intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc: phần 2 - nxb quân đội nhân dân

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nối tiếp phần 1, phần 2 "mẹ teresa - trên cả tình yêu" do nxb văn hóa sài gòn ấn hành gồm các trận chiến: chiến thắng chi lăng - xương giang, chiến thắng rạch gầm - xoài mút, chiến thắng ngọc hồi - Đống Đa,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc: phần 2 - nxb quân đội nhân dân

CHIẾN THẮNG<br /> <br /> <br /> <br /> CHI LĂNG – XƯƠNG GIANG<br /> <br /> <br /> NGÀY 8 THÁNG 10<br /> ĐẾN NGÀY 3 THÁNG 11 NĂM 1427<br /> <br /> Đánh trận đầu, sạch sanh kình ngạc,<br /> Đánh trận nữa, tan tác chim muôn.<br /> Lỗ kiến xoi, đê vỡ phá tung,<br /> Gió thổi mạnh, lá khô trút sạch.<br /> NGUYỄN TRÃI<br /> Bình Ngô đại cáo<br /> Đó là khí thế xung trận vang dậy của quân dân ta và thắng lợi oanh liệt, triệt để của trận<br /> Chi Lăng – Xương Giang mà Nguyễn Trãi đã ghi lại trong Bình Ngô đại cáo. Đó cũng là<br /> chiến thắng có ý nghĩa quyết định, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng do Lê<br /> Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo hồi đầu thế kỷ XV.<br /> <br /> <br /> *<br /> **<br /> Sau chiến thắng Tốt Động - Chúc Động, quân địch phải chuyển hẳn sang thế phòng ngự bị<br /> động còn quân dân ta thì hoàn toàn giành quyền chủ động thế tiến công trên các chiến<br /> trường toàn quốc.<br /> <br /> Trước tình hình đó, Vương Thông một mặt âm mưu giảng hòa lập kế hoãn binh; mặt khác<br /> vội vã phái người về nước cầu cứu. Ngày 31-1-1427 (tức ngày 26 tháng chạp năm Bính<br /> Ngọ), nhà Minh lại lần nữa quyết định điều quân tiếp viện cho Vương Thông.<br /> Lúc lượng viễn chinh này chia làm hai đạo quân cùng kéo sang nước ta:<br /> Đạo thứ nhất do thái tử thái bảo An Viễn hầu Liễu Thăng làm tổng binh, Bảo Định bá<br /> Vương Minh làm tá phó tổng binh, đô đốc Thôi Tụ làm hữu tham tướng, tiến theo đường<br /> Quảng Tây.<br /> Đạo thứ hai do thái phó Kiềm Quốc công Mộc Thạnh làm tổng binh, Hưng An bá Từ<br /> Hanh làm tả phó tổng binh, Tân Ninh bá Đàm Trung làm hữu phó tổng binh, tiến theo<br /> đường Vân Nam.<br /> <br /> Đạo viện binh của Liễu Thăng điều động quân các vệ Bắc Kinh, Nam Kinh, ty lưu thủ<br /> Trung Đô, hộ vệ Vũ Xương, các đô ty Hồ Quảng, Phúc Kiến, Triết Giang và các vệ nam<br /> Trực Lệ. Cùng đi theo với đạo quân này, nhà Minh còn phái những quan lại cao cấp rất am<br /> hiểu tình hình nước ta như công bộ thượng thư Hoàng Phúc, thái tứ thái bảo binh bộ<br /> thượng thư Lý Khánh làm tham tán quân vụ. Chúng còn điều thêm tên Việt gian hữu bố<br /> chính sứ Nguyễn Đức Huân giúp việc.<br /> Đạo viện binh do Mộc Thạnh chỉ huy điều động quân từ các vệ Thành Đô, các đô ty Tứ<br /> Xuyên, Vân Nam.<br /> Cả hai đạo viện binh đó lúc đầu gồm 7 vạn quân. Tháng 4 năm 1427, nhà Minh điều động<br /> thêm 1.000 quân ở các hộ vệ Vũ Xương, 1.200 quân ở hộ vệ Thành Đô, 1 vạn quân tinh<br /> nhuệ ở vệ Nam Kinh, 33.000 quân từ ty lưu thủ Trung Đô, các đô ty Phúc Kiến, Quảng<br /> Đông, Hồ Quảng, Triết Giang, Hà Nam, Sơn Đông. Tất cả trên 45.200 quân tăng cường<br /> thêm cho hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh (Những con số trên đây lấy trong<br /> Hoàng Minh thực lục được trích dẫn trong An Nam sử nghiên cứu của Yamamoto Tatsuro<br /> Tokyo 1950, q.l, tr. 721-722).<br /> Như vậy, tổng số quân chính quy bao gồm bộ binh và kỵ binh tinh nhuệ điều động hầu<br /> khắp các tỉnh từ Sơn Đông xuống Quảng Tây, từ Quảng Đông sang Tứ Xuyên của nhà<br /> Minh tăng viện cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần này tối thiểu cũng đến 115.000<br /> tên. Đó là quân chủ lực được chọn lọc, chưa kể số dân phu chuyển vận lương thực, vũ khí<br /> và số thổ binh ở Quảng Đông, Quảng Tây. Nhà Minh sai hình bộ thượng thư Phàn Kính<br /> đến Quảng Tây và phó đô ngự sử Hồ Dị đến Quảng Đông đôn đốc việc vận chuyển quân<br /> lương.<br /> Theo sử cũ nước ta, đạo quân của Liễu Thăng gồm 10 vạn quân và 2 vạn ngựa; đạo quân<br /> của Mộc Thạnh gồm 5 vạn quân và 1 vạn ngựa (Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch đã dẫn,<br /> t. III, tr. 43). Tổng số hai đạo quân lên đến 15 vạn. Có lẽ đó là số quân chiến đấu bao gồm<br /> quân chính quy và thổ binh mà chưa tính hết số dân phu. Theo Lam Sơn thực lục thì tồng<br /> số quân địch là 20 vạn quân. Con số này có lẽ bao gồm cả quân chiến đấu và dân phu.<br /> Những tướng cầm đầu hai đạo quân địch đều đã tham gia cuộc chiến tranh xâm lược nước<br /> ta trước đây, hoặc là quan chức lâu năm trong chính quyền đô hộ.<br /> Liễu Thăng vốn là tùy tướng của Trương Phụ - kẻ cầm đầu dạo quân xâm lược nước ta<br /> năm 1406. Bấy giờ, Liễu Thăng đã đóng quân ở cửa Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên) và<br /> đem quân đuổi theo Hồ Quý Ly đến cửa biển Kỳ La (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).<br /> Mộc Thạnh, từ năm 1406 đã giữ chức tả phó tổng binh trong đạo quân Trương Phụ. Mộc<br /> Thạnh đã chỉ huy trận đánh chiếm thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây) và đã từng bị nghĩa<br /> quân Trần Ngỗi đánh bại ở trận Bô Cô (trên bờ sông Đáy, Ý Yên, Nam Hà) năm 1408.<br /> <br /> Hoàng Phúc, năm 1406 cũng theo Trương Phụ làm đốc biện quân lương. Khi nhà Minh<br /> đặt ách thống trị lên nước ta, Hoàng Phúc kiêm giữ hai chức bố chánh và án sát, tổ chức<br /> trấn áp phong trào yêu nước của nhân dân ta, thực hiện chính sách bóc lột vơ vét của cải<br /> và đồng hóa ráo riết. Hắn nắm vững địa hình, hiểu biết tường tận tình hình nước ta. Hai<br /> mươi năm nhà Minh thống trị đất nước ta thì Hoàng Phúc đã ở đây đến 18 năm (Minh sử,<br /> liệt truyện, truyện Hoàng Phúc).<br /> Việc điều động viện binh lần này với số quân chiến đấu 15 vạn và những tướng dày kinh<br /> nghiệm, am hiểu tình hình và quen thuộc chiến trường nước ta, chứng tỏ nhà Minh vẫn giữ<br /> quyết tâm xâm lược, dùng bạo lực hòng tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân ta, lập<br /> lại nền thống trị của chúng. Để thực hiện âm mưu đó, chúng phải vượt qua nhiều khó<br /> khăn.<br /> Minh Tuyên Tông (1426 - 1436) khi lên ngôi đã phải gánh những hậu quả tàn hại sau<br /> cuộc chiến tranh to lớn với phong kiến Mông Cổ mấy năm trước. Mâu thuẫn giữa các dân<br /> tộc thiểu số với triều đình vẫn còn gay gắt. Biên thùy phía Bắc và phía Tây của nhà Minh<br /> vẫn thường bị uy hiếp. Phong trào đấu tranh của các dân tộc thiểu số, nhất là nghĩa quân<br /> “áo đỏ” ở vùng Vân Nam đã bùng lên khá mạnh. Nông dân khởi nghĩa do Đường Trại Nhi<br /> lãnh đạo khởi phát từ năm 1420 cũng gây nhiều khó khăn cho triều đình. Tình hình trên<br /> được Nguyễn Trãi vạch rõ trong thư gửi Vương Thông: “Huống chi ở nước các ngươi,<br /> quốc chúa liền năm tử táng, cốt nhục tàn hại lẫn nhau, Bắc khấu xâm lăng, đại thần lấn át;<br /> gia dĩ lúa má mất luôn, thổ mộc làm mãi, chính lệnh hà khắc, giặc cướp như ong. Từ niên<br /> hiệu Hồng Vũ đến nay, cùng binh độc rũ, trong nước tổn hao, nhân dân mệt nhọc. Trời<br /> làm táng vọng, chính ở lúc này” (Nguyễn Trãi, Toàn tập, sách đã dẫn, tr. 123). Do đó, đầu<br /> năm 1427 nhà Minh ra lệnh điều động viện binh mà đến chín tháng sau, quân tiếp viện<br /> mới đến biên giới. Những khó khăn về đối nội, đối ngoại, nhất là phong trào đấu tranh của<br /> nhân dân Trung Quốc đã có tác dụng cản trở việc diều quân, bắt phu, cung cấp lương thực<br /> để tiếp tục chiến tranh của nhà Minh và về khách quan, có lợi cho cuộc đấu tranh cứu<br /> nước của dân tộc ta.<br /> Tuy nhiên nhìn chung, đầu thế kỷ XV vẫn là thời thịnh đạt của triều Minh. Đó là một đế<br /> chế lớn mạnh nhất phương Đông hồi ấy. Vì vậy, dù có một số khó khăn, nhà Minh vẫn<br /> quyết tâm điều động viện binh, tiếp tục những cố gắng chiến tranh lớn nhất. Khi các đạo<br /> quân viễn chinh của Liễu Thăng - Mộc Thạnh chưa sang, nhà Minh đã sai tổng binh<br /> Quảng Tây là Trấn Viễn hầu Cố Hưng Tổ đem quân sang ứng viện cho Vương Thông<br /> trước.<br /> Đại quân Liễu Thăng - Mộc Thạnh sang tiếp viện lần này có thể làm cho so sánh lực<br /> lượng ta, địch thay đổi. Trên 15 vạn quân hợp với số quân hơn 10 vạn ở Đông Quan và<br /> các thành khác khiến cho số lượng quân địch tăng lên gấp bội. Nhiệm vụ của viện binh là<br /> trước hết giải vây cho thành Đông Quan, rồi sau đó phối hợp với Vương Thông tổ chức<br /> phản công mong xoay chuyền lại cục diện chiến tranh.<br /> Về lực lượng nghĩa quân, không có tài liệu nào ghi chép số quân cụ thề. Trong các bức thư<br /> của Nguyễn Trãi gửi Vương Thông, số nghĩa binh tổng cộng đến 45 vạn (Nguyễn Trãi,<br /> <br /> Toàn tập, phần Quân trung từ mệnh tập, thư số 37, tr. 122). Đó là con số mà Nguyễn Trãi<br /> tuyên bố trong bức thư dụ hàng nhằm uy hiếp tinh thần địch. Thực tế lực lượng nghĩa<br /> quân không nhiều đến thế. Việt sử thông giám cương mục ghi chép số nghĩa quân có<br /> khoảng 35 vạn. Con số đó có lẽ bao gồm cả nghĩa quân và những đội dân binh, lực lượng<br /> vũ trang của nhân dân các làng xã.<br /> Điều chắc chắn là lực lượng nghĩa quân bấy giờ đã trưởng thành đến mức độ giành được<br /> quyền chủ động trên toàn bộ chiến trường, ghìm chặt quân Vương Thông, giam chân<br /> chúng trong các thành, nhưng sức ta vẫn chưa đủ đề tiêu diệt nhanh chóng bọn bại quân<br /> này được. Giữa lúc đó viện binh giặc lại sang. Cùng một lúc, nghĩa quân Lam Sơn phải<br /> đối phó với ba khối quân địch:<br /> - Đạo quân Vương Thông ở Đông Quan.<br /> - Đạo viện binh chủ lực lớn nhất từ Quảng Tây tiến xuống.<br /> - Đạo viện binh chủ lực từ Vân Nam tiến vào.<br /> Một cục diện mới sẽ diễn ra trong phạm vi rộng lớn từ rừng núi biên giới phía Bắc đến<br /> đồng bằng sông Hồng. Mỗi khối quân địch là một mục tiêu tác chiến to lớn có tính chất<br /> chiến lược. Tình thế đó đòi hỏi bộ chỉ huy nghĩa quân phải có kế hoạch đối phó chính xác,<br /> chủ động, phối hợp chặt chẽ với nhau trên toàn bộ chiến trường.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2