intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết hệ thống lại các khái niệm cơ bản của tăng trưởng xanh, thang đo tăng trưởng xanh phổ biến hiện nay được sử dụng và mô tả một số chỉ số đo lường tăng trưởng xanh hiện nay ở Việt Nam. Đồng thời, qua bức tranh mô tả về Việt Nam, bài viết nhấn mạnh vào một số giải pháp vĩ mô cấp thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong ngắn hạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề tăng trưởng xanh ở Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM Phạm Thu Hằng Giảng viên Khoa Kinh tế, Học viện Ngân hàng / Email: hangpt@hvnh.edu.vn Tóm tắt: Tăng trưởng xanh là một trong những vấn đề mang tính chiến lược toàn cầu được đưa vào nghiên cứu và thực hiện trong hơn một thập kỷ gần đây. Mặc dù khái niệm và thước đo tăng trưởng xanh vẫn còn khá đa dạng và chưa được thống nhất, nhưng những nghiên cứu xoay quanh tăng trưởng xanh ngày càng khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Bài viết hệ thống lại các khái niệm cơ bản của tăng trưởng xanh, thang đo tăng trưởng xanh phổ biến hiện nay được sử dụng và mô tả một số chỉ số đo lường tăng trưởng xanh hiện nay ở Việt Nam. Đồng thời, qua bức tranh mô tả về Việt Nam, bài viết nhấn mạnh vào một số giải pháp vĩ mô cấp thiết nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong ngắn hạn. Từ khóa: tăng trưởng xanh, GDP, giảm phát thải nhà kình, phát triển bền vững 1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng xanh 1.1. Khái niệm tăng trưởng xanh Khái niệm tăng trưởng xanh đã được nghiên cứu và được đưa vào các vòng thảo luận quốc tế từ nhiều thập kỷ nay. Đứng trước nguy cơ tăng trưởng chậm dần đi kèm với các thảm họa như biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính… đe dọa mục tiêu phát triển bền vững ngày càng khó thực hiện. Khái niệm tăng trưởng xanh được nhiều tổ chức quốc tế nghiên cứu và đưa ra qua nhiều vòng thảo luận. Về cơ bản, 3 tổ chức quốc tế đã đưa ra những khái niệm về tăng trưởng xanh như sau: Theo OECD (2011), “Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khi đảm bảo rằng các tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trường mà nền tảng của chúng ta dựa vào. Để làm được điều này, nó phải thúc đẩy đầu tư và đổi mới tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững và tạo ra các cơ hội kinh tế mới”. Theo Ngân hàng Thế giới (2012), “Tăng trưởng xanh là tăng trưởng có hiệu quả đi kèm với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giảm thiểu ô nhiễm và các tác động đến môi trường, đồng thời có khả năng chống chịu với các hiểm họa thiên nhiên và vai trò của quản lý môi trường và vốn tự nhiên trong việc ngăn ngừa các thảm họa tự nhiên.” UN ESCAP (2012) cho rằng: “Tăng trưởng xanh là một chiến lược duy trì tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cần thiết để giảm nghèo trước tình trạng hạn chế tài nguyên ngày càng trầm trọng và khủng hoảng khí hậu”. 122 Kinh tế và Dự báo
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Ba tổ chức quốc tế đề xuất khái niệm tăng trưởng xanh ở cấp độ quốc tế thông qua rất nhiều vòng thảo luận và qua các nghiên cứu, bao gồm: OECD, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Ngân hàng Thế giới, từng công bố báo cáo hàng đầu về tăng trưởng xanh trong thời gian diễn ra Hội nghị Rio + 20. Năm 2011, OECD đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh với tiêu đề Hướng tới tăng trưởng xanh. Cùng năm đó, UNEP đã công bố một báo cáo có tiêu đề Hướng tới nền kinh tế xanh: Con đường phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. Năm 2012, Ngân hàng Thế giới đã công bố Tăng trưởng xanh bao trùm: Con đường phát triển bền vững. Trong Hội nghị Rio + 20, các tổ chức này đã tham gia với Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu để tạo ra Nền tảng Kiến thức Tăng trưởng xanh như một công cụ để thúc đẩy chiến lược tăng trưởng xanh trên toàn thế giới. Mỗi tổ chức đưa ra một định nghĩa khác nhau về tăng trưởng xanh. Các định nghĩa này vừa có tính bổ sung cho nhau, đồng thời vừa có những điểm tương đồng đáng kể trong cách nhìn nhận về tăng trưởng xanh. Trong khi đó, UNEP tránh dùng ngôn ngữ tăng trưởng xanh để ủng hộ “nền kinh tế xanh”, mà định nghĩa là “một phương cách đồng thời tăng thu nhập và cải thiện phúc lợi của con người, đồng thời giảm đáng kể rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái”. Trên thực tế, không có định nghĩa nào trong số này đưa ra chính xác những khía cạnh của tăng trưởng xanh một cách cụ thể và rõ nét. Khái niệm tăng trưởng xanh đến nay được nghiên cứu vài thập kỷ, nhưng vẫn còn nhiều góc mới mẻ cần được định hình và nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, có một điểm chung rõ ràng trong 3 khái niệm được nêu ra, 3 tổ chức nhất trí về cơ chế để đạt được tăng trưởng xanh. Các khái niệm đều nhấn mạnh vào việc cần cải thiện hiệu quả sinh thái của nền kinh tế và các chính phủ có thể đẩy nhanh quá trình này với các quy định và khuyến khích phù hợp. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. 1.2. Đo lường tăng trưởng xanh theo các nghiên cứu của OECD Theo nghiên cứu của OECD, khung đo lường tăng trưởng xanh được thể hiện qua sơ đồ như Hình 1. Trong đó: Nhóm chỉ số thứ 1: Chỉ số giám sát môi trường và tài nguyên. Nhóm chỉ số này bao gồm 3 nhóm chỉ số nhỏ (chỉ số đo lường carbon và năng lượng, chỉ số đo lường nguồn tài nguyên, chỉ số đo lường năng suất đa nhân tố). Economy and Forecast Review 123
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Hình 1: Khung lý thuyết đo lường tăng trưởng xanh Nguồn: OECD (2014a). Green Growth Indicators 2014, OECD Publishing, Paris Nhóm chỉ số thứ 2: Chỉ số giám sát nền tảng tài nguyên thiên nhiên. Nhóm chỉ số này bao gồm 4 nhóm chỉ số nhỏ (chỉ số đo lường trữ lượng tài nguyên thiên nhiên, trữ lượng tái tạo, trữ lượng không thể tái tạo, chỉ số đa dạng sinh học và đa dạng hệ sinh thái). Nhóm chỉ số thứ 3: Chỉ số giám sát chất lượng cuộc sống về môi trường. Nhóm chỉ số này bao gồm 2 nhóm chỉ số nhỏ (chỉ số về sức khỏe và rủi ro môi trường, chỉ số về dịch vụ và tiện nghi môi trường). Nhóm chỉ số thứ 4: Chỉ số giám sát cơ hội kinh tế và phản ứng chính sách. Nhóm chỉ số này bao gồm 6 chỉ số nhỏ (chỉ số về công nghệ và đổi mới, chỉ số về hàng hóa và dịch vụ môi trường, chỉ số về dòng tài chính quốc tế, chỉ số về giá cả và chi phí chuyển giao, chỉ số về các quy định và cách tiếp cận quản lý, chỉ số về đào tạo và phát triển kỹ năng). 2. Kết quả tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua một vài chỉ số đo lường Được triển khai tại Việt Nam từ năm 2012, tăng trưởng xanh được cụ thể hóa thông qua Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược tăng trưởng xanh) với các nhiệm vụ chiến lược là giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Hiện nay, theo nghiên cứu và thống kê của tác giả, đã có 8 bộ và 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Kế hoạch hành động để triển khai Chiến lược thời kỳ 2011-2020. Từ các Kế hoạch hành động trên, nội dung tăng trưởng xanh đã được nghiên cứu, tích hợp vào nhiều Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các luật, nghị định, thông tư trong từng lĩnh vực cụ thể, tạo hành lang pháp lý để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược thời kỳ 2011-2020. 124 Kinh tế và Dự báo
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với vai trò là Cơ quan đầu mối triển khai thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, được Chính phủ giao trách nhiệm điều phối các hoạt động của các bộ, ngành và địa phương, triển khai thí điểm, rà soát, kiến nghị, điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ quan điểm phát triển bền vững, lồng ghép tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng đề án tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh; xây dựng và hoàn thiện thể chế, nâng cao nhận thức, hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện các mục tiêu của Chiến lược và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ. Với vai trò chủ trì này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng là cơ quan chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành liên quan xác định những nhiệm vụ, dự án trọng điểm trong từng giai đoạn cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định và phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xác định và phân bổ nguồn tài chính trong nước, cũng như điều phối các nguồn tài trợ của nước ngoài, cơ chế chính sách thúc đẩy thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh. Ngoài các kết quả vĩ mô thể hiện qua sự thay đổi trong hệ thống chính sách của các bộ, ban ngành, các kết quả tăng trưởng xanh được thể hiện thông qua một số chỉ số kinh tế vĩ mô như Hình 2. Hình 2: Tăng trưởng GDP hàng năm ở một số quốc gia và khu vực Đơn vị: % Tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua thời gian từ năm 2000 đến năm 2021 được thể hiện trong Hình 2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn kể trên biến động khá nhiều. Năm 2000, tốc độ tăng trưởng khoảng 7% và đang trong xu hướng tăng thì đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu sụt giảm. Năm 2010, tăng trưởng GDP của Việt Nam tiếp tục có dấu hiệu vào chu kỳ gia tăng tiếp theo và đạt giá trị khá cao trong năm 2018. Dưới tác động của đại dịch Covid-19 và những biến động kinh tế - xã hội trong nước và toàn cầu, từ năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm rõ rệt. Xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khá tương đồng với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực và xu hướng chung của thế giới trong giai đoạn này. Vào năm 2020, tốc độ Economy and Forecast Review 125
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP tăng trưởng của nhóm OECD và của thế giới rất thấp (đạt giá trị khoảng -4% và khoảng -3% tương ứng). Tuy nhiên, sang đến năm 2021, tốc độ tăng trưởng của OECD và tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới tăng lên với tốc độ đáng kể và cao nhất trong bảng so sánh trong Hình 2. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (loại trừ các quốc gia có mức thu nhập cao) đạt giá trị cao nhất trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Hình 3 sẽ mô tả rõ hơn lượng năng lượng sử dụng bình quân người ở một số quốc gia và khu vực, cho thấy sự khác biệt đáng kể trong sử dụng năng lượng ở các khu vực này. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu, việc sử dụng năng lượng ở Hình 3 chưa bóc tách được rõ lượng năng lượng được sử dụng cho mục đích sản xuất hay cho sử dụng phi sản xuất. Số liệu về sử dụng năng lượng được công bố trên trang web của WDI được thống kê cho đến năm 2010, sau đó WDI chỉ thu thập được số liệu của OECD. Hình 3: Lượng năng lượng sử dụng bình quân ở một số quốc gia và khu vực Đơn vị: kg/người Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, Hình 3 cho thấy, lượng năng lượng sử dụng bình quân đầu người ở một số quốc gia và khu vực. Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng khá cao và tăng dần trong giai đoạn 2000-2010, đồng thời khu vực này cũng có lượng năng lượng bình quân được sử dụng tăng nhanh. Đặc biệt, các quốc gia OECD trong giai đoạn này tiêu thụ lượng năng lượng rất lớn so với các nhóm quốc gia còn lại, và cao gấp khoảng 3 lần so với mức trung bình của thế giới. Điều này cho thấy một xu hướng khá rõ ràng là nền kinh tế càng phát triển trình độ cao thì mức độ sử dụng năng lượng càng lớn. Với chỉ tiêu này, mức độ sử dụng năng lượng của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp so với mức trung bình của các khu vực được xem xét và chỉ bằng khoảng 1/3 so với mức trung bình của thế giới. Tuy nhiên, ngược lại với xu thế này, mức phát thải CO2 của Việt Nam lại tăng lên rất nhanh trong giai đoạn xem xét. Hình 4 mô tả mức phát thải CO2 ở Việt Nam, ở một số khu vực và bình quân trên thế giới. Trong khi các khu vực và mức trung bình của thế giới về phát thải CO2 có xu hướng giảm nhẹ thì mức này ở Việt Nam tăng rất nhanh từ năm 2000 đến năm 2018. Tuy rằng từ năm 126 Kinh tế và Dự báo
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 2010 đến nay, mức tăng phát thải CO2 có xu hướng chậm lại, nhưng so với xu thế chung của thế giới thì hiện trạng phát thải CO2 gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam vẫn đang ở mức tăng đáng lo ngại. Hình 4 cho thấy rõ về xu hướng phát thải CO2 trong thời gian xem xét. Hình 4: Phát thải CO2 ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới Từ các kết quả trên, Hình 5 cho biết, GDP bình quân đạt được trên mỗi đơn vị năng lượng được sử dụng. Ngoài OECD thì giá trị GDP bình quân trên mỗi đơn vị năng lượng của Việt Nam và các khu vực được xem xét có thay đổi không đáng kể trong suốt giai đoạn 2000 đến 2010. Trong đó, giá trị GDP bình quân này của OECD tăng mạnh và duy nhất của Việt Nam giảm nhẹ kể từ năm 2005 đến năm 2010. Điều này cho thấy, việc sử dụng nguồn năng lượng làm đầu vào cho sản xuất kém hiệu quả hơn giai đoạn trước đây, hoặc lượng năng lượng khai thác sử dụng không phục vụ mục đích sản xuất có xu hướng tăng dần. Hình 5: GDP bình quân trên mỗi đơn vị năng lượng sử dụng Economy and Forecast Review 127
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP 3. Một số kiến nghị Với các kết quả hiện nay đang đạt được cho tăng trưởng xanh, có thể thấy rằng ngoài các thành tựu đạt được thì Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại trên con đường chuyển đổi từ tăng trưởng kinh tế đơn thuần sang tăng trưởng xanh, góp phần hướng tới phát triển bền vững. Để đẩy mạnh thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, thời gian tới Việt Nam cần tập trung vào các nội dung sau: Thứ nhất, cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Có thể thấy rằng hiện nay Việt Nam vẫn có xu hướng sử dụng nguồn năng lượng và tài nguyên ngày càng nhiều hơn cho phát triển kinh tế. Điều đó có thể dẫn Việt Nam tới việc sản xuất kém hiệu quả và giảm tốc độ tăng trưởng trong tương lai gần. Với chủ trương dịch chuyển từ quá trình chuyển đổi tăng trưởng chủ yếu dựa trên nguồn lực sang giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa trên hiệu quả, mô hình tăng trưởng theo chiều sâu càng cần được chú trọng và đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển. Cần tăng dần tỷ trọng đầu tư cho các ngành sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên như các ngành dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghệ thông tin. Thứ hai, cần hoàn thiện khung chính sách tài chính tăng trưởng xanh. Xây dựng khung chính sách phân bổ và quản lý ngân sách quốc gia phục vụ thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, hoàn thiện khung chính sách tài chính để có cơ chế chính thức hỗ trợ cho các chương trình, các chiến lược và các đối tượng liên quan đến mục tiêu tăng trưởng xanh. Đặc biệt, cần hoàn thiện và sớm ban hành bộ chỉ tiêu đo lường tăng trưởng xanh cấp quốc gia và cấp tỉnh của Việt Nam. Thứ ba, nghiên cứu ban hành các định mức, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật trong thực hiện tăng trưởng xanh. Hoạt động này cần được thực hiện ở nhiều cấp độ như cấp ngành, cấp doanh nghiệp, gắn liền với các chỉ số kỹ thuật của quá trình sản xuất, nhằm khuyến khích sản xuất xanh. Đồng thời, xây dựng và ban hành các cơ chế khuyến khích và thúc đẩy nghiên cứu, sử dụng các công nghệ mới, ít tiêu hao nhiên liệu, giảm phát thải khí nhà kính và thân thiện với môi trường hơn. 4. Kết luận Với định hướng tăng trưởng xanh, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam đang dần xây dựng các mục tiêu kinh tế - xã hội trong ngắn hạn và dài hạn ngày càng sát thực hơn với con đường phát triển bền vững. Tuy rằng các khái niệm, khung phân tích và đo lường về tăng trưởng xanh hiện nay còn đa chiều, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng trưởng đi liền với các mục tiêu bảo vệ tài nguyên, môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống. Với các kết quả đạt được trong chương trình Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Việt Nam đã gặt hái và duy trì được những thành tựu không nhỏ trong tăng trưởng bất chấp nhiều khó khăn từ các cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế và gần đây là tình hình dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có thể thấy, dấu hiệu của việc khai thác, sử dụng năng lượng cho tăng trưởng vẫn còn khá lớn cũng như 128 Kinh tế và Dự báo
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP phát thải CO2 đang có xu hướng gia tăng mạnh có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực dài lâu và hạn chế khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh cho tầm nhìn đến năm 2050. Chính vì vậy, các giải pháp chính sách từ tầm vĩ mô đến vi mô cấp thiết cần được triển khai và thực hiện trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội với mọi đối tượng và nhóm dân cư nhằm đạt được và duy trì những mục tiêu tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững cho Việt Nam trong tương lai.■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mieczysław Adamowicz (2022). Green Deal, Green Growth and Green Economy as a Means of Support for Attaining the Sustainable Development Goals, Sustainability, 14(10) 2. OECD (2011). Towards Green Growth, A Summary for Policy Makers; OECD Publishing: Paris, France 3. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 4. UNEP (2011). Towards A Green Economy: Pathways to Sustainable Development and Poverty Eradication - A Synthesis for Policy Makers; UNEP Division of Communications and Public Information: Nairobi, Kenya 5. UNEP (2011). Annual Report 2011: United Nations Environmental Programme, RIO+ 2012; UNEP Division of Communications and Public Information: Nairobi, Kenya 6. World Bank (2012). Inclusive Green Growth: The Pathway to Sustainable Development; World Bank: Washington, DC, USA 7. https://databank.worldbank.org/source/world-development-indicators Economy and Forecast Review 129
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1