Một số vấn đề trọng điểm ôn thi Đại học môn Hóa học năm học 2012 - 2013 - Trường THPT Lấp Vò 1
lượt xem 7
download
Một số vấn đề trọng điểm ôn thi Đại học môn Hóa học năm học 2012 - 2013 tập hợp 114 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12. Các bài tập bám sát nội dung thi ĐH, CĐ môn Hóa giúp các em tự ôn luyện, kiểm tra, đối chiếu kết quả; chuẩn bị tốt cho kì thi ĐH, CĐ sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số vấn đề trọng điểm ôn thi Đại học môn Hóa học năm học 2012 - 2013 - Trường THPT Lấp Vò 1
- TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRỌNG ĐIỂM ÔN THI ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012- 2013 MÔN: HÓA HỌC Ngày: 30 / 06 / 2013 Câu 1: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và hiđrocacbon Y. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, thu được 0,04 mol CO2. Công thức phân tử của Y là A. C3H8. B. C2H6. C. CH4 . D. C4H10. Câu 2: Cho dãy các chất: axetilen, anđehit axetic, axit fomic, anilin, phenol, metylxiclopropan. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 3: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO, C2H2 và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, sinh ra 0,055 mol CO2 và 0,81 gam H2O. Phần trăm thể tích của HCHO trong X là A. 25,00%. B. 75,00%. C. 66,67%%. D. 33,33%. Câu 4: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X và 0,2 mol H2 . Sục khí CO2 tới dư vào X, xuất hiện 11,7 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 37,60. B. 21,35. C. 42,70. D. 35,05. Câu 5: Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1, X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,1275 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,11 mol CO2. Giá trị của m là A. 3,17. B. 3,89. C. 4,31. D. 3,59. Câu 6: Cho 200 ml dung dịch CH3COOH 0,1M tác dụng hết với 300 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch X. Biết ở 250 C, Ka của CH3COOH là 10 4 ,75 , bỏ qua sự phân li của H2O. Giá trị pH của dung dịch X ở 250C là A. 8,95 B. 12,30 C. 1,69 D. 12,00 Câu 7: Hợp chất hữu cơ X, mạch hở có công thức phân tử C5H13O2N. X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, sinh ra khí Y nhẹ hơn không khí và làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là A. 6. B. 4. C. 8. D. 10. Câu 8: Cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l, thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là A. 2,0. B. 1,5. C. 3,0. D. 1,0. Câu 9: Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO trong 400 ml dung dịch HNO3 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,01 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, không màng ngăn, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện không đổi 5A, trong 1 giờ 20 phút 25 giây. Khối lượng catot tăng lên và tổng thể tích khí thoát ra (đktc) ở hai điện cực khi kết thúc điện phân lần lượt là A. 1,28 gam và 2,744 lít. B. 2,40 gam và 1,848 lít. C. 1,28 gam và 1,400 lít. D. 2,40 gam và 1,400 lít. Câu 10: Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 500 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là A. 5,92 B. 4,96 C. 9,76 D. 9,12 1
- Câu 11: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO, Fe2 O3, Al2 O3 và ZnO đun nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho Y lội chậm qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 49,25 gam kết tủa. Cho toàn bộ X phản ứng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, kết thúc các phản ứng thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là A. 4,48 B. 3,36. C. 6,72. D. 5,60. Câu 12: Cho 9,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với 870 ml dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,06 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 20,667. Giá trị của m là A. 54,95 B. 42,55 C. 40,55 D. 42,95 Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X (chứa C, H, O) cần dùng vừa đủ 0,6 mol O2, sinh ra 0,4 mol CO2. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 4. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 14: Hỗn hợp X gồm hidrocabon Y và H2 có tỉ khối so với H2 là 6,7. Dẫn X đi qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 là 16,75. Công thức phân tử của Y là A. C4H6. B. C5H8. C. C3 H4. D. C2H2. Câu 15: Hòa tan hết m gam Al2(SO4)3 vào H2O thu được 300 ml dung dịch X. Cho 150 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, kết thúc các phản ứng thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác, cho 150 ml dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch chứa 0,55 mol KOH, kết thúc các phản ứng sinh ra a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là A. 51,30 và 3,9. B. 51,30 và 7,8. C. 25,65 và 3,9. D. 102,60 và 3,9. Câu 16: Cho dãy các chất: CH3OH, C2H5OH, CH3CHO, C2H2, C2H4, C4H10, CH3COOCH3. Số chất trong dãy mà bằng một phản ứng trực tiếp tạo ra axit axetic là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 17: Có 500 ml dung dịch X chứa các ion: K+, HCO 3 , Cl và Ba2+. Lấy 100 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư, kết thúc các phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 29,55 gam kết tủa. Cho 200 ml dung dịch X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3, kết thúc phản ứng thu được 28,7 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn 50 ml dung dịch X thì khối lượng chất rắn khan thu được là A. 23,700 gam. B. 14,175 gam. C. 11,850 gam. D. 10,062 gam. Câu 18: Hỗn hợp M gồm axit stearic, axit oleic, axit lioleic. Trung hòa m gam M cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 0,1M. Đốt cháy hoàn toàn m gam M trên, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 21,24 gam so với khối lượng nước vôi ban đầu. Giá trị m là A. 8,44. B. 8,08 C. 7,96. D. 12,16. Câu 19: Cho dãy các chất rắn: Zn, NaHCO3, Al2O3, NH4 Cl, NaCl, CuO, Cr2O3, Al(OH)3 , Mg(OH)2. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng là A. 5. B. 7. C. 4. D. 6. Câu 20: Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (3) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI. (4) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch KOH. (5) Nung Mg với SiO2. (6) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (7) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. Số thí nghiệm tạo sản phẩm đơn chất là A. 5. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 21: Cho dãy các chất: alanin, caprolactam, acrilonitrin, anđehit fomic, axit ađipic, etylen glicol. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. 2
- Câu 22: Trường hợp nào sau đây không thu được kết tủa khi các phản ứng kết thúc? A. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 . B. Cho AgNO3 vào dung dịch CuCl2 . C. Cho dung dịch Na2 S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng. D. Nhỏ từ từ tới dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3. Câu 23: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2. (3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3. (4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. (5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. (6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (3), (4), (5). C. (2), (4), (6). D. (1), (3), (5). Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol một este E cần dùng vừa đủ 80 gam dung dịch NaOH 10%, thu được một ancol và 16 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Hai axit đó là A. HCOOH và CH≡C-COOH. B. HCOOH và CH2=CH-COOH C. CH3COOH và CH2=CH-COOH. D. HCOOH và CH3 -CH2-COOH. Câu 25: Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất 100%) dung dịch H2SO4 với cường độ dòng điện không đổi là 10A, trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Sau điện phân thu được 100 gam dung dịch H2SO4 20%. Nồng độ phần trăm của H2SO4 trước điện phân là A. 20%. B. 19,82%. C. 18,35%. D. 24,875%. Câu 26: Cho dãy các chất: C2H5COOH (1), CH3CHClCOOH (2), CH2ClCH2COOH (3), CH2 ClCOOH (4), CH2FCOOH (5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực axit giảm dần từ trái sang phải là A. (5), (4), (2), (3), (1). B. (1), (3), (2), (4), (5). C. (5), (2), (4), (3), (1). D. (4), (5), (3), (2), (1). Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm hai anđehit, thu được a mol H2O. Công thức của hai anđehit có thể là A. HCHO và OHC-CH2-CHO. B. HCHO và CH≡C-CHO. C. OHC-CHO và CH3CHO. D. CH3 CHO và CH≡C-CHO. Câu 28: Một hợp chất X có công thức phân tử C8H10O tác dụng với dung dịch NaOH. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là A. 5. B. 9. C. 3. D. 6. Câu 29: Trường hợp nào sau đây không có phản ứng hóa học xảy ra? A. Sục khí H2S vào dung dịch MgCl2. B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2 C. Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng. D. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3 )2. Câu 30: Cho dãy các hiđroxit: Zn(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, Ni(OH)2 . Số hiđroxit trong dãy tan được trong dung dịch NH3 dư là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 31: Cho các phát biểu sau: (a) Mantozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm loãng, đun nóng tạo thành glucozơ (b) Dung dịch glucozơ không làm mất màu nước brom (c) Glucozơ, mantozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc. (d) Amilopectin có cấu trúc mạng lưới không gian (e) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2. (g) Hồ tinh bột tác dụng với I2 tạo ra sản phẩm có màu xanh tím. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3 C. 4. D. 2. 3
- Câu 32: Số tripeptit mạch hở tối đa thu được từ hỗn hợp chỉ gồm glyxin và alanin là A. 8. B. 6. C. 9. D. 4. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (MX < 80) chứa C, H, O thu được số mol H2O gấp 1,5 lần số mol CO2. X tác dụng được với Na giải phóng H2. Số công thức cấu tạo bền thỏa mãn điều kiện của X là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 34: Cho m gam hỗn hợp gồm kim loại K và Al2 O3 tan hết vào H2 O thu được dung dịch X và 5,6 lít khí (ở đktc). Cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào X đến khi phản ứng kết thúc thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 29,7. B. 39,9. C. 19,95. D. 34,8. Câu 35: Hỗn hợp M gồm 2 axit cacboxylic X và Y (chỉ chứa chức axit, MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol M thu được 0,2 mol CO2. Đem 0,1 mol M tác dụng với NaHCO3 dư thu được 4,032 lít CO2 (ở đktc). Biết M không tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng của Y trong M là A. 66,67%. B. 40%. C. 20%. D. 85,71%. Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X có khối lượng 28,7 gam gồm Cu, Zn, Sn, Pb trong oxi dư thu được 34,3gam chất rắn. Phần trăm khối lượng Sn trong hỗn hợp X là A. 41,46%. B. 25%. C. 26,75%. D. 40%. Câu 37: Oxi hóa không hoàn toàn 4,48 gam một ancol đơn chức X bởi oxi (có xúc tác) thu được 6,4 gam hỗn hợp Y gồm anđehit, axit hữu cơ tương ứng, ancol dư và nước. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư trong NH3, thu được 19,44 gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với Na thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 1,76. B. 3,76. C. 7,52. D. 2,84. Câu 38: Số đồng phân (kể cả đồng phân hình học) ứng với công thức phân tử C3H5Cl là A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 39: Điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100%) 500 ml dung dịch X chứa đồng thời CuCl2 0,1M và Fe2(SO4)3 0,1M với cường độ dòng điện không đổi 2,68A trong thời gian 1,5 giờ, thu được dung dịch Y. Khối lượng dung dịch Y giảm so với khối lượng dung dịch X là A. 5,15 gam. B. 6,75 gam. C. 4,175 gam. D. 5,55 gam. Câu 40: Oligopeptit X tạo nên từ α-aminoaxit Y, Y có công thức phân tử là C3H7NO2 . Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thì thu được 15,3 gam nước. Vậy X là A. đipeptit. B. tetrapeptit. C. tripeptit. D. pentapeptit. Câu 41: Hòa tan hết 50 gam hỗn hợp KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Đem toàn bộ khí thu được tác dụng hết 600 ml dung dịch có pH = a chứa đồng thời KOH và Ba(OH)2 0,25M thì thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 1. B. 13. C. 13,3. D. 14. Câu 42: Cho m gam hỗn hợp X gồm C, P, S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp hai khí trong đó có 0,9 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 4,66 gam kết tủa. Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong oxi dư thì thể tích khí oxi (ở đktc) đã phản ứng là A. 5,6 lít. B. 5,04 lít. C. 4,816 lít. D. 10,08 lít. Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 9,24 gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 khí gồm 0,025 mol N2O và 0,15 mol NO. Vậy số mol HNO3 đã bị khử ở trên và khối lượng muối trong dung dịch Y là A. 0,215 mol và 58,18 gam. B. 0,65 mol và 58,18 gam. C. 0,65 mol và 56,98 gam. D. 0,265 mol và 56,98 gam. Câu 44: Cho m gam hỗn hợp X gồm HCOOCH=CH2, CH3COOH và OHC-CH2-CHO phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được tối đa 54 gam Ag. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng với Na dư, thu được 0,28 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 10,5. B. 19,5. C. 9,6. D. 6,9. 4
- Câu 45: Đốt cháy hỗn hợp kim loại gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 56,69 gam kết tủa.Phần trăm thể tích khí clo trong hỗn hợp X là A. 56,36%. B. 58,68%. C. 36,84%. D. 53,85%. Câu 46: Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn được dung dịch Y. Đem Y tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thì thu được khối lượng chất rắn khan là A. 70,55 gam. B. 59,6 gam. C. 48,65 gam. D. 74,15 gam. Câu 47: Có m gam hỗn hợp X gồm mantozơ và saccarozơ, được chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , kết thúc các phản ứng thu được 21,6 gam Ag. Thủy phân hoàn toàn phần 2 trong môi trường axit vô cơ loãng, rồi thu lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ tác dụng hết với anhiđrit axetic dư (hiệu suất 100%) thì thu được 312 gam hợp chất hữu cơ chứa 5 chức este. Phần trăm khối lượng mantozơ trong hỗn hợp ban đầu là A. 12,5%. B. 20%. C. 50%. D. 25%. +Cl2 +KOH +H 2SO 4 Câu 48: Cho sơ đồ phản ứng: Cr X Y Z X. X, Y, Z lần lượt là A. CrCl3, K2 CrO4, K2Cr2O7. B. CrCl2, K2CrO4, K2Cr2O7. C. CrCl3, K2 Cr2O7, K2CrO4. D. CrCl2, K2 Cr2O7, K2CrO4. Câu 49: Hỗn hợp khí X gồm CO và CO2, có tỉ khối so với He bằng 8,6. Dẫn 0,25 mol X đi qua ống đựng 22,1 gam hỗn hợp chất rắn gồm CuO, Fe2O3 , Al2O3 và MgO nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 20,4 và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là A. 20,5. B. 18,9. C. 23,7. D. 25,3. Câu 50: Có 400 ml dung dịch X chứa Ba2+, HCO3-, Na+ và 0,48 mol Cl- . Cho 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHSO4 thu được 11,65 gam kết tủa và 2,24 lít khí (đktc). Nếu cô cạn 300 ml dung dịch X còn lại thì thu được m gam chất rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 43,71. B. 50,61. C. 16,87. D. 47,10. Câu 51: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol một este E cần dùng vừa đủ 80 gam dung dịch NaOH 10%, thu được một ancol và 16 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Hai axit đó là A. HCOOH và CH≡C-COOH. B. HCOOH và CH2=CH-COOH. C. CH3COOH và CH2=CH-COOH. D. HCOOH và CH3 -CH2-COOH. Câu 52: Cho dãy các chất: CH3COOH, C2 H5OH, C2H4, C2H2, CH3COONH4, CH3COOCH=CH2,CH3COONa, CH3CHCl2. Số chất trong dãy được tạo ra từ CH3CHO bằng một phản ứng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 53: Hợp chất X có công thức phân tử C2H8O3N2. Cho 16,2 gam X phản ứng hết với 400 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì được phần hơi và phần chất rắn. Trong phần hơi có chứa amin đa chức, trong phần chất rắn chỉ chứa các chất vô cơ. Khối lượng phần chất rắn là A. 26,75 gam. B. 12,75 gam. C. 20,7 gam. D. 26,3 gam. Câu 54: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3. (2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 . (3) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2. (4) Cho Pb(NO3 )2 vào dung dịch FeSO4. (5) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch ZnSO4. (6) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (7) Cho Na2SiO3 vào dung dịch HCl. (8) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. 5
- Câu 55: Cho a gam hỗn hợp gồm Fe, Cu tác dụng hết với dung dịch chứa x mol CuSO4 và 0,1 mol H2SO4 loãng, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí H2, a gam chất rắn và dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của x là A. 0,35. B. 0,70. C. 0,67. D. 0,75. Câu 56: Cho phương trình hóa học: FeS2 + Cu2S + HNO3 CuSO4 + Fe2(SO4)3 + NO2↑ + H2O Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên tối giản thì hệ số của HNO3 là A. 25. B. 40. C. 30. D. 35. Câu 67: Dung dịch X gồm KOH xM và Ba(OH)2 0,2M. Hấp thụ hết 0,1 mol CO2 vào 300 ml dung dịch X, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 9,85 gam kết tủa. Giá trị của x là A. 0,15. B. 0,20. C. 0,10. D. 0,25. Câu 58: Cho cân bằng hóa học (trong bình kín): PCl5 (k) PCl3 (k) + Cl2 (k) Khi giảm nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng. Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm vào một lượng khí PCl3; (3) thêm vào một lượng khí PCl5 ; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) giảm nhiệt độ; (6) dùng chất xúc tác; (7) giảm lượng khí Cl2. Các yếu tố làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch là A. (1), (3), (7). B. (2), (4), (6). C. (2), (4), (5). D. (1), (2), (4). Câu 59: Hợp chất M là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H9Cl và có phản ứng với dung dịch NaOH loãng, đun nóng. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của M là A. 4. B. 9. C. 5. D. 14. Câu 60: Hợp chất M là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H9Cl và có phản ứng với dung dịch NaOH đặc, đun nóng. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của M là A. 4. B. 9. C. 5. D. 14. Câu 61: Cho 0,4 lít hỗn hợp khí M gồm CO2 và một hiđrocacbon X vào bình kín có chứa sẵn 1,5 lít O2. Bật tia lửa điện để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6 lít CO2 và 0,6 lít H2O (hơi). Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Công thức của X là A. C2H4. B. C2H6 . C. C3H8. D. CH4. Câu 62: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C5 H8. Khi cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, sinh ra kết tủa màu vàng nhạt. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 63: Nhiệt phân 21,25 gam NaNO3, sau một thời gian thu được 18,85 gam chất rắn. Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg và Fe thu được 8,8 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,15 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng của Fe trong X là A. 8,75%. B. 25,00%. C. 56,25%. D. 43,75%. Câu 64: Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất 100%) dung dịch H2SO4 với cường độ dòng điện không đổi 10A, trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Sau điện phân thu được 100 gam dung dịch H2SO4 20%. Coi nước bay hơi không đáng kể trong quá trình điện phân. Nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 trước điện phân là A. 20,00%. B. 19,82%. C. 18,35%. D. 21,97%. Câu 65: Cho Al tới dư vào dung dịch chứa HCl và 0,1 mol NaNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,1 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 11,5. Giá trị của m là A. 28,325. B. 26,025. C. 26,987. D. 24,875. Câu 66: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, CH3CHO và C2H5CHO cần dùng vừa đủ 0,6 mol O2, sinh ra 0,45 mol CO2. Nếu cho m gam X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khi kết thúc các phản ứng, khối lượng Ag thu được là A. 43,2 gam. B. 32,4 gam. C. 16,2 gam. D. 27,0 gam. 6
- Câu 67: Hòa tan hết 12,2 gam hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl bằng dung dịch H2SO4 loãng rất dư, rồi thêm vào đó 140 ml dung dịch KMnO4 0,5M thu được dung dịch Y vẫn còn màu tím. Để làm mất hết màu tím của Y cần dùng tối thiểu 1,12 lít SO2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm số mol của FeCl2 trong X là A. 66,67%. B. 52,05%. C. 33,33%. D. 47,95%. Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm acol etylic, andehit oxalic và andehit malonic cần dùng vừa đủ 0,6 mol O2, sinh ra 0,52 mol CO2. Nếu cho m gam X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khi kết thúc các phản ứng, khối lượng Ag thu được là A. 43,2 gam. B. 32,4 gam. C. 77,76 gam. D. 51,84 gam. Câu 69: Hỗn hợp M gồm axit stearic, axit oleic và axit linoleic. Trung hòa m gam M cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 0,1M. Đốt cháy hoàn toàn m gam M trên, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 21,24 gam so với khối lượng nước vôi ban đầu. Giá trị của m là A. 8,08. B. 7,96. C. 8,44. D. 12,16. Câu 70: Thủy phân một lượng tetrapeptit X chỉ thu được 14,6 gam Ala-Gly; 7,3 gam Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala- Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Giá trị của m là A. 29,006. B. 38,675. C. 34,375. D. 29,925. Câu 71: Hỗn hợp M gồm ancol X và axit cacboxylic Y (đều no, đơn chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,325 mol O2 , sinh ra 0,35 mol CO2. Công thức của Y là A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. C3H7COOH. Câu 72: Có các phát biểu sau: (1) Hiện tượng trái đất nóng lên bởi hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do khí CO2. (2) Tất cả các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ngay ở nhiệt độ thường. (3) Nhôm có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối. (4) Chì không tan trong dung dịch kiềm đặc nóng. (5) Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3 .2H2 O. (6) Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là moocphin. Số phát biểu sai là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 73: Hòa tan hết 14,65 gam hỗn hợp X gồm Cu và Au trong nước cường toan, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,1 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng Au trong X là A. 67,23%. B. 67,65%. C. 40,34%. D. 33,61%. Câu 74: Cho 56 gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, Cr2O3 và Al2O3 vào lượng rất dư dung dịch NaOH đặc, thu được dung dịch Y và 28 gam chất rắn. Cho Br2 tới dư vào Y thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 25,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Al2O3 có trong 28 gam X trên là A. 20,4. B. 30,6. C. 15,3. D. 10,2. Câu 75: Cho các chất sau đây tác dụng với nhau: (1) SO2 + Cl2 + H2O (2) Cl2 + Br2 + H2O (3) Cl2 + H2O to (4) Cl2 + H2S + H2O (5) NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) (6) NaCl + H2O đpcmn Số trường hợp tạo ra sản phẩm HCl là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 76: Cho các phát biểu sau: (1) Tinh bột và xenlulozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2. (2) Nhỏ dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột, rồi đun nóng dung dịch thu được thấy có màu xanh tím xuất hiện. (3) Trong phân tử amilozơ tồn tại liên kết - 1,6 - glicozit. (4) Tinh bột và xenlulozơ đều bị thủy phân trong dung dịch kiềm loãng, đun nóng. (5) Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 7
- Câu 77: Hỗn hợp M gồm amino axit X (phân tử có chứa một nhóm COOH), ancol đơn chức Y (Y có số mol nhỏ hơn X) và este Z tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 16,65 gam muối và 5,76 gam ancol. Công thức của X và Y lần lượt là A. H2NCH2COOH và CH3 OH. B. H2NC2H4COOH và CH3OH. C. H2NCH2COOH và C2H5OH. D. H2NC2H4COOH và C2H5OH. Câu 78: Oxi hóa hỗn hợp X gồm 2 anđehit thu được hỗn hợp Y gồm hai axit tương ứng. Trung hòa Y bằng lượng vừa đủ NaOH thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z, rồi đem đốt cháy hoàn toàn chất rắn thu được sau khi cô cạn, sinh ra H2O; 0,175 mol Na2CO3 và 0,175 mol CO2. Công thức của hai anđehit là A. HCHO và OHC-CHO. B. HCHO và OHC-CH2-CHO. C. CH3CHO và OHC-CH2-CHO. D. CH3CHO và OHC-CHO. Câu 79: Cho các chất sau tác dụng với nhau trong dung dịch: (1) KI + FeCl3 → (2) HI + Fe3O4 → (3) KI + O3 + H2O → (4) Cl2 + KI (dư) → (5) KI + H2O2 → (6) KI + K2Cr2O7 + H2SO4 (loãng) → Số phản ứng hóa học tạo ra sản phẩm I2 là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 80: Cho 200 ml dung dịch NH3 0,1M tác dụng hết với 300 ml dung dịch HCl 0,1M, thu được dung dịch X. Biết ở 250C, Kb của NH3 là 10-4,76 , bỏ qua sự phân li của H2O. Giá trị pH của dung dịch X ở 250C là A. 12,3. B. 1,7. C. 12,0. D. 2,0. Câu 81: Cho m gam một kim loại tác dụng vừa đủ với 12,5m gam dung dịch H2SO4 14% (loãng), sau khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X có khối lượng thế nào so với dung dịch H2SO4 ban đầu? (biết trong quá trình phản ứng nước bay hơi không đáng kể) A. Tăng 8,00%. B. Tăng 2,86%. C. Tăng 7,71%. D. Tăng 8,97%. Câu 82: Cho 30,8 gam hỗn hợp Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch chứa a mol HNO3 . Sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y chứa 64,6 gam muối nitrat và còn lại 6,4 gam kim loại. Công thức phân tử khí X và giá trị của a lần lượt là A. NO2 và 0,2. B. NO và 0,7. C. NO và 0,8. D. N2O và 1,0. Câu 83: Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp hai anđehit no, có cùng số nguyên tử cacbon thu được 67,2x lít CO2 (đktc) và 43,2x gam H2O. Mặt khác cho x mol hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, trong NH3 , sau phản ứng hoàn toàn thu được khối lượng Ag là A. 345,6x gam. B. 324x gam. C. 216x gam. D. 378x gam. Câu 84: Cho 24,64 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, N2 có tổng khối lượng là 32,4 gam đi qua 100 ml dung dịch chứa NaOH 0,4M và Ba(OH)2 0,4M sau các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là? A. 19,70. B. 15,76. C. 3,94. D. 7,88. Câu 85: Kim loại M có hóa trị n không đổi tác dụng với HNO3 theo phản ứng M + HNO3 →M(NO3 )n + NO2 + NO + H2O ; biết VNO2: VNO = 2 :1 Tỉ lệ số phân tử HNO3 không bị khử và bị khử trong phương trình hóa học trên là A. 8 : 3. B. 5 : 3. C. 3 : 8. D. 3 : 5. Câu 86: Hòa tan hết 17,94 gam một kim loại kiềm vào một lượng nước dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 36,92 gam P2O5 thì thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối có nồng độ mol bằng nhau. Kim loại kiềm là A. Na. B. Rb. C. K. D. Li. Câu 87: Cho các chất: Fructozơ, vinyl axetat, triolein (glixerol trioleat), glucozơ, Ala-Gly-Ala. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 88: Chỉ từ các hóa chất: KMnO4, FeS, NaCl, dung dịch H2 SO4 và không sử dụng phương pháp điện phân thì có thể điều chế được tối đa bao nhiêu chất khí? A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. 8
- Câu 89: X là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, O. Lấy 14,4 gam X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 16%, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch, thu được 22,4 gam chất rắn khan. Từ X để điều chế axit acrylic cần ít nhất bao nhiêu phản ứng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 90: Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện là A. Al, Ca, Cu. B. Al, Cr, Cu. C. Ca, Cr, Al. D. Ca, Ba, Mg. Câu 91: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có oxi) hỗn hợp gồm Fe3O4, Al thu được 80,4 gam hỗn hợp X. Chia X thành hai phần: phần 2 có khối lượng gấp 3 lần khối lượng phần 1. Phần 1 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M. Phần 2 khi tác dụng với HNO3 đặc nóng, dư thì thu được V lít khí NO2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 25,20. B. 20,16. C. 10,08. D. 45,36. Câu 92: Hợp chất hữu cơ: OHC-CH(OH)-CH=CH-CHO có tên gọi là A. 3-hiđroxi prop-1-en-1,3-đial. B. 4-hiđroxi pent-2-en-1,5-đial. C. 2-hiđroxi pent-3-en-1,5-đial. D. 1-hiđroxi prop-2-en-1,3-đial. Câu 93: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeS2 và một oxit sắt cần dùng 0,6 mol O2 thu được 0,4 mol Fe2O3 và 0,4 mol SO2. Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch H2 SO4 đặc nóng, dư đến khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, sản phẩm khử duy nhất là SO2 thì số mol H2SO4 tham gia phản ứng là bao nhiêu? A. 3,0 mol. B. 2,8 mol. C. 2,4 mol. D. 2,0 mol. Câu 94: Nung nóng 0,5 mol hỗn hợp X gồm H2, N2 trong bình kín có xúc tác thích hợp, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Cho 1/2 hỗn hợp Y đi qua ống đựng CuO dư, đun nóng thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm nhiều nhất là 3,2gam. Tỉ khối hơi của X so với O2 là A. 0,45. B. 0,7125 C. 3 D. 0,225. Câu 95: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai amino axit X1, X2 (chứa 1 chức axit, 1 chức amin và X2 nhiều hơn X1 một nguyên tử cacbon), sinh ra 35,2 gam CO2 và 16,65 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X1 trong X là A. 80%. B. 20%. C. 77,56%. D. 22,44%. Câu 96: Cho các chất Al, Zn, Cr, Sn, Pb, Si có bao nhiêu chất tan được trong dung dịch NaOH đặc đun nóng? A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 97: Hợp chất hữu cơ X mạch hở, phân tử chứa một loại nhóm chức có công thức phân tử C6HyOz. Trong X oxi chiếm 44,44% theo khối lượng. X tác dụng với NaOH tạo muối Y và chất hữu cơ Z. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl tạo ra chất hữu cơ Y1 là đồng phân của Z. Công thức của Z là A. CH3-COOH. B. CH3-CHO. C. HO-CH2-CHO. D. HO-CH2-CH2-CHO. Câu 98: Trong các chất sau: SO2, C2 H4, FeSO4, Cl2, FeCl2, HCl có bao nhiêu chất có phản ứng với dung dịch nước brom ? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 99: Hòa tan hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm FeS2,CuS, FeS bằng dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch X chỉ chứa hai muối và 4 mol NO2, không có kết tủa tạo ra. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? A. 32,0. B. 21,4. C. 24,0. D. 16,0. Câu 100: Có các nguyên tố hóa học Cr (Z =24), Fe (Z = 26), P (Z = 15), Al (Z = 13). Nguyên tố mà nguyên tử của nó có số electron độc thân lớn nhất ở trạng thái cơ bản là A. Fe. B. Al. C. P. D. Cr. Câu 101: Trong số các chất: H2 S, KI, HBr, Fe, Ag, Cu, Mg. Số chất có khả năng khử ion Fe3+ trong dung dịch về ion Fe2+ là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 102: Một hỗn hợp gồm Al4C3, CaC2 và Ca có số mol bằng nhau. Cho 37,2 gam hỗn hợp vào nước (dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X. Cho khí X đun nóng với Ni xúc tác thu được hỗn hợp Y gồm C2H2, C2H6, C2H4, H2 và CH4. Cho Y qua dung dịch brom (dư) thấy khối lượng bình brom tăng 3,84 gam và có 11,424 lít hỗn hợp Z đktc thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là A. 8. B. 7,41. C. 7,82. D. 2,7. 9
- Câu 103: Cho m gam hỗn hợp gồm các kim loại Mg, Al, Zn tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HNO3 1M, thu được sản phẩm khử duy nhất là khí NO đktc và 35,85 gam muối trong đó oxi chiếm 64,268% về khối lượng. Giá trị của m và V lần lượt là A. 6,09 và 0,64. B. 25,93 và 0,64. C. 6,09 và 0,48. D. 5,61 và 0,48. Câu 104: X là este đơn chức mạch hở (trong X, oxi chiếm 37,21% theo khối lượng). Nếu thủy phân este X thì sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là A. 4 B. 3 C. 6 D. 5 Câu 105: Cho 28,8g hỗn hợp Fe, Mg, Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và 5,376 lít (đktc) hỗn hợp gồm 4 khí N2, NO, N2O, NO2 trong đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 117,6g muối khan. Số mol HNO3 đã phản ứng là? A. 1,786 B. 1,876 C. 1,806 D. 1,678 Câu 106: Hỗn hợp X gồm vinyl axetilen và hiđro có tỷ khối hơi so với H2 là 16,626. Đun nóng hỗn hợp X một thời gian thu được 2,016 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc). Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 31,2 gam Br2 . Thể tích không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích, ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là A. 44,520. B. 42,280. C. 35,616. D. 50,960. 3+ Câu 107: Dung dịch X chứa các ion Fe , NO 3 , NH 4 , Cl . Chia dung dịch X thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng được 4,48 lit khí( đktc) và 32,1 gam kết tủa. Phần 2 cô cạn thu được 75,35 gam muối khan. Cho vào phần 3 dung dịch H2SO4 loãng dư, dung dịch tạo thành có thể hòa tan tối đa m gam Cu (tạo ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 64,0 B. 67,2 C. 70,4 D. 60,8. Câu 108: Oxi hóa 1 gam ancol no, đơn chức, bậc 1 bằng oxi không khí trong điều kiện thích hợp thì thu được 1,5 gam hỗn hợp X gồm anđehit, axit và nước. Công thức phân tử của ancol trên là A. CH4O hoặc C2 H6O. B. CH4O. C. C2H6O. D. C2H6O hoặc C3 H8O. Câu 109: Hòa tan hết 2,16 gam hỗn hợp X gồm FeS2, S, CuS và Cu trong 800 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,06 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là A. 60,80 B. 70,40 C. 17,6 D. 57,60 Câu 110: Hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3. Nung 42,28 gam X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y (gồm 4 chất). Cho toàn bộ Y vào dung dịch NaOH loãng, dư thấy có 22,048 gam chất rắn không tan và thu được 3,0912 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong X là: A. 22,223% B. 28,098% C. 12,772% D. 19,158% Câu 111: Thêm 0,095 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,04 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là: A. 4,085g B. 4,120g C. 2,575g D. 3,440g Câu 112: Hòa tan m gam NaCl vào nước được dung dịch (Y). Nếu điện phân dung dịch (Y) thời gian t giây thì thu được 1,12 lít khí ở catot đo (đktc). Nếu điện phân dung dịch (Y) thời gian 2t giây thì thu được 4,032 lít khí đo ở (đktc) ở hai điện cực. Giá trị của m là A. 7,02gam B. 3,51gam C. 5,265gam D. 4,68gam Câu 113. Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4 , đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí B ( đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là A. 36,04. B. 27,96. C. 31,08 D. 29,34. Câu 114. Cho 0,14 mol Mg tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm: H2SO4 và HNO3 0,2M, thu được dung dịch dịch X (chứa m gam muối) và bay ra hỗn hợp khí Y gồm 0,01 mol N2O và 0,01 mol N2. Giá trị của m là A. 15,62 g. B. 17,37 g. C. 17,73 g. D. 16,52 g. Đáp án: 1C 2B 3D 4D 5A 6B 7B 8A 9A 10C 11D 12A 13B 14C 15A 16C 17C 18A 19C 20C 21A 22ª 23D 24A 25C 26A 27B 28B 29A 30D 31D 32A 33B 34D 35D 36A 37B 38A 39D 40C 41D 42C 43A 44A 45D 46D 47D 48A 49A 50B 51A 52ª 53D 54D 55B 56B 57C 58C 59C 60D 61B 62C 63D 64C 65A 66B 67C 68D 69C 70D 71B 72B 73A 74D 75C 76A 77D 78A 79D 80B 81C 82C 83A 84C 85B 86A 87A 88C 89B 90A 91A 92C 93C 94D 95C 96A 97C 98A 99D 100D 101C 102B 103A 104D 105A 106A 107B 108D 109C 110B 111C 112ª 113C 114C 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số vấn đề trọng điểm để ôn tập nhanh và hiệu quả môn hóa học
0 p | 845 | 467
-
SKKN: Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy tích hợp đối với Ngữ Văn 9
11 p | 881 | 149
-
Bài giảng Địa lý 10 bài 37: Địa lý các ngành giao thông vận tải
61 p | 1106 | 112
-
Một số vấn đề về ước và bội
6 p | 584 | 103
-
Giáo án Địa lý 10 bài 37: Địa lý các ngành giao thông vận tải
10 p | 897 | 52
-
Bài giảng Địa lý 12 bài 27: Một số vấn đề phát triển ngành công nghiệp trọng điểm
37 p | 375 | 45
-
BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ VĂN BẢN “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT”A/ Yêu cầu cần
4 p | 262 | 26
-
Giáo án Địa lý 12 bài 27: Một số vấn đề phát triển ngành công nghiệp trọng điểm
6 p | 387 | 24
-
Địa lý 11 bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu
5 p | 741 | 21
-
Tự sự học: Tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết Phần 1
7 p | 137 | 20
-
BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ VĂN BẢN “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT”
3 p | 258 | 20
-
Bài giảng 6 Cộng với một số: 6+5 - Toán 2 - GV.Lê Văn Hải
12 p | 196 | 17
-
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM
6 p | 716 | 12
-
Tự sự học: Tên gọi, lược sử và một số vấn đề lí thuyết Phần 2
7 p | 104 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy văn Trung đại bậc THCS
24 p | 23 | 5
-
Một số vấn đề về sáng tạo nghệ thuật, nhìn từ quá trình ra đời của sách 'Tân thể thi sao' và "Tân thể thi"
9 p | 55 | 4
-
Một số vấn đề trọng điểm ôn tập nhanh và hiệu quả môn Hóa học
13 p | 78 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn