Một số vấn đề pháp lý về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật đối với sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế
lượt xem 5
download
Bài viết "Một số vấn đề pháp lý về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật đối với sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế" bàn về một số phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, đồng thời phân tích, so sánh một số cách thức thực hiện của các quốc gia trên thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số vấn đề pháp lý về phương pháp giải quyết xung đột pháp luật đối với sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ SOME LEGAL ISSUES IN METHODS OF SOLVING LEGAL CONFLICTS OF INTELLECTUAL PROPERTY IN PRIVATE INTERNATIONAL LAW Ngày nhận bài : 03.3.2023 ThS. Lê Thị Thanh Bình Ngày nhận kết quả phản biện : 31.3.2023 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Ngày duyệt đăng : 28.4.2023 TÓM TẮT Tư pháp quốc tế ngày nay là một lĩnh vực pháp luật đóng vai trò rất quan trọng vì nó giúp giải quyết các xung đột pháp luật diễn ra trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nhất là trong bối cảnh ranh giới về quan hệ dân sự giữa công dân các quốc gia ngày một mờ nhạt. Trong số các lĩnh vực cần giải quyết xung đột pháp luật, sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng vì khi quan hệ quốc tế phát triển, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới thông tin toàn cầu như hiện nay, nhu cầu được bảo vệ liên quan đến các sản phẩm sở hữu trí tuệ như bảo vệ các phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v...rất mạnh mẽ. Bài viết dưới đây bàn về một số phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, đồng thời phân tích, so sánh một số cách thức thực hiện của các quốc gia trên thế giới. Từ khóa: Sở hữu trí tuệ, xung đột pháp luật, lex loci protectionis, công ước Paris, hiệp định Trips ABSTRACT Private international law today is a field of law that plays a very important role because it helps to resolve legal conflicts occurring in civil relations with foreign facts, especially in the situation that international Civil relations between citizens of countries are fainter and fainter. Among the areas that need to resolve conflicts of law, intellectual property is a particularly important area because when international relations develop, along with the strong development of the global information network today, the need for protection relating to intellectual property products such as protecting literary works, music, computer software, inventions, patents, utility solutions, industrial designs, etc. … develops fast. The following article discusses some methods of resolving legal conflicts of intellectual property with foreign facts, analyzes and compares some methods of countries around the world. Keywords: intellectual property, conflict of law, lex loci protectionis, Paris Convention, Trips Agreement 1. Quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài Quan hệ sở hữu tài sản là các quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản. Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Trong tư pháp quốc tế, các quan hệ sở hữu được nghiên cứu là các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài, và “yếu tố nước ngoài” được xác định trên cơ sở những quy định của pháp luật mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài được xác định theo Điều 663 BLDS năm 2015. Theo đó, yếu 80
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN tố nước ngoài được xác định khi có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ dân sự là là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Quan hệ sở hữu trí tuệ, không giống như quan hệ sở hữu các loại tài sản thông thường khác, khá đặc biệt vì tài sản sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình, không thể cầm, nắm, sờ thấy được vì nó được tạo ra bởi “trí tuệ” của con người như các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, các tác phẩm văn học, nghệ thuật... Quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài được xác định như Điều 663 BLDS 2015, dựa trên yếu tố chủ thể trong quan hệ, đối tượng của quan hệ hoặc nơi xảy ra việc thay đổi, thành lập, chấm dứt quan hệ. Các quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài bao gồm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp 2. Các phương pháp giải quyết xung đột Trong tư pháp quốc tế, có hai phương pháp giải quyết xung đột pháp luật là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất. Trong đó, phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật xung đột trong các văn bản luật để tìm ra hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự. Phương pháp thực chất là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất trực tiếp điều chỉnh quan hệ dân sự. Trên thực tiễn, phương pháp xung đột được sử dụng nhiều hơn vì nó linh hoạt, dễ ban hành và áp dụng để lựa chọn ra hệ thống luật điều chỉnh phù hợp. Nhìn chung, một số vấn đề gây ra xung đột pháp luật trong quyền sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài cần phải sử dụng phương pháp xung đột để xác định hệ thống pháp luật để giải quyết xung đột bao gồm định danh tài sản; xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu; xác định quyền năng của chủ thể nắm quyền sở hữu; xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản, bảo hộ quyền lợi chủ sở hữu trong trường hợp có sự chiếm hữu tài sản và việc chọn luật trong quan hệ sở hữu trí tuệ. Trong số những vấn đề đó, việc chọn luật trong quan hệ sở hữu trí tuệ khá phức tạp vì tài sản sở hữu trí tuệ là một đối tượng đặc biệt của quyền sở hữu, nó không phải là đối tượng hữu hình nên được quy định nguyên tắc chọn luật riêng phù hợp với đặc thù của nó. Chúng ta không thể áp dụng những hệ thuộc luật thường áp dụng cho quyền sở hữu đối với tài sản sở hữu trí tuệ. 3. Nguyên tắc chọn luật trong quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài Pháp luật tư pháp quốc tế các nước thường quy định áp dụng luật nơi các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại,…) được đăng ký bảo hộ. Việc quy định như vậy là phù hợp với đặc tính của tài sản trí tuệ và phù hợp với bản chất của quyền sở hữu trí tuệ. Khung pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ có thể chia làm hai bộ phận: (i) Các quy định về quyền sở hữu trí tuệ (được ghi nhận trong pháp luật quốc gia hay điều ước quốc tế, tập quán quốc tế liên quan đến lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ) và (ii) Các quy định về tư pháp quốc tế (như quy định về thẩm quyền và vấn đề chọn luật trong pháp luật quốc gia hay điều ước và tập quán quốc tế áp dụng cho quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ). Trên thực tế, không tồn tại “luật sở hữu trí tuệ quốc tế” vì quyền sở hữu trí tuệ mang tính lãnh thổ, hay nói cách khác là được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia này. Để hài hoà hoá pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ vốn được quy định khác nhau theo từng quốc gia, từ thế kỷ 19, các hiệp định song phương, khu vực và quốc tế được ký kết để đảm bảo việc bảo hộ quyền đối với tài sản trí tuệ được mở rộng ra khỏi phạm vi quốc gia, trong đó thành tựu lớn nhất có thể kể đến như Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật 1886, Công ước Paris, Hiệp định TRIPS. Dù vậy, quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các điều ước quốc tế này được xây dựng trên cơ sở loại quyền này mang đặc tính lãnh thổ, và từ đó việc thiết lập các quy tắc tư pháp quốc tế chung điều chỉnh quyền sở hữu trí 81
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN tuệ trong quan hệ pháp luật mang tính chất quốc tế, đặc biệt trong trường hợp các quyền này bị xâm phạm, gặp nhiều khó khăn và đến nay chưa có một sự thống nhất. Câu hỏi đặt ra là tại sao việc kết hợp các quy định về quyền sở hữu trí tuệ và các quy tắc chọn luật trong tư pháp quốc tế sẵn có lại là điều gần như bất khả thi? Có thể thấy rằng các hệ thuộc chọn luật trong tư pháp quốc tế đều dựa trên các tiêu chí vật lý như lex loci – luật nơi có tài sản, và dựa trên sự tồn tại của biên giới quốc gia mà trong phạm vi đó pháp luật quốc gia có hiệu lực. Trong khi đó, bản chất của tài sản trí tuệ là động sản vô hình, từ đó cho phép bất kỳ chủ thể nào có thể sử dụng tài sản này mọi nơi và mọi lúc, đặc biệt là trong thời đại internet như hiện nay(1). 3.1. Thoả thuận của các bên Nguyên tắc tự do thoả thuận của các bên trong quan hệ pháp luật hợp đồng là nguyên tắc cơ bản xác định pháp luật điều chỉnh hợp đồng có tính chất quốc tế, dù có một số cơ chế giới hạn song song tồn tại trong pháp luật quốc gia. Các bên của một hợp đồng có tính chất quốc tế có quyền thoả thuận chọn luật áp dụng, giúp làm tăng khả năng dự đoán các vấn đề pháp lý phát sinh và giảm thiểu các vấn đề khó khăn trong việc xác định luật áp dụng khi không có thoả thuận như vậy. Cụ thể, Điều 3 Công ước Rome I quy định nguyên tắc tự do thoả thuận theo nghĩa rất rộng, từ đó cho phép các bên có thể thỏa thuận chọn pháp luật của bất kỳ quốc gia nào, thậm chí là quốc gia không có mối liên hệ với hợp đồng của các bên. Các thoả thuận chọn nguồn luật điều chỉnh khác với pháp luật quốc gia, ví dụ như tập quán quốc tế, được xem như là sự lựa chọn các quy định có liên quan chứ không phải là chọn luật điều chỉnh hợp đồng, cụ thể như pháp luật quốc gia.(2) Ngoài ra, Điều 3 Công ước Rome I không chỉ chấp nhận thoả thuận chọn luật minh thị mà còn cả thoả thuận ngầm định, miễn là thoả thuận này “có thể được giải thích từ những quy định trong hợp đồng hoặc căn cứ theo các tình tiết có liên quan trong tranh chấp”. Tuy nhiên, trường hợp được phân tích vừa rồi liên quan đến những nội dung mang tính hợp đồng nói chung. Luật được thoả thuận giữa hai bên tham gia vào hợp đồng có đối tượng là quyền sở hữu trí tuệ không phải lúc nào cũng được áp dụng như là luật duy nhất điều chỉnh toàn bộ giao dịch. Các vấn đề như khả năng chuyển giao, điều kiện để việc chuyển giao quyền hay li-xăng có hiệu lực và nghĩa vụ của bên thứ ba có liên quan đến thỏa thuận này sẽ được điều chỉnh bởi luật điều chỉnh đối tượng được chuyển giao. Do đó, nguyên tắc chọn luật được xem xét ở đây không phải là lex contractus – luật nơi ký kết hợp đồng, mà là lex loci protectionis – bao hàm hệ thống pháp luật của tất cả quốc gia bảo hộ đối tượng được chuyển giao. Việc chọn luật này là độc lập với chọn luật áp dụng cho hợp đồng bởi bản chất bắt buộc (“mandatory”) của các quy tắc xung đột pháp luật khi chọn luật điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ. Như đã đề cập đến, hệ thuộc lex loci protectionis dẫn đến việc áp dụng hệ thống pháp luật của tất cả quốc gia bảo hộ đối tượng được chuyển giao, nhưng không thể bị hoá giải bởi một thoả thuận đơn thuần giữa các bên, căn cứ vào mục đích bảo vệ lợi ích công cộng có tầm quan trọng to lớn của các quy tắc xung đột pháp luật khi chọn luật điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, lợi ích công cộng cũng ảnh hưởng nhiều đến việc li-xăng quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là cho phép một số điều khoản bắt buộc có giá trị pháp lý cao hơn và ưu tiên được lựa chọn khi xem xét áp dụng một số quy định nhất định đối với hợp đồng li-xăng quốc tế mà không tính tới luật điều chỉnh hợp đồng. Ví dụ, trong một số hệ thống pháp luật, các quy định pháp lý chặt chẽ nhất đối với 1. Raquel Xalabarder, Copyright: Choice of Law and Jurisdiction in the Digital Age, Annual Survey of International & Comparative Law, (2002), Vol. 8, Iss.1, tr. 82. 2. Pedro A. De Miguel Asensio “ The Law Governing International Intellectual Property Licensing Agreements (A Conflict of Laws Analysis)”, Research Handbook on Intellectual Property Licensing Cheltenham, Edward Elgar Publishing, 2013, p. 320. 82
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN loại hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ như hợp đồng chuyển giao công nghệ, thuộc về lĩnh vực pháp luật chống độc quyền và các quy định trong ngành luật này được thiết kế mang tính bắt buộc. Bên cạnh đó, khi mạng lưới thông tin toàn cầu được mở rộng, người tiêu dùng là cá nhân cư trú tại một quốc gia nhất định giao kết hợp đồng quốc tế liên quan đến việc mua bán sản phẩm bao gồm cả việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, một số quy tắc chọn luật nhất định và quy định mang tính bắt buộc được áp dụng để bảo vệ người tiêu dùng với tư cách là bên yếu thế hơn trong quan hệ hợp đồng này. 3.2. Đối với quyền sở hữu công nghiệp Các quy tắc chọn luật điều chỉnh cho nghĩa vụ hợp đồng thông thường dựa trên những nguyên tắc rất khác so với các quy tắc chọn luật điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ. Ở góc độ so sánh, thông thường luật áp dụng để xác định, xem xét hiệu lực và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở từng quốc gia dựa trên nguyên tắc lex loci protectionis.(3) Nguyên tắc này có nghĩa là khi có xung đột pháp luật xảy ra với đối tượng là quyền sở hữu công nghiệp, luật của nơi bảo hộ quyền này được lựa chọn trong trường hợp có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, luật quốc gia nơi tài sản trí tuệ được tạo ra hay đăng ký không được lựa chọn áp dụng, cũng như luật được lựa chọn để điều chỉnh hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp này không được xem xét đến. Nguyên tắc này được sử dụng tại Điều 8 Quy định của Cộng đồng Châu Âu số 864/2007 vầ luật áp dụng đối với các nghĩa vụ không mang tính hợp đồng (gọi tắt là Rome II) như một tiêu chí bắt buộc xem xét đến khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nguyên tắc lex loci protectionis dựa trên thực tiễn là một trong những đặc tính của quyền sở hữu công nghiệp là việc bảo hộ mang tính phạm vi lãnh thổ có giới hạn và không có ngoại lệ nào. Việc thừa nhận rộng rãi nguyên tắc này gắn liền với bản chất của quyền sở hữu công nghiệp đã làm cho các quốc gia có ít lựa chọn hơn khi thiết lập các quy tắc chọn luật đáp ứng yêu cầu về tính lãnh thổ và nguyên tắc đối xử quốc gia trong các điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ như Công ước Paris hay Hiệp định TRIPS. Do đó, có thể thấy việc áp dụng triệt để nguyên tắc này cũng sẽ gây nên rắc rối khi việc li-xăng hay chuyển quyền sở hữu công nghiệp diễn ra trong một vùng lãnh thổ của nhiều hơn một quốc gia, dẫn đến khả năng áp dụng pháp luật của nhiều vùng lãnh thổ bảo hộ quyền này, từ đó khó xác định hệ thống pháp luật nào sẽ được lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Ví dụ, một công ty có trụ sở tại Texas, Hoa Kỳ chuyển giao phần cứng vi tính và công nghệ phần mềm cho một công ty có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản để công ty Nhật này tạo ra sản phẩm bán tại thị trường Châu Á. Quyền sở hữu trí tuệ của công ty chuyển nhượng tại Texas, Mỹ bao gồm quyền tác giả đối với phần mềm vi tính, bí mật kinh doanh về mã nguồn phần mềm và kỹ thuật sản xuất phần cứng ví tính, bằng sáng chế của công ty này đối với phần cứng và phần mềm vi tính trong giao dịch trên. Nếu các bên có thoả thuận về luật áp dụng cho hợp đồng ghi nhận lại giao dịch này, thì luật đó sẽ là luật điều chỉnh các vấn đề mang tính hợp đồng như thời hạn giao hàng, nơi giao hàng, số tiền phải thanh toán, hệ quả của việc vi phạm nghĩa vụ,… Giả sử công ty tại Texas phát hiện sản phẩm phần mềm của mình bị sử dụng mà chưa được phép ở Hàn Quốc, công ty này sẽ khởi kiện căn cứ theo pháp luật nào để cho rằng hành vi tự ý sử dụng phần mềm của mình là vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, nếu hành vi được cho là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ này không chỉ xảy ra ở Hàn Quốc mà các nước khác như Thái Lan, Việt Nam, Đức,… thì hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng, nếu giả sử vụ kiện này được toà án Nhật Bản chấp nhận thụ lý? Trên thực tế, trong trường hợp xảy ra xung đột pháp luật giữa nhiều hệ thống pháp luật như vậy, các bên sẽ cân nhắc bỏ qua quốc gia nào mà hậu quả từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là ít nghiêm trọng nhất. Ví dụ, việc tải xuống phần mềm thuộc sở hữu của công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ này tại Thái Lan là quá ít và không ảnh hưởng đến thị trường 3. Drexl, Josef (2010) ‘Internationales Immaterialgüterrecht’, Münchener Kommentar zum Bürgerlichen Gesetzbuch, 5th ed., Bd. 11, Munich: CH Beck, pp. 1437-1439. 83
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN của công ty này, công ty có thể lựa chọn bỏ qua. Trong trường hợp hệ quả của các hành vi xâm phạm là nghiêm trọng như nhau, việc sử dụng hệ thuộc lex loci protectionis giúp giải quyết vấn đề chọn luật một cách đáng kể khi chỉ dẫn chiếu đến pháp luật của một quốc gia là nơi bảo hộ tài sản trí tuệ này. Ngoài ra, công ty này có thể yêu cầu những toà án tại quốc gia có liên quan áp dụng chế tài buộc các chủ thể liên quan chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ này. Ngược lại, các vấn đề mang bản chất hợp đồng trong những trường hợp như xác lập, giải thích, thực hiện, thanh toán hợp đồng; hệ quả của việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; phương thức giải phóng một hay các bên khỏi việc thực hiện hợp đồng và hệ quả của việc huỷ bỏ hợp đồng sẽ được giải quyết theo pháp luật được chọn để điều chỉnh hợp đồng theo Điều 12 Quy định của Cộng đồng Châu Âu số 593/2008 ngày 17 tháng 6 năm 2008 về luật áp dụng cho các nghĩa vụ hợp đồng (gọi tắt là “Rome I”). Cần lưu ý là luật áp dụng để điều chỉnh tính hiệu lực của hợp đồng phải được phân biệt với các điều kiện để công nhận quyền sở hữu công nghiệp hay li-xăng vốn được điều chỉnh bởi nguyên tắc lex loci protectionis. Tuy nhiên, hiệu lực của một thoả thuận li-xăng hay chuyển quyền sở hữu công nghiệp được xác định theo những quy định chung của luật áp dụng để điều chỉnh hình thức hợp đồng, cụ thể như Điều 11 Công ước Rome I quy định rằng một hợp đồng có hiệu lực về mặt hình thức nếu đáp ứng các điều kiện về hình thức theo luật điều chỉnh nội dung hợp đồng hoặc pháp luật của quốc gia nơi hợp đồng này được ký kết. Câu hỏi tiếp theo đặt ra là hệ thuộc lex loci delicti - luật của nơi xảy ra vi phạm, có thể được áp dụng để thay thế hoặc song song với hệ thuộc lex loci protectionis hay không? Trên thực tế, hai hệ thuộc này thường dẫn tới cùng một hệ thống luật được áp dụng, nhưng quan trọng hơn là hệ thuộc lex loci delicti thường được áp dụng trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tort), và dó đó không hợp lý khi đặt trong bối cảnh quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng thương mại. 3.3. Đối với quyền tác giả và các quyền liên quan Việc cần thiết phải phân biệt các vấn đề mang tính hợp đồng và các vấn đề thuộc phạm vi áp dụng của luật điều chỉnh quyền độc quyền cũng được xem xét đối với lĩnh vực quyền tác giả. Cụ thể, mối quan hệ giữa hợp đồng có chứa đựng những điều khoản liên quan đến quyền tác giả chịu ảnh hưởng bởi bản chất của quyền này và luật điều chỉnh nội dung của quyền tác giả, trong đó đưa ra những giới hạn cho nguyên tắc tự do thoả thuận trong quan hệ hợp đồng thương mại. Hay nói cách khác, luật áp dụng cho hợp đồng có chứa đựng những điều khoản liên quan đến quyền tác giả chịu ảnh hưởng bởi bản chất của quyền tác giả do luật điều chỉnh quyền này cũng quy định những nội dung không thể chuyển giao, chẳng hạn như quyền nhân thân. Tuy nhiên, pháp luật của một số quốc gia cho phép chính tác giả từ bỏ quyền nhân thân của mình. Dù vậy, luật áp dụng để xét khả năng từ bỏ quyền nhân thân của quyền tác giả là luật điều chỉnh quyền tác giả, không phải là luật áp dụng cho hợp đồng. Tương tự với trường hợp chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, khi việc chuyển giao quyền tác giả được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau, xung đột pháp luật xảy ra và việc chọn luật áp dụng điều chỉnh vấn đề quyền tác giả trở nên khó khăn. Trong trường hợp này, nguyên tắc lex loci protectionis – luật nơi bảo hộ quyền và lex originis – luật nơi quyền này phát sinh được cân nhắc áp dụng cho vấn đề liên quan đến quyền tác giả. Trái với nguyên tắc lex loci protectionis, nguyên tắc lex originis chỉ ra duy nhất một nơi mà quyền tác giả phát sinh đầu tiên, thường là nơi mà người sáng tạo (tác giả) cư trú hoặc nơi xuất bản tác phẩm đầu tiên.(4) Tuy nhiên, nguyên tắc này dẫn đến hệ quả là trên thực tế, khi xem xét thẩm quyền giải quyết 4. Schack, Haimo (2005), ‘Internationally Mandatory Rules in Copyright Licensing Agreements’, Jürgen Basedow, Josef Drexl, Annette Kur and Axel Metzger (eds.), Intellectual Property in the Conflict of Laws, Tubingen: Mohr Siebeck, p.115. 84
- ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN tranh chấp, cơ quan xét xử thường căn cứ vào nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm, chứ không phải là nơi cư trú của nguyên đơn (tác giả).(5) Ngoài ra, khi tài sản sở hữu trí tuệ, trong trường hợp này là tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được sáng tạo bởi nhiều tác giả cư trú ở các quốc gia khác nhau, việc xác định luật áp dụng theo nguyên tắc lex originis trở nên bất khả thi. Vì vậy, xét đến sự độc quyền mang tính lãnh thổ của quyền tác giả, luật điều chỉnh vấn đề quyền tác giả bao gồm khả năng chuyển giao, việc đăng ký hợp đồng chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phạm vi bảo hộ, khả năng từ bỏ quyền nhân thân, giới hạn và ngoại lệ của quyền tác giả cũng như khả năng từ bỏ các giới hạn và ngoại lệ này là luật của nước nơi quyền này được bảo hộ, tức là theo nguyên tắc lex loci protectionis. 4. So sánh quy định của pháp luật các quốc gia Do tính phức tạp của việc giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong các quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật của một số quốc gia cũng xây dựng những điều khoản chọn luật đối với các hợp đồng có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo phương pháp xung đột, nhưng dựa trên những nguyên tắc và tiêu chí rất khác nhau. Ví dụ, Điều 122 của Đạo luật về Tư pháp quốc tế của Thuỵ Sĩ quy định luật áp dụng cho hợp đồng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là luật của nơi người chuyển giao quyền (transferor or licensor) cư trú. Ngược lại, Điều 43(1) của Đạo luật Tư pháp quốc tế Áo năm 1978 (sau này được thay thế bằng Công ước Rome), quy định rằng các hợp đồng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ được điều chỉnh bởi luật của nước nơi bảo hộ quyền này, hoặc trong trường hợp hợp đồng có liên quan tới nhiều quốc gia khác nhau, là luật của quốc gia nơi người nhận chuyển giao (transferee or licensee) cư trú. Điều 93 Luật Tư pháp quốc tế Bỉ quy định tất cả các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (nội dung, sự hình thành, chủ sở hữu, khả năng chuyển giao quyền) sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia nơi bảo hộ quyền này, nghĩa là dựa trên hệ thuộc lex loci protectionis, phù hợp với Công ước Berne. Tuy nhiên, điều luật này cũng quy định thêm rằng “việc xác định chủ sở hữu đầu tiên của quyền sở hữu công nghiệp được điều chỉnh bởi luật của quốc gia mà hoạt động sở hữu trí tuệ này có mối quan hệ mật thiết nhất. Nếu hoạt động này diễn ra trong mối quan hệ pháp luật hợp đồng, quốc gia nơi có mối quan hệ mật thiết nhất với hoạt động sở hữu trí tuệ này sẽ là quốc gia có luật áp dụng điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng, trừ khi được chứng minh ngược lại”. Tại Pháp, việc giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong các quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo phán quyết của toà (Court de Cassation) – rất linh hoạt. Pháp luật Anh xem các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc lĩnh vực pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, và các nguyên tắc chọn luật thông thường được quy định tại Điều 11 Phần 3 Đạo luật Tư pháp quốc tế 1995. Tuy nhiên, đối với các quan hệ pháp luật liên quan đến quốc gia thành viên Công ước Berne sẽ áp dụng hệ thuộc lex loci protectionis. Như vậy, tính chất lãnh thổ của các quyền độc quyền ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn luật áp dụng, từ đó trái với nội dung thường thấy trong các loại xung đột pháp luật về hợp đồng. Trong trường hợp này, việc xem xét bản chất của những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ là mang tính hợp đồng hay không là chìa khoá để giải bài toán chọn luật. Ngoài ra, quá trình toàn cầu hoá hoạt động thương mại diễn ra và làm gia tăng lợi ích của người sở hữu quyền độc quyền khai thác tài sản sở hữu trí tuệ được nhiều quốc gia đồng thời cấp license. Do các quyền sở hữu trí tuệ này là độc quyền với phạm vi lãnh thổ nhất định, việc bảo vệ các đối tượng liên quan của quyền này trong khu vực lãnh thổ của nhiều quốc gia được coi như là cộng gộp hay công nhận song song các quyền trong từng quốc gia hay khu 5. Raquel Xalabarder, Copyright: Choice of Law and Jurisdiction in the Digital Age, Annual Survey of International & Comparative Law, (2002), Vol. 8, Iss.1, tr. 85. 85
- TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN vực lãnh thổ đó. Ngược lại, việc phân mảnh quyền này theo khu vực lãnh thổ sẽ dẫn đến khả năng áp dụng của nhiều hệ thống pháp luật quốc gia để điều chỉnh cùng một đối tượng được cấp li-xăng tại nhiều nước. Tại Việt Nam, Điều 679 BLDS 2015 quy định “Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ”. Như vậy, nhìn chung pháp luật Việt Nam quy định phù hợp với xu hướng chung của quốc tế và việc quy định như vậy là phù hợp với tính đặc thù của quyền sở hữu trí tuệ. 5. Kết luận Sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài là một lĩnh vực đặc biệt trong tư pháp quốc tế vì tài sản sở hữu trí tuệ không phải là hữu hình, những nguyên tắc áp dụng để giải quyết xung đột đối với loại tài sản này không giống như những loại tài sản khác trong tư pháp quốc tế. Nguyên tắc thông thường được dùng để giải quyết xung đột pháp luật trong hợp đồng là tôn trọng sự lựa chọn của các bên không được ưu tiên đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mà nguyên tắc lex loci protectionis - hệ thống pháp luật của tất cả quốc gia bảo hộ đối tượng được chuyển giao được dùng nhiều nhất để chọn luật áp dụng. Đây cũng là nguyên tắc bao trùm trong những điều ước quốc tế và pháp luật của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ước về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ theo hợp đồng (ROME I) 2. Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng (ROME II) 3. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp 4. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 5. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPS 6. TS Lê Thị Nam Giang (2016), Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia TPHCM 7. ĐH Luật TPHCM (2019), giáo trình tư pháp quốc tế, NXB Hồng Đức 8. Raquel Xalabarder (2003), Copyright: Choice of Law and Jurisdiction in the Digital Age, Annual Survey of International & Comparative Law 9. Pedro A. De Miguel Asensio (2013), “ The Law Governing International Intellectual Property Licensing Agreements (A Conflict of Laws Analysis”, Research Handbook on Intellectual Property Licensing Cheltenham, Edward Elgar Publishing 86
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
64 p | 191 | 35
-
Một số vấn đề pháp lý về đặt cọc
8 p | 94 | 10
-
Một số vấn đề cơ bản liên quan đến Luật Biển VN năm 2012 - Bành Quốc Tuấn
8 p | 171 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu: Thương mại điện tử trên mạng xã hội tại Việt Nam - Một số vấn đề pháp lý
48 p | 58 | 8
-
Một số vấn đề pháp lý về phí bảo trì nhà chung cư – bất cập và kiến nghị hoàn thiện
10 p | 42 | 8
-
Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm và một số kiến nghị hoàn thiện
9 p | 15 | 8
-
Một số vấn đề pháp lý về đình công ở Việt Nam
7 p | 76 | 8
-
Bài giảng Một số vấn đề về tư vấn pháp luật - Các bước tư vấn pháp luật
17 p | 48 | 7
-
Một số vấn đề pháp lý về “Condotel” ở Việt Nam hiện nay
12 p | 41 | 6
-
Quản lý vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp - Một số vấn đề pháp lý phát sinh
7 p | 14 | 5
-
Một số vấn đề pháp lý về trục lợi bảo hiểm
7 p | 11 | 5
-
Một số vấn đề pháp lý về bảo vệ quyền riêng tư trong quan hệ hôn nhân và gia đình
9 p | 51 | 4
-
Một số vấn đề pháp lý về sự phù hợp của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao kết hợp đồng từ cách tiếp cận so sánh
12 p | 35 | 4
-
Bài giảng Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại - Chương 4: Một số vấn đề pháp lý về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
42 p | 3 | 2
-
Bài giảng Một số vấn đề về tư vấn pháp luật - Tư vấn mua bán nhà
20 p | 47 | 2
-
Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng điện tử ở Việt Nam
5 p | 14 | 1
-
Một số vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại danh tiếng kinh doanh theo Công ước viên 1980
12 p | 32 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn