Một số vấn đề đặt ra trong triển khai chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030
lượt xem 5
download
Bài viết Một số vấn đề đặt ra trong triển khai chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 trình bày những trụ cột quan trọng của Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030; Vấn đề đặt ra trong tổ chức thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số vấn đề đặt ra trong triển khai chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030
- TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ ĐẾN NĂM 2030 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ ĐẾN NĂM 2030 TRƯƠNG BÁ TUẤN Ngày 23/4/2022, Quyết định số 508/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 đã được ban hành. Việc thực hiện thành công Chiến lược này có vai trò rất quan trọng trong củng cố nguồn lực cho ngân sách nhà nước theo hướng bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện Chiến lược đòi hỏi cần phải có lộ trình và bước đi phù hợp, vừa xử lý được cả những vấn đề trước mắt cũng như lâu dài, đồng thời, phải kiên định với các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đảm bảo sự đồng bộ trong cải cách chính sách thuế với cải cách về thể chế quản lý thuế. Từ khóa: Chính sách thuế, thuế, ngân sách ISSUES FOR THE IMPLEMENTATION OF TAX SYSTEM REFORM STRATEGY TO 2030 vững và gần đây là Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) 10 năm 2021-2030, Nghị quyết số 23/2021/ Truong Ba Tuan QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch tài On April 23rd, 2022, the Prime Minister issued chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025 Decision No. 508/QĐ-TTg approving the Tax đã đề ra các mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ cụ thể System Reform Strategy to 2030. The successful liên quan đến công tác hoàn thiện hệ thống chính implementation of this Strategy is very important to sách thuế của Việt Nam trong giai đoạn tới đây. Trong enhance resources for the sustainable state budget. đó, Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021- 2030 However, in the current context when the economy is đã đề ra định hướng: Sửa đổi hệ thống luật và chính facing multiple difficulties, the implementation of the sách thuế, phí, lệ phí theo nguyên tắc thị trường, phù Strategy requires an appropriate roadmap and steps, hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của while dealing with both short-term and long term môi trường đầu tư. Mở rộng cơ sở thu, bảo đảm tính problems, simultaneously, it is essential to stick to công bằng, trung lập của chính sách thuế, đẩy mạnh goals and tasks to ensure the synchronization of tax ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục policy reform with the tax administration reform. hành chính, giảm chi phí tuân thủ các thủ tục nộp Keywords: Tax policy, tax, state budget thuế, phí của người dân và doanh nghiệp. Để cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng này này, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính Ngày nhận bài: 7/11/2022 phủ ban hành Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày Ngày hoàn thiện biên tập: 25/11/2022 23/4/2022 phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống Ngày duyệt đăng: 30/11/2022 thuế đến năm 2030. Về mục tiêu tổng quát, Chiến Những trụ cột quan trọng của Chiến lược lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 đã xác cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 định: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế gắn với cơ cấu lại thu NSNN theo hướng bao quát Cải cách, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các được xác định là một trong những nội trung quan nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; bảo trọng trong nhiều văn kiện, Nghị quyết của Đảng và đảm tỷ trọng thu nội địa, tỷ trọng giữa thuế gián thu Nhà nước về phát triển kinh tế -xã hội (KT-XH) và tài và thuế trực thu ở mức hợp lý, khai thác tốt thuế, phí chính - ngân sách. Tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày và lệ phí thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường; 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý nợ pháp luật thuế và chính sách miễn, giảm, bảo đảm công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền tính trung lập của thuế, hướng tới một hệ thống thuế 6
- TÀI CHÍNH - Tháng 12/2022 Vấn đề đặt ra trong tổ chức thực hiện BẢNG 1: MỤC TIÊU ĐỘNG VIÊN NSNN GIAI ĐOẠN 2011-2030 Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 Chỉ tiêu Đến năm 2025 Đến năm 2030 Tỷ lệ huy động vào NSNN >16% GDP 16-17% GDP Bám sát các mục tiêu, định hướng xác định trong Tỷ lệ huy động từ thuế, phí 13-14% GDP 14-15% GDP Chiến lược cải cách hê thống thuế giai đoạn 2011- 2020, quá trình cải cách hệ thống chính sách thuế của Tỷ trọng thu nội địa trong 85-86% 86-87% Việt Nam trong 10 năm qua đã được thực hiện khá tổng thu NSNN Nguồn: Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022. đồng bộ, đảm bảo sự kết gắn giữa đổi mới, cải cách về chính sách với yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp quản lý thu thuế. Việc sửa đổi, bổ sung các chính sách lý các nguồn lực cho NSNN; đồng thời, góp phần tạo thuế đã chú trọng đến các yêu cầu: (i) Nuôi dưỡng và môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, đảm bảo nguồn thu cho NSNN; ii) Đảm bảo minh khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh trạnh, điều tiết bạch, đơn giản, bình đẳng giữa các thành phần kinh thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình hội nhập, tế; khuyến khích đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu; phù hợp phát triển của nền kinh tế”. Trên cơ sở các mục tiêu với thông lệ quốc tế; (iii) Thúc đẩy công bằng xã hội, này, Chiến lược đã đề ra các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thực hiện điều tiết hợp lý thu nhập; (iv) Đẩy mạnh cải thể về quy mô và cơ cấu thu NSNN cho giai đoạn 5 cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, năm 2021-2025 và 2026-2030, đảm bảo duy trì tỷ lệ kinh doanh. Nhờ đó, đến nay, Việt Nam đã xây dựng huy động vào NSNN từ thuế, phí ở mức ổn định, hợp được một hệ thống thuế khá đồng bộ, phù hợp với lý. Đồng thời, dưới phương diện là một trụ cột quan bối cảnh và điều kiện KT-XH của đất nước. trọng, không thể tách rời với cải cách, đổi mới về Những kết quả này là tiền đề quan trọng cho việc chính sách thuế, liên quan đến cải cách quản lý thuế, thực hiện các mục tiêu, định hướng cải cách được xác Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 cũng định trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến nêu rõ: “Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, năm 2030. Các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng cải tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác quản cách trong Chiến lược này là khá lớn, thể hiện những lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên quyết tâm cao trong việc tiếp tục cải cách, đổi mới hệ sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, thống chính sách thuế của Việt Nam, nhất là trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản việc thực hiện cơ cấu lại thu NSNN theo hướng bền hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của vững. Tuy nhiên, bối cảnh KT-XH những năm tới đây người dân và doanh nghiệp….” đang đặt ra không ít thách thức cho Việt Nam trong Để đạt được các mục tiêu tổng quát và các nhiệm việc thực hiện cải cách hệ thống chính sách thuế theo vụ cụ thể nêu trên, Quyết định số 508/QĐ-TTg đã các định hướng nêu trên. Đó là: nêu rõ các định hướng cải cách, hoàn thiện đồng bộ Một là, sự phục hồi chậm của kinh tế toàn cầu giai hệ thống chính sách thuế của Việt Nam, đảm bảo đoạn sau dịch bệnh CO V I D -19 còn chứa đựng phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt nhiều rủi ro, các bất ổn về kinh tế vĩ mô có xu hướng theo thông lệ quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu về gia tăng, tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến tăng nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH trưởng kinh tế của Việt Nam. Cấu trúc kinh tế thế 10 năm 2021 - 2030. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến giới dự báo sẽ có những điều chỉnh để thích ứng với yêu cầu về mở rộng cơ sở tính thuế thông qua mở các xu thế phát triển mới cũng như các thách thức rộng phạm vi, đối tượng chịu thuế, từng bước thu mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt. Tăng trưởng hẹp diện miễn, giảm thuế, đảm bảo tính trung lập kinh tế thế giới dự báo sẽ vẫn còn ở mức thấp do ảnh của thuế. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thế hưởng từ căng thẳng chính trị ở một số khu vực, giá chế quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử và cả của nhiều nhóm hàng hóa tăng cao, đặc biệt là giá 3 trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng nhiên liệu. Là quốc gia có độ mở lớn, những diễn bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên biến này dự báo sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông tin đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, kéo theo đó hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế là những thách thức mới trong việc đảm bảo động trong bối cảnh nền kinh tế số. Ngoài ra, Chiến lược viên nguồn lực cho NSNN. cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 cũng xác định Hai là, các “mô hình kinh doanh mới” và các giao trong giai đoạn đầu thực hiện Chiến lược tập trung dịch xuyên biên giới dựa trên nên tảng công nghệ số hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó xuất hiện ngày càng nhiều. Sự phát triển thương mại khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng điện tử dẫn đến sự ra đời nhiều loại hình dịch vụ, tiêu cực của dịch bệnh COVID-19. đặt ra nhiều thách thức với cơ quan thuế trong việc 7
- TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH HỆ THỐNG THUẾ ĐẾN NĂM 2030 xác định bản chất giao dịch, vai trò của từng bên đẩy nhanh tiến trình cải cách hệ thống chính sách tham gia giao dịch, doanh thu, chi phí, thu nhập để thuế trong những năm tới. vừa quản lý thu thuế phát sinh với hoạt động này, Một số khuyến nghị, đề xuất vừa để tạo công bằng trong môi trường kinh doanh cũng như tạo thuận lợi cho loại hình kinh doanh này Những thách thức trên đang đặt ra các yêu cầu đối phát triển. Các quy định về quản lý giao dịch qua với Việt Nam trong cải cách hệ thống chính sách thuế biên giới, cơ sở thường trú cần được nghiên cứu, giai đoạn tới đây. Các giải pháp điều chỉnh, cải cách về điều chỉnh để ứng phó với các xu thế mới, nhất là chính sách thuế trong thời gian tới đây cần phải xử lý khi yêu cầu về “sự hiện diện vật lý” trong xác định được những vấn đề đặt ra trong ngắn hạn gắn với yêu cơ sở thường trú không còn phù hợp với bối cầu phục hồi kinh tế giai đoạn sau dịch COVID-19 và cảnh hiện nay. ứng phó với sự gia tăng của áp lực lạm phát và những Ba là, sự tự do luân chuyển luồng vốn, lao động đã yêu cầu dài hạn gắn với việc củng cố, cơ cấu lại thu làm thay đổi đáng kể cách thức, phương thức quản lý NSNN theo hướng bền vững. Tuy nhiên, cần phải và hoạt động của các công ty đa quốc gia, đã và đang nhấn mạnh là trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối đặt cơ quan thuế trước nhiều thách thức để ứng phó mặt với nhiều biến động bất lợi thì việc thực hiện cải với các hoạt động chuyển giá và các hoạt động xói cách thuế theo các mục tiêu, định hướng xác định mòn cơ sở thuế khác. Chênh lệch về trình độ quản lý, trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 sự khác biệt về các chính sách ưu đãi thuế trong thu sẽ khó khăn, đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu, đánh hút đầu tư nước ngoài giữa các quốc gia, đang tạo ra giá kỹ các tác động có liên quan, kiên định trong việc các cơ hội cho các công ty động xuyên quốc gia lợi thực hiện các biện pháp cải cách đề ra. Một số đề xuất, dụng các “kẽ hở chính sách” để né tránh hay giảm khuyến nghị cụ thể như sau: thiểu việc thực hiện các nghĩa vụ thuế có liên quan, - Trong ngắn hạn, thực hiện rà soát, trình cấp có nhất là trong việc sử dụng các thủ thuật chuyển giá thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, tổ chức triển để làm giảm lợi nhuận chịu thuế hoặc chuyển lợi khai đầy đủ, kịp thời có hiệu quả các giải pháp chính nhuận sang các địa bàn có ít hoặc thực tế không có sách miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế theo Nghị hoạt động kinh tế nhưng lại là nơi có thuế suất thấp quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết hoặc được miễn thuế, giảm thuế. số 11/NQ-CP của Chính phủ. Tổng kết, đánh giá Bốn là, yêu cầu tăng cường hợp tác thuế giữa các việc thực hiện các chính sách thuế đã được ban hành quốc gia, vùng lãnh thổ ngày càng được chú trọng để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp thời gian và Việt Nam không ở ngoài xu thế này. Xu hướng qua để tham mưu cấp có thẩm quyền các giải pháp toàn cầu hóa đã làm cho vấn đề hợp tác quốc tế về phù hợp trong trường hợp tình hình kinh tế trong thuế trở nên quan trọng đối với hầu hết các quốc gia, nước và quốc tế tiếp tục biến động bất lợi, ảnh hưởng từ "cạnh tranh" chuyển sang "hợp tác" về thuế. Hợp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh tác giữa các quốc gia để xử lý các thách thức thuế nghiệp và đời sống người dân. toàn cầu cũng đang được đặt ra ngày càng cấp bách. - Trong trung và dài hạn, tập trung thể chế hóa đầy Để chung tay với các quốc gia khác, trong thời gian đủ các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước tới, Việt Nam cần chủ động có các giải pháp phù về hoàn thiện chính sách thuế đã được xác định trong hợp để tham gia hiệu quả các diễn đàn này để góp Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị; Chiến lược phần củng cố nguồn lực cho NSNN, hạn chế việc xói phát triển KT-XH 10 năm 2021- 2030 và Nghị quyết số mòn cơ sở thuế trong khi vẫn duy trì được sự hấp 23/2021/QH15 của Quốc hội với một lộ trình phù hợp. dẫn của môi trường đầu tư trong nước. Việc sửa đổi, bổ sung các sắc thuế cần bám sát và kiên Năm là, cơ cấu và mức độ động viên NSNN của định với các mục tiêu, định hướng đã được xác định Việt Nam chưa thực sự bền vững. Thu NSNN còn trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, dựa vào các khoản thu từ vốn, các khoản thu có tính đặc biệt là trong việc mở rộng cơ sở thuế thông qua mở chất một lần, không tái tạo. Mức độ tiết kiệm của rộng phạm vi đối tượng chịu thuế, thu hẹp diện miễn, NSNN cho đầu tư phát triển giảm đáng kể so với 10 giảm thuế; chủ động có chính sách để động viên vào năm trước, thặng dư ngân sách thường xuyên có xu NSNN các nguồn thu tiềm năng liên quan đến bất hướng giảm. Theo đó, đảm bảo sự bền vững tài động sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu khóa trong trung và dài hạn thông qua cải cách hệ có các biện pháp phù hợp để chống xói mòn cơ sở thuế thống chính sách thuế cần phải được xem là một do sự xuất hiện của các “mô hình kinh doanh mới” và trong những ưu tiên chính sách của Việt Nam. Thực sự gia tăng của các hoạt động giao dịch thương mại tiễn này đang đặt ra các sức ép khá lớn cho việc phải điện tử xuyên biên giới; 8
- TÀI CHÍNH - Tháng 12/2022 - Xây dựng và vận hành hiệu quả một hệ thống doanh nghiệp để một mặt không làm xói mòn cơ sở thuế “thân thiện với tăng trưởng”, chú trọng đến thuế, mặt khác vẫn đạt được các mục tiêu trong thu việc nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu bền vững. hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tránh tình trạng Đồng thời, đảm bảo sự đồng bộ trong các biện pháp đưa ra các chính sách “ưu đãi dư thừa” khi tham gia cải cách của từng sắc thuế trong tổng thể cải cách Trụ cột 2; của hệ thống thuế; bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa - Đảm bảo sự đồng bộ giữa cải cách về chính thuế gián thu và thuế trực thu, các khoản thuế thu sách thuế với cải cách về thể chế quản lý thuế, bộ vào tài sản, tài nguyên. máy quản lý thuế. Hiện đại hoá toàn diện công tác Việc cải cách trong từng sắc thuế phải hướng đến quản lý thuế, bám sát các mục tiêu được xác định các yêu cầu căn bản: i) Đáp ứng được các yêu cầu đặt trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm ra về cơ cấu lại thu NSNN theo hướng bền vững và 2030 là: thể chế quản lý thuế đồng bộ, công khai, yêu cầu động viên nguồn lực cho NSNN để thực minh bạch, công bằng, áp dụng quản lý rủi ro trong hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030; quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp ii) Khắc phục được những vướng mắc của các luật thuế tuân thủ tự nguyện, cơ quan thuế có đủ năng thuế hiện hành, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống lực quản lý thuế hiệu quả, hiệu lực; hệ thống công pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh nghệ thôn tin tích hợp, tập trung... Cùng với đó, doanh; iii) Đảm bảo sự đồng bộ giữa cải cách về đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu về thuế đồng bộ, chính sách thuế với cải cách về quản lý thuế. Việc cải có khả năng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu đang đặt cách hay điều chỉnh các chính sách thuế phải không ra cho công tác quản lý thuế và xây dựng, theo dõi làm triệt tiêu các động lực về đầu tư và lao động của việc thực hiện chính sách thuế, bao gồm cơ sở dữ các chủ thể trong nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh liệu về hóa đơn điện tử và dữ liệu có liên quan từ dịch bệnh CO V I D -19 vẫn đang tác động tiêu cực các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân có đến nhiều mặt của sản xuất, kinh doanh. liên quan (bên thứ ba). - Phát huy hiệu quả được vai trò đòn bẩy của - Chủ động xây dựng các kế hoạch cụ thể để sửa chính sách thuế trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu đổi, bổ sung các Luật thuế theo lộ trình đề ra, đảm dùng trong nước phát triển bền vững, hỗ trợ việc bảo đồng bộ với việc triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện các mục tiêu về đổi mới mô hình tăng cải cách hệ thống thuế đến năm 2025 đã được xác trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế được xác định định tại Quyết định số 2439/QĐ-TTg ngày 22/11/2022 trong các chiến lược, kế hoạch phát triển trung và của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong thời gian trước dài hạn của đất nước. Rà soát để đảm bảo các chính mắt, tập trung thực hiện sửa đổi, bổ sung các luật sách ưu đãi thuế được thực hiện có chọn lọc, tập thuế đã được Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày trung cho các dự án có thể tạo ra ngoại ứng tích cực, 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc tác động lan tỏa đối với toàn bộ nền kinh tế, phù hợp gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025 xác định cần với thị trường và xu thế phân công lao động quốc tế, ưu tiên thực hiện là: Luật thuế giá trị gia tăng; Luật khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất xanh, thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế thu nhập doanh tiêu dùng xanh; kiên quyết loại bỏ các chính sách ưu nghiệp. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề cho các biện pháp đãi thuế không còn phù hợp với xu thế phát triển và cải cách các sắc thuế khác trong giai đoạn tiếp theo. hội nhập, gây xói mòn cơ sở thuế. Trong thực hiện cải cách chính sách thuế, cần chủ - Xây dựng được các khung khổ về thuế phù hợp động tham khảo, vận dụng hiệu quả, có chọn lọc các để tham gia hiệu quả các sáng kiến về thuế quốc tế, kinh nghiệm quốc tế tốt về cải cách thuế. bao gồm Diễn BEPS và Giải pháp 2 trụ cột nhằm giải quyết những vấn đề thuế phát sinh. Gần đây, nhiều Tài liệu tham khảo: quốc gia trên thế giới đã phê duyệt và đồng ý tham 1. Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia Trụ cột 2 về thuế tối thiểu toàn cầu 15% như một phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030; biện pháp để ngăn chặn tình trạng xói mòn cơ sở 2. Quyết định số 2439/QĐ-TTg ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thuế. Việt Nam là quốc gia có độ mở cao; vốn đầu tư ban hành Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025; nước ngoài có vai trò và vị trí rất quan trọng đối với 3. OECD (2021). “Statement on the Two-Pillar Solution to Address the Tax sự phát triển của nền kinh tế, nhất là từ giác độ tạo Challenges Arising from the Digitalisation of the Economy”. việc làm, thúc đẩy xuất khẩu và chuyển giao công nghệ. Theo đó, Việt Nam cần chủ động có các giải Thông tin tác giả: pháp để tham gia hiệu quả Trụ cột 2, nghiên cứu sửa Trương Bá Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) đổi các quy định liên quan đến ưu đãi thuế thu nhập Email: truongbatuan@yahoo.com 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đảm bảo quyền con người ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra hiện nay
6 p | 95 | 18
-
Nợ công Việt Nam và một số vấn đề đặt ra
9 p | 112 | 15
-
Một số vấn đề đặt ra trong công tác quy hoạch khu công nghiệp ở Việt Nam
3 p | 170 | 11
-
Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng Sông Cửu Long
3 p | 100 | 8
-
Về tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO (2007 - 2011) và một số vấn đề đặt ra
9 p | 96 | 7
-
Bài viết Thực trạng hoạt động liên hệ với cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội: Một số vấn đề đặt ra
8 p | 16 | 7
-
Một số vấn đề đặt ra trong công tác phòng, chống tin giả do người có ảnh hưởng trên không gian mạng (KOL) gây nên và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống
6 p | 13 | 6
-
Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta thời gian qua
3 p | 84 | 6
-
Sở hữu trí tuệ, những vấn đề đặt ra và bài học cho Việt Nam
13 p | 58 | 5
-
Thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển bền vững: Một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp
9 p | 15 | 4
-
Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân (1996 – 2021) và một số vấn đề đặt ra
7 p | 14 | 4
-
Một số vấn đề đặt ra trong phân cấp quản lý FDI tại Việt Nam
4 p | 78 | 4
-
Tiếp cận việc làm của người nghèo ở nước ta hiện nay: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra
10 p | 108 | 3
-
Nghĩa vụ cung cấp thông tin của người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động: Một số vấn đề đặt ra và hướng hoàn thiện
11 p | 4 | 3
-
Hội thảo Khoa học: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp thúc đẩy công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn trong thời kỳ phát triển mới của đất nước
6 p | 38 | 2
-
Một số vấn đề đặt ra về đổi mới kinh tế trong bối cảnh hội nhập
5 p | 79 | 2
-
Chính sách mục tiêu lạm phát và một số vấn đề đặt ra
6 p | 72 | 2
-
Một số vấn đề đặt ra trong quá trình cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam hiện nay
11 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn