MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA SINH VIÊN KHI TIẾP CẬN,<br /> VẬN DỤNG KHÁI NIỆM BIẾN NGẪU NHIÊN VÀ GIẢI PHÁP<br /> <br /> Thái Phương Thảo và Phạm Sỹ Nam<br /> Khoa Toán - Ứng dụng, Trường Đại học Sài Gòn<br /> Tóm tắt. Biến ngẫu nhiên (BNN) và các ứng dụng của nó giữ một vai trò quan trọng trong các hoạt<br /> động thực tiễn và nghiên cứu khoa học. Khái niệm biến ngẫu nhiên là một khái niệm khó tiếp cận,<br /> trong quá trình dạy học Xác suất - Thống kê sinh viên (SV) thường vấp phải sai lầm khi tiếp cận và<br /> vận dụng khái niệm này. Hơn nữa, những sai lầm liên quan đến khái niệm của BNN ảnh hưởng đến<br /> việc xác định luật phân phối xác suất của nó. Bài báo phân tích những sai lầm thường gặp của SV,<br /> từ đó vận dụng thuyết kiến tạo để nghiên cứu nguyên nhân của các sai lầm và đề xuất các giải pháp<br /> nhằm giúp SV sửa chữa những sai lầm này.<br /> Từ khóa: Biến ngẫu nhiên, sai lầm, lí thuyết kiến tạo.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Khái niệm BNN là một khái niệm khó và trừu tượng đối với SV. Khi trình bày về kiến thức<br /> này giáo trình Xác suất thống kê và ứng dụng dành cho SV khối ngành Ngân hàng, Tài chính,<br /> Kinh tế, Kĩ thuật do tác giả Lê Sĩ Đồng chủ biên đã bắt đầu từ ví dụ “số khách hàng đến mua hàng<br /> tại một cửa hàng” và quan tâm đến việc con số này sẽ thay đổi như thế nào? Sau đó, tác giả đi đến<br /> khái niệm BNN: “Biến ngẫu nhiên là một hàm xác định trên không gian các biến cố sơ cấp nhận<br /> mỗi giá trị tương ứng với một xác suất nào đó” [5]. Khái niệm này rất cô đọng khiến SV gặp khó<br /> khăn trong việc hiểu và dễ mắc sai lầm khi xác định BNN.<br /> Có nhiều quan điểm khác nhau về sai lầm và giải pháp sửa chữa sai lầm. Chẳng hạn, thuyết<br /> hành vi thường quan niệm rằng sai lầm đó là một hiện tượng tiêu cực, có hại cho việc lĩnh hội<br /> kiến thức và do đó cần tránh và nếu gặp thì cần khắc phục. Biện pháp sửa chữa sai lầm là: truyền<br /> thụ đầy đủ và chính xác các khái niệm, định lí; dự đoán và phòng tránh sai lầm; rèn luyện cho SV<br /> tránh ngộ nhận trực quan, biết sử dụng các quy tắc suy luận. Tuy nhiên, Shaughnessy (1977) cho<br /> rằng khi học xác suất các quan niệm sai lầm vẫn tiếp tục xuất hiện ngay cả sau khi phương pháp<br /> tiếp cận đúng đã được giảng dạy. Đôi khi, những quan niệm sai lầm thậm chí còn tồn tại cùng với<br /> cách tiếp cận đúng (Clement, 1982a). Trong khi đó, thuyết kiến tạo có cái nhìn tích cực hơn về sai<br /> lầm: “Sai lầm thực sự đóng một vai trò quan trọng và cần thiết cho học tập”, “Học qua sai lầm là<br /> điều rất có ý nghĩa” [4, tr.64]. Các quan điểm nền tảng của thuyết kiến tạo đã nhấn mạnh: “tri thức<br /> được kiến tạo nên một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức, chứ không phải tiếp thu một cách thụ<br /> động từ bên ngoài...” Glaserfeld (1989) (dẫn theo [11, tr.32]), “nhận thức là quá trình thích nghi<br /> và tổ chức lại thế giới quan của chính mỗi người. Nhận thức không phải là khám phá một thế giới<br /> độc lập đang tồn tại bên ngoài ý thức chủ thể” (dẫn theo [11, tr.33]). G. Bachelard (1968) nhấn<br /> mạnh: Cần phải tổ chức dạy học thông qua việc phá hủy một cách có hệ thống các sai lầm.<br /> Ngày nhận bài: 19/2/2018. Ngày sửa bài: 19/4/2018. Ngày nhận đăng: 2/5/2018.<br /> Tác giả liên hệ: Phạm Sỹ Nam. Địa chỉ e-mail: phamsynampbc@gmail.com<br /> <br /> 3<br /> <br /> Thái Phương Thảo và Phạm Sỹ Nam<br /> <br /> Những quan điểm như vậy cho thấy việc phát hiện và sửa chữa sai lầm đòi hỏi sự chủ động,<br /> tích cực từ người học và việc vận dụng lí thuyết kiến tạo có ưu thế trong việc nghiên cứu và đề ra<br /> các giải pháp để sửa chữa sai lầm.<br /> Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau:<br /> - Những quy trình (dạng thức) hành động nào, những quan niệm nào được SV vận dụng đã<br /> góp phần tạo ra sai lầm khi học về biến ngẫu nhiên và ứng dụng?<br /> - Những giả thuyết nào có thể đặt ra về nguồn gốc của những quy trình hay quan niệm đó?<br /> - Trong dạy học giảng viên cần thực hiện hoạt động gì để giúp SV phát hiện và sửa chữa<br /> được sai lầm khi học về biến ngẫu nhiên và ứng dụng?<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Cơ sở lí luận<br /> Lí thuyết kiến tạo (dẫn theo [6]) cho rằng tất cả các tri thức đều nhất thiết là một sản phẩm<br /> của những hoạt động nhận thức của chính chúng ta. Bằng cách xây dựng trên những kiến thức đã<br /> kiến tạo được, học sinh có thể nắm bắt tốt hơn các khái niệm và có thể đi từ nhận biết sự vật sang<br /> hiểu nó.<br /> Trí tuệ của người học không bao giờ trống rỗng. Ngay cả khi một đối tượng kiến thức nào đó<br /> chưa được giảng dạy, thì họ cũng đã có những biểu tượng, những dạng thức hành động ngầm ẩn<br /> liên quan đến đối tượng kiến thức này. Một số biểu tượng có trong cấu trúc trí tuệ của người học<br /> tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc học tập kiến thức mới. Nhưng cũng có những biểu<br /> tượng, dạng thức hành động khá bền vững tạo nên những chướng ngại và thường là nguyên nhân<br /> dẫn người học tới những sai lầm.<br /> Theo Brousseau (1976), “Sai lầm không chỉ đơn giản do thiếu hiểu biết, mơ hồ hay ngẫu<br /> nhiên sinh ra...mà còn là hậu quả của một kiến thức trước đây đã từng hữu ích và đem lại thành<br /> công, nhưng bây giờ tỏ ra sai hoặc đơn giản là không còn thích hợp nữa” (dẫn theo [1, tr.57])...<br /> Sai lầm còn là sự thể hiện của một kiến thức (tự phát hay đã có từ trước) của học sinh, kiến thức<br /> mà cần phá hủy hay làm mất sự ổn định để thay thế nó bởi một kiến thức thích ứng hơn.<br /> Brousseau (1976) cho rằng: “Trong hoạt động giảng dạy, sai lầm bao giờ cũng góp phần hình<br /> thành nên nghĩa của kiến thức thu nhận được” (dẫn theo [1, tr.57]).<br /> Thuyết kiến tạo chủ trương sửa chữa sai lầm bằng các đặt học sinh (HS) vào những tình<br /> huống học tập mới gắn liền với sai lầm đó. Tình huống nhắm tới tạo ra ở HS những xung đột nhận<br /> thức, cho phép họ tự nhận ra không chỉ sai lầm mà chủ yếu nhận ra rằng các quy trình hay quan<br /> niệm mà họ đã vận dụng sẽ dẫn tới những kết quả mâu thuẫn hay nghịch lí. Các tình huống cũng<br /> phải tạo thuận lợi cho HS phá hủy hay điều chỉnh quy trình, quan niệm cũ của mình để xây dựng<br /> kiến thức mới thích ứng.<br /> <br /> 2.2. Thiết kế nghiên cứu<br /> 2.2.1. Kế hoạch thiết kế của giảng viên<br /> - Tập trung vào các hoạt động nhằm đặt SV vào các tình huống dễ phát sinh các sai lầm.<br /> - Giảng viên cần có kế hoạch cho các hoạt động để ứng phó với câu trả lời sai của SV.<br /> 2.2.2. Ý tưởng thiết kế giảng dạy<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi thiết kế ba hoạt động giảng dạy: hoạt động 1, hoạt động 2<br /> và hoạt động 3. Cả ba hoạt động này đều là những hoạt động dễ vấp sai lầm, qua các hoạt động<br /> như vậy khi SV bộc lộ sai lầm, chúng tôi tiến hành nhận dạng sai lầm để từ đó phán đoán nguyên<br /> nhân; trên cơ sở đó tiến hành hoạt động nhằm giúp SV phát hiện sai lầm và sau đó tiến hành các<br /> hoạt động nhằm giúp SV sửa chữa sai lầm.<br /> 4<br /> <br /> Một số sai lầm thường gặp của sinh viên khi tiếp cận, vận dụng khái niệm biến ngẫu nhiên và giải pháp<br /> <br /> Hoạt động 1: xây dựng các câu hỏi nhằm tạo các tình huống mà SV dễ dẫn đến sai lầm khi<br /> tiếp cận BNN rời rạc.<br /> Hoạt động 2: xây dựng các câu hỏi nhằm tạo các tình huống mà SV dễ dẫn đến sai lầm khi<br /> tiếp cận BNN liên tục.<br /> Câu hỏi 1 được xây dựng nhằm tạo cơ sở để chúng tôi có thể phát hiện ra sai lầm của SV<br /> thông qua câu hỏi 2.<br /> Câu hỏi 2 là câu hỏi chúng tôi tạo nên tình huống để SV dễ dàng bộc lộ sai lầm khi cho rằng<br /> /<br /> F ( x) luôn bằng f ( x) .<br /> Hoạt động 3: xây dựng câu hỏi vận dụng khái niệm BNN trong thực tiễn.<br /> 2.2.3. Thiết kế và tiến hành thực hiện các hoạt động cụ thể<br /> Trong phần này, chúng tôi yêu cầu SV thực hiện các hoạt động theo ý tưởng thiết kế giảng<br /> dạy nêu trên. Khi thực hiện các hoạt động SV bộc lộ các sai lầm, từ các sai lầm đó chúng tôi dự<br /> đoán nguyên nhân. Các nguyên nhân sai lầm là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành tổ chức<br /> các hoạt động tiếp theo nhằm giúp SV phát hiện ra các sai lầm và từ đó đặt ra các yêu cầu mới<br /> nhằm giúp SV sửa chữa các sai lầm đó. Việc tổ chức các hoạt động nhằm giúp SV phát hiện ra sai<br /> lầm được dựa trên đề xuất cách thức để ứng phó với các câu trả lời sai SV của Pham Sy Nam,<br /> Max Stephens [7], đó là: Nêu quan niệm sai trước lớp và yêu cầu tất cả các nhóm kiểm chứng.<br /> Giảng viên có thể sử dụng các cách sau để hỗ trợ việc kiểm chứng của SV:<br /> - Giảng viên đưa ra một phản ví dụ và yêu cầu SV kiểm tra đối chứng với câu trả lời.<br /> - Giảng viên yêu cầu SV thực hiện thêm hoạt động để thông qua hoạt động đó HS nhận ra<br /> được sai lầm.<br /> - Giảng viên yêu cầu SV sử dụng kiến thức đã học để kiểm tra kết quả của mình.<br /> Những cách thức như trên tạo cơ hội để SV tự nhận ra được sai lầm. Việc tự nhận ra được sai<br /> lầm nhằm giúp SV ý thức được lỗi sai và đây là một trong những điều quan trọng để SV không<br /> lặp lại sai lầm cũ.<br /> Hoạt động 1: Thực hiện phép thử tung một đồng xu đồng chất một lần. Nếu đồng xu xuất<br /> hiện mặt ngửa thì được thưởng 5000 đồng. Nếu đồng xu xuất hiện mặt sấp thì mất 2000 đồng.<br /> Hãy xác định biến ngẫu nhiên của phép thử trên?<br /> Khi thực hiện hoạt động này, SV bộc lộ sai lầm sau đây:<br /> Sai lầm 1: Trong câu hỏi 1, phần lớn SV chọn biến cố của phép thử chính là BNN.<br /> Nhằm tạo cơ hội để SV phát hiện sai lầm, chúng tôi tiến hành nêu quan niệm này ra trước lớp<br /> và yêu cầu SV giải thích, thì họ cho rằng: “Biến là cái có thể thay đổi, ngẫu nhiên là khi người ta<br /> chưa xác định được cái gì đó, thì người ta gọi đó là ngẫu nhiên”. Vì vậy, hầu hết sinh viên đều cố<br /> gắng sử dụng vốn kiến thức có sẵn của họ để giải thích cho một khái niệm mới.<br /> Dự đoán nguyên nhân sai lầm 1: Sinh viên đã vận dụng dạng thức của hành động khi bị ảnh<br /> hưởng bởi kiến thức cũ “biến cố ngẫu nhiên” đã được học trước đó. Khi thực hiện phép thử để<br /> quan sát một hiện tượng có xảy ra hay không, hiện tượng có xảy ra hoặc không trong kết cục của<br /> phép thử được gọi là “biến cố ngẫu nhiên”. Vì vậy, SV chỉ quan tâm đến kết quả xuất hiện một<br /> cách ngẫu nhiên của phép thử chính là mặt Sấp hoặc mặt Ngửa. Do đó, SV sẽ dễ dàng mắc sai lầm<br /> khi cho rằng kết quả phép thử chính là biến ngẫu nhiên. Sai lầm này là do SV chưa có sự điều tiết<br /> thích ứng với định nghĩa mới đó là họ phải thực hiện một quy tắc cho tương ứng giữa không gian<br /> biến cố sơ cấp và không gian giá trị thực nhận được cùng với xác suất tương ứng. Vì thế, khi gặp<br /> tình huống mới, SV sẽ có thói quen lặp lại dạng thức hành động cũ mà không có sự điều tiết thích<br /> ứng. Điều này là nguyên nhân chủ yếu sai lầm 1.<br /> Giảng viên ứng phó với sai lầm 1: nhằm giúp SV phát hiện ra sai lầm, chúng tôi đặt ra yêu<br /> cầu “Nêu định nghĩa BNN?”. Yêu cầu này nhằm hướng SV nhớ lại khái niệm BNN: “Hàm xác<br /> 5<br /> <br /> Thái Phương Thảo và Phạm Sỹ Nam<br /> <br /> định trên không gian biến cố sơ cấp và nhận mỗi giá trị thực tương ứng với một xác suất nào đó<br /> thì hàm đó là biến ngẫu nhiên”. Việc nhắc lại định nghĩa nhằm giúp SV tập trung vào khái niệm,<br /> sau đó nhằm giúp HS tập trung vào dấu hiệu hàm để đối chiếu với tình huống chúng tôi đặt ra câu<br /> hỏi như sau: “Hãy căn cứ vào định nghĩa, cho biết hàm này xác định trên không gian nào? Hãy<br /> nhận xét các giá trị mà hàm này nhận được?”.<br /> Hoạt động sửa chữa sai lầm 1: Chúng tôi đặt câu hỏi: “Chúng ta cần thực hiện thêm thao tác<br /> gì đối với biến cố để có kết luận đúng?”<br /> Câu hỏi 2: Chọn ngẫu nhiên 3 sinh viên từ 10 sinh viên (5 nam, 5 nữ). Gọi X là số sinh viên<br /> nữ chọn được. Hỏi X có phải là biến ngẫu nhiên hay không? Hãy cho biết các giá trị của X có thể<br /> nhận được.<br /> Khi tiến hành hoạt động 2, SV đưa ra lời giải sai sau đây:<br /> X là số sinh viên nữ được chọn. Do giá trị của X có thể bị thay đổi qua các phép thử khác<br /> nhau nên X là biến ngẫu nhiên. Các giá trị của X có thể nhận được là {1,2,3}.<br /> Sai lầm 2: Xác định không đầy đủ không gian mẫu của phép thử.<br /> Dự đoán nguyên nhân sai lầm 2: Sinh viên đã vận dụng dạng thức của hành động khi cho<br /> rằng tập các số tự nhiên là tập bao gồm các số nguyên dương được bắt đầu bởi số 1 {1,2,3,...} . Vì<br /> vậy, đối với SV tập các số tự nhiên được dùng với mục đích đếm và họ hiển nhiên bắt đầu đếm từ 1.<br /> Do đó, số 0 không hề nằm trong nhận thức phép đếm của họ.<br /> Giảng viên ứng phó với sai lầm 2: Chúng tôi yêu cầu SV thực hiện thêm các hoạt động sau:<br /> - Hãy liệt kê các trường hợp có khả năng xảy ra của phép thử.<br /> - Yêu cầu SV thực hiện phép gán và so sánh giá trị nhận được với kết quả.<br /> Hoạt động sửa chữa sai lầm 2: Chúng tôi đặt câu hỏi: “Ta cần điều chỉnh kết luận như thế<br /> nào?”.<br /> Hoạt động 2<br /> Cho X là biến ngẫu nhiên liên tục có hàm phân phối xác suất như sau:<br /> 0 x  0<br /> <br /> F ( x)   x 2 0  x  1<br /> 1 x  1.<br /> <br /> <br /> Câu hỏi 1: Hãy tìm hàm mật độ của X.<br /> Câu hỏi 2: Hỏi x : 0  x  1 thì F / ( x) có bằng f ( x) hay không?<br /> Đối với câu hỏi 1, SV không gặp khó khăn khi hoàn thành. SV vận dụng mối liên hệ giữa<br /> hàm phân phối xác suất và hàm mật độ xác suất như sau: nếu cho F ( x) yêu cầu tìm f ( x), SV sẽ<br /> lấy đạo hàm của hàm F ( x) , ngược lại nếu cho f ( x) yêu cầu tìm F ( x) SV sẽ lấy tích phân. Vì<br /> vậy, tất cả SV đều đưa ra hàm mật độ xác suất như sau:<br /> 0 x  0<br /> <br /> f ( x)   2 x 0  x  1<br /> 0 x  1.<br /> <br /> <br /> Tuy nhiên, sai lầm xuất hiện ở câu hỏi 2<br /> Sai lầm 3: SV cho rằng: “ x : 0  x  1 thì F / ( x)  f ( x) .”<br /> “ F / ( x)  f ( x), x  R ”.<br /> Dự đoán nguyên nhân sai lầm 3: SV vận dụng định lí: “Nếu X là BNN liên tục thì<br /> F / ( x)  f ( x) tại những điểm F ( x) khả vi”. SV nhận thức rằng muốn tìm hàm mật độ khi đã biết<br /> <br /> 6<br /> <br /> Một số sai lầm thường gặp của sinh viên khi tiếp cận, vận dụng khái niệm biến ngẫu nhiên và giải pháp<br /> <br /> hàm phân phối thì họ sẽ lấy đạo hàm. Tuy nhiên, không phải lúc nào hàm F ( x) cũng tồn tại đạo<br /> hàm. Vì vậy, SV chỉ chú ý đến kết quả F / ( x)  f ( x) mà không quan tâm đến F ( x) có khả vi tại<br /> điểm đó hay không.<br /> Giảng viên ứng phó với sai lầm 3: SV cho rằng: “ F / ( x)  f ( x ), x  R ”, nhằm giúp SV nhận<br /> ra sai lầm chúng tôi đặt câu hỏi: “Xét tính khả vi của hàm số F ( x) tại x0  1 ”. Do đó, hàm mật độ<br /> f ( x) chính xác sẽ là:<br /> 0 x  0<br /> <br /> f ( x)   2 x 0  x  1<br /> 0 x  1.<br /> <br /> <br /> Như vậy, tại x  1 thì giá trị hàm f ( x) sẽ như thế nào? Ta sẽ tự quy ước f (1)  0 hoặc<br /> f (1)  2 .<br /> Hoạt động sửa chữa sai lầm 3: Chúng tôi đặt câu hỏi: “Chúng ta cần điều chỉnh giả thiết của<br /> câu trả lời trên như thế nào để có kết luận đúng?”<br /> Thông qua sai lầm trên cho giảng viên kinh nghiệm đó là: khi dạy các định lí cần chú trọng<br /> đến các điều kiện đủ của định lí. Các định lí toán học nói chung và XSTK nói riêng thường được<br /> diễn đạt theo cấu trúc A  B . A là điều kiện đủ cho biết dùng định lí khi nào, B sẽ cho biết kết<br /> luận suy ra được gì khi có A . Định lí: “Nếu X là BNN liên tục thì F / ( x)  f ( x) tại những điểm<br /> F ( x) khả vi”. Đối với định lí này ta có thể diễn đạt lại như sau: “Nếu X là BNN liên tục và tại<br /> những điểm F ( x) khả vi thì F / ( x)  f ( x) ”. Do đó, “tại những điểm F ( x) khả vi” được coi như là<br /> một điều kiện của định lí. Vì vậy, giảng viên cần cho ví dụ có nội dung tương tự hoạt động 2<br /> nhằm giúp SV nhận ra rằng khi muốn áp dụng định lí cần kiểm tra các điều kiện đủ của định lí.<br /> Hơn nữa, trong quá trình dạy, định lí phát biểu dạng A  B , nhằm giúp SV nhận ra chiều<br /> ngược lại B  A không đúng, giảng viên cần cho các phản ví dụ nhằm tạo ấn tượng sâu sắc. Ví<br /> dụ xét mệnh đề sau: “Nếu F ( x) là hàm phân phối xác suất của BNN X thì 0  F ( x)  1, x R ”.<br /> Như vậy, ta sẽ tìm hàm thỏa 0  F ( x)  1, x R nhưng hàm đó không là hàm phân phối xác suất<br /> của BNN X nào đó. Ví dụ hàm F ( x)  1, x R .<br /> Hoạt động 3: Thực hiện phép thử tung một đồng xu đồng chất một lần. Nếu đồng xu xuất<br /> hiện mặt ngửa thì được thưởng 5000 đồng. Nếu đồng xu xuất hiện mặt sấp thì mất 2000 đồng. Hỏi<br /> ta có nên tham gia trò chơi này nhiều lần hay không? Giải thích.<br /> Khi thực hiện hoạt động, SV bộc lộ sai lầm sau đây:<br /> Sai lầm 4: Gọi Y là số tiền trung bình nhận được khi tham gia trò chơi.<br /> Y = (5000 - 2000)/2 = 1500, Y > 0, vậy ta nên tham gia trò chơi nhiều lần.<br /> Dự đoán nguyên nhân sai lầm 4: Do thói quen khi tính trung bình cộng của những giá trị cố<br /> định. SV lấy tất cả giá trị xuất hiện của BNN cộng lại rồi chia số giá trị xuất hiện.<br /> Giảng viên ứng phó với sai lầm 4: Chúng tôi yêu cầu SV tính trung bình của dãy số liệu sau:<br /> 2322432432<br /> Hoạt động sửa chữa sai lầm 4: Nhằm giúp SV sửa chữa sai lầm, chúng tôi đặt ra câu<br /> hỏi:“Gọi n là số lần thực hiện phép thử, x là số lần mặt sấp xuất hiện, y là số lần mặt ngửa xuất<br /> hiện. Chúng ta cần thêm điều kiện gì của n để có kết luận đúng?”.<br /> <br /> 3. Kết luận<br /> Khái niệm BNN là một trong những kiến thức quan trọng trong xác suất – thống kê. Việc<br /> hiểu khái niệm giúp SV biết được quy luật phân phối xác suất, qua đó có thể tính được xác suất.<br /> 7<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2